Thứ Năm, 25 tháng 8, 2022

Chúa Kitô là Chân lý của Tình yêu Nhập thể

Trước thuở ban đầu [trước khi trời đất được tạo dựng] thì đã có tình yêu. Thông qua tình yêu, từ muôn thuở mọi thứ được tạo nên; không có tình yêu, thì sẽ không có gì cả. Ngay từ thuở sơ khai, tình yêu đã tồn tại, tình yêu là nền tảng của vũ trụ, là quy luật và là cứu cánh của vạn vật. Nếu không có tình yêu, sẽ không có gì tồn hữu, mọi thứ sẽ diệt vong.

Thiên Chúa là tình yêu và là sự thật. Thiên Chúa là tình yêu đích thực. Vũ trụ của Chúa là thế giới của tình yêu, thế giới của sự thật; và ngoài tình yêu thì không có sự thật.

Con người chỉ được hoàn thành nhờ tình yêu; con người đạt được chân lý chỉ trong Chúa. Họ thuộc về Thiên Chúa, vì họ là con của tình yêu, con của Thiên Chúa, và nơi cư ngụ thực sự của họ là trong Thiên Chúa.

Có một con đường dẫn đến thế giới của Thiên Chúa: Đức Kitô là con đường. Ngài là Sự thật nhập thể. Ngài là biểu hiện của sự thật và của sự sống. Mỗi người đều phải mang theo những thứ cần thiết cho mọi cuộc hành trình trong thế giới này, thứ dự phòng duy nhất và vũ khí duy nhất chính là tình yêu. Tình yêu này có thể bao gồm tất cả mọi người, yêu mà không có điều kiện hay giới hạn. Đây là cách Thiên Chúa yêu bạn. Vì vậy, hãy yêu thương nhau, bằng chính tình yêu này, tình yêu của Thiên Chúa.

Chỉ dựa vào bản năng của mình, con người không thể trao ban cho mình tình yêu này. Họ nhận được tình yêu từ Thiên Chúa, trong Đức Giêsu Kitô, nhờ Chúa Thánh Thần. Để làm được điều này, họ cần phải cầu nguyện.

Chỉ nhờ việc cầu nguyện, người ta mới có được tình yêu của Thiên Chúa Cha, nguồn mạch của tình yêu, qua Thiên Chúa Con, Chúa Giêsu Kitô, tình yêu nhập thể, nhờ Thần Khí của Chúa, Thần khí của tình yêu. Vì thế, hãy cầu nguyện để có được tình yêu này hầu bạn có thể yêu tất cả mọi người một cách như không, không giới hạn hoặc điều kiện, như Chúa yêu bạn. Sau đó bạn sẽ là con cái của Ngài. Con người được sinh ra từ trái tim của Thiên Chúa, và con người sẽ trở về với trái tim của Ngài.

Trích từ Love is a Radiant Light: The Life & Words of Saint Charbel

Share:

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2022

Bạn được tạo dựng cho cõi đời đời

Cuộc sống này không phải là tất cả.

Cuộc sống trần gian chỉ là sự tập dượt trước cho một tác phẩm thực sự về sau. Bên kia cái chết - trong cõi đời đời - bạn sẽ trải qua một thời gian lâu dài hơn cuộc sống tại thế này. Trái đất chỉ là nơi chuẩn bị, là nhà trẻ, nơi thử nghiệm đời bạn cho cuộc sống vĩnh cửu. Đó chỉ là hồi tập dượt trước cuộc chơi, một vòng chạy khởi động trước cuộc đua. Cuộc sống này là sự chuẩn bị cho cuộc sống đời sau.

Nhiều lắm là bạn sẽ sống đến trăm tuổi trên trái đất, nhưng bạn sẽ sống mãi mãi trong cõi đời đời. Thời gian của bạn trên trái đất, nói như Thomas Browne, chỉ là “một ngoặc đơn bé tí tẹo trong cõi đời đời”. Bạn được tạo dựng để tồn tại muôn đời.

Kinh Thánh nói, “Thiên Chúa đã trồng vĩnh cửu trong trái tim con người” (Gv 3, 11). Từ bẩm sinh, bạn đã có bản năng khao khát một cuộc sống bất tử. Lý do là vì Thiên Chúa đã tác tạo bạn theo hình ảnh Ngài để bạn sống trong vĩnh cửu. Mặc dầu chúng ta biết rõ mọi người đều phải chết, một cái chết xem ra vẫn bất thường và bất công. Lý do chúng ta cảm thấy phải sống đời đời, chính là vì Thiên Chúa đã đặt để khát vọng đó bên trong mỗi người!

Ngày kia, tim bạn sẽ ngừng đập. Đó là hồi kết của thân xác và thời hạn của bạn trên trái đất, nhưng đó không phải là hồi kết của chính bạn. Thân xác tại thế chỉ là nơi tạm trú cho tinh thần. Kinh Thánh gọi thân xác của bạn là “chiếc lều”, nhưng khi đề cập thân xác mai ngày của bạn, thì coi đó là một “ngôi nhà”. Kinh Thánh nói, “Quả thật, chúng ta biết rằng: nếu ngôi nhà của chúng ta ở dưới đất, là chiếc lều này, bị phá hủy đi, thì chúng ta có một nơi ở do Thiên Chúa dựng lên, một ngôi nhà vĩnh cửu ở trên trời, không do tay người thế làm ra” (2Cr 5, 1).

Đang khi cuộc sống trần gian cống hiến bao nhiêu chọn lựa, thì cuộc sống vĩnh cửu chỉ đưa ra hai điều: thiên đàng và hỏa ngục. Tương quan giữa bạn với Thiên Chúa trên trái đất sẽ quyết định tương quan giữa bạn với Ngài trong cõi đời đời. Nếu bạn học biết yêu mến và tín thác vào Đức Giêsu, Con Một của Ngài, bạn sẽ được mời vào chốn vĩnh cửu với Ngài. Ngược lại, nếu bạn chối từ tình yêu, sự tha thứ và ơn cứu độ của Ngài, thì đời đời bạn sẽ sống xa cách Thiên Chúa.

C. S. Lewis nói, “Có hai loại người: những người nói với Thiên Chúa ‘Ý Cha thể hiện’ và những người để Thiên Chúa nói, ‘Được, vậy thì đường con, con cứ đi’”. Thảm thương thay, nhiều người chịu đựng cõi đời đời mà không có Thiên Chúa vì họ đã chọn lối sống thiếu vắng Ngài trên dương gian.

Trích từ Sống theo đúng mục đích của Rick Warren

Share:

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2022

Phát huy tình bạn với Chúa

Gần Thiên Chúa bao nhiêu? Chính bạn chọn lựa!

Như bất cứ tình bạn nào khác, bạn cũng phải làm triển nở tình bạn của mình với Thiên Chúa. Điều này hẳn không xảy ra tình cờ nhưng phải ao ước, phải có thời gian và cả nghị lực. Nếu bạn muốn có một tình bạn ngày càng sắt son hơn, mật thiết hơn với Thiên Chúa, bạn phải biết thành thật chia sẻ những vui buồn cuộc sống cho Ngài, tín thác vào Ngài khi Ngài yêu cầu bạn làm một điều gì đó, học biết quan tâm đến những gì Ngài quan tâm và ao ước thiết thân với Ngài hơn bất cứ điều gì khác.

Tôi quyết tâm thành thật với Chúa. Viên gạch đầu tiên để xây dựng tòa nhà tình bạn sâu sắc với Thiên Chúa là sự thành thật hoàn toàn – về các lỗi lầm và cả những tình cảm của bạn. Thiên Chúa không mong bạn phải hoàn hảo, nhưng Ngài đòi cho bằng được sự thành thật của bạn. Không người bạn nào của Thiên Chúa trong Kinh Thánh là hoàn hảo. Nếu sự hoàn hảo là đòi hỏi của một tình bạn với Thiên Chúa, chúng ta sẽ không bao giờ có thể là bạn của Ngài. May thay, bởi ân sủng của Thiên Chúa, Đức Giêsu vẫn mãi là “người bạn của các tội nhân”.

Trong Kinh Thánh, những người bạn của Thiên Chúa rất chân thật về những cảm tính của họ; ho thường phàn nàn, phê phán, kêu ca và tranh cãi với Đấng Tạo Thành của mình. Vậy mà Thiên Chúa xem ra không lấy làm phiền bởi sư thẳng thắn này; thật ra, Ngài cổ vũ điều đó.

Thiên Chúa cho phép Abraham chất vấn và thách thức Ngài về việc Ngài sắp huỷ diệt thành Sôđôma. Ông không ngại làm phiền Thiên Chúa khi nài nỉ Ngài giữ lại thành này bằng việc mặc cả với Ngài tư năm mươi người công chính xuống chỉ còn mười người.

Thiên Chúa kiên nhẫn lắng nghe bao lời kiện tụng của Đavít rằng, Ngài bất công, bội bạc, và bỏ rơi ông. Ngài cũng không loại bỏ Giêrêmia khi ông tuyên bố Ngài đã phỉnh phờ ông. Gióp được phép trút mọi đắng cay cho Ngài suốt những tháng ngày thư thách, va cuối cùng, Thiên Chúa bảo ve ông vì ông chân thật, Ngài quở trách những người bạn của Gióp vì ho không thật lòng. Ngài bảo, “Các ngươi đã không nói đúng đắn về Ta như Gióp, tôi tớ của Ta” (G 42, 7b).

Một ví dụ đáng kinh ngạc về một tình bạn thẳng thắn (Xh 33, 1-17), Thiên Chúa thẳng thắn biểu lộ sự ghê tởm của Ngài trước bất tuân của Israel. Ngài nói với Môisen, Ngài vẫn giữ lời ban cho dân Đất Hứa, nhưng sẽ không cùng họ đi thêm một bước nào nữa qua vùng sa mạc cháy khô! Ngài chán ngán họ và tỏ cho Môisen biết rõ tâm trạng của Ngài.

Lên tiếng như “một người bạn” của Thiên Chúa, Môisen bộc trực trả lời: “Xin Ngài coi, chính Ngài đã phán với con: ‘Hãy đưa dân ấy lên, vậy mà Ngài lại không cho con biết Ngài sẽ cử ai đi với con... Vậy bây giờ, nếu qua thật con đã được nghĩa với Ngài, xin khấng tỏ cho con biết đường lối của Ngài, để con biết Ngài, và được nghĩa với Ngài. Xin Ngài đừng quên dân tộc này là dân của Ngài... Nếu Ngài không đích thân đi, xin Ngài đừng đưa chúng con lên khỏi đây. Nhưng làm thế nào biết được là con và dân của Ngài được nghĩa với Ngài? Há chẳng phải vì có Ngài đi với chúng con sao? Như thế, con và dân của Ngài mới khác với mọi dân trên mặt đất’. Đức Chúa phán với ông Môisen: ‘Ngay cả điều ngươi vừa nói đó, Ta cũng sẽ làm, vì ngươi đà được nghĩa với Ta, và Ta biết đích danh ngươi’” (Xh 33, 12-17).

Thiên Chúa có thể chịu đựng được sư thẳng thắn và chân thực ấy nơi bạn không? Chắc chắn là được! Tình bạn tinh tế được xây dựng trên sư cởi mở. Những gì xem ra táo bạo thì Ngài lại coi là chân thành.

Thiên Chúa lắng nghe các bạn của Ngài say sưa nói; Ngài chán ngấy những lời sáo rỗng đạo đức mà Ngài biết trước. Để làm bạn với Ngài, bạn cũng phải nói cho Ngài, chia sẻ cho Ngài những tình cảm chân thực, chứ không phải những cảm xúc hay lời nói mà bạn nghĩ là phải có.

Có thể bạn cần thổ lộ nỗi buồn giận hay hờn trách thầm kín nào đối với Thiên Chúa về một vài lãnh vực trong cuộc đời mà bạn cảm thấy bất công hay thất vọng. Cho đến khi đủ trưởng thành để hiểu rằng, Thiên Chúa dùng mọi sư để làm mỗi người nên tốt hơn thì chúng ta vẫn cứ ấp ủ oán hờn Ngài mãi, oán hờn Ngài về dáng vẻ, về kiến thức, về những lời cầu không được đáp trả hay những nỗi đau quá khứ và mọi chuyện khác của chúng ta, những điều mà chúng ta sẽ làm cách khác nếu chúng ta là Ngài.

Trích từ Sống theo đúng mục đích của Rick Warren

Share:

Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2022

Tại sao cuộc Cải cách Tin Lành xảy ra? Sự thật đáng ngạc nhiên hiếm khi được nói đến

Lời từ video

Ai biết ngày 31 tháng 10 năm 2017 sắp tới là ngày gì không? Ngày 31 tháng 10 năm 2017 có gì đặc biệt? Đó là một ngày Cải cách Tin lành. Có gì đặc biệt về ngày Cải cách này không? Năm 2017 này sẽ 500 năm kỷ niệm ngày ra đời của cuộc Cải cách Tin lành của Martin Luther. Do đó, chúng ta sẽ nghe nhiều về nó trong tin tức. 

Một trong những điều khiến tôi muốn có những buổi thuyết trình này và những buổi thuyết trình trong những tháng gần đây, là vì tôi chắc chắn là chúng ta sẽ nghe rất nhiều những điều vớ vẩn về Cuộc Cải cách, những điều tôi nghĩ hoàn toàn là phào tiếu. Một số hình thức của tư tưởng tầm phào đó là bạn sẽ nghe nhiều những tranh chấp đúng sai, tấn công, từ cả hai phía của Cuộc Cải cách. 

Chẳng hạn như tôi đã được mời viết bài trả lời cho một bài báo trên tờ báo địa phương của Alabama, của một mục sư Báp-tít. Trọn vẹn bài báo chỉ là công kích Giáo hội Công giáo, và tôn vinh Luther vì cuộc Cải cách tuyệt vời mà ông ta đã mang lại, và tấn công Giáo hội bằng những định kiến nhàm chán và cũ rích và tôi phải viết một bài bác bỏ bài viết đó.

Bạn sẽ nghe điều tương tự từ phía Công giáo: Luther là một con quỷ từ địa ngục, kẻ không có gì tích cực để đóng góp. Tôi đã thấy từ cả hai phía. Chính trong thời đại Cải cách, việc cáo buộc chéo nhau rằng phía bên kia là Kẻ phản Kitô thì rất là phổ biến. Ai cũng đã nghe nói đức giáo hoàng là Kẻ phản Kitô trừ khi bạn là người Công giáo. Phía Công giáo nói Luther là Kẻ phản Kitô. Việc đó không lợi lộc gì. Tôi nghĩ nó làm che khuất đi sự hiểu biết và tôi tin rằng chúng ta đang ở một giai đoạn lịch sử mà điều quan trọng là chúng ta phải học cách trân trọng những truyền thống khác và xem chúng ta có thể làm việc cùng nhau, giúp đỡ lẫn nhau ở khía cạnh nào.

Có ai biết Russell Vought và Amy Barrett có điểm gì chung không? Những cái tên đó có ý nghĩa gì đối với bất kỳ ai ở đây? Russell Vought và Amy Barrett đều là ứng cử viên, gần đây trong năm nay cho hai văn phòng trong chính phủ liên bang: một ở nhánh hành pháp và một ở nhánh tư pháp. Russell Vought là người Tin lành Evangelical và Amy Barrett là một người Công giáo, là giáo sư luật tại Notre Dame.

Ngoài việc được đề cử, cả hai người đều bị các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ tấn công và bị phán quyết là không thích hợp cho văn phòng chính phủ vì họ là Kitô hữu. Bernie Sanders đã công khai công kích Russell Vought, nói rằng vì niềm tin Tin lành của ông ta, ông ta không thích hợp cho văn phòng nhà nước. Và Dianne Feinstein đã nói ra một thành ngữ thực sự tuyệt vời mà tôi và tất cả chúng ta sẽ nhận nó là của mình từ nay về sau. Bà Feinstein nói với Amy Barrett, “Tín điều sống mãnh liệt trong bạn.” Tôi đã thấy những chiếc áo phông với hàng chữ “Tín điều sống mãnh liệt trong tôi.”

Nói tóm lại, điều này là kéo Công giáo và Tin lành xích lại gần nhau hơn bởi vì chúng ta đang đối đầu với bầu khí ngày càng thù địch với bất kỳ hình thức đức tin Kitô giáo nào. Các cuộc tranh cãi tấn công sẽ tiếp tục xảy ra, và cần được ở một mức độ nào đó vượt trên thái độ chỉ đối chọi. Bạn sẽ nghe một số những tranh cãi phào tiếu đó.

Một hình thức khác nữa là phong trào đại kết ngây thơ. Tôi nghĩ khi đối mặt với kẻ thù chung, có một sự cám dỗ để nói rằng không có sự khác biệt giữa người Tin lành và người Công giáo; tất cả đã được hòa giải. Luther đã đúng về một vài vấn đề quan trọng và Giáo hội Công giáo cần phải hợp tác. Và đôi khi các cuộc đối thoại đại kết chẳng hạn như Tuyên bố chung của Công giáo – nhóm theo Luther về sự được công chính hóa, đã không có ý định làm rõ thêm sự khác biệt, mà chỉ để thừa nhận các điểm chung bị hiểu sai là điều Giáo hội Công giáo đã dạy. Nhưng lại được hiểu là nhóm Tin lành hiện đồng ý với Công giáo về những điều cơ bản, vì thế, cuộc Cải cách đã kết thúc.

Thực ra, gần đây tôi đã được yêu cầu đánh giá một cuốn của một tác giả Công giáo mà tôi sẽ không nhắc lại tên vì tôi không muốn bạn tìm đọc cuốn sách đó. Tiền đề cuốn sách đó là Cải cách đã kết thúc, và bây giờ Công giáo, Tin lành cùng hiểu về đức tin như nhau, sự khác biệt là tương đối nhỏ. Tôi bác bỏ luận điểm đó vì là một người hoán cải sang Giáo hội Công giáo, nếu tôi thực sự tin rằng cuộc Cải cách đã kết thúc, người Công giáo và người Tin lành về cơ bản đồng ý về những điểm quan trọng nhất; tôi đã không trở thành người Công giáo. Đó là động cơ thúc đẩy tôi trở thành người Công giáo. Vì vậy, tôi nghĩ chúng ta cần tránh tranh cãi tấn công, tôi đúng anh sai, chúng ta cũng cần tránh xa phong trào đại kết ngây thơ.

Vậy hôm nay tôi muốn đạt được điều gì trong cuộc thảo luận về Cải cách này? Tôi muốn bạn bước đi một cách tự tin vào đức tin Công giáo của bạn, nhưng không là khờ khạo tin. Khi tôi trở thành một người Công giáo, tôi đã đến gặp cha mẹ tôi và nói tôi sẽ trở thành một người Công giáo. Đó là một cuộc trò chuyện khó khăn như bao nhiêu người cải đạo khác. Họ nhầm tưởng rằng tôi đã trở thành Công giáo để thể hiện sự khinh thường truyền thống Phái trưởng lão; họ nghĩ rằng tôi đã bị tổn thương hoặc bị xúc phạm bởi ai đó trong Giáo hội Trưởng lão, nên tôi muốn ra khỏi truyền thống tôi đã lớn lên thay vì tích cực chấp nhận đức tin Công giáo. Cha mẹ tôi nghĩ đây là một hành động nổi loạn để bộc lộ sự bất mãn với truyền thống mà tôi được dưỡng dục. Bố tôi kéo tôi sang một bên và nói, “David, con biết đấy, chỉ vì giáo hội sai trái, con không cần phải rời giáo hội.” Tôi trả lời, “Bố, bố chưa bao giờ nói lời thật hơn.” Bố phản ứng, “Ồ!” Và bố không bao giờ chỉ trích về việc tôi trở thành Công giáo một lần nữa.

Và đó là góc nhìn mà tôi muốn mang đến cho bạn ngày hôm nay về cuộc Cải cách Tin lành, rằng chỉ vì Giáo Hội có điều gì đó sai trái trong nội tại, bạn không cần phải bỏ đạo. Tôi muốn giải thích chút nào đó bản chất của sự sai trái đó. Tôi không muốn dành nhiều thời gian để bác bỏ những tiền đề cơ bản của đạo Tin lành. Nếu bạn muốn biết thêm, bạn có thể theo dõi chương trình radio của tôi. Vì người ta hằng ngày gọi chương trình và nói tôi không là Công giáo nữa vì điều này điều kia và đó thường là những cuộc tranh cãi chia rẽ về cuộc Cải cách. Tôi giải thích chi tiết và tranh luận với họ về nội dung của đức tin Kitô giáo. Nhưng đó không là những gì tôi sẽ làm ở đây.

Điều tôi muốn làm là tạo một bối cảnh, giúp các bạn có một số hiểu biết lịch sử về tại sao cuộc Cải cách có thể thuyết phục quần chúng. Sự gì đã xảy ra trong thế kỷ XVI mà nhiều người thấy cách giải thích đức tin Kitô giáo rất mới lạ này có sức thuyết phục? Nó rất mới lạ. Chưa từng có ở đâu trên thế giới ngoài Tây Bắc La tinh hiện đại của châu Âu, nơi hình thức đức tin Kitô giáo chúng ta gọi là Tin Lành được hình thành. Nó đã không xảy ra ở Coptic, Ai Cập, ethiopia, Syria hay Byzantium. Những cảm tưởng ngây thơ từ những trang Tân Ước này bị lịch sử làm sai lệch. Điều gì đã xảy ra vào khoảng thời gian đó khiến Đạo Tin lành có vẻ hấp dẫn?

Đó là điều tôi muốn làm hôm nay… tôi sẽ không kể lại câu chuyện hoán cải của tôi. Đó là điều tôi rất vui vẻ để làm, nhưng không là hôm nay. Thay vào đó tôi sẽ tóm tắt lại một vài khám phá lịch sử mà tôi, một học giả, đã tìm thấy. Vì điều dẫn tôi đến với niềm tin Công giáo là việc nghiên cứu lịch sử của Cải cách Kháng nghị, tóm tắt lại một số khám phá mà tôi đã thực hiện với tư cách là một học giả đã hướng tâm trí của tôi về việc đức tin Công giáo có thể là đúng, và cách mà tôi đã hiểu về lịch sử trước đây là sai. Vì thế, đây không phải là sự bác bỏ đạo Tin lành, cũng như tôi sẽ không giải thích về mọi sự.

Một trong những điều bạn cần đề phòng trong bất kỳ loại nghiên cứu lịch sử nào là giải thích đơn nhân quả; ý tưởng rằng bạn chỉ cần một chìa khóa để diễn giải một sự kiện lịch sử phức tạp. Điều đó làm lu mờ hơn là làm sáng tỏ. Tôi không tin rằng có một nguyên nhân dẫn đến cuộc Cải cách, có nhiều nguyên nhân. Và chúng ta sẽ không thể nói hết vào hôm nay.

Tôi chỉ muốn nhấn mạnh và đụng chạm vào một vài điều mà tôi nghĩ bạn chưa từng nghe bao giờ. Đó là lý do tôi tổ chức buổi nói chuyện để dạy những điều mà bạn chưa từng nghe trước đây mà tôi hy vọng sẽ làm sáng tỏ, cung cấp cho bạn một điều gì đó để suy tư. Vì vậy chúng ta sẽ thực hiện một số khám phá về chiều sâu và bối cảnh. Tôi muốn vẽ lên cho các bạn một bức tranh, một hình ảnh trực quan về những điều tôi sẽ nói đến.

Tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện về cuộc đời của chính bản thân tôi mới gần đây. Tôi có một con trai đang là học sinh của Thánh Bernard's Preparatory School ở Coleman. Nó sống ở đó với các đan sĩ 5 ngày 1 tuần, và về nhà ở với chúng tôi vào cuối tuần. Chúng tôi đưa con trai tôi đi học vào tháng 8, và vào ngày mà tôi chở con trai tôi tới đó, chúng tôi đã đi lễ với các đan sĩ ở nhà thờ thánh Bernarđô. Có bao nhiêu người từng đến nhà thờ thánh Bernarđô? Đó là một trải nghiệm tuyệt đẹp, nhưng bạn không thể vội vàng gì cả. Chúng tôi đã tham dự Thánh lễ ở đó, nó kéo dài ít nhất là một tiếng rưỡi. Trong Thánh lễ có nhiều bài thánh ca, tiếng La tinh, tiếng Anh và tôi nghĩ bài giảng của vị Viện phụ thực sự xuất sắc. Ngài dùng truyền thống tu hành và khổ hạnh, nhưng Viện phụ cũng cẩn trọng với giáo huấn của công đồng và nhạy cảm với thế giơi hiện đại. Tôi đã nghĩ bài giảng có kết cấu. Trong Thánh lễ, tôi nghe những thánh ca tuyệt điệu, kiến trúc của nhà thờ là mang tính cổ truyền ở một số khía cạnh; ở một vài khía cạnh khác, nó hơi hiện đại.

Nhưng toàn bộ hiệu ứng rất đẹp và thẩm mỹ, phong phú và nhiều sắc thái. Sự có mặt của các học trò ở đó là một điều thú vị. Khi rời khỏi đó, tôi nghĩ đó là một trải nghiệm tuyệt vời. Nhưng 20 năm trước đó, tôi sẽ không có khả năng cảm nghiệm trải nghiệm này; tôi sẽ không hiểu việc gì đang xảy ra. Tôi đã cảm nghiệm mọi chi tiết trong phụng vụ là vì tôi đã được huấn luyện, tôi đã đọc để hiểu truyền thống này, để có thể hoàn toàn cảm nhận đầy đủ về nó. Nếu như tôi bất ngờ đưa một người Tin Lành Báp-tít tham gia việc phụng vụ này, họ sẽ không hiểu việc gì đang xảy ra.

Đây không hề là điểm dùng để chống lại truyền thống vì chính sự phong phú về thần học phụng vụ của truyền thống Công giáo đã khiến tôi trở thành người Công giáo. Nhưng để chứng minh sự khó khăn của việc dạy giáo lý và giải nghĩa Phúc âm của người Công giáo ngày nay, và người Công giáo thế kỷ XVI, để làm cho ai đó hiểu tại sao họ muốn trở thành người Công giáo.

Bạn có biết lý do thường xuyên nhất mà người ta đưa ra khi hỏi tại sao họ bỏ Giáo hội Công giáo không? Đây là theo những gì nghiên cứu Pew Research cho biết. Hai trong ba người bỏ đạo sẽ đưa ra một lý do rất đơn giản: tôi không cảm thấy nhu cầu tâm linh của mình được đáp ứng. Đó là cách đơn giản để nói: Không ai dạy tôi hiểu truyền thống vô cùng phong phú này để tôi có thể tham gia.

Người Công giáo có một khó khăn khổng lồ về việc dạy giáo lý và cũng là một đặc ân. Việc chúng ta thi hành mục vụ giảng dạy giáo lý tốt hay không, việc chúng ta dạy người ta hiểu thấu truyền thống, sự phong phú của phụng vụ, truyền thống thần học hay không, sẽ xác định mức độ họ có thể đưa việc thờ phượng đó cách có ý nghĩa vào cuộc sống của mình. Và sự thất bại của chúng ta trong vấn đề đó, là một trong những lý do chính yếu khiến người khác bỏ đạo.

Và hôm nay tôi cũng muốn cho bạn thấy, sự kiện này cũng là đúng vào thế kỷ XVI. Luận điểm cá nhân của tôi là Cuộc cải cách là một triệu chứng của những nỗ lực mục vụ của chính Giáo hội; cả những thành công và thất bại. Và như vậy, chúng ta có thể học được nhiều điều từ đó về cách chúng ta thực thi việc giảng dạy thời nay. Tôi tin rằng các chúng ta hiểu về Cuộc cải cách, và tôi đã nói về điều này, sự hiểu biết này đã bị che khuất, bị che khuất nặng nề bởi những định kiến, những tranh luận tấn công, tôi đúng anh sai.

Vì vậy, điều tôi muốn làm hôm nay là tìm hiểu và giúp bạn đi vào phía sau của những định kiến và luận chiến đó. Tôi muốn minh họa một vài định kiến, những câu chuyện mà tôi đã tìm thấy khi nghiên cứu về lịch sử. Tôi nhớ ngày mà cách đọc lịch sử này, không phải đọc qua lăng kính của thế kỷ XX, mà thực sự cố gắng đi vào tâm trí của những người sống thời đó, đến với tôi.

Tôi đang viết luận án thạc sĩ về một nhà thần học Tin lành Pháp, ít được biết đến, tên là Pierre Lièvre, ông ta là cộng sự của Calvin và là một nhà truyền giáo nổi tiếng, ông đi khắp miền nam nước Pháp và rao giảng học thuyết Calvin. Ông ấy rất nổi tiếng vào thời điểm đó. Tôi đang đọc bài giảng ông ta viết, và thuyết trình cho mọi người, bài giảng là về tín điều của Calvin để việc tiền định (ai được cứu, ai không). Đó là lý do tôi đọc nó.

Nhưng có một dòng này trong bài giảng, ông đột nhiên quở trách giáo đoàn của ông vì họ ghim một lời từ Kinh Thánh vào quần áo của họ. Ông ta nói, “Đừng ghim vào quần áo. Hãy đọc Lời Chúa, nghe lời Chúa.” Rồi ông trở về với chủ đề chính của bài giảng. Đó chỉ là vài chữ ông nhét vào tình huống đó. Nhưng trong khoảnh khắc, một lối hiểu biết mới đến với tôi, về một lối sống của người Kitô hữu vào thế kỷ XVI mà tôi chưa từng nghĩ tới.

Tôi đã luôn nghĩ tín điều “Chỉ Kinh thánh mà thôi” của người Tin lành cách mà tôi hiểu nó lúc này. Đó là Cuộc Cải cách là về việc đặt Kinh thánh vào tay người dân bình thường để họ có thể đọc hiểu Lời Chúa; một thông điệp thật hấp dẫn. Đột nhiên, tôi thấy được họ là những người được nuôi dưỡng bởi một hình thức tôn giáo xúc giác, quen thuộc với thánh tích của các vị thánh; có thể bạn có một thánh tích của thánh Anna bạn đeo quanh cổ; bạn đi hành hương và cố gắng thông phần sự thánh thiện bằng xúc giác và giác quan, hoặc các á bí tích (thánh giá, nước phép, áo Đức Bà…). Bạn bây giờ nghe những người thuyết giảng tuyên bố sức mạnh của Lời Chúa; đây là Lời Chúa, đây là Lời Chúa và bạn đồng hóa điều đó với một hình thức tâm linh mà bạn quen thuộc hơn. Vì vậy bạn xé một miếng, nhét vào túi để giữ. Bạn hiểu điều tôi muốn nói không?

Và tôi nghĩ, À, đó là một lối sống Kitô giáo, một hỗn hợp kỳ lạ, một cách tẩy chay lối sống Công giáo của thời tiền hiện đại, với hỗ trợ của những tín điều của nhóm Cải cách. Cách suy nghĩ đó tôi chưa hề có nên tôi muốn nghiên cứu điều đó. Vì vậy tôi đã thực hiện nghiên cứu tiến sĩ của mình về ảnh hưởng của lối sống tôn giáo của những người uyên bác và tinh hoa với lối sống tâm linh phổ biến của thường dân.

Nhìn vào cuộc Cải cách qua những lăng kính này, tôi khám phá ra là có một lượng lớn những kiến thức mà chưa bao giờ được khám phá. Tôi muốn minh họa tại sao thất bại này che khuất sự hiểu biết của chúng ta về Cải cách.

Cả đời mình tôi đã nghĩ rằng tín điều “Chỉ Kinh thánh mà thôi” là một phương thế thúc đẩy người thường hãy tự đọc hiểu Kinh thánh. Đó là cách nó luôn được trình bày đến với tôi trong thời đại này, trong giáo xứ Tin lành tôi lớn lên: nhấn mạnh việc phải đọc Kinh thánh, phải tìm thời gian yên tĩnh để học Kinh thánh; học, đọc, học đọc. Đó là cách tôi được truyền đạt về tín điều “Chỉ Kinh thánh mà thôi”.

Khi tôi học ở chủng viện (Tin lành), có rất nhiều giáo sư nói rằng đây là điểm mà các nhà Cải cách đã giảng dạy và truyền bá. Và toàn bộ cuốn sách đầu tiên của Viện Calvin, dài hàng trăm, trăm trang, tôn vinh sức mạnh và quyền lực của Lời Chúa, luôn được hiểu qua những lăng kính đó, rằng Calvin muốn tôi cầm Kinh thánh lên, đọc và hiểu nó.

Chỉ sau nhiều năm đọc các bài giảng và thư của Calvin cũng như các quyết định pháp lý của tòa án của nhà thờ Geneva và tất cả những điều còn lại tôi mới bắt đầu nhận ra, Calvin không bao giờ yêu cầu ai đọc Kinh thánh. Không bao giờ! Ông ta yêu cầu họ ngồi và lắng nghe ông ta giảng về Kinh thánh. Trên thực tế, khi mọi người mở và đọc Kinh thánh, và nghĩ ra một cách giải thích mới lạ mâu thuẫn với cách giải thích của Calvin, ông ta bỏ họ vào tù.

Có một việc kiện rất nổi tiếng vào năm 1551, khi một bác sĩ uyên bác đã từng theo đạo Công giáo rồi theo đạo Tin lành, tên là Jérôme Bolsec, đến thành phố Geneva và nghe một trong những cộng sự viên của Calvin thuyết giảng công khai. Sau khi nghe giảng, ông ta nói: “Tôi không đồng ý với điều đó”. Ông ta đã phản đối trong một buổi diễn thuyết như hôm nay, không phải trong buổi thờ phượng. Ông ta đứng lên trong buổi diễn thuyết, đưa ra cách giải thích Kinh thánh của riêng mình và lý do ông ta cho rằng người diễn thuyết không đúng. Vì sự ngoan cường đó, ông đã bị bắt và bị tống vào tù. Calvin tìm cách để người này bị hành hình.

Trong tù, ông ta tìm cách lôi kéo Calvin tham gia một cuộc tranh luận thần học để thực sự tranh luận vấn đề và Bolsec cho biết, ông đã viết một lá thư cho Hội đồng Thành phố: Chẳng phải Calvin tuyên xưng rằng tất cả những tín lý và giáo lý đã dạy trong Hội Thánh chúng ta phải được chứng thực rõ ràng và dẫn chứng từ nhiều đoạn Kinh Thánh sao? Rằng Kinh thánh không thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau? Và hoàn toàn tách rời khỏi thẩm quyền của Kinh thánh?

Nói cách khác, Bolsec đã nói về việc đọc hiểu Kinh thánh theo cách mà tôi đã quen thuộc khi còn là Tin Lành. Chẳng hạn như, tôi có thể đọc Kinh thánh. Tôi có Thánh Linh của Chúa như bạn. Nếu điều tôi tìm thấy từ Kinh thánh, không giống như bạn nói, thì tôi có quyền thách thức bạn. Calvin hoàn toàn không chấp nhận lời tranh luận của Bolsec, Calvin tìm cách để ông bị xử tử.

Tôi bắt đầu hiểu ra là trong tâm trí của nhà cải cách có ảnh hưởng rất rộng lớn này, tín điều “Chỉ Kinh thánh mà thôi” không hề có nghĩa theo như tôi nghĩ. Thật vậy, chúng ta sẽ thấy ý của Calvin là để kiềm chế mọi rối loạn xã hội và chủ nghĩa giáo phái đang nổi lên. Cần phải có một tiếng nói thần học nhất quán, cụ thể là của Calvin, với thẩm quyền giảng dạy trực tiếp từ Kinh thánh và những người bình thường phục tùng.

Điều đó thì khác với quyền của Đức giáo hoàng như thế nào? Trong tâm trí của Calvin, chức vụ giáo hoàng không là để dạy Kinh thánh; Đó không là cách sống Kitô giáo của nhóm Calvin. “Chỉ Kinh thánh mà thôi” đối với Calvin, là trở về với sự ưu việt của Kinh Thánh, thay vì sự ưu việt của Thánh lễ. Bạn thấy, đó là một cách để nhìn thấy những từ ngữ mà chúng ta đã quá quen thuộc, có ý nghĩa gì trong thế kỷ thứ XVI. Các bạn vẫn đang theo kịp phải không? Đây là một điểm rất tinh tế. Vì vậy, nếu các bạn không hiểu, cho tôi biết vì tôi đang nói đến những thứ mà tôi khá chắc rằng bạn chưa từng nghe trước đây.

Tôi muốn cung cấp cho bạn một ví dụ khác về cách các định kiến của thời này về Cuộc Cải cách che khuất những gì thực sự diễn ra. Thực tế là, một số định kiến này là cơ sở cho các cuộc luận chiến của chính thế kỷ XVI.

Nếu bạn là một đứa trẻ theo đạo Tin lành, một trong những loại huyền thoại tiêu biểu mà bạn được dạy là trải nghiệm “ở tòa tháp” của Luther.

Vào khoảng năm 1519 Luther đang ngồi trong một tòa tháp ở Đức và đang bối rối về lời của thánh Phaolô. Ông có một khoảnh khắc được mặc khải, được soi sáng, và trong khoảnh khắc đó Luther nghĩ ra tín điều mới lạ về sự được công chính hóa chỉ nhờ tin thôi.

Luther thuật lại: Đột nhiên, các tầng trời được mở ra và ánh sáng của Chúa chiếu xuống ông. Đó là khoảnh khắc của việc được làm sáng trí, tất cả các gông cùm đã bị hất tung, và đột nhiên ông nhận ra rằng mình được cứu rỗi chỉ nhờ tin mà thôi.

Trải nghiệm tiêu biểu đó trong cuộc đời của Luther, trở thành hình mẫu cho niềm tin Tin lành, và cho một số trẻ nhỏ theo đạo Tin lành qua các thế hệ.

Chỉ mới trong tuần này, một chàng trai gọi chương trình radio của tôi. Anh ta đối chiếu sự hiểu biết của mình về được công chính hóa với người Công giáo, theo kiểu chuyện huyền thoại của George Washington và cây anh đào (câu chuyện khen George Washington về sự chân thật, không nói dối dù biết sẽ tránh được cái phạt).

Cách những người Tin lành được dạy về câu chuyện này là những trải nghiệm của Luther là biểu tượng, là triệu chứng của những thúc đẩy trong đời sống tâm linh của thời trung cổ.

Và họ miêu tả tất cả những người Công giáo thế kỷ XVI, hoặc thế kỷ XV, là những kẻ điên loạn thần kinh, những kẻ luôn ngồi cắn móng tay lo lắng về sự cứu rỗi của họ. Đó là cách họ mô tả tâm trạng của người Công giáo. Điều thú vị là bức tranh về đời sống tôn giáo ở thế kỷ XVI được chọn làm hình ảnh tuyên truyền ở Pháp thế kỷ XVI.

Vì vậy bạn thấy những người như Calvin, khi viết thư cho Giám mục Công giáo ở Sadoleto, Calvin nói: những lương tâm ngoan đạo, trước đây sôi sục với sự lo lắng không ngớt, đã cuối cùng được giải thoát khỏi sự dày vò thảm khốc đó, để yên tâm tin tưởng vào sự ưu ái của Chúa. Bạn thấy đây là cách Calvin miêu tả Cuộc Cải cách. Rằng những người Công giáo đang như thể mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế lo sợ cho sự cứu rỗi, sống dưới sự tra tấn của tòa giải tội, bây giờ được công chính hóa nhờ đức tin, các tầng trời mở ra và cuối cùng lương tâm của chúng ta được tự do. Vì vậy ông miêu tả Châu Âu thời kỳ trước Cải cách, là người ta sống một loại tâm linh rất loạn thần kinh, bị dày vò, ám ảnh về bản thân.

Sau đó tôi bắt đầu nghiên cứu về Calvin, tôi nghiên cứu việc mục vụ của ông ta ở Geneva, và tôi nghiên cứu đời sống của chính ông và tôi phát hiện ra một vấn đề: hình ảnh người Công giáo đó không hề là những lo lắng của việc mục vụ của Calvin. Trên thực tế, toàn bộ sự nghiệp mục vụ của ông ở Geneva là để chống chọi với một vấn đề hoàn toàn trái ngược: ông phải đối phó với những người có rất ít cảm giác tội lỗi. Vấn đề của ông ta là với những người theo phái phóng đãng, sống theo cách họ muốn, thay vì phải đối mặt với những ám ảnh thần kinh của chính họ.

Khi tôi bắt đầu nghiên cứu đời sống riêng của chính Calvin, tôi nhận ra là Calvin có rất ít cảm giác tội lỗi. Trong câu chuyện kể về sự cải đạo của chính mình, Calvin không kể về khoảnh khắc soi sáng trên tòa tháp, không có khoảnh khắc ông ta sống trong cảm giác tội lỗi loạn thần kinh, và đột nhiên nhìn thấy ánh sáng mà ông ta được giải thoát.

 Đối với Calvin, tất cả là về một nhận thức trí tuệ, rằng ông ta đã được giao nhiệm vụ giảng dạy chân lý. Ông ta là một nhà tư tưởng, người nắm lấy cơ hội và có cơ họi để giải phóng Châu Âu. Vì thế câu chuyện của Calvin là một câu chuyện hoán cải hoàn toàn khác với Luther.

Tôi bắt đầu nhận ra câu chuyện về người Công giáo ở thế kỷ 16 bị rối loạn thần kinh, bị dày vò với việc xưng tội, người không có sự bảo đảm về việc được cứu rỗi là một câu chuyện hư cấu! Điều đó đúng với Luther vì tính cách đặc biệt của ông. Nhưng nó đã trở thành một chiêu bài tuyên truyền trong văn học, đã được truyền lại đến ngày hôm nay, và nó thực sự che khuất bản chất của những lý do mà người ta trở thành Công giáo.

Tôi sẽ mô tả điều này theo sự việc của hôm nay là: nếu bạn muốn biết Donald Trump nghĩ gì, bạn có hỏi Nancy Pelosi không? Nếu bạn muốn biết những chính sách và triết lý của Đảng Cộng hòa, bạn sẽ không hỏi Bernie Sanders. Tương tự, nếu bạn muốn biết điều gì khiến Barack Obama nổi nóng, bạn sẽ không hỏi George Bush. Bởi vì những gì bạn nghe sẽ là một công cụ tuyên truyền, bạn sẽ có được những hình ảnh được vẽ từ ngôn ngữ tuyên truyền, hệ tư tưởng chính trị. Bạn sẽ không thực sự nhận được phân tích lịch sử với lý lẽ đúng đắn Và đó là những gì chúng tôi gặp phải trong việc cố gắng tìm hiểu về Cuộc Cải cách. Bạn có hiểu tôi không?

Tóm lại, những gì tôi nhận được từ những nghiên cứu của tôi là một cảm kích sâu sắc về những tín điều như đặc tính công giáo, hiệp nhất, phụng vụ, tính thực tại của các bí tích, hẩm quyền của Giáo hội. Tất cả những lý tưởng đậm chất Công giáo này, đều do chính những nhà Cải cách giảng dạy.

Và họ bám vào ngôn ngữ thần học khác thường của Luther như công chính hóa nhờ tin, chỉ ân sủng mà thôi, chỉ đức tin thôi, chỉ Kinh thánh thôi, như một phương tiện để thoát khỏi thứ mà họ coi là một bộ máy quan liêu tham nhũng, không hiệu quả của phẩm trật Công giáo, nhưng thực ra là để quay trở về với một cải cách cơ bản là một cuộc cải cách dựa trên thần học Công giáo. Họ muốn dạy về trọng tâm của phụng vụ, về thẩm quyền của Giáo hội, được thể hiện nơi Calvin, các học thuyết về ân sủng và các bí tích, v.v…

Sau 500 năm điều xảy ra là: động lực Công giáo phía sau Cuộc Cải cách đã bị mất đi, nó bị che khuất dưới một vài công thức trừu tượng trên, những công thức mà đã mặc lấy tính chất tranh cãi lịch sử, tấn công ai đúng ai sai. Việc nghiên cứu đề tài này với tư cách là một nhà sử học giúp tôi bắt đầu hiểu ra ý định có chất Công giáo của các nhà cải cách, và về tình trạng rối ren của các học giả về nó, tôi bắt đầu hiểu ra là ở đây có một thực tại sâu xa hơn điều mà tôi đã được chỉ dạy.

Để gỡ rối vấn đề này tôi muốn bắt đầu với một câu hỏi. Tôi đã dẫn đưa bạn để bạn biết tôi đang đi về hướng nào. Tại sao lại có Cuộc cải cách? Tôi đã kiểu nói cho các bạn biết tôi sẽ không đi theo hướng nào, nhưng nếu tôi đã không đưa ra những dữ liệu trước đó, hoặc nếu tôi đặt câu hỏi này cho một nhóm khán thính giả khác, thì các bạn nghĩ câu trả lời nào là phổ biến nhất cho lý do tại sao có Cuộc cải cách? ... Đúng vậy. Cách lý giải phổ biến nhất là Cuộc cải cách xảy ra vì sự tham nhũng của Giáo hội, và việc bán ơn toàn xá để thu tiền. Các bạn nghe điều đó từ cả phía Tin lành và phía Công giáo.

Về vấn đề này tôi có hai điều để nói. Điều thứ nhất, chính Luther thẳng thừng từ chối lý lẽ đó về cuộc Cải cách. Tôi sẽ đọc cho các bạn nghe một đoạn văn trích từ quyển sách mà Luther đã viết năm 1525 có tựa đề là “Ràng buộc của ý chí”. Nó là lời đáp trả cho bài luận của Erasmus of Rotterdam. Erasmus là người Công giáo, phụ tá cho Fulham, một người theo chủ nghĩa nhân văn và là một học giả vĩ đại ở thời đại của ông ấy. Khi Erasmus cầm bút chống lại Luther, ông ta không tấn công cách Luther dạy về thẩm quyền của Giáo hội hay việc Luther khước từ Giáo hội có thể ban ơn toàn xá.

Erasmus tấn công Luther chính xác vào câu hỏi về sự tự do của ý chí, Ông nói, Luther, anh khước từ sự tự do của ý chí. Đó chính là vấn đề mấu chốt. Luther đáp trả Erasmus như sau:

Tôi hết sức ca khen và khen ngợi anh về việc này cũng như việc anh là người duy nhất trong những người chống đối của tôi đã tấn công đúng vào trọng tâm của vấn đề, tâm điểm nguyên nhân thay vì mang đến cho tôi những thứ ngoài rìa như là: quyền giáo hoàng, luyện ngục, và ơn toàn xá, và một loạt đề tài lặt vặt, mà thích hợp để gọi là thứ vặt vãnh hơn là vấn đề cần tranh luận, một kiểu rượt đuổi mà hầu như các đối thủ của tôi cho đến nay đang săn tìm tôi trong vô vọng. Anh là người đơn độc và duy nhất nhìn ra được mấu chốt vấn đề của cuộc tranh cãi, đã nhắm sát cố, và từ tận đáy lòng tôi cám ơn anh vì điều này.

Chính bản thân Luther đã nói vấn đề về ơn toàn xá, quyền Giáo hoàng, luyện ngục, và những thứ tương tự là những thứ nhỏ nhặt, chứ không là vấn đề của cuộc tranh luận. Vì thế, việc giải thích rằng Cuộc Cải cách là việc đáp trả cho sự tham nhũng có vấn đề vì nhân vật chính của Cuộc Cải cách nói đó không phải là vấn đề.

Có một vấn đề nữa khi quy kết Cuộc Cải cách chủ yếu là do sự tham nhũng. Trong số các bạn có bao nhiêu người nghĩ rằng sự tham nhũng trong Giáo hội Công giáo ở thế kỷ XVI là điều gì đó mới lạ? Có ai muốn chọn trả lời đó không? Không. Nếu các bạn đã từng đọc tài liệu của Công đồng Lateran thứ IV năm 1215, chúng ta đang nói về 300 năm trước Cuộc Cải cách. Phần lớn đó là một công đồng canh tân để đối phó với tham nhũng và lạm dụng. Vì vậy đây là vấn đề đã xảy ra từ rất lâu trong Giáo hội.

 Ở đây có ai đã từng nghe đến thánh Phêrô Đamianô? Thánh Phêrô Đamianô đã viết một quyển sách tựa đề là “Liber Gomorrhianus” (Quyển sách của Gô-mô-ra) trong thế kỷ XI công kích vào hành vi tình dục đồi bại của hàng giáo sĩ Công giáo thời đó.

Thánh Grêgôriô thành Nazianzus, một trong những giáo phụ vĩ đại của Giáo hội, đã trở thành Đại thượng phụ của Constantinople vào thế kỷ thứ V. Ngài không muốn làm công việc đó. Bạn biết tại sao không? Là vì sự tham nhũng trong Giáo hội ở Constantinople thế kỷ thứ V. Nếu bạn đọc các giáo luật của Công đồng Nicaea, trong đó có rất nhiều các chỉ thị để loại bỏ tham nhũng trong Giáo hội.

Bao nhiêu người đã đọc thư thứ 3 của thánh Gioan? Trong Kinh thánh, Tân ước có 27 sách, chủ đề của thư thứ 3 của thánh Gioan viết về Đi-ốt-rê-phét, là một giám mục Công giáo tham nhũng, người đã đuổi người ra khỏi Giáo hội vì họ trung thành với thánh Gioan.

Nói cách khác, bao nhiêu người nghĩ rằng ngày nay chúng ta đã không còn tham nhũng? Chưa từng có kỷ nguyên nào trong lịch sử của Giáo hội mà không có tham nhũng. Nếu tham nhũng là một lời giải thích đầy đủ cho Cuộc Cải cách, thì lẽ ra chúng ta phải có cải cách. Nhưng thực tế là một hình thức cải cách dị biệt diễn ra ở châu Âu vào thế kỷ XVI ở Sachsen và Pháp cách riêng, chỉ xuất hiện ở nơi riêng biệt đó, tại thời điểm đó của lịch sử và không ở nơi nào khác trên thế giới.

Bạn không thấy một cuộc Cải cách Tin lành xuất hiện ở Giáo hội Coptic vào thế kỷ thứ V, và đó không phải là vì tín hữu của Giáo hội Coptic tinh tuyền đến mức khó tin. Tôi thích Giáo hội Coptic. Tôi sẽ không dùng họ làm ví dụ nữa. Nhưng bạn hiểu ý tôi?

Vậy điều gì đã thay đổi nếu đó không phải là vì tham nhũng trong Giáo hội? Điều đã thay đổi là nhận thức về tham nhũng trong Giáo hội, cách người ta lúc đó nhìn thấy việc tham nhũng trong Giáo hội và cách nó cần được đối ứng.

Cụ thể là ý tưởng bạn cần phản ứng lại với sự tham nhũng này bắt nguồn từ đâu? Qua việc trở về với thời buổi sơ khai. Một tín điều chủ yếu của Cuộc Cải cách là chúng ta cần trở về với Giáo hội thuở ban đầu, với hình thức nguyên sơ của Kitô giáo trong thời cổ đại. Đó là cách để đối phó với tham nhũng.

Ý tưởng đó xuất phát từ đâu? Câu hỏi của tôi: Tân Ước có tán thành tín điều hãy trờ về thời sơ khai không? Bản thân Tân Ước có bao giờ nói với chúng ta rằng thời Tân Ước là một diễn đạt lý tưởng của đời sống Kitô giáo mà chúng ta nên quay trở lại không? Không, gần như mọi bức thư của các Tông đồ trong Tân Ước đều phải đối mặt với vấn đề tham nhũng. Không có sự gì trong dữ liệu của Tân Ước cho thấy rằng thời đại Tân Ước là lý tưởng. Không chút nào!

Tín điều nằm sâu trong Tân Ước là ngày cánh chung và sự lớn mạnh của Nước trời; nước trời lúc này là hạt giống mà sẽ lớn lên giống như cây đại thụ, đầy cành lá và cả các loài chim đến làm tổ ở đó. Các sách Tân ước đưa ra những năng động ngược lại, về nước trời đang phát triển và ngày càng gia tăng, và thêm thánh thiện theo thời gian, chứ không phải trở về với thời sơ khai.

Vậy ý tưởng về thuyết nguyên thủy đến từ đâu? Bạn không tìm thấy nó nơi thánh Augustinô. Thánh Augustinô không dạy điều gì về tín điều trở về thời sơ khai. Ngài tôn trọng truyền thống nhưng đó là một điều khác biệt. Thực tế là Thánh Augustinô có một quan điểm về tính chu kỳ của lịch sử: rằng mỗi thế hệ kiểu như phải được “sinh ra” một lần nữa, trong tâm hồn của từng người, cho đến cuối thời đại. Bởi vì vấn đề tội lỗi và tham nhũng, chết chóc, địa ngục và ma quỷ sẽ không bao giờ chấm dứt, cho đến khi Chúa Giêsu Kitô quang lâm.

Tín điều về sự thánh thiện của thời sơ khai không hiện hữu. Bạn không thấy nó trong Eusebius. Ông ấy cho rằng nước Chúa đã đến với Hoàng đế Constantine. Vì vậy, bạn sẽ không tìm thấy thuyết về thời sơ khai từ các tiến sĩ này. Vậy ý tưởng này đến từ đâu? Các bạn có ý tưởng nào không?

Bao nhiêu người đã nghe nói về thánh Odo thành Cluny? Điều gì là đặc trưng của đời sống tâm linh của Châu Âu thời Trung cổ hơn điều gì khác? Đời sống của các đan sĩ Biển Đức. Việc tôi bắt đầu cuộc thảo luận với kinh nghiệm của con trai tôi nói về điểm này.

Đời sống của đan viện Biển Đức là nét đặc trưng nhất của đời sống tâm linh các nước Tây La tinh trong một ngàn năm qua. Bạn biết gì về đặc tính của đời sống Biển Đức? Họ có nhiều thay đổi từ ngày này sang ngày khác không? Không, các đan sĩ Biển Đức làm điều giống nhau ngày này qua ngày khác năm này qua năm khác, qua nhiều thế kỷ. Họ tuân theo quy luật.

Có một chuyện cười về các dòng tu và một số bạn đã từng nghe rồi. Có một nhóm các linh mục tụ tập lại để đọc Kinh phụng vụ vào buổi tối, đèn bị tắt và không ai có thể nhìn thấy gì cả. Các tu sĩ dòng Biển Đức cứ tiếp tục đọc. Các tu sĩ dòng Đa minh cầu nguyện để có sự soi sáng; tu sĩ dòng Cát Minh cảm tạ Chúa về món quà bóng tối; các linh mục triều đi vào tầng hầm để tìm và bật công tắc.

Điều gì xảy ra với Dòng Biển Đức sau khoảng 300, 400 năm? Người ta trở nên lỏng lẻo trong việc sống theo quy tắc; họ không tuân thủ nghiêm ngặt quy luật của thánh Bênêđictô. Nếu bạn đã từng đọc Abelard, câu chuyện về Heloise và Abelard, là một vở opera lãng mạn hào nhoáng từ thế kỷ XII ở Paris. Abelard sau khi... tôi không sẽ không nói về điều đó. Abelard đã từ bỏ Heloise và tìm cách cải tổ đan viện. Các đan sĩ tìm cách giết ông vì họ chỉ đơn giản là những người sống nhờ tiền hưu bổng. Họ đã từ bỏ hết mọi lối sống tu đức. Tất cả đều có người tình, có những thùng bia cao và bạn biết họ chỉ sống cậy dựa vào tiền của đan viện. Ông ta cố gắng kiềm hãm đời sống họ vì thế họ tìm cách giết ông. Những câu chuyện đó không hiếm.

Vì vậy, vào thế kỷ thứ IX, đầu thế kỷ thứ X, có một phong trào kêu gọi các cộng đoàn đan sĩ quay trở lại quy luật của thời ban đầu của Dòng Biển Đức. Phong trào này xảy ra ở đan viện Benedict và đan viện của Cluny, dưới sự hướng dẫn của thánh Odo thành Cluny. Ngài đã làm việc đó hiệu quả đến nỗi Odo và Cluny được Đức giáo hoàng cho phép để bắt đầu điều được gọi là Chiến dịch Cải cách Cluny.

Họ bắt đầu quảng bá Cải cách Cluny, kêu gọi mọi người trở về với quy tắc dòng Biển đức nguyên sơ của những thế kỷ đầu khắp các đan viện ở Châu Âu. Vì vậy ý tưởng trở về với thời sơ khai, thoạt đầu không có liên quan gì đến Tân Ước, nó là sự trở lại với quy tắc dòng Biển Đức nguyên sơ. Và hệ tư tưởng đó đã được lan tỏa trên khắp châu Âu, và tất cả các đan viện Biển Đức, đặc biệt là thông qua công việc của thánh Odo và chiến dịch Cluny. Nó tác động đến một người có tầm ảnh hưởng, tên là Hildebrand, người đã trở thành Giáo hoàng Grêgôriô thứ VII, giáo hoàng từ 1073 đến 1085.

Grêgôriô thứ VII là một vị thánh trong Giáo hội Công giáo. Được cảm hứng từ chiến dịch Cluny, đó là trở về với thời sơ khai, thánh Grêgôriô nói, tại sao chúng ta không làm với Giáo hội hoàn vũ, những gì Cluny đã làm với luật của Biển Đức. Hãy quay trở lại mô hình tinh tuyền của đức tin Kitô giáo khi mọi thứ đều tốt đẹp. người ta sống theo các quy luật. Trong tâm trí của giáo hoàng là các giáo luật, các giáo luật ban đầu của Giáo hội. Đó sẽ là cách để đối phó với tình trạng tham nhũng.

Vì thế, tuyên bố trọng tâm của nhóm Cải cách rằng có sự tham nhũng trong Giáo hội và lý do cho sự tham nhũng là vì Giáo hội đã đi xa khỏi mô hình tinh tuyền của thuở ban đầu, thực sự đã phát xuất từ đan viện Biển Đức và được Đức Giáo hoàng ban hành. Nói cách khác, Đức Giáo hoàng đã bắt đầu cuộc Cải cách. Thật vậy. 500 năm trước Luther. Điều gì đã xảy ra một thế kỷ sau đó?

Ồ, thánh Grêgôriô làm một việc cực kỳ cấp tiến nữa. Ngài đã nói với giáo dân rằng ta miễn cho các con nghĩa vụ tuân theo các vị giám mục tham nhũng. Điều đó thật đáng kinh ngạc. Ngài đã gieo vào tâm trí của dân thường, vào trật tự của Châu Âu thời Trung cổ, tư tưởng này là người giáo dân có quyền phán xét đời sống đạo đức của giáo sĩ, như một công cụ để mang lại sự cải tổ cho Giáo hội. Một lời kêu gọi trực tiếp đến giáo dân.

 Lời kêu gọi trực tiếp đến với giáo dân này, đã được thực hiện một cách rất mạnh mẽ trong các phong trào tôn giáo thế kỉ XIII, XIV, bởi một người không ai có thể làm hiệu quả hơn, thánh Phanxicô thành Assisi năm 1209. Và dĩ nhiên phải đề cập thánh Đa minh cùng với hội dòng của ngài năm 1216. Họ đã làm gì?

Thánh Phanxicô bị kích động với ý tưởng xã hội trụy lạc. Lúc đó, còn có sự ra đời của nền kinh tế tiền tệ, một điều gì đó hoàn toàn mới trong lịch sử Châu Âu. Xã hội chuyển ra khỏi chủ nghĩa trọng tài (chủ đất của trấn, thành đô) sang một nền kinh tế tiền tệ. Vì vậy bây giờ việc từ bỏ tài sản trở thành một điều gì đó có thể hiểu được, khi bạn có tài sản để từ bỏ. Cho một thời gian lâu dài, người dân không sở hữu đất đai.

Thánh Phanxicô đã làm một điều rất cấp tiến. Bây giờ các tu sĩ không còn bị ràng buộc trong giới hạn của tu viện. Họ đem đời sống tâm linh của đan viện và truyền bá đến cho đại chúng. Thánh Phanxicô bắt đầu rao giảng về đời sống tâm linh này nhưng theo lối người bình dân, ra khỏi đời sống phụng vụ của Giáo hội. Không là một đời sống tâm linh mâu thuẫn với phụng vụ Giáo hội, mà là sự tách biệt đối chiếu với, tách biệt khỏi các đan viện.

Thánh Phanxicô và thánh Đaminh và các nhà cải cách khác đã làm điều vô cùng quan trọng. Họ bắt đầu thành lập các hiệp hội nhỏ của những người tín hữu sùng đạo, được gọi là hội huynh đệ hay dòng ba. Có bao nhiêu bạn thuộc dòng ba? Tôi biết một vài người trong số các bạn… Chúng ta có dòng ba Phanxicô, dòng ba Cát Minh, dòng ba Đa minh, hội hiền mẫu Công giáo và những nhóm nhỏ kiểu này. Chính các tu sĩ dòng Phanxicô bắt đầu nó vào thế kỷ XIII. Họ bắt đầu thành lập những hiệp hội nhỏ này cho những tín hữu sùng đạo và các hiệp hội phát triển cách rất mạnh mẽ, lan rộng khắp Châu Âu trong 300 năm.

Vào thời Cải cách, một Hiệp hội Mân Côi ở Cologne có hơn một trăm nghìn người. Ở Geneva, Thụy Sĩ, với dân số khoảng 10.000 người thì có khoảng 60 dòng ba mà chúng ta biết đến. Nghĩa là trong khoảng 150, 160 người thì có một hiệp hội. Có rất nhiều người tham gia. Đó là một biến cố rất quan trọng.

Bây giờ chúng ta quay trở lại một chút. Trước khi có sự bùng nổ về các hiệp hội cho các tín hữu, trong thời Vương triều Caroling đời sống tâm linh của Giáo hội mang dáng vẻ nào? Các bạn biết Charlemagne đăng quang vào năm 800, vậy từ năm 800 đến đời đức Giáo hoàng Grêgôriô thứ VII, đời sống tâm linh có dáng vẻ nào?

 Điều thứ nhất, đời sống đan viện rất là phổ biến. Chúng ta đã nói về điều đó. Bên ngoài các đan viện thì như thế nào? Bản thân các đan viện đã có một cái nhìn không sáng sủa về thế giới bên ngoài. Họ nghĩ rằng hầu như những người không sống đời tu trì sẽ không được cứu rỗi. Đó là sự thật.

Bên ngoài các đan viện, đời sống tâm linh mang nặng tính xúc giác, và lòng sùng kính các thánh trong các thánh tích. Tôi coi đó là một việc làm đạo đức sâu sắc và là một phần rất lớn trong đời sống tâm linh của tôi. Nhưng là một phần cực kỳ quan trọng của đời sống tâm linh của người giáo dân vào cuối thời Trung cổ, đến nỗi nếu bạn được biết đến là một ẩn sĩ đạo đức, ví dụ như trong khoảng thế kỷ XI hoặc XII, họ sẽ không để bạn rời thị trấn khi bạn cảm thấy mình không khỏe. Đây là sự thật; bởi vì họ không muốn bạn chết ở một nơi nào khác. Một khi bạn chết, bạn là Ẩn sĩ của họ, họ sẽ có bạn là di tích của họ.

Có một lần tôi đã đọc một luận án tiến sĩ toàn bộ là về vấn đề trộm cắp di tích vào thời trung cổ. Trong làng, có một ẩn sĩ đạo đức sống trong cái hang đó và ông vừa mới qua đời. Tối lại, chúng ta hãy đi trộm các di vật của ông để chúng ta cũng có những di vật trong cộng đoàn mình. Có những người buôn bán di vật, họ rất thường là bán di tích giả. Tôi không biết câu chuyện này có thật không nhưng nó thể hiện khá rõ thời đại lúc ấy. Câu chuyện là về một người bán di tích, ông đến nói với cộng đoàn ông có cái đầu của Gioan Tẩy giả. Họ trả lời ông, chúng tôi không phải là những kẻ khờ khạo. Chúng tôi đã có đầu của Gioan Tẩy giả. Ông bán di tích nói, “Không, các bạn không hiểu, tôi có đầu của Gioan Tẩy giả khi còn nhỏ.”

Điều gì đang xảy ra trong Thánh lễ? Đây là điểm rất quan trọng. Bao nhiêu người đã đến Paris và đến Nhà thờ Đức Bà. Khi bạn đến đó, bạn nhận thấy gì về bàn thờ ở trên cao đó? Nếu các bạn để ý, trước bàn thờ cao đó, có màn chắn; bây giờ họ chuyển nó lên. Nhưng bạn có thể tưởng tượng trước đó, họ có màn chắn khổng lồ này, gọi là Rood screen, ngăn cách bàn thờ ở trên xa đó với những gì đang xảy ra từ những người ở phía dưới đây.

Một điều nữa bạn sẽ thấy, bạn cũng thấy điều này ở Nhà thờ của Đan viện Bênađô. Bạn thấy có những bàn thờ nhỏ phía bên hông trong nhà thờ. Bây giờ tôi muốn bạn quay ngược thời gian và tôi muốn bạn tưởng tượng đến thời điểm khi trên một bàn thờ cao, có một linh mục đang làm lễ.

Và đó không phải là “phụng vụ La tinh cũ”, vì phụng vụ đó chưa có cho đến thế kỷ thứ 16. Chúng ta không biết nghi thức của Thánh lễ đó là gì. Có rất nhiều cạnh tranh thời đó về nghi thức. Vị linh mục không chỉ quay lưng về phía cộng đoàn, vị linh mục còn ẩn sau màn chắn. Không có cách nào để bạn có thể biết vị linh mục đang nói gì. Có thể vị linh mục đang nói với một giọng rất khẽ. Đây cũng không phải là nghi thức của Thánh lễ La-tinh truyền thống chính thức. Vị linh mục đang nói với một giọng rất thấp sau màn chắn, quay lưng về phía giáo dân; có thể có một vài linh mục cùng đứng gần. Cùng lúc đó, có các linh mục ở mọi bàn thờ phía bên hông, họ được gọi là linh mục dâng lễ, họ cử hành Thánh lễ cùng một thời điểm. Và có hàng loạt giáo dân phía sau họ, đang đợi trả tiền cho Thánh lễ, dâng theo ý của họ.

Những người tham gia Thánh lễ đó, thường là quỳ và lần chuỗi Mân Côi của họ hoặc những hình thức sùng kính cá nhân khác. Điểm duy nhất họ có sự liên kết với Thánh lễ là Mình Máu Thánh Chúa được nâng cao. Họ biết điều gì xảy ra khi linh mục nâng cao chén thánh, họ biết đó chính là Chúa Giêsu. Đó là lý do tại sao trong nghi thức lễ La tinh có việc nâng cao Mình Máu Thánh Chúa vì đó là lúc duy nhất mà mọi người thực sự kết nối Thánh lễ với đời sống nội tâm của họ. Họ biết Thánh lễ là một hy tế. Họ biết rằng đó là hy tế của Chúa Kitô, được tái diễn để đền tội cho tội lỗi nhân loại. Họ hiểu hy tế đó có sức chuộc tội và đó là lý do họ trả tiền cho các linh mục đang đứng xếp hàng đợi đến phiên mình dâng Thánh lễ. Nhưng xét về bản chất của việc họ tham gia Thánh lễ, rất khác với ý nghĩa của Thánh lễ.

Họ rất dễ dàng bị đồng hóa với loại tâm linh rất xúc giác mà họ đã quen thuộc. Đây là nguồn sức mạnh, tôi cần nguồn sức mạnh, tôi sẽ đến đây, nó có hiệu quả đối với nhu cầu của đời này và của linh hồn tôi. Nhưng xét về sự gắn bó với sứ điệp Tin mừng, với cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, và lời kêu gọi để hoán cải đời sống đạo đức luân lý và đời sống nội tâm sâu sắc, lối sống đức tin đó là lối sống Công giáo sâu sắc và bạn tìm thấy nó trong cách giải thích của thánh Augustinô, nhưng nó lại rất xa lạ với kinh nghiệm sống đạo của người Công giáo bình thường trong thời Carolingian này.

Và đây là điều mà các tu sĩ Phanxicô bắt đầu thay đổi. Các tu sĩ dòng Phanxicô bắt đầu truyền giáo ở Châu Âu vào thế kỷ XIII. Họ dạy về cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, sự quan trọng của Ngài trong cuộc sống, sự cần thiết của việc hoán cải. Họ bắt đầu kêu gọi mọi người thoát khỏi thứ đời sống tâm linh thuần túy chỉ là xúc giác, sự để tâm quá mức vào thế gian này; tôi có cần thánh tích này để giúp mùa màng của tôi không. Họ có những nghi lễ trừ tà để xua đuổi tiên nhân của huyền thoại. Đuổi chúng ra khỏi cánh đồng để họ có một mùa màng bội thu. Họ được mời gọi để từ bỏ lối sống tâm linh đó và đón nhận việc theo gương Chúa Giêsu trong cuộc sống. Đây là điều mà các tu sĩ dòng Phanxicô mang lại.

Đời sống tâm linh Kitô giáo xảy ra ở đâu lúc này? Qua việc giảng dạy. Việc giảng dạy trong thế kỷ thứ 13 xảy ra ở đâu? Không ở trong các nhà thờ, nó xảy ra ở đường xa lộ, đường mòn và nơi tụ tập công cộng do các Cha dòng Phanxicô và dòng Đa minh.

Vậy thì người ta gặp gỡ tin mừng về cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, để bắt chước Chúa Giêsu ở đâu? Không ở trong Thánh lễ mà là với các thành viên dòng Phanxicô và Đa minh giảng dạy trên đường phố. Họ giảng dạy về tin vui của Phúc âm. Những điều rất hữu ích và không cạnh tranh với Thánh lễ nhưng là sự khác biệt đối chiếu với Thánh lễ. Bạn có hiểu ý tôi không? Một cách giải thích đời sống thiêng liêng rất khác biệt.

Đây là sự biến hóa trong quá trình Kitô giáo tìm cách thâm nhập vào nền văn hóa ngoại đạo của Đức và bán đảo Scandinavia, một tình huống rất khác biệt. Khi Công đồng Lateran xảy ra năm 1215, một trong những việc họ phải đối ứng là xét xử bằng việc cho rằng họ có tội trước khi chất vấn. Công đồng không cho phép. Bao nhiều người đã thấy phim Monty Python và Holy Grail / Chén Thánh Phiêu Lưu Ký? Chúng nó là một kiểu châm biếm hiểm độc, tôi không khuyên bạn xem nó. Nhưng có một cảnh trong phim khi một số dân làng bắt tất cả những người phụ nữ bị buộc tội là phù thủy và họ nói rằng chúng ta sẽ tìm xem cô ấy có phù thủy hay không. Chúng ta sẽ người đó xuống nước, và nếu họ là phù thủy thì họ sẽ nổi. Có những thứ nào khác nổi lên trong nước: gỗ, vịt. Họ cân mụ phù thủy và nếu mụ có số cân bằng số cân của con vịt? Nếu là, thì đó là mụ phù thủy và đem bà đi đốt ở cái cọc. Một lối suy nghĩ rối tung, mang tính châm biếm nhưng có chút yếu tố sự thật trong đó.

Đây là những gì Giáo hội đang cố gắng chiến đấu: nâng cao trình độ ý thức của giáo dân, thay đổi luật pháp. Giáo hội đang phải đối phó với một văn hóa tà giáo, với nhiều người mù chữ, để truyền giáo cho họ, cần cả thế kỷ. Sau khi các tu sĩ dòng Phanxicô đã làm việc giảng dạy và truyền bá Phúc âm, rao giảng việc sống bắt chước Chúa Kitô, và thiết lập các tổ chức huynh đệ; họ đã cố gắng nâng cao mức độ đời sống tâm linh của giáo dân, họ đã đáp lại lời kêu gọi của Đức Giáo hoàng để trở về với nền văn hóa Kitô giáo của lúc ban đầu.

Đối với thánh Phanxicô, đó có nghĩa là trở về với Phúc âm, các giá trị Phúc âm của đời sống hy sinh và khó nghèo. Khi họ đã hoàn thành công việc của mình, chúng ta đã có 300 năm canh tân, Giáo hội thì như thế nào trước khi cải cách của Luther xảy ra? Đời sống tâm linh của giáo dân thì như thế nào, Công giáo có dáng vẻ nào trước khi Cuộc Cải cách của Luther xảy ra? Tôi cần nói đến một chút về điều này.

Thật là may mắn khi máy in ra đời vào những năm 1450, văn học phổ biến nhất là văn học Kitô giáo và một trong những thể loại sách bán chạy nhất lúc bấy giờ là sách cầu nguyện, sách hướng dẫn giáo dân cách tham dự Thánh lễ, tham dự vào việc phụng vụ và làm sao để có đời sống tâm linh. Những cuốn sách này rất là phổ biến.

Chúng ta có di chúc của những người bán sách qua đời vào đầu thế kỷ 16 ở châu Âu, họ đã để lại hàng chục nghìn cuốn sách. Đó chỉ là những gì họ có trong hàng tồn kho và đó chỉ là một người bán sách ở Paris. Bạn nhân số này lên với hết những thành phố lớn khác của Châu Âu.

Tôi muốn đưa ra một minh họa. Có bao nhiêu người đã đọc Truyện Một Tâm Hồn của Têrêsa Lisieux? Bạn có nhớ một đoạn văn Têrêsa nói về việc mang bánh đã được làm phép về nhà từ Thánh lễ. Đây chỉ là một câu ngắn trong sách. Thánh nữ nói về việc đi dự Thánh lễ và lấy bánh đã được làm phép về nhà. Vậy thì nó không gây ấn tượng với bất kỳ bạn đọc nào ở đây. Nhưng thánh nữ có nói về nó. Bánh đã được làm phép là cái quái gì?

Hãy nhớ rằng tôi đã nói người ta đã phát triển các hình thức sống chung, những việc sùng kính và các thứ linh đạo bổ sung nhưng khác biệt với tinh thần, ý nghĩa của Thánh lễ. Linh mục ở trên đó, sau khung gỗ nhưng giáo dân ở dưới không biết linh mục đang làm gì. Nhưng chúng ta bây giờ tìm ra được là 300 năm sau những canh tân các giáo hoàng kêu gọi, bây giờ giáo dân có sự tham gia vào với Chúa Giêsu Kitô và hiểu họ là một thân thể trong Chúa Giêsu.

Giáo dân nghĩ: tại sao chúng ta không có một biểu tượng cho việc đó, như một hình thức sùng kính và qua đó tất cả chúng ta có thể xác định sự đồng nhập của chúng ta với Chúa Kitô và sự hiệp nhất về tâm linh với nhau. Hmm, tôi nghĩ biểu tượng đó sẽ là gì? Họ vì thế lấy bánh chưa được truyền phép, nhờ linh mục làm phép như một dấu hiệu của sự hợp nhất của chúng ta trong Chúa Kitô. Này bạn có nghĩ Thánh thể có phải là ở trên chỗ đó không? Họ không nghĩ như vậy. Vì thế, có một thời điểm trong lúc thờ phượng, giáo dân truyền cho nhau một ổ bánh không được truyền phép, như là dấu hiệu của sự hiệp nhất thiêng liêng của họ trong thân thể Chúa Kitô. Rõ ràng đó là một điều kỳ quặc. May thay chúng ta không còn làm điều này nữa.

Họ sẽ truyền cho nhau một miếng gỗ gọi là tấm gỗ bình an. Bạn có thể thấy ảnh của nó trong các sách kinh. Nó là một tấm gỗ và trên đó là ảnh của con chiên hoặc ảnh nào đó của Chúa Giêsu, như cuộc khổ nạn khắc trên miếng gỗ. Họ chuyền tấm gỗ này cho nhau, họ hôn tấm gỗ này và chuyền cho người bên cạnh. Đây là hình ảnh của sự hiệp thông của họ trong Nhiệm thể Chúa Kitô, là Giáo hội. Một trong những cuốn sách kinh từ những năm 1450 hoặc đầu thế kỷ 16 đưa ra hướng dẫn này về việc lãnh nhận tấm gỗ có ảnh Chúa này, không là lãnh nhận bí tích Thánh thể, mà là tấm gỗ bình an.

“Không ai nên lãnh nhận tấm gỗ khắc này nếu người ấy không giữ chay tịnh và không mắc tội trọng. Vì ai nhận tấm khắc này với lòng tin tưởng vững mạnh, lãnh nhận Thân thể Chúa chúng ta cách thiêng liêng và tham dự vào những công nghiệp của toàn thể Kitô giáo.”

Đây là lời dạy về tham dự cách thiêng liêng mà đáng lẽ phải được dành cho Mình Máu Thánh Chúa, nay được dành cho tấm khắc, một việc sùng kính của giáo dân, thuộc về bối cảnh của hy tế Thánh lễ, nhưng lại là khái niệm hoàn toàn tách biệt khỏi Thánh lễ. Bạn có hiểu tôi không?

Năm 1522, tại Địa phận Meaux, chú giải về Tin Mừng của nhà cải cách Công giáo, Jacques Lefèvre d'Étaple. D'Étaple viết như sau: “Thật tuyệt vời đức tin biết Chúa Kitô hiện diện trong bí tích với thể xác của Ngài.” Ở đây d'Étaple nói thật tuyệt vời để biết sự hiện diện thật của Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể. Ông ấy tuyên xưng điều đó, ông ấy vẫn còn ở trong đức tin Công giáo.

“Nhưng tuyệt vời hơn khi biết rằng Ngài thật sự hiện diện cả về thể xác ở khắp mọi nơi. Vì một đàng là biết mà không cần trung gian và đàng khác nhờ trung gian. Tuy nhiên, đức tin không cần trung gian thì lớn hơn đức tin cần trung gian.” Ở đây, d'Étaple vừa trình bày một quan điểm tâm linh hoàn toàn trong đức tin Công giáo và tôi sẽ không nói rõ hơn vì tôi không đủ thời gian để nói tại sao việc ông xếp hạng giữa đức tin cần trung gian và đức tin thiêng liêng thực sự vẫn còn nằm trong đức tin Công giáo. Nhưng ông ấy đang chứng kiến một hình thức đời sống tâm linh tại một thời điểm của lịch sử Giáo hội, khi mà các hội huynh đệ, trong các dòng ba, chúng ta có những giáo dân mặc áo lễ, cử hành các nghi lễ gần giống như Thánh lễ, truyền cho nhau bánh đã làm phép, truyền cho nhau những tấm gỗ bình an và khẳng định sự tham dự thiêng liêng vào hy tế của Chúa Kitô và với nhau, theo cách mà đây là việc thờ phượng cao trọng hơn cả Thánh lễ. Họ tất cả đều là Công giáo, không một ai khước từ đức tin Công giáo cả. Bạn có hiểu ý tôi không?

Tôi vừa mới trình bày cho bạn thấy là khoảng năm 1500, chúng ta đã có sự hiện diện của những giáo đoàn sống kiểu đức tin Tin lành, khắp Âu Châu, đón nhận một hình thức đời sống tâm linh chỉ cách xa lối sống của nhóm Tin Lành Zwingli một khoảng cách của tờ giấy mỏng. Đó là nhóm Tin lành được cải tổ (từ Tin lành) của những năm 1520.

Và đây là sản phẩm của những thúc đẩy cải cách của Giáo hội do ĐGH Gregory VII khai mạc, và được các dòng tu như Dòng Phanxicô và Dòng Đa Minh đón nhận một cách nhiệt tình. Bạn có hiểu điều tôi nói không? Nếu ai đó không hiểu, hãy hỏi. Vì tôi biết bạn chưa bao giờ nghe điều này. Nhưng tôi đã nghiên cứu và trình bày những bản văn thời đó cho bạn.

Cùng với những xảy ra này, đời sống tâm linh mang thái độ chống giáo sĩ cách mãnh liệt. Có một tâm lý oán giận mạnh mẽ về hàng giáo sĩ và phẩm chất của họ. Các tu sĩ dòng Phanxicô có một phần trách nhiệm trong đó.

Bạn có biết giáo lý về Kẻ phản Kitô đến từ đâu không? Ai là người đầu tiên đưa ra luận điểm rằng Giáo hoàng là Kẻ phản Kitô không? Các tu sĩ dòng Phanxicô. Nó không là từ nhóm theo Luther. Thái độ chống giáo sĩ đã chín muồi.

Thánh Tôma More than phiền rằng chất lượng của hàng giáo phẩm sẽ tăng lên rất nhiều nếu chúng ta phong chức cho ít người hơn. Nói cách khác, Giáo hội đã thành công rực rỡ trong các công việc truyền giảng của mình. Giáo hội ấy đã tạo ra một nền văn hóa phong phú những loại đời sống tâm linh, có rất nhiều người được thụ phong linh mục; Thánh lễ được cử hành khắp nơi, đâu cũng thấy; người ta xếp hàng khắp nơi cho những Thánh lễ cử hành không có cộng đoàn. Bầu khí cuộc sống lúc đó thì đầy tràn những việc sùng mộ đạo. Do dó sự yếu đuối và sự thất bại trong việc mục vụ của hàng giáo sĩ được hiển thị cho mọi người thấy, khắp mọi nơi.

Thánh Tôma More nói phẩm chất của các linh mục sẽ được nâng lên nếu ít người được thụ phong hơn. Chaucer, Erasmus, More, d'Étaple, tất cả đều là Công giáo và trong các bài viết của họ thái độ chống giáo sĩ đi rất sâu. Rất nhiều tác phẩm của họ chỉ trích những thất bại của các giáo sĩ không chút e dè.

Trước Cuộc Cải cách, xã hội Kitô giáo đã có sự phân ly giữa cách sống đạo [thường dân] và thần học của các tín điều, theo cách mà sẽ dẫn đến những yếu tố của thần học Tin lành, những sự chia rẽ có gốc trong Công giáo, và việc tuyên truyền về lạm dụng và tham nhũng của giáo sĩ đã hiện hữu lâu trước khi Luther xuất hiện.

Vậy điều gì đã gây ra cuộc Cải cách? Tham nhũng không chút nào là một lời giải thích đầy đủ. Bây giờ chúng ta hãy quay về Luther một chút. Tại sao Luther làm những gì ông đã làm? Điều gì đã thúc đẩy ông?

Thời đại lúc ấy cũng mang lấy sự lo lắng về thời cánh chung. Bạn đã bao giờ nghe nói về Flagellants / Tự đánh đòn chưa? Đó là một giáo phái dị giáo vào thế kỷ 15 hoặc 14, gồm những người trên đường phố cầm roi tự đánh phạt bản thân, tìm cách xoa dịu cơn thịnh nộ của Chúa để thoát khỏi bệnh dịch. Tôi không thích trở về với phim Monty Python, nhưng đó là một tài liệu tham khảo văn hóa phổ thông. Nếu bạn còn nhớ các đan sĩ đi trên đường phố, tự đánh trên đầu của mình trong khi hát bài Pie Jesu Domine / Giêsu xin thương xót chúng con? Điều đó là có thật.

Đây là nền văn hóa mà Luther lớn lên. Điều gì Luther kinh nghiệm và thúc đẩy ông mà những người khác không có? Trước hết, Luther hoàn toàn xuất sắc, là một nhà thần học thiên tài; không ai có thể phủ nhận sự thật rằng ông là một con người hết sức thông minh.

Và đây là ý kiến cá nhân của riêng tôi, nhưng tôi hoàn toàn tin rằng Luther mắc phải dạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế RẤT NẶNG. Kiểu người có lúc bị dày vò, rất có thể là bị rối loạn lưỡng cực. Nếu lúc đó có chẩn đoán như lúc này, những triệu chứng của ông rất ăn khớp với triệu chứng của bệnh rối loạn này. Ông tuần hoàn giữa hai cực cảm giác rất phấn khích và lúc trầm cảm rất nặng. Khi rất phấn khích, ông nghĩ ông đang ở trên thiên đàng và trò chuyện với thiên thần. Khi bị trầm, ông nghĩ ma quỷ đang xé tim ra khỏi ông. Còn nhiều điều chứng minh nữa như trong lời chỉ trích của Luther về những thực hành ơn toàn xá, tiểu xá chứ không chỉ là một phản ứng với những lạm dụng.

Chứng loạn thần kinh của Luther trộn lẫn rất sâu trong bài chỉ trích thần học của ông. Luận điểm số 15 từ 95 luận điểm, Luther viết về nỗi sợ hãi và kinh hoàng của địa ngục mà Luther trải qua hàng ngày. Luther nói, “Nỗi sợ hãi hay sự kinh hoàng này tự nó đã đủ để cấu thành hình phạt của luyện ngục, vì nó rất gần với nỗi kinh hoàng tuyệt vọng của địa ngục.” Chúng ta không cần luyện ngục vì cuộc sống là luyện ngục rồi, sự tra tấn của chính cuộc sống tôi phải trải qua. Đây là tư thế của Luther.

Anfechtung là tiếng Đức cho thử thách hoặc cám dỗ. Luther nói, “Tôi đi đến nơi mà Anfechtung của tôi đã đưa tôi đến. Nó không phải là hiểu hay đọc hay suy đoán, mà là cuộc sống. Không, trái lại chính là cái chết và việc bị kết án vào hỏa ngục mới làm nên một thần học gia.” Ông ta đang giải thích theo kiểu thần học về chính kinh nghiệm cá nhân của mình, về chứng loạn thần kinh, cảm giác tội lỗi, sợ hãi và lo lắng và rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Cá tính của Luther và trí tuệ tuyệt vời của ông là điểm cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của Thần học Cải cách. Như tôi đã nói điều Luther làm là ông đưa ra những suy tư thần học cơ bản là về rối loạn thần kinh của chính ông. Rồi nó trở thành một chiêu bài tuyên truyền, được những người chẳng hạn như Calvin chọn cho những mục đích hoàn toàn khác với những mục đích mà Luther đã dự định.

Việc giải thích và tiếp nhận của người ta về Luther là một cái gì đó rất khác với chính bản thân Luther. Luther chạm vào thế giới sùng đạo của cuối thời trung cổ mà tôi vừa mô tả cho bạn. Và bằng một chìa khóa thần học, Luther như thể đánh rơi một que diêm vào mồi lửa, sẵn sàng để bùng nổ thành cuộc nổi loạn chống giáo sĩ. Trí óc rất thông minh nhưng cá tính với rối loạn thần kinh của ông là chìa khóa khởi đầu toàn bộ sự việc.

Tôi muốn nói một chút về việc Luther được tiếp nhận, không phải về chính Luther mà là việc Luther được tiếp nhận và các tín điều mới lạ của ông về việc được làm công chính hóa chỉ nhờ đức tin mà thôi, tín điều về chỉ Kinh thánh mà thôi và tất cả những thứ còn lại.

Trong Địa phận Meaux, nơi Jacques Lefèvre d'Étaple sống, các tầng lớp chuyên nghiệp và công nhân dệt vải nói riêng dường như đều là những người theo đạo Tin lành. Tại sao những người thợ dệt vải? Tại sao lại không là những loại người khác? Tôi sẽ trở về với câu hỏi đó.

Có một người thợ dệt vải tên Nicola Bouva, bị bắt vì tội dị giáo ở Tois vào năm 1528. Trong khi bị tra vấn bởi Tòa án dị giáo, Nicola nói, “Có nhiều người trong chúng tôi học hỏi Kinh thánh, trong các sách của Luther, người Đức”… Bạn có thể có Nicola Bouva Không, bởi vì không có sách, sách vở chưa có. Bạn thấy công nghiệp có vai trò quan trọng ở đây. “Có nhiều người trong chúng tôi học hỏi Kinh thánh, trong các sách của Luther, người Đức. Sau khi chúng tôi đọc ông ấy, chúng tôi đi rao giảng khắp vùng. Không có tiến sĩ hay giáo sĩ nào có thể ngăn cản chúng tôi. Không ai bị mất phần rỗi ngoại trừ những tên giàu có xấu xa.” Điều gì nổi bật trong lời chứng của Nicola? Chắc chắn không phải là lương tâm dày vò của anh ta (như Luther), phải không? Không, nhưng là thái độ chống giáo sĩ, sự tranh chấp giai cấp và cảm nhận phẩm giá cá nhân của ông ấy: Tôi cũng có thể đọc Kinh thánh và giảng dạy. Không giáo sĩ nào có thể ngăn cản tôi.” Bạn thấy Luther đã được đồng hóa, được đón nhận và giải thích bởi một người thợ dệt vải ở Meaux theo cách rất xa lạ với cách mà chính Luther hiểu Phúc âm.

Ở thành phố Lyon ở Pháp, bạn biết nhóm người nào đã theo đạo Tin lành với số lượng lớn so với những nhóm khác? Những người hành nghề máy in. Họ theo đạo Tin lành nhiều hơn bất cứ nhóm nào khác. Tại sao? Những người hành nghề máy in làm gì? Họ là những lập trình viên máy tính của Silicon Valley của thế kỷ 16. In ấn là một điều gì đó mới mẻ, điều mọi người ngưỡng mộ; đó là một nghề trí thức. Họ là ngành công nghiệp quan trọng, được cần đến cũng như một lập trình viên máy tính ở Silicon Valley làm việc cho Google biết rằng anh ta đang ở vị trí tiên tiến của những gì quan trọng sắp xảy ra.

Những người này chiếm vị trí tiên phong của những điều to lớn sắp đến trong một xã hội không có chỗ về mặt văn hóa cho điều to lớn sắp xảy ra đó. Và họ tiếp nhận các tín điều của Phong trào cải cách với cảm giác được giải phóng và hài lòng, với ý thức phẩm giá cá nhân được tăng tiến. Nó không còn là sự tự căm ghét, và lương tâm dày vò của Luther mà là chúng tôi đang tiến đến một sự gì đó quan trọng, chúng tôi nữa cũng quan trọng vì chúng tôi có chức tư tế của người tin vào Chúa. Chúng tôi có thể đọc Kinh thánh nhưng không chỉ vậy, chúng tôi in sách Kinh thánh. Nhóm người hành nghề in ấn trở thành người theo đạo Tin lành nhiều nhất, hơn nhiều so với những số lượng dân số.

Cho đến những năm 1550, khi các nhóm Tin Lành bắt đầu kiểm soát và xác định cơ cấu thẩm quyền của cộng đoàn của họ, những người hành nghề in ấn trở về lại với đức tin Công giáo bởi vì đời sống có sự dễ dãi hơn. Đó là sự thật.

Leomon Devimon, một nhà luận chiến công giáo người Pháp, đã nghiên cứu sự việc trong thời đó và ông ấy nói, nhóm quý tộc hoặc những người có tính độc lập là những người thiên về việc tham gia nhóm Cải cách, những người có cảm giác về sự quan trọng của bản thân.

 Cuộc Cải cách được phổ biến nhờ việc có máy in năm 1450 và các văn học tôn giáo là thứ phổ biến nhất... Chúng ta đã nói về điều đó. Cùng với các tác phẩm văn học là tiền tệ, kinh tế, Kỷ nguyên Khám phá… Chúng ta đang nói về một giai đoạn lịch sử rất khác với xã hội của thế kỷ 11 hoặc Đế chế Carolingian. Nơi ở của người Công giáo trong xã hội đã thay đổi và Giáo hội đã không theo kịp những thay đổi này trong việc thi hành mục vụ.

Đây cũng là hoàn cảnh của chúng ta hôm nay. Chỗ ở của người Công giáo đã thay đổi. Chúng ta không còn là người di dân sống ở các trung tâm đô thị, trong những nhóm cùng sắc tộc. Chúng ta có nhóm người Công giáo Ba lan, nhóm người Ý, nhóm người Ái Nhĩ Lan, nơi mà không ông bố nào lo lắng gia đình ông sẽ sống một mình vì ông còn có 32 cháu trai và cháu gái, tất cả đều đang sống trong khu Công giáo nhỏ này. Đó không còn là thế giới Công giáo của chúng ta. Nhưng Giáo hội phải mất để Giaó hội nhận ra những việc mục vụ và hệ suy nghĩ của mình cần phải thay đổi hầu đuổi kịp. Hãy xem, cháu của những người đó hiện là doanh nhân và họ có một số nhà hàng nổi tiếng nhất trong thị trấn, nhưng họ không sống nơi cũ nữa. Họ sống trên núi, họ sống ở những nơi khác. Giáo dân sống ở đâu đã khác trước đây và Giáo hội phải bắt kịp những thay đổi đó.

Thêm một vấn đề nữa được gọi là Affaire des Placards, xảy ra vào năm 1534. Điều tôi đang minh họa đây không là về chính Luther mà là về cách Luther được đón nhận, điều thúc đẩy mọi người đi theo Cuộc Cải cách này.

Vào năm 1534, có những tấm áp phích được dán trên khắp thành phố Paris, tấn công Hy tế của Thánh thể, được viết bởi các nhà tuyên truyền Tin lành. Bây giờ chúng ta biết Antoine Marcourt đã viết chúng. Ông là một học giả nhân văn, được truyền cảm hứng từ tác phẩm châm biếm của Rabelais. Đó là giọng điệu của những gì ông viết. Những người dán các áp phích đả kích Thánh lễ đã làm một điều ngu ngốc. Họ dán một tấm bên trong cửa phòng ngủ nhà vua. Điều này tương tự như dán tuyên truyền cộng sản trong phòng ngủ của Eisenhower trong thời kỳ McCarthy. Vì vương quyền ở Pháp được coi là một thực tại thánh thiêng, và đả kích Thánh lễ thì tương tự như tấn công chế độ quân chủ. François Clouet phản ứng bằng cách treo cổ một đám người theo đạo Tin lành ngoài ban công cung điện của ông ta ở Amboise.

Chúng ta sẽ sẽ xem nội dung của các tấm biểu ngữ. Họ thực sự tấn công cái gì? Chúng ta đang nói về văn học phổ thông. Chúng ta không nói về Luther, chúng ta đang xem các áp phích, tờ rơi và luận thuyết, được phát ở các góc phố cho người dân ở Pháp. Có phải họ nói hãy làm cho lương tâm được thanh thoát bằng việc đón nhận tín điều chỉ đức tin làm cho người ta được trở nên công chính hóa? Đó không là nội dung.

Tôi sẽ đọc một đoạn: “Qua Thánh lễ, những người nghèo khổ thì như bầy chiên khốn khổ, bị cầm giữ và duy trì bởi những con sói có sức làm mê hoặc”. Những con sói ở đây là ai? Linh mục. “Rồi bị ngấu nghiến và nuốt chửng. Có ai sẽ không nói hoặc nghĩ rằng đây là hành vi trộm cắp của lối sống đồi trụy không? Qua Thánh lễ, họ đã chiếm đoạt, phá hủy và nuốt chửng mọi thứ. Họ đã lật đổ vua, các nhà trị vì, bậc quý tộc, thương gia và mọi người chúng ta có thể tưởng tượng được, đã chết hay còn sống. Vì đó, họ không sống với bổn phận hay trách nhiệm nào cả, với bất cứ ai hoặc bất cứ điều gì.”

Hãy tạm dừng ở đây. Điều đó có đúng không? Trách nhiệm chính của linh mục là gì? Cử hành Thánh lễ. “Qua Thánh lễ, họ sống mà không làm gì hoặc có trách nhiệm cho ai hoặc cho bất cứ việc gì, ngay cả việc cần học tập.” Thánh lễ thì tệ hại vì nó cho phép linh mục miễn nghĩa vụ học tập. Bạn có thể tưởng tượng một nông dân ở Carolingian Châu Âu than phiền điều đó về Giáo hội Công giáo không? Nó là điều không thể hiểu được nhưng nó minh họa sự di dân của tín hữu trong xã hội giữa thế kỷ 12 và thế kỷ 15, khiến việc chỉ trích các giáo sĩ thiếu sự học hiểu có thể được chấp nhận, có khả năng được người dân tin rằng những gì họ nói có lý.

Ý tưởng đó xuất phát từ đâu ra? Là do sự thay đổi khổng lồ đang xảy ra trong xã hội đang quét qua châu Âu, với một dân số đã quen với việc phát triển tâm linh cá nhân từ những cuốn sách kinh của riêng họ, có nghi lễ của riêng họ. Một nhà luận chiến nói các linh mục chỉ cử hành Thánh lễ, ngoài ra họ chẳng làm gì cả. Như thể nói thuốc trừ sâu không làm sự gì ngoại trừ việc tiêu diệt sâu bọ. Bạn muốn họ làm gì nữa? Thần học của Luther xuất hiện từ bối cảnh chủ quan riêng biệt này, nhưng ông đã thắp cháy hộp diêm của sự không thân thiện này và như thể trao khí cụ siêu hình học / triết lý cho phong trào đang sắp bùng nổ. Phần lớn cũng là hậu quả của việc mục vụ của Giáo hội Công giáo dưới hình thức của các dòng tu.

Tôi đã nói một giờ nhưng tôi chưa nói Calvin là ai, người chính yếu mà tôi muốn nói đến. Tôi có rất nhiều điều để nói về Calvin. Nhưng tôi cũng hiểu rằng một số bạn đã có gia đình và có việc cần làm nên đây là những gì tôi sẽ nói. Tôi sẽ đưa ra một vài suy nghĩ tóm tắt. Rồi nếu bạn cần phải ngừng ở đây, cứ tùy tiện. Nhưng nếu bạn muốn ở lại và nói về Calvin một chút, chúng tôi sẽ làm điều đó. Đây là phần tóm tắt của tôi…

Để tôi đưa ra cho bạn thấy trước những điều tôi tôi sẽ nói về Calvin. Tôi vừa vẽ ra một bức tranh về châu Âu đang ngập chìm trong lửa; về thế giới Công giáo bị xé tan trước khi cuộc Cải cách xảy ra, bởi vô số thần học lan truyền, bởi cảm giác chống giáo sĩ, bằng những cách nối kết với Hy tế Thánh lễ hoàn toàn khác nhau, và mọi người đang căng thẳng và khao khát tìm ra cách làm cho Phúc âm trở nên dễ hiểu và được đem vào cuộc sống của chính họ. Và họ đang làm điều đó theo cách Công giáo, theo những cách hoàn toàn chính thống, nhưng đầy căng thẳng.

Những người trong giáo hội là những người Công giáo trung thành, chính thống; họ tin rằng Chúa Kitô thực sự hiện diện trong Thánh lễ, nhưng có những căng thẳng về khía cạnh mục vụ trong Giáo hội vẫn chưa được giải quyết. Và Luther thắp cháy hộp diêm và mọi thứ bùng nổ.

Những người như Nicola Lavoie phản ứng theo cách chống thẩm quyền cách triệt để và trở thành người quyết liệt chọn theo cách mạng xã hội. Vua thì treo cổ dân chúng ở ngoài ban công nơi vua ở tại Amboise, để dập tắt cuộc nổi dậy còn non trẻ này của đám đông tin theo những tuyên truyền của Luther. Đó là lúc Calvin xuất hiện.

Calvin trẻ hơn Martin Luther 26 tuổi. Calvin sẽ làm gì để đưa thần đèn vào lại trong đèn? Calvin đưa ra một tổng hợp đức tin Công giáo nhất hơn bất kỳ ai trong thế kỷ 16 về các tín điều của nhóm cải cách: kêu gọi việc tin vào sự hiện diện của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể; nói về độc quyền đối với Huấn quyền của Giáo hội để giải thích Thánh truyền. Tất nhiên khi nói về Huấn quyền, Calvin có ý nói ông có về chính mình; sự hợp nhất của Hội thánh trong đặc tính công giáo của nó.

Các chủ đề rất là Công giáo Calvin rút từ kiến thức sâu sắc về thần học cải cách Công giáo của thế kỷ 15, chẳng hạn như Jean Charlier de Gerson, ông là một nhà cải cách Công giáo đã có mặt tại Công đồng Constance.

Tôi muốn cho bạn thấy những ý nghĩ, cảm nghĩ của Calvin rất là Công giáo, Công giáo cách sâu sắc, không về mặt tín lý của ông những là cảm nghĩ của ông. Sau đó, tôi muốn cho bạn thấy tại sao Calvin thất bại. Ông đã thiếu điều gì và tại sao ông không thể hoàn thành điều ông muốn.

Bởi vì khi tôi đọc hết những tài liệu này như một nhà sử học và là một người Tin lành tin tưởng mạnh mẽ vào những tín điều, và ghét Giáo hội Công giáo, Calvin là người đã đánh thức tôi, giúp tôi nhận ra tôi cần một Giáo hội duy nhất, thánh thiện, công giáo, tông truyền, Giáo hội mà sẽ đem đến cho tôi sự Hiện diện thật của Chúa Kitô trong các bí tích, để đem đến một sự kết hợp với Chúa, có sức làm tôi trở nên giống Chúa Kitô mỗi ngày một hơn, vì tách lìa khỏi Giáo hội tôi không có sự sống. Một người Tin lành đã làm tôi tỉnh thức để nhận ra điều đó.

Cùng một lúc, tôi nhận ra rằng Calvin đã gieo mầm cho sự hủy diệt của chính mình. Vì dấn thân để đi theo sự bất thường của Luther, một quyết định có mầm thất bại ngay từ thuở ban đầu và dẫn đến việc ra đời của vô số các giáo phái Tin lành của thời hiện đại. Vì thế tôi tiến thoái lưỡng nan: hoặc là tôi chân thành đón nhận những yếu tố Công giáo của Calvin. Với trường hợp đó, tôi phải từ bỏ Calvin và trờ thành người Công giáo. Hoặc tôi phải đón nhận những yếu tố bất thường của Luther mà Calvin đã đón nhận. Điều này sẽ dẫn tôi vào giáo phái Tin lành Phúc âm hiện đại, nhưng tôi phải từ bỏ những yếu tố Công giáo. Tôi phải tự hỏi cái nào nguyên thủy hơn? Nhóm nào thực sự phản ảnh Tân Ước của Giáo hội thời sơ khai? Tôi nhận ra tôi có thể mọi sự Luther muốn tôi đón nhận: một đời sống nội tâm và sự bảo đảm của ân sủng, niềm hy vọng trong Chúa Kitô.

Tôi có thể có hết những sự tuyệt diệu này trong Giáo hội Công giáo. Và tôi có thể có những điều này qua các bí tích và những việc phụng vụ mà Calvin đang truyền bá. Đó là những gì tôi sẽ nói đến. Kết luận là điều đó có liên quan gì đến thời nay? Tôi đã nói điều này. Cuộc Cải cách theo quan điểm của tôi, là vì hoàn cảnh xã hội tại các địa phương của người Công giáo đã thay đổi nhưng Giáo hội không đuổi kịp xã hội trong công việc chăn dắt đoàn chiên.

Vào thời điểm đó, những nhà cải cách Công giáo nhìn thấy những gì xảy ra. Những người như thánh Phanxicô de Sales, ngài là Giám mục của Geneva dù rằng ngài không có cơ hội để đến thăm địa phận của mình. Ngài nói, chúng ta cần dạy các tín hữu đời sống cầu nguyện qua các mầu nhiệm của bí tích. Chúng ta cần dạy giáo dân cách thông phần vào Hy lễ của Thánh lễ và đặt Thánh lễ làm điểm chủ yếu của đời sống thiêng liêng của họ. Để giáo dân không cần phải bù đắp cho sự thiếu thốn đó bằng những tổ chức huynh đệ, bằng việc hôn tấm gỗ bình an và bánh được làm phép. Họ sẽ lãnh nhận điều họ khao khát nơi Thánh lễ.

Cảm tính đó đã được Công đồng Vatican II giải thích rõ ràng trong Sacrosanctum Concilium / Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh; và chút nữa tôi sẽ đọc cho bạn đoạn từ đó. Cách đơn giản, Hiến chế đó nói Giáo hội cần dạy giáo dân trên hết, cách để dâng hiến Hy tế của Thánh Thể, không chỉ qua trung gian của người linh mục mà còn bằng chính cuộc sống của họ.

Cuộc Cải cách đặt ra trước mắt chúng ta một thách thức mục vụ sâu sắc và thách thức đó vẫn chưa được thỏa mãn. Cùng một lý do đang hoạt động: tại sao bạn từ bỏ việc thờ phượng? Vì tôi không cảm thấy nhu cầu tâm linh của mình được đáp ứng. Đó là sự thật. Và thách thức của Giáo hội là giải thích cho họ, sự phong phú của truyền thống đức tin như tôi đã trải nghiệm ở Nhà thờ thánh Bênađô, như chúng ta đã trải nghiệm hôm nay trong Hy tế Thánh lễ.

Đây là một gánh nặng giáo lý rất phong phú và cao quý. Đó là lý do tôi làm điều tôi đang làm, làm việc trong ngành dạy giáo lý, đó là lý do tôi là người đàn ông Công giáo. Đó là thách thức tôi muốn đưa ra cho bạn. Tôi sẽ ngừng ở đây. Nếu ai muốn ở lại và bàn luận về Calvin, chúng ta sẽ có thời gian đó nhưng lúc này chúng ta cần thời gian nghỉ.

Share: