Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2022

Với Chúa Giêsu bạn có thể "quên đi chặng đường đã qua, để lao mình về phía trước"

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an (8:1-11)

Khi ấy, Đức Giê-su đến núi Ô-liu. Vừa tảng sáng, Người trở lại Đền Thờ. Toàn dân đến với Người. Người ngồi xuống giảng dạy họ. Lúc đó, các kinh sư và người Pha-ri-sêu dẫn đến trước mặt Đức Giê-su một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình. Họ để chị ta đứng ở giữa, rồi nói với Người: Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. Trong sách Luật, ông Mô-sê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?” Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người. Nhưng Đức Giê-su cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất. Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi.” Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất. Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Đức Giêsu, và người phụ nữ thì đứng ở giữa. Người ngẩng lên và nói: “Này chị, họ đâu cả rồi? Không ai lên án chị sao?” Người đàn bà đáp: “Thưa ông, không có ai cả.” Đức Giê-su nói: “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa !”

 


 

...Để kết thúc bài suy niệm của ngày hôm nay, tôi chỉ muốn dùng một câu trích dẫn của Thánh Augustinô. Ngài đã viết một loạt những bài giảng rất hay về Tin Mừng Thánh Gioan.

Mặc dù câu chuyện về người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình bị thiếu trong một số bản sao Hy Lạp cổ đại của Tin Mừng Gioan, nó không bị thiếu (hoặc ít nhất là nó không bị thiếu trong bản Tin Mừng tiếng La tinh cổ của Thánh Augustinô), vì vậy chúng ta thật may mắn để có một trong những bài giảng của Ngài cho bài đọc hôm nay.

Một trong những điều Thánh Augustinô phải băn khoăn trong bài giảng của mình là câu hỏi, “Có phải Thiên Chúa đang dung túng cho tội của người phụ nữ ngoại tình vì Chúa không kết án ném đá cô?”Có phải Thiên Chúa quá dung túng với điều rõ ràng là một tội rất nghiêm trọng không?

Ngoại tình là một tội trọng. Nó không chỉ lỗi phạm Mười Điều Răn, nó phá vỡ giao ước hôn nhân, nó hủy hoại gia đình; nó hủy hoại mái ấm. Hãy nghĩ đến tất cả những nỗi đau và sự đau khổ và những giọt nước mắt, những đau thương và những đứa trẻ đã bị tổn thương bởi ngoại tình. Đây là một tội rất nghiêm trọng.

Làm sao Chúa Giê su có thể tha người phụ nữ đi và nói: “Hãy đi và đừng phạm tội nữa.”? Chúng ta có cảm nhận gì về hành động này của Chúa chúng ta? Thánh Augustinô xem xét đoạn văn mà đã thực sự làm cho một vài tín hữu bối rối, và đây là điều ngài nói về phản ứng của Chúa Giê su đối với người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình:

“Nhìn vào cách Chúa chúng ta trả lời, Người đã giữ lẽ công lý mà không bỏ qua việc khoan dung. Người không bị mắc kẹt trong nỗi sợ hãi mà kẻ thù của Người đã dàn đặt trước mặt Người ; chính những kẻ tố cáo Người đã rơi vào cạm bẫy đó. Người không nói người phụ nữ không nên bị ném đá, vì khi đó nó sẽ có vẻ là Chúa Giêsu đang vi phạm luật pháp. Nhưng Người cũng không có ý định nói: ‘Hãy ném đá cô ấy’, vì Người đến tìm kiếm và cứu chữa điều gì đã hư mất. Hãy chú ý tới câu trả lời của Chúa Giêsu. Nó chứa đựng đầy đủ công lý, sự khoan dung và sự thật ... Chúa dung túng tội lỗi sao ? Chắc hẳn là không. Hãy ghi lại những điều sau: “Chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa.” Bạn thấy không, Chúa đã kết án, nhưng kết án tội lỗi chứ không kết án con người.. Người tán thành sự vô luân sẽ nói: “Tôi cũng không lên án bạn đâu. Hãy đi và sống theo ý thích của bạn; bạn có thể chắc chắn rằng tôi sẽ không kết tội bạn. Dù bạn phạm tội nhiều đến đâu, tôi sẽ cứu bạn thoát khỏi mọi hình phạt, khỏi sự tra tấn của địa ngục và âm phủ.” Nhưng Người đã không nói điều đó. Người nói: ‘Tôi cũng sẽ không lên án chị đâu’: chị không cần phải sợ hãi về quá khứ, nhưng hãy cẩn thận về những gì chị làm trong tương lai. ‘Ta cũng sẽ không kết án ngươi’: Ta đã xóa sạch những gì ngươi đã làm; bây giờ hãy tuân theo những gì Ta đã truyền, để đạt được những gì Ta đã hứa.”

Và tôi sẽ chỉ nói, đặc biệt là đối với tất cả những người Tân tòng sẽ gia nhập Giáo hội vào Lễ Phục sinh, hãy nhớ điều này: những gì đã qua là quá khứ. Chúa không lên án bạn vì những gì bạn đã làm. Bây giờ, hãy ra đi, không phạm tội nữa và sống cuộc đời sống mới trong Chúa Giêsu Kitô, nhờ bí tích Rửa tội  dành cho những ai sắp gia nhập Hội Thánh hoặc qua những ân sủng của bí tích G iải tội. Chúng ta hãy bước vào Mùa Phục Sinh, xa khỏi tội lỗi và hướng trái tim, tâm trí của chúng ta lên đến Thiên Chúa.

 

--------------

Suy niệm cho Bài đọc 2

Thánh Phaolô mô tả sự cứu chuộc là được ở trong Đức Kitô - không chỉ với Người … mà trong Người. Vì vậy, đối với Thánh Phaolô, sự cứu rỗi không chỉ là một mối quan hệ với, mà còn là sự kết hợp với Chúa Kitô. Nó còn đi sâu hơn là chỉ ở với Người. Nó là được ở trong Người. Điều đó có nghĩa là gì? Sự kết hợp huyền nhiệm này là thế nào? Thánh Phao lô giải thích điều đó trong câu tiếp theo. Trong c âu 10, ngài  nói:

… để tôi được biết chính Đức Kitô, nhất là biết Người quyền năng thế nào nhờ đã phục sinh, cùng được thông phần những đau khổ của Người, nhờ nên đồng hình đồng dạng với Người trong cái chết của Người, với hy vọng có ngày cũng được sống lại từ trong cõi chết. (Philípphê 3:10-11).

Điều này thật sự tốt đẹp. Sự kết hợp với Chúa Kitô nghe có vẻ hấp dẫn và tuyệt vời cho đến khi bạn nhận ra, “Ồ, khoan nào, đối với Thánh Phaolô, được kết hợp với Chúa Kitô cũng có nghĩa là cùng kết hợp với Chúa Kitô bị đóng đinh.”

Tiếng Hy Lạp “trở nên giống” Chúa Kitô là symmorphizō. Tôi cần được biến dạng để giống Chúa Kitô. Tôi cần được biến đổi thành Chúa Kitô và điều đó có nghĩa là trở nên giống như Người không chỉ trong sự phục sinh của Người - điều rất hấp dẫn, trở nên giống Đức Kitô trong sự phục sinh có nghĩa là sống trong vinh quang đến muôn đời – nhưng trở nên giống như Người, symmorphizō, để cũng trở nên giống như Người trong cái chết và những đau khổ của Người … cùng được thông phần những đau khổ của Người, nhờ nên đồng hình đồng dạng với Người trong cái chết của Người, với hy vọng có ngày cũng được sống lại từ trong cõi chết.

Vậy điều đó có ý nghĩa gì? Điều đó có nghĩa là đối với Thánh Phaolô, sự cứu rỗi về cơ bản là sự kết hợp với Chúa Kitô và cách thức của sự kết hợp đó trong thế giới này, được thể hiện qua việc chịu đựng đau khổ, qua việc cùng chịu đau khổ với Chúa Kitô. Nếu bạn muốn nên đồng hình đồng dạng với Người, thì bạn sẽ cũng đồng cam cộng khổ với Người và trong Ngài, để sau việc chịu đau khổ, bạn cùng được sống lại với và trong Đức Kitô.

Đó là nền tảng mà Thánh Phaolô đặt trong [bài đọc 2 hôm nay], và sau đó ngài ngay lập tức thêm vào: “Tôi không nghĩ mình đã chiếm được rồi.” Thật là khích lệ khi nghe Thánh Phaolô nói: “Này, anh em ơi, tôi vẫn chưa đến đích.” Ngài nói:

“Không phải là tôi đã đoạt giải, hay đã nên hoàn thiện đâu.”

Nghĩa là sự sống lại vẫn chưa xảy ra cho Thánh Phaolô. Thánh Phaolô vẫn đang sống trong nơi khóc lóc than thở của đời này. Ngài vẫn đang sống trong thân xác yếu ớt của chính mình, nhưng:

 … tôi đang cố gắng chạy tới, mong chiếm đoạt, bởi lẽ chính tôi đã được Đức Kitô Giêsu chiếm đoạt.

Lưu ý ở đây, ngoài ngôn ngữ kết hợp làm một với Chúa Kitô, Thánh Phaolô đến rất gần với việc sử dụng ngôn ngữ có tính chất hôn nhân, ngôn ngữ mà Ngài sẽ dùng ở những nơi khác. Ngài mô tả Đức Kitô là Vị Lang quân và Hội thánh là Hiền thê của của Đức Kitô. Đó cũng là điều mà ngài có vẻ ngụ ý ở đây. Nói cách khác, Phaolô với tư cách là một chi thể của Thân thể Đức Kitô, thuộc về Đức Kitô giống như người phối ngẫu thuộc về chồng của mình. Thánh nhân sẽ nói ở chỗ khác:

Anh em đâu còn thuộc về mình nữa (1 Cr 6:19).

Như cô dâu thuộc về chàng rể, thì Phaolô cũng thuộc về Đức Kitô. Đức Kitô đã biến tôi thành của riêng Ngài. Thánh nhân nói:

Thưa anh em, tôi không nghĩ mình đã chiếm được rồi. Tôi chỉ chú ý đến một điều, là quên đi chặng đường đã qua…

Thánh Phaolô không lo lắng về quá khứ của mình. Ngài không nhìn vào Ngài là người Do Thái tốt lành hay người Pharisêu thông thái như thế nào. Tôi không nhìn lại, nhưng tôi tiến về phía trước:

…quên đi chặng đường đã qua, để lao mình về phía trước. Tôi chạy thẳng tới đích, để chiếm được phần thưởng từ trời cao Thiên Chúa dành cho kẻ được Người kêu gọi trong Đức Ki-tô Giê-su.

Vậy điều đó có ý nghĩa gì? Thánh Phaolô đang nói rằng tất cả sự tập trung của Ngài hướng về sự phục sinh. Toàn bộ chức thánh, toàn bộ cuộc đời tông đồ của ngài đang hướng tới mục tiêu là thông phần vào sự phục sinh của Đức Giêsu. Nhưng để làm được điều đó - đây là điểm thách thức. Để làm được điều đó, ngài phải trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô đã chịu đóng đinh. Tôi phải:

cùng được thông phần những đau khổ của Người, nhờ nên đồng hình đồng dạng với Người trong cái chết của Người, với hy vọng có ngày cũng được sống lại từ trong cõi chết.

 Và đó, tôi nghĩ, là một điều rất thách thức trong đức tin Công giáo. Rất nhiều người trong chúng ta muốn được rửa tội, có đức tin, và có một cuộc sống yên tĩnh, thanh bình, tốt đẹp cho đến khi chúng ta từ bỏ con người cũ, và chúng ta được tham gia vào vinh quang trên trời và chờ đợi sự sống lại.

 Nhưng nếu bạn là một Kitô hữu, bạn đã được rửa tôi và sống đời đức tin và bạn có được sự công chính từ Thiên Chúa nhờ tin vào Đức Giêsu Kitô, thì đó không thực sự là những gì bạn nghĩ bạn đáng được hưởng. Thánh Phao-lô thực tế hơn rất nhiều, rõ ràng hơn rất nhiều về sự kết hợp với Đức Giêsu về ý nghĩa và cả hình thức.

Và bởi vì Đức Giêsu không chỉ là Đấng phục sinh, Ngài còn là Đấng bị đóng đinh trên cây thập tự. Sau đó, sự kết hợp với Chúa Kitô, sự phát xuất từ căn tính bí tích rửa tội của chúng ta, sẽ tự biểu lộ trong đau khổ. Nó không chỉ là không thể tránh khỏi; đó là điểm mấu chốt. Bởi vì chỉ qua đau khổ, chúng ta mới có thể trở nên hoàn toàn kết hiệp với Đức Kitô, bởi vì chỉ trong đau khổ, chúng ta mới thực sự học được cách yêu thương như Đức Giêsu đã yêu. Và đó là điều mà Ngài đến để thực hiện.

Ngài đến để bày tỏ tình yêu của Ngài cho mọi người. Ngài làm điều đó qua sự đau khổ và cái chết của Ngài, và đến mức Thánh Phaolô đã trở thành sứ giả cho Đức Giêsu, người sẽ làm cho Tin mừng đó trở nên rõ ràng – Thánh Phaolô không chỉ nói điều đó bằng lời của mình; ngài bày tỏ điều đó trong cuộc đời của mình. Thánh nhân sẽ sống hết mình, bởi vì Thiên Chúa đã biến thánh nhân thành là của Chúa. Và đó là cách duy nhất để phục sinh. Bạn sẽ không đến được Chúa nhật Phục sinh nếu bạn không đi qua Thứ Sáu Tuần thánh.

Lấy từ suy niệm của Dr. Brant Pitre

Share:

1 nhận xét:

Blog Archive

Blog Archive