Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2022

Chúa nhật thứ I Mùa Vọng: Anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu (Mt 24:37-44)

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Thời ông Nô-ê thế nào, thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. Vì trong những ngày trước nạn hồng thuỷ, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nô-ê vào tàu. Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thuỷ ập tới cuốn đi hết thảy. Ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. Bấy giờ, hai người đàn ông đang làm ruộng, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại; hai người đàn bà đang kéo cối xay, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại.

“Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em sẽ đến. Anh em hãy biết điều này : nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông phải canh thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu. Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.”


Từ Dr. John Bergsma

Các chủ đề của Tin Mừng hôm nay rất giống với chủ đề của Thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai. Chúng ta nhờ đó thấy được lòng trung thành của Thánh Phaolô đối với Tin Mừng đã được rao giảng (không biến đổi nó).

Chúa Giêsu dùng trận lụt thời Nô-ê như một biểu tượng của ngày cánh chung. “Thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng,” tất cả những hình ảnh của dục lạc. Khi ngày tận thế đến, hầu hết thế giới sẽ bị phân tâm bởi việc tìm kiếm lạc thú trong cuộc đời này.

Những lời tuyên bố này của Chúa về “một người được đem đi, một người bị bỏ lại” và sự xuất hiện của “kẻ trộm khi đêm đến” đã làm nảy sinh “tín điều” của thời hiện đại về “rapture / việc được đem đi,” một khái niệm về sự tái lâm của Đức Kitô, khi mà những người tin vào Chúa đột nhiên được “đưa lên” khỏi trái đất và những người không tin sẽ bị bỏ lại đàng sau và sẽ phải trải qua một đại nạn trước khi tận thế. Đây không là một tín điều trong truyền thống của Kitô giáo. “Rapture / việc được đem đi” được đưa ra bởi John Nelson Darby, một mục sư Plymouth Brethren vào những năm 1800. Carl Olson đã xuất bản “Will Catholics Be Left Behind: A Critique of the Rapture and Today's Prophecy Preachers / Liệu người Công giáo sẽ bị bỏ lại đằng sau”, phê bình rất chính xác về thuyết lý này.

Bài đọc I và Thánh Vịnh trình bày đời sống Kitô hữu như một cuộc “hành hương” đến Sion. Bài đọc hai và Tin Mừng trình bày đời sống Kitô hữu là một cuộc sống đòi hỏi có sự “tỉnh thức” và từ bỏ những đam mê nhục dục ở đời này. Hai hình ảnh có thể được kết hợp làm một cách sống. Trong một cuộc hành hương, người ta không bị lôi cuốn theo việc tìm kiếm lạc thú. Ban ngày bạn phải đi bộ nhiều giờ trên camino / đường và ngủ ở nơi bạn có thể—đôi khi ở những nơi khắc khổ—vào ban đêm. Và nếu bạn tạo nên thói quen dừng chân và “hưởng vui chơi”, bạn sẽ không thể nào đạt đến đích. Các bài đọc trong Thánh lễ này kêu gọi chúng ta lần nữa dấn thân sống cuộc đời hiện tại như một cuộc hành hương về núi Sion trên trời.

_____________

Từ Dr. Brant Pitre

Vậy Chúa Giêsu đang nói về điều gì? Đoạn Phúc âm này nói về điều gì? Điều đầu tiên tôi muốn nói ở đây, và điều này rất quan trọng, là nhấn mạnh rằng mặc dù một số Kitô hữu (Tin Lành) cho rằng Chúa Giêsu đang nói về việc những kẻ tin Chúa chân thành được bí mật “rapture / đem đi khỏi” trái đất. Nếu họ thực sự tin vào Chúa Giêsu, họ sẽ biến mất một cách bí ẩn và những người khác sẽ bị “bỏ lại đằng sau”. Nhưng đó không phải là điều mà Chúa Giê-su đang nói đến. Điều mà Chúa Giêsu đề cập đến trong đoạn Phúc âm này là về việc Chúa đến thứ hai trong ngày tận thế. Chúa Giêsu đang nói về phán xét cuối cùng, không phải việc được bí mật đem đi của những người thực sự tin vào Chúa.

Để tôi đưa ra cho bạn một vài lý do tại sao Ngài đang nói về cuộc phán xét cuối cùng, bạn có thể thấy điều đó bằng cách xem xét bối cảnh.

1. Mặc dù sách bài đọc Phúc âm không có câu này, nhưng câu ngay trước dòng đầu tiên “Thời ông Nô-e thế nào,” là câu nổi tiếng mà Chúa Giê-su nói “về ngày và giờ đó thì không ai biết được.” Và câu đó nói vềVà câu đó đề cập đến thời điểm trời và đất sẽ qua đi, không ai biết khi nào điều đó sẽ xảy ra, kể cả các thiên thời điểm mà trời đất sẽ qua đi, ngày và giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời, chỉ một mình Chúa Cha biết mà thôi. Vì vậy, sự liên quan đến ngày giờ đó là ngày cánh chung, ngày phán xét cuối cùng. Đó là điểm đầu tiên, bối cảnh nói về sự phán xét cuối cùng.

2. Việc Chúa Giê-su ám chỉ thời Nô-ê cho bạn thấy rằng đây là sự phán xét của vũ trụ, sự phán xét của toàn thế giới. Bởi vì vào thời Nô-ê, nếu bạn quay trở lại sách Sáng thế chương 6-9 đọc, những gì Sáng thế mô tả là một trận lụt toàn cầu, nơi tất cả những kẻ ác trên toàn thế giới đều bị diệt vong trước sự phán xét của Chúa, và chỉ một số ít người, tám người, được cứu thoát khỏi sự phán xét của Chúa. Vì vậy, Chúa Giêsu đang đưa ra một sự so sánh. Cũng như trong thời Nô-ê, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, và không chuẩn bị cho cuộc đại hồng thủy, cuộc phán xét toàn cầu, thì khi Con Người quang lâm, nhiều người sẽ vẫn mải mê với những thứ của thế gian này, và họ sẽ không có sự sẵn sàng cho cuộc phán xét cuối cùng. Họ sẽ không sẵn sàng cho parousia, từ Hy Lạp về việc Con Người đến, khi Người sẽ phán xét trần gian. Giống như Chúa phán xét cả thế giới vào thời điểm lũ lụt.

3. Điều này thực sự quan trọng. Nếu bạn để ý, bạn có thể thấy rằng khi Chúa Giê-su nói một người được đem đi và một người bị bỏ lại, cho dù một người đàn ông được đem đi và một người đàn ông bị bỏ lại, hay một người đàn bà được đem đi và một người đàn bà bị bỏ lại (một lần nữa nếu bạn nghĩ về hình ảnh của lũ lụt làm nền cho những gì Ngài đang nói), điều gì đã xảy ra ở đây? Gia đình của Nô-ê đã được đem đí. Nói cách khác, họ đã được cứu khỏi sự phán xét của trận lụt, và những người bị bỏ lại; họ không bị bỏ lại để sống trên thế gian và có thời gian để ăn năn hay điều gì đó tương tự, họ bị lọt ra khỏi ơn cứu rỗi và trận lụt cuốn trôi đi, họ bị diệt vong trong sự phán xét của Chúa. Điều chủ yếu Chúa Giêsu muốn nói đến ở đây là sự phân chia giữa người công chính và kẻ ác sẽ diễn ra vào ngày phán xét cuối cùng.

Nếu bạn muốn một so sánh tương tự với điều này, bạn có thể xem chương tiếp theo trong sách Mát-thêu, dụ ngôn về chiên và dê trong Phúc âm Mát-thêu chương 25, nơi Chúa Giê-xu phân rẽ người công chính khỏi kẻ gian ác. Ngài phân biệt chiên với dê, và người công chính đi vào vương quốc vĩnh cửu của Chúa Cha, trong khi những con dê đi vào lửa hủy diệt vĩnh cửu đã chuẩn bị sẵn cho ma quỷ và các thiên sứ của hắn. Vì vậy, đây là sự phân tách của ngày phán xét cuối cùng, nó không phải là về việc người tín hữu trung tín được đem đi cách bí ẩn. Thật vậy, chính Chúa Giêsu đưa ra dụ ngôn này, Chúa nói ngày Con Người quang lâm cũng vậy. Đây là ngày Chúa đến lần thứ hai chứ không là sự những người tín hữu chân thực được đem đi lên thiên đàng trong bí mật. Từ “rapture / được đem đi” đó không bao giờ được dùng đến.

4. Tất cả điều này rất rõ ràng nếu bạn nhìn vào phần kết của bài Phúc âm hôm nay, bởi vì đâu là điểm nhấn mạnh chính? Nó là bản chất bất ngờ của sự phán xét. Nói cách khác, bạn không biết chính xác khi nào Con Người sẽ đến vào ngày tận thế. Ngài sử dụng một vài hình ảnh khác nhau cho việc này. Ngài nói, hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em sẽ đến. Vì vậy Ngài nói hãy tỉnh thức, như thức canh chờ Con Người đến. Nhưng Ngài cũng dùng dụ ngôn kẻ trộm trong đêm. Vì vậy Ngài nói nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông phải canh thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu. Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến. Và câu cuối cùng liên kết nó với câu trước đó trong Mát-thêu 24:35-6, Trời đất sẽ qua đi vào ngày giờ không ai biết cả.

Vì vậy, toàn bộ bối cảnh của đoạn văn này không là về việc được đem đi lên trời trong bí mật mà là về cuộc phán xét cuối cùng. Đó là về cuộc chờ đợi [Chúa đến] lần thứ hai. Đó là về parousia / sự xuất hiện của Chúa Kitô vào ngày tận thế. Đây là một phân tích ngắn thôi. Nếu bạn muốn biết thêm, tôi đã có một lớp học Kinh Thánh và về rapture / được đem đi với tiêu đề “Jesus and the End Times: A Catholic View of the Lats Days”. Trong đó, tôi đi qua những vấn đề khác của quan điểm “được đem đi.” Tôi chỉ muốn loại ý đó ra ở đây để bạn thấy rằng Giáo hội bắt đầu năm phụng vụ với Tin Mừng Mát-thêu, bắt đầu Chúa nhật đầu tiên của Mùa Vọng, không phải với một đoạn nói về việc được đem đi, về rapture. Giáo hội bắt đầu Chúa nhật thứ I của Mùa Vọng, với một đoạn Phúc âm nói về chờ đợi cuối cùng, về sự tái lâm của Chúa Kitô vào ngày tận thế, điều này cho chúng ta chút manh mối về những gì sắp diễn ra trong Mùa Vọng. Nó nói về việc chúng ta chuẩn bị, không chỉ mừng Lễ Giáng Sinh, khi Chúa đến lần đầu tiên, mà còn là chuẩn bị cho chúng ta cho Chúa đến lần cuối cùng, sự giáng lâm cuối cùng của Chúa Kitô vào ngày tận thế.

Share:

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2022

Lễ Chúa Kitô Vua: Cây Thánh giá là ngai vàng của Vua của Vũ trụ

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca (Luca 23:35-43)

Khi ấy, Đức Giê-su bị đóng đinh trên thập giá, dân chúng thì đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo : “Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn!” Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống và nói: “Nếu ông là vua dân Do-thái thì cứu lấy mình đi!” Phía trên đầu Người, có bản án viết: “Đây là vua người Do-thái.”

Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người : “Ông không phải là Đấng Ki-tô sao ? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!” Nhưng tên kia mắng nó : “Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!” Rồi anh ta thưa với Đức Giê-su: “Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi !” Và Người nói với anh ta : “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.”

---------

Thoạt đầu, Bài Tin Mừng có vẻ tương phản mạnh mẽ với các bài đọc của ngày hôm nay, vốn nhấn mạnh đến vinh quang và quyền năng của Con Vua Đavít. Trong bài Phúc âm, chúng ta thấy Con vua Đa-vít bị chế giễu, sỉ nhục và bị giết.

Tuy nhiên, có một sự thật khó hiểu trong bài Phúc âm. Thập Giá là ngai của Chúa Giêsu. Vương quyền của Ngài được thể hiện trong cái chết của Ngài. Ngài trị vì từ cây Thập Giá. Vương quốc của Ngài là vương quốc của “sự cứu chuộc, sự được tha thứ tội lỗi,” và tội lỗi không thể được tha thứ trừ khi Ngài trả giá cho chúng bằng chính máu của mình. Vì vậy, ở đây, Vua trả giá cho những hành vi phạm tội của thần dân của mình, để sự hòa giải được xảy ra bằng máu của Ngài trên thập tự giá (Côlôsê 1:20).

Như Chúa Giê-xu đã nói với Phi-la-tô, vương quốc của Ngài không thuộc về thế gian này (Gian 18:36). Vương quốc của Ngài hiện hữu trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian này. Người trộm lành đã nuôi hy vọng rằng Chúa Giêsu có thể vẫn là Đấng Mêsia, vẫn có thể làm phép lạ từ Thập tự giá và bắt đầu triều đại thượng giới của Ngài. Anh ta có chịu thiệt hại gì đâu khi tin vào điều đó? Anh đã đặt hết tin tưởng vào Vị Rápbi từ Nadarét: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi! Hãy nhớ tôi đã bênh vực ông khi ông bị nguyền rủa và đang trong những giây phút cuối cùng của ông.”

 Trước đó trong Tin Mừng, Chúa Giêsu đã hứa thưởng cho bất cứ ai cho những người anh em bé mọn nhất của mình dù chỉ một cốc nước lạnh. Người trộm lành đã làm những gì  anh có thể. Anh không có nước cho Chúa uống, nhưng anh dâng Chúa tình liên đới trong đang lúc bị hành hạ cách tàn nhẫn. Và anh ta nhận được phần thưởng ngoài những gì anh ta có thể tưởng tượng: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng”.

Tin Mừng này nhắc nhở chúng ta, khi chúng ta mừng lễ Chúa Kitô Vua, Vương quyền và vương quốc của Ngài luôn bị bách hại và gặp đau khổ trên thế giới này. Chúa đã nói với chúng ta rồi: “Nếu ai muốn theo Ta, phải từ bỏ chính mình, vác thập tự giá mình hằng ngày mà theo Ta?” (Lu-ca 9:23, RS). Ngai vàng của Chúa Giêsu là Thánh Giá của Người. Tương tự như vậy, ngai vàng của chúng ta cũng là những cây thánh giá. Chúng ta chỉ cai trị từ thập tự giá trong cuộc sống này. Chỉ qua việc chấp nhận đau khổ vì yêu mà quyền lực và uy quyền của chúng ta với tư cách là phó vương của Chúa Kitô mới trở nên hiện thực và hiệu quả trong thế giới này. Như Thánh Phaolô đã nói trong thư gửi tín hữu Rôma, chúng ta “là thừa kế, và đồng thừa kế với Đức Ki-tô; vì một khi cùng chịu đau khổ với Người, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người (Rm 8:17).

Đây là một sự thật quan trọng chúng ta cần ghi nhớ trong những thời điểm Giáo hội gặp khó khăn về mặt chính trị cũng như khi Giáo hội được quyền thế ủng hộ. Phúc Âm không thể bị áp đặt, và các chính sách của chính phủ — chúng có thể giúp đỡ hoặc cản trở các nỗ lực của Giáo Hội— sẽ không bao giờ thực sự mang lại sự hoán cải tâm hồn. Tin Mừng luôn là một lời mời gọi đầy thách đố: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo tôi”. Không có cách nào để tô vẽ thử thách này, làm cho nó dễ được chấp nhận hơn bằng bọc nó bằng nhạc rock hoặc bằng những phim kịch tinh vi. Vì cuối cùng, mỗi người phải quyết định họ sẽ sống theo ước muốn của mình hay phó thác cuộc đời mình cho Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ, Vị Vua đã gánh chịu đau khổ, Đấng sẽ ngự trên tòa để phán xét vào ngày cánh chúng. Sự lựa chọn của bạn là gì? -- -- Dr. John Bergsma, The Word of the Lord: Reflections on the Sunday Mass Readings for Year C
Share:

Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2022

"Một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu" -- Chúa nhật thứ XXXIII Mùa Thường niên, Năm C

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca (Luca 21:5-19)

Khi ấy, nhân có mấy người nói về Đền Thờ lộng lẫy nguy nga với những phiến đá đẹp và những đồ dâng cúng, Đức Giê-su bảo : “Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào.” Họ hỏi Người : “Thưa Thầy, vậy bao giờ các sự việc đó sẽ xảy ra, và khi sắp xảy ra, thì có điềm gì báo trước ?”

Đức Giê-su đáp : “Anh em hãy coi chừng kẻo bị lừa gạt, vì sẽ có nhiều người mạo danh Thầy đến nói rằng : ‘Chính ta đây’, và : ‘Thời kỳ đã đến gần’ ; anh em chớ có theo họ. Khi anh em nghe có chiến tranh, loạn lạc, thì đừng sợ hãi. Vì những việc đó phải xảy ra trước, nhưng chưa phải là chung cục ngay đâu”. Rồi Người nói tiếp : “Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. Sẽ có những trận động đất lớn, và nhiều nơi sẽ có ôn dịch và đói kém ; sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao từ trời xuất hiện.

“Nhưng trước khi tất cả các sự ấy xảy ra, thì người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp anh em cho các hội đường và bỏ tù, điệu anh em đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy. Đó sẽ là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy. Vậy anh em hãy ghi lòng tạc dạ điều này, là anh em đừng lo nghĩ phải bào chữa cách nào. Vì chính Thầy sẽ cho anh em ăn nói thật khôn ngoan, khiến tất cả địch thủ của anh em không tài nào chống chọi hay cãi lại được. Anh em sẽ bị chính cha mẹ, anh chị em, bà con và bạn hữu bắt nộp. Họ sẽ giết một số người trong anh em. Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu. Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình.”

 


 

Rõ ràng ở đầu của đoạn này, Chúa Giêsu nói về sự Đền thờ Giêrusalem do Hê-rô-đê xây lên bị hoàn toàn phá hủy năm 70 A.D  (Đền thờ Giêrusalem thời Chúa Giêsu được vua Hê-rô-đê Cả bắt đầu xây dựng và sau đó được hoàn thành vào năm 66 A.D.). Nhiều người hỏi về Bức tường Than khóc ở Giêrusalem: chẳng phải những tảng đá của Bức tường Than khóc là một phần của Đền thờ sao? Nếu vậy thì lời của Chúa Giêsu: “không còn tảng đá nào trên tảng đá nào” là sai? Trên thực tế, Bức tường Than khóc là một phần của bức tường chắn được xây lên để cung cấp một quảng trường rộng lớn cho Đền thờ và các sân của nó. Bức tường không phải là một phần của Đền thờ. Đền thờ nằm ở phía bắc của đền thờ hiện là Dome of the Rock của người Hồi giáo. Chính Đền thờ thì chẳng gì còn lại cả.

Trong phần tiếp theo của Tin Mừng tuần này, Chúa Giê-su mô tả các sự kiện dẫn đến sự hủy diệt của thành Giê-ru-sa-lem vào năm 70 sau Công Nguyên. Nhà sử học Do Thái Flavius ​​Josephus ghi lại những dấu hiệu đáng sợ người ta có thể nhìn thấy trên bầu trời và trên đất trước thảm họa này trong tác phẩm Chiến tránh Do thái giáo / The Jewish War.

Đền thờ Giêrusalem được coi là thành Thánh, trung tâm của trái đất, cái rốn của vũ trụ, một mô hình thu nhỏ của Đền thờ Vũ trụ. Như Josephus viết:

Vì nếu có ai xem xét vải của Nhà Tạm,  y phục của vị Thượng tế, và những bình mà chúng tôi sử dụng trong việc thờ phượng của mình, thì sẽ thấy rằng… tất cả đều được làm nên theo hình ảnh và là tượng trưng của vũ trụ. (Jewish Antiquities 3:180).

Vì vậy, những gì xảy ra với Giêrusalem vào năm 70 sau Công nguyên là một loại biểu tượng, một dấu hiệu về những điều sẽ xảy ra với toàn thể vũ trụ. Những lời của Chúa chúng ta cũng có thể được áp dụng một cách đúng đắn cho ngày tận thế.

“Nhưng trước khi tất cả các sự ấy xảy ra, thì người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp anh em cho các hội đường và bỏ tù, điệu anh em đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy. 13 Đó sẽ là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy. Vậy anh em hãy ghi lòng tạc dạ điều này, là anh em đừng lo nghĩ phải bào chữa cách nào.

Vì chính Thầy sẽ cho anh em ăn nói thật khôn ngoan, khiến tất cả địch thủ của anh em không tài nào chống chọi hay cãi lại được. Anh em sẽ bị chính cha mẹ, anh chị em, bà con và bạn hữu bắt nộp. Họ sẽ giết một số người trong anh em.”

Ở đây Chúa Giêsu tiên tri những điều chúng ta thấy đã ứng nghiệm trong sách Công vụ Tông đồ, khi mà trong những năm 50 và 60 sau Công nguyên, các vị Tông đồ bị cầm giữ, bắt bớ, giao nộp cho các hội đường và bỏ tù, dẫn đến trước các vị vua và thống đốc, và một số đã bị tử hình. Tất cả những điều này diễn ra trước khi thành Giê-ru-sa-lem bị tàn phá vào năm 70 sau Công Nguyên. Đồng thời, những cuộc đàn áp này là đặc điểm của Giáo Hội trong suốt lịch sử và sẽ tái diễn một cách dữ dội, đặc biệt ngay trước khi Chúa trở lại trong vinh quang lần thứ hai.

Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét.  

Sự không ưa thích chúng ta vì chúng ta là Kitô hữu thì đặc biệt khó để chịu đựng vì chúng ta mong muốn tình tình yêu thương và muốn họ biết về Chúa Kitô. Kitô hữu không có ác ý nào với những người khác, nhưng vì chúng ta không tuân thủ lối sống và niềm tin mà chúng ta biết là sai lầm, có hại và trái với ý muốn của Chúa, chúng ta kích động sự tức giận của người khác (Trường hợp này đang xảy ra ngày càng mạnh ở Tây phương).

Nhưng dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu. Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình.

Vì Chúa Giêsu thừa nhận rằng một số người sẽ bị giết chết vì danh Ngài, nên câu nói “một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu” của Chúa Giêsu không thể được hiểu theo nghĩa đơn giản là không một tổn hại nào về thể xác sẽ xảy đến với những người bị bắt bớ vì đức tin của họ. Đúng hơn, “một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu” phải được hiểu như một lời tuyên bố về ngày cánh chung, rằng người Kitô hữu thật sẽ chịu thiệt hại nào cả vì toàn bộ cơ thể của người ấy sẽ được phục hồi trong ngày kẻ chết sống lại…

Sự kiên trì là một hình thức của nhân đức dũng cảm, một khả năng chịu đựng dưới áp lực của đau khổ và khó khăn. Chúng ta hãy cầu nguyện trong Thánh lễ này để Chúa ban cho chúng ta sự kiên trì mà chúng ta sẽ cần đến để gánh chịu sự bắt bớ đang gây ra cho chúng ta trong nền văn hóa này, để chúng ta trung thành cho đến cùng và nhận lại thân xác của chúng ta trong ngày cánh chung, ngày mà “một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu”. -- Dr. John Bergsma, The Word of the Lord: Reflections on the Sunday Mass Readings for Year C

Share:

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2022

Khi Thiên Chúa xem ra xa vắng

“Tôi mong đợi Đức Chúa,
Đấng ẩn mặt không nhìn nhà Giacóp, tôi trông cậy vào Ngài”
(Is 8, 17)

Thiên Chúa có thật, không thành vấn đề bạn nghĩ thế nào. Thật dễ để thờ phượng Thiên Chúa khi mọi chuyện êm xuôi trong cuộc đời bạn - khi Ngài cho bạn của ăn, bạn bè, gia đình, sức khỏe và hạnh phúc. Nhưng đời đâu phải luôn mang sắc hồng. Những lúc ấy bạn sẽ thờ phượng Thiên Chúa thế nào? Bạn sẽ làm gì khi xem ra nghìn trùng xa cách, Ngài đã đi rồi?

Mức độ sâu sắc nhất của thờ phượng là ngợi khen Thiên Chúa bất chấp nỗi đau, tạ ơn Ngài trong thử thách, tin cậy Ngài khi bị cám dỗ, phó dâng cho Ngài đang khi khốn khổ, và yêu mến Ngài khi Ngài xem ra xa vắng.

Tình bạn thường được thử thách bởi sư phân cách và im lặng; bạn bị chia cắt bởi khoảng cách vật lý hoặc bạn không thể nói chuyện với người kia. Cũng vậy, trong tương quan với Thiên Chúa, bạn sẽ không luôn luôn cảm thấy Ngài gần gũi. Philip Yancey nhận xét cách khôn khéo, “Bất cứ một mối tương giao nào cũng bao gồm cả gần gũi lẫn xa cách. Với Thiên Chúa cũng thế, không thành vấn đề mật thiết làm sao, qua lắc vẫn sẽ đong đưa tư bên này qua bên kia”.11 Đó là lúc thờ phượng trở nên khó khăn.

Để bạn trưởng thành trong tình bạn với Ngài, Thiên Chúa cũng sẽ thử thách bạn với những khoảng thời gian xem ra xa vắng - những lúc tưởng chừng như Ngài bỏ rơi hay lãng quên bạn, khi Ngài dường như ở xa bạn vạn dặm. Thánh Gioan Thánh Giá gọi những ngày khô hạn thiêng liêng, nghi ngờ, và xa lạ đối với Thiên Chúa như là những “đêm tối của linh hồn”. Henry Nouwen gọi chúng là “sứ vụ của sự trống vắng”. A. W. Tozer gọi chúng la “sứ vụ của đêm tối”. Những người khác thì gọi chúng la “mùa đông của tâm hồn”.

Ngoài Đức Giêsu, có lẽ Đavít là người bạn khắng khít với Thiên Chúa hơn ai hết, Ngài gọi ông là “một người làm đẹp lòng Ta”. Vậy mà không ít lần Đavít cũng đã kêu trách Thiên Chúa sao Ngài cứ vắng mặt: “Lạy Chúa, sao Chúa nỡ đứng xa, ngày khốn quẫn, sao Ngài đành ẩn mặt?” (Tv 10, 1). “Lạy Chúa con thờ, muôn lạy Chúa, Ngài nỡ lòng ruồng bỏ con sao?” (Tv 22, 1). “Chính Ngài là Thiên Chúa bảo vệ con, sao Ngài đành xua đuổi? Sao con phải lang thang tiều tuỵ, bị quân thù áp bức mãi không thôi?” (Tv 43, 2).

Dĩ nhiên, Thiên Chúa thật sự không rời Đavít và Ngài cũng không rời xa bạn. Ngài đã hứa nhiều lần, “Ta sẽ không bao giờ rời xa con, cũng không bỏ rơi con” (x Tv 37, 28; Ga 14, 16-18; Dt 13, 5). Nhưng Thiên Chúa chưa bao giờ hứa “con sẽ luôn luôn cảm thấy sự hiện diện của Ta”. Quả vậy, Thiên Chúa thừa nhận, một đôi khi Ngài ẩn mặt với chúng ta (Is 45, 15). Trong đời bạn, có những lúc xem ra Ngài biệt vô âm tín.

Floyd McClung mô tả: “Một mai thức dậy, mọi tâm tình đạo đức tan bay. Bạn cầu nguyện, không gì xảy ra. Bạn quở trách ma quỷ, không gì thay đổi. Bạn đi linh thao… bạn xin người khác cầu nguyện… bạn xưng mọi tội mà bạn có thể tưởng tượng ra, rồi bạn rảo quanh xin lỗi những người quen biết. Bạn ăn chay… vẫn không gì xảy ra. Bạn bắt đầu lo lắng liệu những ngày tăm tối thiêng liêng này sẽ kéo dài đến bao giờ. Nhiều ngày? Nhiều tuần? Nhiều tháng? Hay no không bao giờ chấm dứt?… tưởng chừng như những lời cầu nguyện của bạn dội xuống từ trần nhà. Trong nỗi thất vọng cùng cực, bạn kêu lên, ‘Chuyện gì xảy đến cho tôi?’”.12

Sự thật là không có gì trục trặc với bạn! Đây là  một mảng thường tình trong qua trình thử thách và làm triển nở mối thân tình của bạn với Thiên Chúa. Mọi Kitô hữu đều trải qua ít nhất một lần trong đời và thường là vài lần. Nó thật đớn đau và gây bối rối. Nhưng nó tuyệt đối cần thiết cho sự trưởng thành đức tin của bạn. Việc biết được điều này đã đem lại niềm hy vọng cho Gióp khi ông không cảm nhận sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời mình. Ông nói, “Này có sang Đông, tôi sẽ chẳng thấy Ngài, đi sang Đoài, cũng không gặp được. Tôi lên Bắc để tìm Ngài, cũng không thấy, co xuống Nam, Ngài vẫn biệt tăm. Quả thật, con đường tôi đi, Ngài đã biết, Ngài có đem tôi thử trong lò, tôi sẽ nên như vàng tinh luyện” (G 23, 8-10).

Khi Thiên Chúa xem ra xa vắng, có thể bạn cảm thấy Ngài giận hờn bạn hay trừng phạt bạn vì một vài tội lỗi nào đó. Quả vậy, chính tội lỗi chia cắt chúng ta khỏi tình bạn nghĩa thiết với Thiên Chúa. Chúng ta làm phiền lòng Thánh Thần của Ngài và làm nguội lạnh tình thân với Ngài bằng sư bất tuân, xung đột với người khác, qua bận rộn, làm bạn với thế gian và các thư tội khác.

Nhưng thường thì cảm tưởng bị Thiên Chúa bỏ rơi và xa lạ với Ngài không liên quan gì đến tội. Đó là sự thử thách của lòng tin - mỗi người đều phải đối mặt: Vậy bạn sẽ tiếp tục yêu mến, tin tưởng, vâng phục và thờ phượng Thiên Chúa cả khi không cảm nhận sự hiện diện của Ngài hay không cảm nhận bằng chứng hiển nhiên về những việc Ngài làm trong đời bạn?

Một sai lầm phổ biến nhất mà các Kitô hữu hôm nay mắc phải trong việc thờ phượng là họ đi tìm một cảm nghiệm hơn là đi tìm Thiên Chúa. Họ tìm cảm giác, và nếu điều này xảy ra, họ kết luận là họ đã thờ phượng. Thật sai lầm! Sư thực, Thiên Chúa thường cất đi những cảm xúc để chúng ta không lệ thuộc vào đó. Tìm kiếm cảm xúc, ngay cả cảm xúc gần gũi với Đức Kitô, cũng không phải là cầu nguyện.

Khi bạn còn là một Kitô  hữu bé bỏng, Thiên Chúa cho bạn nhiều tâm tình xác tín và Ngài cũng thường đáp trả những lời cầu nguyện thiếu trưởng thành và quy về mình nhất - để bạn tin Ngài hiện hữu. Một khi bạn đã lớn lên trong đức tin, Ngài sẽ tước bạn khỏi những lệ thuộc này.Thiên Chúa ở khắp mọi nơi và việc biểu lộ sự hiện diện của Ngài là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Một bên là sự kiện; bên kia thường là cảm giác. Thiên Chúa luôn luôn hiện diện cả khi bạn không nhận ra Ngài và sự hiện diện của Ngài thì quá thẳm sâu đến độ khó có thể cân đo bằng những cảm xúc thuần tuý.

Vâng, Ngài muốn bạn cảm nhận sự hiện diện của Ngài. Nhưng Ngài quan tâm đến việc bạn tin Ngài hơn là cảm nhận được Ngài. Đức tin sẽ làm đẹp lòng Thiên Chúa, chứ không phải những cảm xúc.

Những hoàn cảnh giằng co đức tin bạn nhất sẽ là những thời khắc khi mà cuộc đời bạn bị xé từng mảnh vaàThiên Chúa thì vắng mặt. Điều này đã xảy đến với Gióp. Chỉ vỏn vẹn một ngày, Gióp mất mọi sự - gia đình, công việc, sức khoẻ, và tất cả những gì ông có. Điều dễ làm ngã lòng nhất là - suốt ba mươi bảy chương, Thiên Chúa không hề hé môi!

Làm sao bạn có thể ngợi khen khi không hiểu những gì đang xảy đến cho mình và Thiên Chúa thì câm nín? Làm sao bạn có thể giữ vững mối tương giao trong cơn khủng hoảng khi không nghe và cũng không nói được một lời? Làm sao bạn vẫn nhìn lên Đức Giêsu khi lệ tràn mi? Bạn hãy làm những gì Gióp đã làm: “Bấy giờ ông Gióp trỗi dậy, xé áo mình ra, cạo đầu, sấp mình xuống đất, sụp lạy và nói: ‘Thân trần truồng sinh từ lòng mẹ, tôi sẽ trở về đó cũng trần truồng. Đức Chúa đã ban cho, Đức Chúa lại lấy đi: xin chúc tụng danh Đức Chúa!’” (G 1, 20-21).

Hãy nói với Thiên Chúa đúng như lòng mình. Hãy trút lòng bạn cho Thiên Chúa. Hãy đổ cho Ngài mọi tâm tư. Gióp đã làm như thễ khi ông nói, “Chính vì thế, con sẽ không ngậm miệng, con sẽ nói ra khi tâm thần sầu não, sẽ than thở lúc con tim cay đắng” (G 7, 11). Ông đã tiếc xót kêu lên khi Thiên Chúa dường như xa cách: “Như những ngày mùa thu thịnh vượng khi Thiên Chúa bảo vệ lều tôi ở” (G 29, 4). Thiên Chúa có thể gỡ rối những nghi ngờ, giận dữ, sợ hãi, tiếc xót, tăm tối và những vấn nạn của bạn. Bạn có biết, thừa nhận nỗi vô vọng của mình trước mặt Thiên Chúa cũng có thể là một lời tuyên xưng đức tin không? Tín thác vào Chúa nhưng cùng lúc vẫn cảm thấy thất vọng, Đavít đã viết, “Tôi đã tin ca khi mình đã nói: ‘Ôi nhục nhã ê chề!’” (Tv 116, 10). Điều này nghe thật mâu thuẫn: Tôi tin Thiên Chúa nhưng tôi thật chán ngán! Thực ra, sự thẳng thắn của Đavít biểu lộ một lòng tin sâu sắc: Thứ nhất, ông tin Thiên Chúa. Thứ hai, ông tin Thiên Chúa se lắng nghe lời ông nguyện cầu. Thứ ba, ông tin Thiên Chúa sẽ để cho ông nói những gì ông cảm thấy và Ngài vẫn yêu thương ông.

Chăm chú vào Thiên Chúa là ai, bản tính Ngài không bao giờ thay đổi. Bất luận hoàn cảnh thế nào, và bạn cảm thấy làm sao, hãy bám chặt vào bản tính không bao giờ đổi thay của Thiên Chúa.

Hãy nhủ lòng mình với những gì bạn biết là luôn luôn đúng nơi Ngài: Ngài là Đấng nhân lành, Ngài yêu thương tôi, Ngài ở với tôi, Ngài biết tôi đang trải qua những gì, Ngài săn sóc tôi, và Ngài có một dự định tốt lành cho cuộc đời tôi. V. Raymond Edman nói, “Trong bóng tối, đừng bao giờ nghi hoặc những gì Thiên Chúa đã nói với bạn trong ánh sáng”.

Khi cuộc đời Gióp đổ vỡ và Thiên Chúa thì lặng im, ông vẫn tìm ra những lý do để có thể ngợi khen Ngài:

• Vì Ngài nhân lành và yêu thương (G 10, 12).
• Vì Ngài toàn năng (G 42, 2; 37, 5; 37, 23).
• Vì Ngài quan tâm đến mọi chi tiết đời tôi (G 23, 10a; 31, 4).
• Vì Ngài đang điều khiển (G 34, 13).
• Vì Ngài có một dư định cho cuộc đời tôi (G 23, 14).
• Vì Ngài sẽ cứu tôi (G 19, 25).

Tin rằng Thiên Chúa luôn giữ lời hứa. Suốt thời gian khô hạn thiêng liêng, bạn phải nhẫn nại tựa nương vào những lời hứa của Chúa, chứ không nương tựa trên những tình cảm của mình; đồng thời hãy ý thức Ngài đang dẫn bạn đi vào cấp độ sâu thẳm hơn của trưởng thành. Bởi lẽ, một tình bạn xây dựng trên cảm tính thì thật nông cạn.

Vì thế, đừng để rối tung bởi sự rối rắm. Hoàn cảnh đâu có thể thay đổi bản tính của Thiên Chúa. Ân sủng của Ngài vẫn luôn mạnh mẽ đầy tràn; Ngài vẫn đang có đó cho bạn, cả khi bạn không cảm thấy. Trong những hoàn cảnh tăm tối, Gióp vẫn bám chặt vào Lời của Ngài. Ông nói, “Lệnh môi Ngài truyền, tôi chẳng lìa xa; lời miệng Ngài phán, lòng tôi luôn ấp ủ” (G 23, 12).

Niềm tin vào Lời Thiên Chúa làm cho Gióp mãi vững tin dẫu không còn gì có ý nghĩa. Đức tin của ông vẫn can trường ngay giữa đau thương: “Ngài có thể giết tôi, tôi chẳng còn gì để hy vọng, nhưng trước nhan Ngài, cách sống của tôi, tôi phải biện hộ” (G 13, 15).

Khi bạn cảm thấy bị bỏ rơi nhưng vẫn tiếp tục tin cậy vào Chúa, bất chấp những u buồn, ấy là bạn đang thờ phượng Ngài cách sâu thẳm nhất.

Hãy nhớ lại những gì Thiên Chúa đã làm cho bạn. Nếu Thiên Chúa chưa từng làm cho bạn một điều gì khác, Ngài vẫn đáng nhận lời ngợi khen liên lỉ suốt đời còn lại của bạn về những gì Đức Kitô đã làm cho bạn trên cây thập giá. Con Thiên Chúa đã chết cho bạn. Đây là lý do lớn nhất để thờ phượng.

Thật đáng buồn, chúng ta thường quên những chi tiết rùng rợn của lễ hy tế mà Thiên Chúa đã làm thay cho chúng ta. Quen thuộc sinh ra thờ ơ. Trước khi chịu đóng đinh, Con Thiên Chúa đã bị lột trần, bị đánh đập đến nỗi người ta không còn nhận ra Ngài, chịu đòn vọt, nhiếc mắng và nhạo báng, chịu đội mão gai và khạc nhổ khinh khi. Bị lăng mạ và nên trò cười bởi những kẻ vô tâm, Ngài bị đối xử tàn tệ hơn một con vật.

Rồi, khi gần như bất tỉnh vì mất máu, Ngài bị buộc phải vác cây thập giá lên một ngọn đồi đề chịu đóng đinh trên giá gỗ đó, và bị bỏ mặc cho đến chết, một cái chết gia hình tủi nhục chậm chạp trên thập giá. Đang khi máu sống của Ngài chảy ra, những kẻ chất vấn đứng kề bên la lên những lời lộng ngôn phạm thượng, diễu cợt trước sư đau đớn và thách thức lời Ngài tuyên bố Ngài là Thiên Chúa.

Sau đó, khi Đức Giêsu đã mang lấy tất cả tội lỗi của nhân loại vào thân mình, Thiên Chúa lại quay mặt khỏi cảnh tượng rùng rợn ấy, để Ngài phải kêu lớn tiếng trong tuyệt vọng tột cùng: “Lạy Thiên Chúa tôi, Thiên Chúa tôi, sao Ngài nỡ bỏ con?”. Đức Giêsu có thể tự cứu mình - nhưng như thế thì Ngài không thể cứu bạn.

Không ngôn từ nào có thể mô ta được cái tăm tối của giờ phút đó. Tại sao Thiên Chúa lại cho phép và có thể chịu được sư đối xử bội bạc hãi hùng và kinh khiếp đến thế? Tại sao như vậy? Vậy thì, bạn cũng có thể được tha khỏi cảnh đời đời trong hỏa ngục và bạn cũng có thể được chung phần trong vinh quang của Ngài đời đời. Thánh Phaolô nói, “Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Ngài thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Ngài” (2 Cr 5, 21).

Đức Giêsu đã từ bỏ mọi sự để bạn có được mọi sự. Ngài đã chết để bạn có thể sống muôn đời. Chỉ ngần ấy thôi cũng đáng cho bạn tạ ơn và ngợi khen liên lỉ. Vậy, đừng bao giờ thắc mắc là bạn phải tạ ơn về điều gì!

Trích từ Sống Đúng Theo Mục Đích của Rick Warren

11 Philip Yancey, Reaching for the Invisible God (Grand Rapids: Zondervan, 2000), 242.
12 Floy McClung, Finding Friendship with God (Ann Arbor, MI: Vine Books, 1992), 186.

Share:

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2022

Cha Vincent Lampert: Con quỷ mà bạn không biết - nhận biết và chống lại sự dữ trong cuộc sống hằng ngày

Tóm tắt nội dung

Cha Vincent Lampert là linh mục trừ quỷ. Trong video này, thay vì nói về hoạt động khác thường của ma quỷ như trong việc quỷ ám, cha nói về những hoạt động bình thường trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta dựa trên cuốn sách “The Devil You Don't Know: Recognizing and Resisting Evil in Everyday Life /Con quỷ mà bạn không biết - nhận biết và chống lại sự dữ trong cuộc sống hằng ngày”

Ma quỷ bắt đầu bằng sự lừa dối => chia rẽ => lạc lối=> chán nản.

Lừa dối: Ma quỷ bắt đầu bằng sự lừa đảo; chúng ta chấp thuận tin những lời nói dối của chúng và bắt đầu nghĩ rằng những lời nói dối của hắn là sự thật. Khi điều đó xảy ra, chúng ta gặt hái sự chia rẽ.

Chia rẽ: Ma quỷ đổ dồn năng lực của nó để gây nên chia rẽ và mất đoàn kết. Nó ao ước gây chia rẽ giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau, và thậm chí nơi chính bản thân họ.

Hắn bày mưu để chúng ta chống lại nhau bằng cơn tức giận, phẫn nộ, khinh miệt, tham lam, hám lợi. Hắn có thể làm cho chúng ta cảm thấy mất kiên nhẫn để chúng ta trở nên kích động và bất mãn.

Lạc hướng: Ma quỷ muốn chúng ta chuyển hướng đi ra ngoài con đường của Thiên Chúa.

Mục tiêu của ma quỷ trong việc đánh lạc hướng là khiến chúng ta mất tập trung và ý thức về mục đích và phương hướng, và việc đánh lạc hướng có thể hoạt động theo một cách rất tinh vi. Chúng ta có thể đi chệch khỏi con đường của Thiên Chúa, và đi khỏi con đường đó trong một thời gian rất dài mà thậm chí không nhận ra.

Mác-ta trong Luca 10, 38-42, bị cuốn vào công việc và trở nên đầy ghen tị, tức giận và các thứ tương tự.

Hãy nghĩ về vua Đa-vít và Bát-sê-ba và U-ri, người Hê-tít. Vua Đa-vít đã bị lệch hướng bởi đôi mắt rảo lượn, rồi nó làm cho vua chiều theo dục vọng, khiến vua lâm vào tội ngoại tình và sau đó nó làm vua tiếp tục với việc giết người. Đi lạc hướng và dần dần bị cơn cám dỗ đè bẹp.

Nản lòng: Khi tin vào sự dối trá làm cho chúng ta bị tổn thương, khiến chúng ta rời xa con đường của Chúa, sẽ đến lúc chúng ta thấy chán nản. Sự nản lòng chính là mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với đời sống thiêng liêng. Nó biểu lộ qua sự mệt mỏi hằn rõ trên khuôn mặt của biết bao người. Nó thể hiện ở những người mà chúng ta nhìn thấy không có chút tình cảm trên khuôn mặt của họ. Những người đi bộ trên phố, trong siêu thị, nhà hàng, thậm chí ngồi trên những hàng ghế trong ngày Chủ nhật.

Trong Thần khúc của Dante, có một tấm biển treo phía trên cửa vào của địa ngục, nội dung tấm biển là: “Hỡi những kẻ bước qua đây hãy từ bỏ mọi hy vọng.” Những lời này đúng là dành cho những ai đã bị cuốn vào hố sâu tăm tối của sự nản lòng.

Sự nản lòng dẫn người ta đến với quyết định ngừng, không cố gắng nữa, rút lui, làm điều gì đó khác, hoặc thậm chí ngưng mọi hoạt động. Những điều này là những điều ma quỷ rất quan tâm vì hắn biết rằng cuối cùng sự nản lòng sẽ khiến chúng ta chệch hướng trong cuộc hành trình về với Chúa.

----------

 

Lời từ video

Rất ít người trong chúng ta cần bận tâm đến các cuộc tấn công bất thường của ma quỷ. Tuy nhiên, tất cả chúng ta cần quan tâm đến cách ma quỷ tìm mọi cách tấn công con người chúng ta trong những hoàn cảnh bình thường của cuộc sống: trong hôn nhân của bạn, mối quan hệ của bạn với vợ chồng và con cái, bạn bè, đồng nghiệp tại nơi làm việc, trong trường học, trong đời sống cầu nguyện, đời sống đức tin của bạn, đời sống luân lý của bạn, và ngay cả đời sống bí tích của bạn.

Ma quỷ muốn phá vỡ mọi giai đoạn của cuộc sống của bạn để xem liệu nó có thể tiêu diệt bạn được hay không. Cám dỗ là trọng tâm của hoạt động thường ngày của ma quỷ.

Ma quỷ sử dụng một kế hoạch bốn giai đoạn để tấn công tất cả chúng ta, để cố gắng làm chúng ta sa ngã trong cuộc sống hàng ngày.

Phần lớn những suy tư này của tôi đến từ cha Louis Cameli. Cha ấy là một giáo sư nổi tiếng khi tôi học trong chủng viện từ năm 1987 đến năm 1991. Cha đã viết một cuốn sách nhỏ có tên là “The Devil You Don’t Know / Sự dữ mà bạn không biết đến”, đã xuất bản có lẽ hơn 15 năm trước. Cha nói rất nhiều về hoạt động bình thường của ma quỷ. Và cha nói rằng ma quỷ sử dụng một kế hoạch bốn giai đoạn để tấn công tất cả chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Và tất cả bắt đầu bằng chữ cái “d”.

Ma quỷ bắt đầu bằng sự lừa lọc (deception), sự lừa lọc dẫn đến sự chia rẽ (division), chia rẽ dẫn đến sự lạc lối (diversion), và lạc lối dẫn đến sự chán nản (discouragment).

Vì vậy trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, tất cả chúng ta đều gặp phải một cái gì đó hoặc một người nào đó ranh ma, giấu giếm, có sức mạnh, có tính phá hoại và muốn chen vào cuộc sống của chúng ta để gây hại và phá hoại. Thật cần thiết để chúng ta chú ý đến những cuộc tấn công này, vì mục đích chính của chúng là phá vỡ cuộc sống của chúng ta để chúng ta bị kéo ngày càng lìa xa Thiên Chúa hơn. Và khi chúng ta càng xa rời Thiên Chúa, chúng ta càng mất cảm giác về danh tính [ơn gọi và cùng đích của mình].

Con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa. Chúng ta bẩm sinh khao khát Chúa. Thánh Augustinô đã diễn tả cách rất hay khi ngài nói: “Vì thế trái tim chúng ta luôn khắc khoải bao lâu chưa tìm được an nghỉ trong Chúa”.

Ma quỷ sử dụng những hoạt động thông thường của nó để cố gắng lôi kéo con người xa lìa Thiên Chúa, để rồi con người trở nên cô lập hơn và dễ tin vào những lời nói dối mà ma quỷ đang bày ra cho họ. Ma quỷ muốn lời nói dối của nó được con người tin là thật trong tâm trí của họ.

Vì vậy hãy xem xét một chút bạn đã bao giờ gặp khó khăn với bất kỳ ví dụ nào sau đây chưa? Bạn đã bao giờ cảm thấy khó khăn để hòa hợp với một ai đó chưa? Bạn có thấy mình luôn phán xét hoặc chỉ trích ai đó không? Một người bạn lâu năm trở nên gánh nặng và bạn nghĩ ước họ biến mất và để tôi yên. Bạn có thấy khó chú ý đến cuộc trò chuyện thông thường không? Bạn đã bao giờ cảm thấy cần từng chút năng lượng của mình để cố gắng làm dịu một tình huống rắc rối chưa? Bạn có bao giờ ngạc nhiên khi thấy bên trong mình có khuynh hướng thù địch, bạo lực hoặc dục vọng không? Thậm chí có thể là mong muốn lợi dụng một ai đó để thỏa mãn ý riêng của bạn? Và bạn tự nghĩ: những ý tưởng này từ đâu mà đến vậy?

Thánh Phaolô đã nói theo cách này trong thư gửi tín hữu Rôma 7:18-19.  “Muốn sự thiện thì tôi có thể muốn, nhưng làm thì không. Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm.” Chúng ta biết điều phải làm, chúng ta quyết tâm để làm nó, nhưng lại thấy mình làm điều hoàn toàn ngược lại.

Deception / Sự lừa dối

Ma quỷ đảo ngược sự thật. Hắn lật ngược mọi thứ từ trong ra ngoài, đảo lộn mọi sự. Hắn muốn kéo chúng ta đi chệch hướng và sau đó tiếp tục trình bày lời nói dối của mình như một sự thật.

Hắn nói dối. Chẳng chết chóc gì đâu. Hắn nói, bạn sẽ giống Thiên Chúa. Khi ma quỷ nói dối, nó làm theo bản chất của nó vì nó là kẻ nói dối và là cha đẻ của sự dối trá.

Tất cả những lời hứa dối trá này đều liên quan đến tương lai. Lòng biết ơn luôn hướng về quá khứ, tình yêu hướng đến khoảnh khắc hiện tại, nhưng nỗi sợ hãi nhìn về tương lai.

Tại sao người ta tìm đến những nhà ngoại cảm và thông linh? Họ có một nỗi sợ hãi về tương lai và họ muốn có câu trả lời cụ thể. Chúng ta muốn có sự kiểm soát, và muốn biết kết quả sẽ là gì. Vì vậy không còn chỗ cho niềm hy vọng và sự tín thác. Cuối cùng là ma quỷ đã lừa dối được người ấy và giờ đây họ thấy mình vướng víu trong những vụ xấu xa hoặc trầm cảm.

Người ta tin vào những mưu toan dối trá thay vì chịu trách nhiệm cho những sai lầm của mình. Họ cố gắng biện minh cho chúng và điều này dẫn đến bước tấn công thường hằng thứ hai của ma quỷ: đó là chia rẽ (Division).

Chia rẽ

 Ma quỷ bắt đầu bằng sự lừa đảo, rồi chúng ta chấp thuận tin những lời nói dối của chúng và chúng ta bắt đầu nghĩ rằng những lời nói dối của hắn là sự thật. Nhưng khi điều đó xảy ra, chúng ta gặt hái sự chia rẽ.

Chúng ta không nên ngạc nhiên khi ma quỷ đổ dồn năng lực của nó để gây nên chia rẽ và mất đoàn kết. Nó ao ước gây chia rẽ giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau, và thậm chí nơi chính bản thân họ.

Công việc của ma quỷ là chống lại việc chúng ta được cứu rỗi trong Chúa Giêsu Kitô, ơn hòa giải ta với Thiên Chúa và cho phép chúng ta chia sẻ vào sự hiệp nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa. Ma quỷ muốn tất cả chúng ta cùng sa vào cái chết đời đời với nó, muôn đời xa lìa khỏi Thiên Chúa.

Ma quỷ làm điều này bằng cách lôi kéo chúng ta vào một thế giới lừa lọc trá và dối trá. Vào đêm trước khi chịu chết Chúa Giêsu đã cầu nguyện: như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con. Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một. Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một (Ga 17, 211-23).

Việc ma quỷ tìm cách chia rẽ chúng ta là biểu tượng cho sự chống ngược lại với sự nghiệp vinh thắng của Chúa Giêsu: đó là chữa lành, hòa giải và hiệp nhất. Chúa Giêsu luôn muốn gắn kết mọi thứ lại với nhau, ma quỷ luôn muốn làm cho mọi thứ bị đổ vỡ. Ma quỷ muốn gây trở ngại, ngăn cản và thậm chí làm tê liệt chúng ta trong hành trình của cuộc sống. Hắn không muốn chúng ta có một cuộc sống mà mọi sự thống nhất với nhau. Hắn có thể khiến chúng ta cảm thấy bị áp đảo như thể có một sự gì đó ngoài tầm với trong cuộc sống, điều gì đó vượt quá khả năng, để rồi chúng ta sẽ bỏ cuộc.

Hắn cũng khơi dậy nỗi sợ hãi của chúng ta để làm cho chúng ta cảm thấy kinh hoàng và rồi tháo lui. Hắn có thể gợi ý rằng chúng ta nên so sánh mình với những người khác, thường là đến mức chúng ta đánh giá quá cao khả năng của người khác và chúng ta đánh giá thấp bản thân mình, đến mức chúng ta trông thật kém cỏi trong sự so sánh đó.

Hắn bày mưu để chúng ta chống lại nhau bằng cơn tức giận, phẫn nộ, khinh miệt, tham lam, hám lợi. Hắn có thể làm cho chúng ta cảm thấy mất kiên nhẫn để chúng ta trở nên kích động và bất mãn.

Hắn có thể cản trở chúng ta bằng những hành vi gây nghiện như ma túy và nhiều dạng nghiện ngập hoặc những tư tưởng ngoại tình. Hãy nghĩ đến những cơn khủng hoảng thuốc phiện, nghiện rượu, phim ảnh, sách báo khiêu dâm, sự tan vỡ của biết bao gia đình vì ly dị.

Phúc âm dạy chúng ta rằng chúng ta sẽ tìm lại được cuộc sống của mình khi chúng ta dâng hiến nó lại cho Chúa, Đấng đã ban cho nó cho chúng ta. Tin Mừng Thánh Mác-cô có viết ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy (Mc 8,35).

Để dâng lên Chúa cuộc sống của chúng ta, chúng ta phải có một cái gì đó để dâng lên, đó là dâng lên cuộc sống với cảm giác hiệp nhất, lòng trung kiên và sự thống nhất về ý nghĩa. Chúng ta cần làm chủ được cuộc sống của chúng ta nếu chúng ta muốn dâng nó lên cho Chúa.

Ma quỷ không muốn chúng ta gắn kết những mảnh đời tan vỡ lại với nhau. Nếu chúng ta vẫn bị rạn nứt, chúng ta không thể dâng hiến bản thân mình cho Chúa.

Làm lạc hướng

Sự đổ vỡ này dẫn đến kế hoạch tấn công thứ ba của ma quỷ, đó là đánh lạc hướng (Diversion). Sự lừa dối dẫn đến sự chia rẽ, sự chia rẽ dẫn đến sự lạc hướng. Ma quỷ muốn chúng ta chuyển hướng đi ra ngoài con đường của Thiên Chúa.  Hắn đã làm dân Israel thay lòng đổi dạ trên hành trình về đất hứa khiến họ không thờ phượng Thiên Chúa đích thực mà thờ phượng những tượng thần giả, Xuất hành 32, 1-8. Chúng ta gọi đây là sự thờ ngẫu tượng, một vũ khí mà ngày nay ma quỷ vẫn sử dụng để chống lại chúng ta, khiến chúng ta thay thế Thiên Chúa với một sản phẩm do con người tạo nên.

Mục tiêu của ma quỷ trong việc đánh lạc hướng là khiến chúng ta mất tập trung và ý thức về mục đích và phương hướng, và việc đánh lạc hướng có thể hoạt động theo một cách rất tinh vi. Chúng ta có thể đi chệch khỏi con đường của Thiên Chúa, và đi khỏi con đường đó trong một thời gian rất dài mà thậm chí không nhận ra.

Các kiểu đánh lạc hướng: chúng ta bị lôi cuốn vào công việc. Chúng ta không thấy được mục đích và con đường mà Thiên Chúa mời gọi chúng ta. Chúng ta bị phân tâm. Hãy suy nghĩ về câu chuyện của Mác-ta và Maria, Luca 10, 38-42. Chúa nói, “Mác-ta, Mác-ta, Mác-ta”. Mác-ta tập trung vào cái gì? Phục vụ thay vì làm điều quan trọng hơn là lắng nghe. Cô ấy bị cuốn vào công việc và trở nên đầy ghen tị, tức giận và các thứ tương tự.

Một hình thức khác của sự đánh lạc hướng là sự khinh miệt. Chúng ta biết những gì chúng ta được gọi để làm, nhưng chúng ta khó chịu với nhiệm vụ trước mắt mình. Một cái gì đó kéo chúng ta ra khỏi những gì cần phải làm. Hãy nghĩ về câu chuyện ngôn sứ Giô-na và cá voi.

Ngôn sứ Giô-na có một công việc phải làm nhưng ông ấy cho phép mình nghĩ rằng tôi sẽ không làm việc này nên ông tìm cách trốn tránh. Một kiểu đánh lạc hướng khác lại là theo hướng hoàn toàn ngược lại thay vì hơi lệch hướng, ma quỷ lại khiến người đó di chuyển theo một hướng ngược lại.

Khi điều này xảy ra, nhiệm vụ ban đầu bị hỏng hoàn toàn. Hãy nghĩ về vua Đa-vít và Bát-sê-ba và U-ri, người Hê-tít. Vua Đa-vít đã bị lệch hướng bởi đôi mắt rảo lượn, rồi nó làm cho vua chiều theo dục vọng, khiến vua lâm vào tội ngoại tình và sau đó nó làm vua tiếp tục với việc giết người. Đi lạc hướng và dần dần bị cơn cám dỗ đè bẹp.

Một kiểu lạc hướng khác là thuyết tương đối. Đó là suy nghĩ rằng không có gì thực sự quan trọng; không có gì là sự thật bền vững; không có gì là nền tảng vững chắc, và không có hướng đi cụ thể nào là đúng đắn hay thích hợp. Rồi kết cục là cuộc sống của người đó trở thành một mớ hỗn độn, lộn xộn, các mảnh vụn rời rạc, không có phương hướng và ý nghĩa.

Bằng việc nghiện ngập, chúng ta không còn có Chúa làm trọng tâm và cho phép một thứ khác thay thế Chúa, một sự gì đó đòi hỏi sự chú ý, tận tâm, dưỡng nuôi và hy sinh, và gây tổn hại đến mọi thứ khác trong cuộc sống, bao gồm cả mối quan hệ thiêng liêng nhất của bạn bè, gia đình và Chúa.

Hãy nghĩ về câu chuyện đứa con trai hoang đàng. Anh ta sẵn lòng đánh đổi mối quan hệ của mình với gia đình để ra đi và sống một cuộc sống ăn chơi phóng đãng, như thể cuộc sống hoang đàng đó là điều quan trọng nhất anh ta muốn trên đời này.

Một kiểu lạc hướng khác là bằng thú tiêu khiển. Ma quỷ muốn cắt đứt mối dây liên kết chúng ta với Thiên Chúa: đó là làm chúng ta không muốn cầu nguyện.

Có bốn loại phân tâm ảnh hưởng đến đời sống cầu nguyện của chúng ta.

1) Lo lắng và sợ hãi về tương lai và chúng khiến chúng ta từ bỏ đời sống cầu nguyện của mình.

2) Là những tội mà chúng ta đã phải gánh chịu dưới bàn tay của người khác. Chúng ta cảm thấy như mình đã trở thành nạn nhân, rồi chúng ta cảm thấy khó cầu nguyện.

3) Kiểu phân tâm thứ ba làm gián đoạn việc cầu nguyện: so sánh bản thân với người khác và những thứ chúng ta có với kẻ khác. Tôi đã gặp nhiều người nói rằng Chúa không yêu tôi vì tôi không có công việc tốt, tôi không có lương cao, tôi sống trong một ngôi nhà tồi tàn, tôi không lái một chiếc xe xịn. Tôi đã làm thứ gì để Chúa trừng phạt tôi nặng như vậy.

4) Và cuối cùng là tập trung vào những thú vui tạm thời. Thú tiêu khiển và sự hưởng thụ không là điều cấm trong đời sống người Kitô hữu. Tuy nhiên, khi chúng bị lệch lạc, chúng có thể làm chúng ta chỉ nghĩ đến mình.  Sự đắm chìm trong bản thân là mối nguy hiểm.

Một ví dụ điển hình là người phú hộ giàu có và anh Ladarô. Ngày ngày anh Ladarô nghèo khổ ngồi ngay trước cửa ông phú hộ khi người phú hộ đi ra ngoài, ông ta sẽ bước qua anh Ladarô như thể anh ấy chẳng khác thứ gì đó ngổn ngang trên đường phố. Người phú hộ tập trung vào thú vui và sự hưởng thụ của riêng mình, không nhận ra sự đau khổ của người ngay trước mặt mình.

Nản lòng

Sau khi chúng ta theo dõi hoạt động thường ngày của ma quỷ, từ lừa dối, chia rẽ, và sự đánh lạc hướng, chúng ta đi đến giai đoạn cuối cùng là sự nản lòng.

Khi tin vào sự dối trá làm cho chúng ta bị tổn thương, khiến chúng ta rời xa con đường của Chúa, sẽ đến lúc chúng ta thấy chán nản. Sự nản lòng chính là mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với đời sống thiêng liêng. Nó biểu lộ qua sự mệt mỏi hằn rõ trên khuôn mặt của biết bao người. Nó thể hiện ở những người mà chúng ta nhìn thấy không có chút tình cảm trên khuôn mặt của họ. Những người đi bộ trên phố, trong siêu thị, nhà hàng, thậm chí ngồi trên những hàng ghế trong ngày Chủ nhật.

Trong Thần khúc của Dante, có một tấm biển treo phía trên cửa vào của địa ngục, nội dung tấm biển là: “Hỡi những kẻ bước qua đây hãy từ bỏ mọi hy vọng.” Những lời này đúng là dành cho những ai đã bị cuốn vào hố sâu tăm tối của sự nản lòng.

Sự nản lòng dẫn người ta đến với quyết định ngừng, không cố gắng nữa, rút lui, làm điều gì đó khác, hoặc thậm chí ngưng mọi hoạt động. Những điều này là những điều ma quỷ rất quan tâm vì hắn biết rằng cuối cùng sự nản lòng sẽ khiến chúng ta chệch hướng trong cuộc hành trình về với Chúa.

Trong truyền thống Kitô giáo, sự chán nản có thể được coi là “acedia”. Nó là từ bắt nguồn từ từ tiếng Hy Lạp “acadeo”, dịch ra là “tôi không quan tâm”. “Acedia” nói đến những thứ như u sầu, lười biếng, biếng nhác, đặc biệt là đối với những bổn phận, những việc làm tôn giáo. Nó có thể là kết quả của những thứ như mệt mỏi, cảm thấy quá tải, đe dọa và thất vọng về bản thân.

Khi con người đã trải qua các giai đoạn của hoạt động bình thường của ma quỷ và đến với sự nản lòng, tôi tin rằng họ đã đến ngã ba đường.

Khi chúng ta chấp nhận tin vào sự dối trá của ma quỷ, chúng ta thấy cuộc sống của mình tan nát, chúng ta không còn đi trên con đường mà Thiên Chúa đã vạch ra cho chúng ta nữa, chúng ta bây giờ nản lòng, cuộc sống chúng ta không có ý nghĩa và mục đích. Mất hướng đi.

Một từ khác cũng bắt đầu bằng chữ “d” - discipleship - vai trò môn đệ, chúng ta có thể có một sự thức tỉnh về tâm linh và chúng ta có thể quay trở lại với Chúa. Con đường kia chỉ dẫn đến cái chết, luôn luôn là về mặt tâm linh, tinh thần nhưng thậm chí đôi khi nó là mặt thể xác nữa. Hãy nghĩ đến xu hướng tự tử ngày càng tăng.

Con người làm gì khi chán nản? Làm thế nào để chúng ta tìm đến với họ? Tôi tin rằng đây là lời kêu gọi để Tân Phúc âm hóa mà thánh Gioan Phaolô II đã nói đến.

Vậy phản ứng của chúng ta đối với hoạt động bình thường của ma quỷ là gì?

Phúc âm chỉ ra cho chúng ta một phương pháp. Phúc âm dạy rằng trong cuộc hành trình đường đời, chúng ta phải chấp nhận sự đấu tranh và nỗi thất vọng.

Nhưng nỗi sợ hãi của chúng ta phải biết vị trí của nó. Nói cách khác, chúng ta cần phải kính sợ Thiên Chúa chứ không phải ma quỷ.

Chúng ta đã nói ở trên về ý nghĩa thực sự của việc kính sợ Thiên Chúa. Chúng ta ngưỡng mộ Thiên Chúa, chúng ta có thể nhìn thấy tất cả những hồng ân trong cuộc sống của chúng ta và tất cả những điều tuyệt vời mà Chúa đang thực hiện. Thậm chí cả khi chúng ta thất vọng, giữa lúc chúng ta mệt mỏi, chúng ta vẫn thấy cách Chúa đang hoạt động trong cuộc sống của chúng ta, luôn tìm cách đem mục đích và ý nghĩa vào trong cuộc sống chúng ta.

Vì vậy chúng ta cần phải tín thác, chúng ta cần phải giữ đúng hướng, chúng ta cần có niềm tin vào Chúa Thánh Thần, Đấng sẽ dẫn dắt và hướng dẫn những người đang trải qua các cuộc tấn công hằng ngày của ma quỷ.

Và nhất là chúng ta cần luôn trở nên giống Chúa Giêsu và kết hợp với Ngài trong cuộc sống của mình.

Trong niềm tin Kitô giáo, chúng ta không thể nói về điều ác hay ma quỷ và không nói đến đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chiến thắng quyền lực của sự dữ bằng cái chết và sự phục sinh của Ngài.

Vì vậy khi đối mặt với hoạt động bình thường của ma quỷ, chúng ta phải luôn luôn nhìn vào công cuộc chữa lành và cứu chuộc của Chúa Giêsu Kitô, Đấng là Đường, là Sự Thật và Sự Sống.

Một lần nữa, chính là nhờ mối quan hệ của chúng ta với Chúa Kitô mà sẽ đem lại ý nghĩa vĩnh cửu đích thực cho sự tồn tại của chúng ta. Không có mối liên hệ với Chúa Kitô, chúng ta thấy mình phiêu bạt vô nghĩa.

Share: