Thứ Năm, 21 tháng 7, 2022

Cứ xin thì sẽ được

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca (Luca 11:1-13)

Một hôm, Đức Giê-su cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gio-an đã dạy môn đệ của ông.”   Người bảo các ông: “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói:
“Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển,
Triều Đại Cha mau đến,
xin Cha cho chúng con
ngày nào có lương thực ngày ấy;
xin tha tội cho chúng con,
vì chính chúng con cũng tha
cho mọi người mắc lỗi với chúng con,
và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ.”

Người còn nói với các ông: “Ai trong anh em có một người bạn, và nửa đêm đến nhà người bạn ấy mà nói: ‘Bạn ơi, cho tôi vay ba cái bánh, vì tôi có anh bạn lỡ đường ghé lại nhà, và tôi không có gì dọn cho anh ta ăn cả’, mà người kia từ trong nhà lại đáp: ‘Xin anh đừng quấy rầy tôi: cửa đã đóng rồi, các cháu lại ngủ cùng giường với tôi, tôi không thể dậy lấy bánh cho anh được.’? Thầy nói cho anh em biết: dẫu người kia không dậy để cho người này vì tình bạn, thì cũng sẽ dậy để cho người này tất cả những gì anh ta cần, vì anh ta cứ lì ra đó.

“Thế nên Thầy bảo anh em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó? Hoặc nó xin trứng lại cho nó bò cạp? Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao?”

-------

Trích từ Dr. John Bergsma:

Hai đoạn tiếp theo Kinh Lạy Cha của bài Phúc âm hôm nay khuyến khích chúng ta (1) hãy kiên trì cầu nguyện và (2) tin cậy vào lòng quảng đại của Chúa.

Người ta có thể hỏi, nếu Chúa rộng lượng thì tại sao Chúa bắt chúng ta phải kiên trì cầu nguyện? Tại sao không ban cho chúng ta mọi thứ chúng ta xin ngay lập tức? Hoặc hơn nữa, tại sao lại bắt chúng ta phải cầu xin? Tại sao không cung cấp cho chúng ta mọi thứ chúng ta muốn và cần và không cần phải xin?

Nhà triết học Eleonore Stump đã đối đầu với vấn đề này và đưa ra những câu trả lời đáng ngạc nhiên. Tiến sĩ Stump chỉ ra rằng cha mẹ cho con cái mọi thứ chúng yêu cầu, rút cục lại làm hỏng chúng. Trái lại, những cha mẹ luôn nói “không” thường làm con cái muốn xa lánh họ. Tuy nhiên, Thiên Chúa là một người Cha tốt lành và sự đối thoại của việc cầu nguyện thực sự thúc đẩy mối quan hệ giữa Thiên Chúa và con cái của Ngài. Trong tương quan đó, Chúa cho phép con cái tham gia vào sự hướng dẫn quan phòng của Ngài cho vũ trụ. Chúa không phải là ông bố giàu có, muốn gì cũng được hoặc Chúa là một ông già hà tiện. Chúa là người Cha khuyến khích chúng ta nói ra những nhu cầu và mong muốn của mình, và luôn tin tưởng vào sự tốt lành của Cha mình.

Món quà tuyệt vời nhất Chúa ban là chính Thánh Thần của Ngài. Đó là điều chúng ta lãnh nhận nhờ bí tích Thanh tẩy và chúng ta tiếp tục trải nghiệm sự được “đổ đầy” mới mẻ của Chúa Thánh Thần qua việc cầu nguyện và việc lãnh nhận các bí tích. Thánh Giacôbê khuyến cáo chúng ta đừng lãng phí những lời cầu nguyện cho những thứ vật chất vì lợi ích và vui thích của chúng ta (Giacôbê 4: 3); thay vì vậy, hãy tập trung lời cầu nguyện của chúng ta trong Thánh lễ này vào việc tiếp nhận Thánh Thần Chúa nhiều hơn nữa; đó là món quà tốt nhất mà Chúa có thể ban cho chúng ta.

Chuyển ngữ từ The Word of the Lord: Reflections on the Sunday Mass Readings for Year C

Share:

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2022

Mác-ta! Mác-ta ơi! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá!

Mác-ta đến gặp Chúa Giêsu và nói: “Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý tới sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay!” Chúa Giê-su trả lời Mác-ta, “Mác-ta! Mác-ta ơi! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất, và sẽ không bị lấy đi.”

Việc gì thực sự xảy ra trong câu chuyện này? Tôi nghĩ hầu hết mọi người và hầu hết những bài giảng mà tôi đã nghe về đoạn Phúc âm này nói Martha và Maria biểu tượng cho hai khía cạnh của đời sống tâm linh. Đời sống hoạt động được đại diện bởi Martha, người lo việc phục vụ; và Maria là biểu tượng của đời sống chiêm niệm, vì Maria chỉ ngồi đó và lắng nghe Chúa… Đó là cách giải thích rất từ truyền thống rất xưa trong Giáo hội. Cách giải thích đó có nguồn từ thế kỷ thứ 3 A.D. với các tác phẩm của Origen thành Alexandria, nhà chú giải Kinh thánh nhiều nhất trong số các giáo phụ đầu tiên của Giáo hội vào thế kỷ thứ 3 A.D., trước thời của Thánh Jerome. Đó là một cách giải thích rất cổ xưa và tôi sẽ không muốn phủ nhận cách giải thích đó. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta cần chính xác ở đây về sự gì đang thực sự xảy ra bởi vì người ta nói, “Chúa Giêsu quở trách Mác-ta vì đã quá năng động và Ngài tán thành Maria cho thái độ chiêm niệm của chị.” Nhưng nếu chúng ta nhìn vào chính điều Chúa Giêsu nói ở đây, chúng ta sẽ thấy một sự gì nữa đang xảy ra.

Bạn hãy đọc cẩn thận câu này, “Mác-ta thì tất bật lo việc phục vụ.” Và Chúa Giêsu trả lời Mác-ta khi chị yêu cầu Chúa Giêsu bảo Maria giúp chị, hãy để ý lời của Chúa Giêsu: “Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá.” Nếu bạn đọc kỹ lời Phúc âm, bạn sẽ nhận ra rằng cả lời mô tả của Lu-ca và câu trả lời của Chúa Giêsu thực sự nhấn mạnh không chỉ vào việc phục vụ của Martha, mà còn về việc chị bị phân tâm bởi việc phục vụ của mình. Khi bạn nhìn vào Từ tiếng Hy Lạp ở đó, Lu-ca nói rằng chị “băn khoăn lo lắng nhiều chuyện.” Từ tiếng Hy Lạp là perispaō, nghĩa đen là “kéo ra khỏi”. Nếu bạn đã từng bị phân tâm, bạn biết điều đó xảy ra. Có thể bạn có iPhone, hoặc bạn đã nhìn thấy một người trẻ tuổi đang nghe điện thoại và bạn nói “họ đang bị phân tâm”, tại sao vậy? Vì họ đang ở trong một tình huống cụ thể nhưng điện thoại đang kéo họ ra khỏi hiện tại và làm họ bị chia trí bởi một thứ khác. Đó chính là nghĩa của từ perispaō trong tiếng Hy Lạp, có sự gì đó đang kéo bạn ra khỏi điều bạn đang làm, nó làm bạn mất tập trung. Vì vậy, hai lần Mác-ta được mô tả là bị phân tâm và từ thứ hai mà bản văn nhấn mạnh là chị ấy “lo lắng.” Chúa Giê-su nói, “Mác-ta, Mác-ta, Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá.” Trong tiếng Hy Lạp từ “lo lắng” dùng ở đây là merimnaō – “nhớ”. Vì chị Mác-ta có rất nhiều trong tâm trí của mình, chị bị phân tâm, lo lắng, băn khoăn về nhiều điều khác nhau. Nhưng Chúa Giêsu nói với chị, “Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất”. Vì vậy, bất cứ khi nào bạn nhìn vào thuật ngữ này ở đây, bạn thực sự được mời gọi để nhớ đến lời dạy của Chúa Giêsu ở những nơi khác trong Phúc âm khi Ngài bảo Mác-ta đừng lo lắng. Ngài sử dụng cùng một từ xuất hiện trong Lu-ca 12:22 khi Ngài với các môn đệ:
“Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: ‘Vì vậy, Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc’.”

Sau đó, Chúa Giêsu đưa ra ví dụ rất dễ hiểu của mình về “Hãy nhìn hoa huệ mà suy: chúng không kéo sợi, không dệt vải, thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Sa-lô-môn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém tin! Phần anh em, đừng tìm xem mình sẽ ăn gì, uống gì, và đừng bận tâm.  Vì tất cả những thứ đó, dân ngoại trên thế gian vẫn tìm kiếm; nhưng Cha của anh em thừa biết anh em cần những thứ đó. Vậy hãy lo tìm Nước của Người, còn các thứ kia, Người sẽ thêm cho.” (Luca 12: 22-31).

Vì vậy, trọng tâm của câu Chúa Giêsu trả lời khi Martha yêu cầu Chúa bảo Maria giúp chị một tay là để sửa dạy Mác-ta về hai điều: Thứ nhất, chị ấy bị phân tâm với công việc phục vụ của mình. Và thứ hai, chị ấy lo lắng về những việc trần thế, chẳng hạn như chuẩn bị bữa ăn cho Chúa Giêsu. và đó là điều mà Chúa Giêsu (có thể nói là) quở trách cô ấy.

Share:

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2022

Martin Luther có đúng không – Cuộc Cải cách của Luther từ quan điểm của người Công giáo

Navin B Chawla, người viết tiểu sử của Mẹ Terêsa Calcutta có lần hỏi mẹ nếu mẹ tìm cách để làm người ta cải đạo. Mẹ trả lời, “Có, tôi muốn họ cải đạo. Tôi muốn làm bạn trở nên một người Hindu tốt lành hơn, một người Kitô hữu tốt hơn, một người Công giáo tốt lành hơn… Khi bạn đã tìm thấy Chúa, bạn muốn làm gì với Chúa tùy bạn."

Mục đích của video này không là để cải đạo theo nghĩa người ta thường nghĩ, mà là như mẹ Têrêsa đã nói, để làm bạn trở thành một người Công giáo tốt lành hơn vì hiểu đức tin của mình hơn.

Video này được dịch để người Công giáo hiểu biết và sống đức tin của mình, để họ không bị hoang mang nghĩ rằng nền tảng đức tin Công giáo không được dựa trên Kinh thánh. Người Công giáo có thể tự hào tôi là người Công giáo vì từ thuở ban đầu, Giáo hội Kitô giáo là công giáo và Đức Giêsu Kitô đã không bao giờ để Giáo hội thiếu ân sủng của Ngài giữa những thăng trầm. Chúa Giêsu luôn ở bên Giáo hội, luôn dẫn dắt Giáo hội nhờ Thần Khí của Người. Người Công giáo có thể tự hào vì đúng thật “Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô mà trong Kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng là duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền… tồn tại trong Giáo Hội Công Giáo” (Lumen Gentium 8).

Xin lưu ý: Video này không là để đả kích các anh chị em Tin Lành, những người là anh chị em của chúng ta trong Chúa Kitô. Chúa dẫn ai đi đâu là quyền của Chúa. Người Kitô hữu cần cầu nguyện cho nhau để hết thảy có thể thực sự yêu mến Chúa và yêu mến tha nhân mỗi ngày một hơn. Nếu Tin lành nghĩ người Công giáo là sai, hãy cứ âm thầm cầu nguyện. Nếu người Công giáo nghĩ Tin lành là sai, thì cho phép mình hỏi: Bạn là Thiên Chúa ư? Ai là Chủ nhà ở đây? (Mình dám nặng lời với người Công giáo vì mình là người Công giáo).

Lời từ video

Vì bài khá dài, sườn bài này được tạo ra chỉ để bạn đọc tham khảo và không là của Dr. Tim Gray.

Giới thiệu
Bối cảnh của Giáo hội lúc đó: Những vấn đề
Bối cảnh của Giáo hội lúc đó: những cố gắng để canh tân Giáo hội
Luther
Luther và sự tự do của Giáo hội đối với chính quyền
Luther: Giáo hội giả và Giáo hội chìm
Luther loại bỏ Thánh truyền, Huấn quyền và tự cho mình thẩm quyền để phán quyết – Sola scriptura
Nhiệm thể Chúa Kitô trên đà chia rẻ: Không có một trung tâm thẩm quyền, ai cũng có thẩm quyền cả
Luther là ai trước biến cố Cải cách
Nhân học và thần học của Luther
Thánh Phaolô và cách Luther hiểu thánh Phaolô
Luther và giáo lý
Cách Luther hiểu về công nghiệp và Tân ước
Phản ứng của những người Công giáo
Ảnh hưởng của Luther trên cấu trúc xã hội
Một vài Kinh thánh về sự quan trọng của việc làm tốt lành

 

Giới thiệu

Chúng ta đang ở gần kỷ niệm 500 năm kể từ cuộc Cải cách. Bây giờ là 2017 và lúc đó là năm 1517 vào ngày 31 tháng 10 năm 1517, Luther đóng 95 luận án của mình vào cửa Nhà thờ chính tòa Wittenberg, cửa của lâu đài. Đó là một kỷ niệm lớn và tôi nghĩ chúng ta sẽ bắt đầu nghe về điều này trên các phương tiện truyền thông, các phương tiện truyền thông sẽ nói nhiều hơn về cuộc Cải cách.

Một trong những điều chúng tôi muốn làm là nhìn lại thời kỳ đó, vì một phần sứ mệnh của Học viện Augustinô là giúp người Công giáo hiểu, sống, chia sẻ đức tin của họ. Đó là khẩu hiệu của chúng tôi, đó là sứ mệnh của chúng tôi: giúp người Công giáo hiểu, sống và chia sẻ đức tin của họ.

Bạn sẽ nghe rất nhiều từ các phương tiện truyền thông là đã 500 năm kể từ khi Martin Luther thực hiện cuộc phản kháng Giáo hội (GH) vẫn còn cần hoán cải. Vì vậy, tôn giáo không đem lại tiến bộ. Do đó tôi nghĩ rất nhiều thông tin chúng ta nghe sẽ là, vì thế, chúng ta không cần tôn giáo.

Tại Học viện Augustinô, chúng tôi muốn gầy dựng một nguồn tài nguyên trí tuệ cho GH đểsuy niệm về Thánh Kinh, Thánh truyền và truyền thống đức tin, để hiểu rõ về đức tin và những dấu chỉ của thời đại, để đối thoại với thế giới, và những gì đang diễn ra trong thế giới với đức tin của chúng ta và dựa trên quan điểm Công giáo, lập trường của Kinh Thánh và Thánh truyền đó. Một phần của sứ mệnh là chúng tôi đối thoại.

Cuộc Cải cách đã xảy ra 500 trước đây, vậy điều đó có ý nghĩa gì? Đó là một sự kiện có tầm ảnh hưởng quan trọng. Một trong những điều chúng tôi đã làm là xuất bản một cuốn sách: “Những nhà cải cách đích thực”, xem xét về 10 vị thánh, được biết đến là những người Công Giáo chống lại cuộc Cải cách, nhưng thực ra họ là những nhà cải cách cách Công giáo đích thực vào thời điểm đó, của thế kỷ 16. Vào thời điểm Luther tạo ra cuộc Cải cách, GH đang có một cuộc đổi mới. Đó là một trong những điều chúng tôi viết trong cuốn sách đó; chúng tôi đã làm với trưởng khoa của mình, Tiến sĩ Chris Bloom, người đã diễn thuyết hết sức hùng hồn vào tuần trước; tôi thật rất ngại ngùng phải diễn thuyết sau Dr. Bloom.

Bloom đã thực hiện một loạt video rất có ý nghĩa, gọi là Những nhà cải cách đích thực, đi vào cuộc đời của sáu vị thánh chủ chốt này. Và khi chúng ta nhìn lại cuộc đời của họ, một trong những điều đánh động tôi là suy nghĩ về thời điểm đầu thế kỷ XVI tôi nhìn thấy GH gặp thách thức trong thời gian rất khó khăn. Top

Bối cảnh của Giáo hội lúc đó: Những vấn đề

Không chút nghi ngờ là Luther đã có nhiều lý do để kêu gọi một cuộc cải cách, và đòi hỏi một sự đổi mới trong GH, vì cuối thế kỷ thứ XV, GH là nạn nhân của sự thành công của chính mình. Trong suốt thời Trung cổ, GH đã trở thành trung tâm đời sống và văn hóa của châu Âu. GH làm điều đó bằng việc chăm lo cho đời sống tinh thần, dạy dỗ, giáo dục và hình thành nền văn hóa. GH đã rất thành công và thay đổi rất nhiều đến nỗi GH đã là trung tâm văn hóa thời trung cổ. Là trung tâm văn hóa thời đó, GH thực sự giúp mọi người hiểu biết và yêu mến Chúa Kitô. Việc làm của GH đem lại nhiều ý nghĩa cho người dân, người ta bắt đầu dâng cúng cho nhà thờ ngày càng hơn. Vì Giáo Hội đóng vai trò trọng tâm,

Giáo hội đã bắt đầu tích lũy một khối lượng tài sản lớn. Qua thời gian, lợi ích cộng dồn qua các thế hệ, kết cục là những tu viện và đan viện sở hữu hàng chục nghìn mẫu đất đai, và có một khối tài sản kếch xù đến nỗi mọi người bắt đầu xem Giáo hội như một nơi sinh lợi cho sự nghiệp của họ. Vì vậy, người ta tìm đến GH, không phải vì lý do sứ mệnh mà là vì những lý do ích kỷ. Do đó, có những người được phong làm tổng giám mục (GM) hoặc được bổ nhiệm làm GM lúc tám tuổi hoặc mười tuổi, để đảm bảo gia đình sẽ ở mãi trong cảnh tưởng lợi lộc.

Có một bước ngoặt quan trọng đã xảy ra, khi có một người đã đề cử cháu trai của một vị vua quan trọng, cháu trai chỉ 6 tuổi, và ông ta đề cử đứa trẻ 6 tuổi đó làm tân Tổng GM thành Toledo. Vợ của ông ta, tạ ơn Chúa, đã giúp ông có chút suy nghĩ và nói không; chúng ta không để đứa cháu 6 tuổi đứng đầu tông tòa này. Bạn biết là việc bổ nhiệm đó sẽ mang lại cho Tổng GM thành Toledo, toàn quyền sử dụng hoa lợi từ 10 đến 20 triệu đô la mỗi năm, hoặc nhiều hơn. Đây là một hoa lợi quá lớn, đứng thứ hai sau vua và hoàng hậu ở Tây Ban Nha.

Hoàng hậu Isabella đã nói, không đời nào. Bà đã bổ nhiệm một nhà thuyết giáo dòng Phanxicô rất thánh thiện, người bắt đầu lãnh đạo cuộc canh tân, và đây là vào những năm 1490. Hồng y Jimenez Cisneros cuối cùng trở thành Hồng y Tổng GM của thành Toledo và ngài bắt đầu cuộc canh tân. Và cuộc canh tân đó làm nên nhiều điều kỳ diệu.

Tôi đề cập đến chuyện này để chúng ta biết là việc canh tân đã xảy ra trước cả Luther. Tôi nghĩ là nhiều người có quan điểm... Tôi cũng nghĩ vậy, trước khi tôi nghiên cứu về vấn đề phải chăng không có ai nghĩ đến việc cải cách, ngoại trừ tu sĩ dòng thánh Âu Tinh, tên Luther. Sự thật thì không là vậy. Tôi sẽ cho bạn thấy bối cảnh đưa đến cuộc Cải cách. Top

Bối cảnh của Giáo hội lúc đó: những cố gắng để canh tân Giáo hội

Hồng y Cisneros bắt đầu cuộc canh tân trong những năm 1490; và ngài đã thực hiện nhiều việc để cải chính hàng giáo sĩ, thực hiện kiểm toán tiền thu chi của các giáo xứ, tiền dùng vào đâu và tất cả khoản phụ cấp, những khoản quyên góp. Nhưng một trong những điều quan trọng ngài đã làm là thành lập trường đại học Alcala, để xây dựng nền giáo dục tốt, vì nhiều giáo sĩ và các nhà lãnh đạo của GH là thất học. Ví dụ như, thời điểm đó chẳng sự gọi là chủng viện. Nếu như bạn muốn trở thành linh mục, nếu như bạn muốn vào dòng tu, bạn vào dòng tu, muốn trở thành linh mục, bạn thực tập với một linh mục, nhưng bạn sẽ chẳng dành nhiều thời gian cho việc học hành. Bạn có thể không có cơ hội để học nhiều khóa. Bạn có thể được gửi đi giúp công việc vườn tược, lau dọn nhà thờ, làm việc lặt vặt cho cha xứ ấy. Do đó rất nhiều giáo sĩ đã chẳng biết về Kinh thánh.

Hồng y Carlos Cisneros thấy rằng nhiệm vụ trước hết và khó khăn trong việc đổi mới GH, là trở về với Kinh thánh. Một trong những điều mà ngài đã làm là bắt đầu việc xuất bản Kinh thánh Polyglot. Ngài đã quy tụ lại các nhà học giả, cố gắng tìm những bản văn Kinh thánh tốt nhất, và ngài cho xuất bản một quyển Kinh Thánh đa ngôn ngữ gồm có tiếng La tinh, nhưng cũng có tiếng Hy Lạp và tiếng Híp-ri. Và ngài cho ra đời những quyển từ điển, và những quyển sách văn phạm, để học tiếng Híp-ri và tiếng Hy Lạp.

Ngài đã làm những điều kỳ diệu và ngài nói trong lời mở đầu là việc học Kinh thánh bị bỏ quên, phải được hồi phục bằng việc nghiên cứu sâu hơn và trở về với ngôn ngữ gốc của Kinh Thánh. Đó là dự án của ngài và dự án này bắt đầu trước năm 1517.

Ngài bắt đầu đại học vào khoảng năm 1500 -1502. Sau đó, việc thứ hai ngài làm là mua một máy in, kỹ thuật rất cấp tiến thời đó cho việc truyền thông. Ngài đã có được một máy in tại trường Đại học Alcalá, và bắt đầu việc xuất bản sách.

Điều này sẽ khơi mào một cuộc cách mạng, một cuộc cách mạng tốt, một cải cách tốt lành cho GH xảy ra khá lâu trước năm 1517. Thực tế là một trong những quyển sách ngài xuất bản sẽ được một người Tây Ban Nha cầm đọc, người đang dưỡng thương tại lâu đài quê nhà sau khi bị thương trong cuộc chiến. Ông ta đã yêu cầu một quyển sách để đọc, bởi vì bạn biết, thời đó không có tivi, không có Netflix và vì vậy ông ta phải đọc sách. Ông hỏi sách về tinh thần võ sĩ, đặc biệt đối với nữ giới, nhưng không có sách loại đó. Chỉ có 2 quyển sách: Cuộc đời của Chúa Kitô của Ludolph the Saxon, và quyển còn lại là về cuộc đời các vị thánh. Cả hai sách đó đều được Đức hồng y Jimenez Cisneros xuất bản bằng máy in của ngài. Năm 1521, người đàn ông đã đọc sách ấy, trải qua một cuộc hoán cải quan trọng, tên của ông là Inhaxiô Loyola. Có lẽ bạn đã biết đến ngài, Đấng sáng lập Dòng Tên.

Nhờ quyển sách đó và sau đó quyển sách thứ hai làm nên một câu chuyện hoán cải nữa là Thánh Têrêsa Avila. Thánh nữ đã đọc sách Tự thuật của Thánh Âu tinh bản tiếng Tây Ban Nha được từ dịch từ tiếng Latinh. Thánh nữ trải qua giai đoạn thánh nữ gọi là cuộc hoán cải lần thứ hai, dẫn đến việc Ngài đã thiết lập 17 đan viện Cát Minh, và canh tân dòng Cát Minh.

Một lần nữa bạn thấy việc phổ biến những sách tốt lành cho giáo dân làm bùng lên giữa những người giáo dân và trong trường đại học đưa đến hai việc... Tôi nói điều này vì tôi vừa đến Tây Ban Nha, theo dấu chân của những nhà cải cách của thế kỷ XVI, và tôi đã nhận ra ảnh hưởng của chiếc máy in và một trường đại học.

Chúng ta đang làm gì tại Học viện Thánh Âu Tinh này? Ở đây có trường cao học để đào tạo chuyên sâu, tập trung vào Kinh thánh, để bạn được đổi mới và truyền bá Kinh thánh. Điều thứ hai là, chúng tôi không có nhà in, chúng tôi xuất bản qua phương tiện truyền thông kỹ thuật số, điều mà Đức Hồng Y Cisneros đã làm nếu truyền thông kỹ thuật số hiện hữu thời đó. Vì cuộc cách mạng mới không phải là in ấn sách báo, cuộc cách mạng mới là kỹ thuật số.

Tất cả điều đó chỉ là phần mở đầu; tôi muốn hiểu sâu hơn về Martin Luther, nhưng tôi muốn chúng ta nhìn thấy bối cảnh rộng lớn hơn. Luther không hoạt động trong một môi trường thiếu vắng những cải cách. Cụm từ “cải cách” được nhiều người nói đến trong GH Công giáo. Thực tế là trong năm 1512, có xảy ra một kêu gọi cải tổ về Đức giáo hoàng, các Hồng y và các Giám mục.

Có một đan sĩ dòng thánh Âu tinh, người có bằng tiến sĩ Kinh Thánh, đã kêu gọi và yêu cầu Đức Thánh Cha, GM của Rôma và các GM đang tập họp tại Rôma cho cuộc canh tân GH. Vị đan sĩ đó không ai khác ngoài…? Có người nói Martin Luther, nhưng không phải mà là Giles of Viterbo.

Giles of Viterbo kêu gọi cải cách và cũng gọi GH khởi đầu một mùa xuân mới. Giles đã trích một câu trong sách Diễm ca 2:11 và phần tiếp theo, nói: “Tiết đông giá lạnh đã qua, mùa xuân đang tới, dậy đi em, bạn tình của anh” Và ông ta dùng hình ảnh mùa xuân đang đến vào năm 1512. Hoa quả đầu tiên của một mùa xuân mới đã xảy ra vì nó xảy ra ở Tây Ban Nha và bắt đầu lan rộng. Giles cũng mang nó đến vào giữa các tu sĩ dòng thánh Âu Tinh. Đó là một phông nền quan trọng. Vì 500 năm sau, đã có một vì giáo Hoàng kêu gọi cuộc Phúc Âm hóa mới và một mùa xuân mới: Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Thánh GH đã lấy ý tưởng về một mùa xuân mới từ đâu? Có phải từ sách Diễm Ca? Có phải là từ Giles thành Viterbo? Tôi đã hỏi George Weigel, người viết tiểu sử của ĐGH Gioan Phaolô II và ông ấy nói ông chưa bao giờ nghĩ đến mối liên hệ đó. Ông ấy muốn quay lại cuộc đời của ĐGH để tìm câu trả lời. Tôi nghĩ dù ĐGH Gioan Phaolô có chủ đích hoặc là không, nhưng chắc chắn chính Chúa Thánh Thần đã và đang hoạt động.

Chúng ta đang ở đỉnh điểm vào lúc mà GH đang trong mùa đông, trong một bầu khí tinh thần ảm đạm về mặt tâm linh đang đè nặng trên GH. Nhưng cũng có một sự chuyển động bắt đầu một mùa xuân mới, một sự đổi mới lớn. Trước kia đã có cuộc kêu gọi cải cách, bây giờ ĐGH Gioan Phaolô II đang kêu gọi cuộc Phúc Âm hóa mới. Trong GH, có lời kêu gọi để sửa đổi, để đổi mới.

Tôi nghĩ nhìn lại thời gian 500 năm trước, chúng ta có thể học được nhiều điều. Tôi nghĩ việc nhìn lại là điều quan trọng; đó là mục đích của chuỗi thuyết trình này. Top

Luther

Nhân vật chủ chốt chúng ta đang xem xét là Luther. Vào năm 1517 ông ta đóng 95 luận án lên cửa. Lúc này, ly khai khỏi GH không là mục đích của Luther, đây chỉ là để phản đối. Phản đối vì lúc này ở Đức có một vị giám mục đã có một tông tòa, và ông ta đang cố gắng có thêm một tông tòa giám mục khác để có được hoa lợi từ đó. GM đó đã trả tặng tiền quyên cúng để có được tông tòa đó. Ông sai người đi bán ơn đại xá để giúp thu lại tiền quyên cúng cho tông tòa đó. Dĩ nhiên là đó chính là tham nhũng; dĩ nhiên, có nhu cầu cho việc cải cách. Đây là lý do chính đáng để Martin Luther, một tu sĩ và linh mục dòng thánh Âu Tinh, phản đối điều này ở mức độ nào đó.

Vấn đề là vài năm sau đó, cuộc tranh luận trở nên gay gắt và Luther đã trượt quá xa. Tôi muốn đưa ra một năm cụ thể để chúng ta quan sách cách Luther dùng Kinh Thánh; Luther đã xuất bản ba tài liệu; tôi sẽ tập trung đặc biệt vào một bài viết mà đối với tôi, là trọng tâm của việc Luther hiểu sai lời Kinh thánh.

Đó là năm 1520. Có cuộc tranh luận, có rất nhiều cuộc đối thoại, những xung đột khá căng thẳng giữa Tông tòa Rôma và Martin Luther. Các sự kiện đang đi đến thời điểm dường như là cuộc xung đột được ngừng. Luther viết một vài lá thư. Một lá thư viết vào tháng 8 năm 1520, một bức thư ngỏ và cho xuất bản và nó trở thành tác phẩm bán chạy nhất ở Đức.

Ông ta viết một bức thư ngỏ cho Kitô hữu giới quý tộc của nước Đức. Luther chọn nhóm độc giả đó có chủ đích, ông ta viết cho giới tinh hoa, giai cấp có quyền lực trong nước Đức. Và ông ta kêu gọi họ tách ra khỏi những người thành Rôma;ông ta gọi Đức Giáo Hoàng và những nhà thần học chủ chốt ở Rôma là những người thành Rôma.

Luther khi rao truyền ý tưởng của mình, ông ta dùng một khẩu hiệu. Chúng ta biết về chiến lược này, đúng không? Bạn dán nhãn lên đối thủ. Luther là bậc thầy của việc hùng biện, là chuyên gia về truyền thông và ông ta có thể khích động cả đám đông. Chúng ta biết những người có khả năng đó. Luther khi dán nhãn cho đối thủ mình, nhãn hiệu ông đưa ra là người thành Rôma. Qua cách đó ông ta đang giáng cấp GH từ là Công giáo, nghĩa là cho toàn thế giới, xuống thành giáo khu và địa phương, những người của thành Rôma, những người Ý kia.

Ông ta chơi những thẻ bài quốc gia, thẻ bài quốc tịch, để làm cho GH Rôma trông có vẻ như là những người Ý, những người thành Rôma đối nghịch với “chúng ta”, người Đức, những người cần được tự do khỏi những người Ý là những kẻ đang đàn áp chúng ta. Luther chủ ý dùng cách nói đó để tạo ra tinh thần dân tộc, lợi dụng tinh thần dân tộc của người Đức đối chọi với người Ý. Đó là mục đích Luther chủ ý làm trong lá thư đó.

Một trong những bước trật và đó là bước trật bi thảm là ông ta dùng tới thư thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma chương 13, và ông ta nói nhà nước có thẩm quyền để kỷ luật dân chúng. Thánh Phaolô nói về việc nhà nước có thẩm quyền sử dụng kỷ luật cho công lý. Nếu ai đó là tội phạm, họ có thể bị trừng phạt bởi nhà nước, vì thế thánh Phaolô dùng câu này: “Thiên Chúa ban thẩm quyền cho chính quyền để dùng cây gươm án phạt cho những phạm tội nặng.” Vì thế thánh Phaolô nói người Kitô hữu hãy tuân theo trật tự công dân tốt của nước mình.

Luther dùng đoạn Kinh thánh đó để nói điều mà thánh Phaolô chưa bao giờ mơ tới. Luther dùng đoạn thánh thư đó để nói chính quyền nên cai quản GH, và rằng những người trị vì cần cai quản và điều chỉnh đời sống của GH, vì thế GH nên đặt mình dưới sự cai quản của chính quyền. Đây là một thứ gì đó mới, tách lìa tận gốc khỏi truyền thống GH xưa nay. Top

Luther và sự tự do của Giáo hội đối với chính quyền

Nếu bạn biết về thời kỳ tiền trung cổ, có những cuộc đấu tranh để xác định quyền và sự tự do của Đức giáo hoàng và của GH, để chỉ định ai làm giám mục trong các nước khác nhau. ĐTC có sự góp ý của những nhà lãnh đạo chính quyền địa phương. Nhưng các vua và hoàng hậu của các quốc gia, không có quyền bổ nhiệm giám mục. Đó là thẩm quyền của GH; vua chúa có thể được đề cử, họ có thể có tiếng nói, nhưng họ không thể độc quyền bổ nhiệm. Quyền đó chỉ được trao ban cho Đức giáo hoàng và GH mà thôi. GH đã phải chiến đấu cho những mặt khác của quyền tự do này.

Luther vì đã làm điều nói ở trên, chính quyền bây giờ có quyền cai trị trên những giáo phận đi theo Luther, theo những điều khoản của những người theo phe Luther tại các đất nước nơi mà cuộc cải cách Tin lành dành thế. Và dĩ nhiên điều này sẽ cám dỗ những người như vua Henry VIII, ủng hộ phong trào cải cách này. Vì vua Henry VIII sau này có thể thu tập cho mình mọi quyền bính trên GH và điều đó có nghĩa là quyền trên đất đai. Một trong những điều mà Henry VIII và những người trị vì trên các quốc gia, và nước Đức sẽ làm, là họ sẽ giải tán tu sĩ của các tu viện, các đan viện, và bỗng nhiên họ bây giờ có quyền trên với hàng chục, hàng trăm nghìn mẫu đất. Bạn có thể hiểu đi theo Phong trào Cải cách đem nhiều lợi ích đến cho các nhà lãnh đạo dân sự như thế nào. Top

Luther: Giáo hội giả và Giáo hội chìm

Tôi không muốn dành nhiều thời gian về điểm này, vì đối với chúng ta hôm nay việc hiểu sai Rôma chương 13, không quá quan trọng. Tôi muốn tập trung vào một văn kiện khác mà Luther xuất bản vào tháng 10 năm 1520.

Một vài tháng sau đó, Luther đã tung ra bài diễn văn quan trọng khác và làm cho nó được phổ biến. Bài diễn văn đó có tựa đề “Về việc GH bị cầm tù ở Babylon”. Luther nói rằng những gì xảy ra với GH ở Rôma là trại tù của người Babylon, nghĩa là GH thật đang bị lưu đày.

Tôi muốn nêu ra một lần nữa, một trong những điều mà Luther thực hiện ở đây sẽ đưa đến vấn đề và chúng ta sẽ thấy nó rõ ràng trong xuất bản tới là Luther dùng thuyết thiện-ác, một phép biện chứng theo hướng nhị nguyên, rằng GH hữu hình là GH giả và có một GH chìm, một GH bí mật, GH vô hình là GH thật. Luther đã chia làm đôi sự hữu hình ra khỏi tính vô hình của GH.

Là một tu sĩ dòng thánh Âu Tinh, Luther đáng lẽ phải biết rõ hành động ông làm. Thánh Âu Tinh đã giải quyết vấn đề này và GH cũng vậy qua nhiều cách, khi trong GH có nhiều dị giáo, ly giáo trong GH.

Thánh Âu Tinh đã phải chiến đấu với những người theo dị giáo Đô-na-tô. Nhóm này nói họ muốn có một GH hoàn toàn thánh thiện, tinh tuyền. Thánh Âu Tinh dùng dụ ngôn của Chúa Giêsu về lúa mì bị trộn lẫn với cỏ lùng, rằng nước trời, hay Hội Thánh thì giống như cánh đồng được gieo cả lúa mì và cỏ lùng trộn lẫn và xen kẽ nên bạn không thể nhổ bỏ cái này mà không cùng một lúc nhỏ bỏ cái kia. Bạn phải đợi ngày phán xét cuối cùng để có được cánh đồng nguyên tuyền, nơi lúa mì và cỏ lùng bị tách riêng ra.

Sự lẫn trộn của chiên và dê, cỏ lùng và lúa mì; lần lại lần, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn để nói về việc Hội Thánh không tinh tuyền và hoàn hảo. Trên trần thế, GH là một hỗn hợp giữa người công chính và kẻ ác. Ngay lập tức, chúng ta nghĩ đến Giuđa trong nhóm 12 tông đồ, đúng không? Thánh Âu Tinh dùng lời dạy này để chỉ ra trong Hội thánh sẽ có những người tội lỗi, GH luôn có những kẻ bất trung với những người trung thành.

Quan niệm GH trên trần thế cần phải tinh tuyền là thúc đẩy bốc đồng, một thúc đẩy sai lầm. Và Chúa Giêsu nói đó là điều không thể trên trái đất này. Nhưng ở đây Luther bắt đầu đi ngược lại quan niệm đó.

Với quan niệm Hội thánh hữu hình dưới sự cai quản của Tông tòa Rôma là Hội thánh giả, do đó chúng ta sẽ xây dựng một Hội Thánh tinh tuyền. Thúc đẩy này của Luther được truyền đến nhóm Thanh giáo, với Zwingli và sau đó là Calvin.

Khái niệm xây dựng một GH tinh tuyền đưa đến phong trào Thanh Giáo, phong trào này nghĩ rằng họ sẽ có cộng đoàn hoàn hảo. Khái niệm này không đi theo Kinh thánh, không là từ Tân Ước, không đi theo lời dạy của Chúa Giêsu. Các diễn giải của Luther là do việc hiểu sai Kinh thánh.

Điều quan trọng là đây là một thay đổi tự gốc. Và điều Luther làm trong năm 1520 sẽ dẫn tới cuộc ly khai. Không còn những cuộc đối thoại với GH nữa; đây là một sự tách lìa hoàn toàn và sau này Luther sẽ hủy bỏ bốn bí tích. ... Như kiểu báo trước, Luther nói có ba bí tích là thật, bốn bí tích kia phải bị hủy bỏ. Ba bí tích Luther muốn giữ là bí tích Hòa Giải, bí tích Thánh Thể và bí tích Rửa Tội. Một vài năm sau đó, Luther thay đổi ý định về việc xưng tội và cũng loại bỏ bí tích đó; kết cục là chỉ còn hai bí tích. Ngay cả khi chỉ còn hai bí tích, Luther đổi ý về hiệu quả và ý nghĩa của các bí tích đó. Nhưng Luther thực sự đã tự tách lìa mình ra khỏi các bí tích.

Suy nghĩ về điều này, tôi nghĩ một trong những sai lầm lớn mà Luther mắc phải… Tôi luôn bị ấn tượng khi đọc phần dẫn nhập của Kinh thánh đa ngôn ngữ do Đức Hồng y Cisneros xuất bản. Đức hồng y nói giờ đây việc học hỏi Kinh thánh như đã bị quên lãng sẽ được khơi dậy.

Luther được học và lấy bằng tiến sĩ về Kinh thánh, nhưng tại thời điểm đó, học hỏi về Kinh Thánh, những gì Kinh thánh dạy là một môn học rất mới. Bộ môn Kinh thánh chỉ thực sự mới bắt đầu, nó đang trong thời kỳ non trẻ.

GH đã luôn nghĩ rằng những thực hành, những lời dạy thần học của GH được dựa trên Kinh Thánh. Vì vậy, khi Luther thách thức và nói rằng những bí tích đó không có nền tảng trong Kinh Thánh, không có gốc rễ trong Kinh thánh, GH đã chưa có cơ hội nghiên cứu sâu sắc về nó. GH đã luôn cho rằng chúng có nền tảng Kinh thánh và chưa thực sự tuyên bố, chưa thực sự chỉ dạy.

Tôi nghĩ thật đáng tiếc khi bất thình lình Luther dấy lên sự nghi ngờ về nguồn gốc Kinh thánh và buộc GH phải suy nghĩ lại về mọi thực hành của mình dưới ánh sáng của Kinh thánh. Đối với một GH đã trải qua rất nhiều năm xuyên suốt thời Trung cổ phát triển truyền thống dựa trên Kinh thánh, theo kiểu có tính chất phản xạ và chậm rãi. Bất thình lình nổi lên sự nghi ngờ mạnh mẽ, nói chúng ta không thể tin gì cả, không thể tin vào GH, chúng ta chỉ tin vào Kinh thánh mà thôi.

GH lúc đó chưa bị đòi hỏi để phải làm rõ toàn bộ tư tưởng của mình dựa trên cơ sở Kinh Thánh. GH cách tiềm ẩn biết nó có nền tảng Kinh thánh. Tôi không nói GH không có nền tảng Kinh thánh, tôi chỉ nói GH không ý thức để suy nghĩ cách rõ ràng. Top

Luther loại bỏ Thánh truyền, Huấn quyền và tự cho mình thẩm quyền để phán quyết – Sola scriptura

Luther đã khiến cho tất cả mọi người ngạc nhiên bằng việc đưa ra một tiêu chuẩn mà GH chưa bao giờ có. Đó là ý tưởng Sola Scriptura, chỉ từ Kinh thánh mà thôi. Trong văn kiện này, Luther sẽ tranh biện cách mạnh mẽ về điểm này, rằng tiêu chuẩn mới cho thần học là chỉ Kinh thánh mà thôi. Các bí tích dường như phát xuất từ Thánh truyền, và từ phụng vụ sẽ rất bị nghi hoặc và cuối cùng là loại bỏ.

Hãy chú ý điều đang xảy ra, Luther đang phân xử cái gì thuộc về Kinh thánh và cái gì không. Đây là một thay đổi rất tinh vi mà những theo phe Luther chưa phát hiện ra vì họ đang trong đỉnh điểm gay gắt của cuộc đấu tranh. Theo kiểu, Ồ, Luther là học giả Kinh thánh, Luther nói nó không thuộc Kinh thánh, mọi người đồng ý nó không thuộc Kinh thánh nhưng họ không nhận ra rằng nó là một xét đoán cái thuộc về Kinh thánh, và cái không.

Luther đang loại bỏ Huấn quyền, và GH Rôma là thẩm quyền giải thích Kinh thánh. Luther tự đặt mình làm một giáo hoàng mới, một sự thay đổi tinh vi nhưng là một thay đổi quan trọng. Luther giờ đây cẩm thẩm quyền để giải thích Kinh thánh. Top

Sự chia rẻ của Nhiệm thể Chúa Kitô: Không có một trung tâm thẩm quyền, khi không đồng ý về cách giải thích Kinh Thánh ai cũng có thẩm quyền cả.

Lúc ban đầu điều này có vẻ không phức tạp. Nhưng trong quảng đời của chính ông, Zwingli sẽ giải thích Kinh thánh khác đi. Luther nổi điên với Zwingli và không nói chuyện với ông ta một thời gian.

Họ sẽ tranh luận về bí tích Thánh thể, về Thánh lễ. Nhưng bây giờ vấn đề là không có thẩm quyền để giải quyết những việc về pháp lý. Không có cách nào để phán xét ai đang giải thích Kinh thánh cách đúng đắn. Sự vắng bóng thẩm quyền này sẽ là vấn đề cho Luther khi ly khai khỏi Hội Thánh.

Nhưng tôi muốn tập trung vào một văn kiện chủ yếu và đây là trọng tâm thần học của Luther, sự mới lạ trong thần học mới của ông ta. Ra đời tháng 11 năm 1520 sẽ là đại hiến chương của Luther, tạo nên cuộc ly khai hoàn toàn. Văn kiện đó là Về tự do Kitô giáo / On Christian Liberty. Và dĩ nhiên sự tự do mà Luther muốn là người Kitô hữu được tự do khỏi GH, tự do khỏi GH Rôma.

Nhân thể, thần khí mà Luther dùng này, tôi thấy là sẽ tăng cường độ trong tháng 10 tới, khi người ta nói: Xem kìa, Luther đã cố gắng cải cách GH 500 năm trước, GH vẫn tham nhũng; chúng ta vẫn có những vấn đề, cứ nhìn vào những vụ bê bối gần đây của hàng giáo sĩ. GH đã không được cải chính trong hơn 500 năm, tôn giáo không thể nào được cải tổ. Đừng dựa vào tôn giáo. Tôi sợ rằng đó sẽ là tiếng hô hào chúng ta nghe trên media.

Nhưng vào thời của Luther, GH và những người như Giles Viterbo và một số người nữa, đã nghĩ rằng GH luôn cần được cải đổi, bởi vì GH sẽ luôn có lúa mì và cả cỏ lùng. GH luôn luôn cần cải cách vì GH được tạo nên từ những đứa con tội lỗi của Ađam và Evà. Và bao lâu còn có những đứa con tội lỗi của Ađam và Evà, chúng ta sẽ luôn luôn cần cải cách. Và lý tưởng về sự thánh thiện tuyệt đối là một lý tưởng sai lầm. Thực tế là tội vẫn còn và vì thế, chúng ta cần canh tân ở mọi thời đại.

Và đó là những gì rất đẹp về những nhà cải cách Công giáo như Thánh Inhaxiô Loyola, thánh Têrêsa Avila, Gioan Thánh giá. Qua họ, chúng ta thấy rằng sự cải cách thực sự xảy ra qua đời sống thánh thiện. Những cải cách thực sự xảy ra nhờ những vị thánh thiện, hết lòng yêu mến Chúa, và bước theo Chúa Giêsu cách triệt để. Top

Luther là ai trước biến cố Cải cách

Luther đã nghĩ rằng con đường duy nhất cải cách sẽ là bằng đức tin mà thôi. Ở đây, tôi muốn nói về chủ đề chính yếu của Về tự do Kitô giáo [Luther xuất bản], là ý tưởng chỉ đức tin mà thôi.

Đức tin giải phóng chúng ta khỏi sự gì? Đối với Luther, trước hết và quan trọng hơn cả giải thoát chúng ta khỏi giáo hoàng, các giám mục, khỏi GH, điều mà chúng ta thực sự phải được giải phóng, là quan niệm cho rằng chúng ta phải làm việc thiện, việc tốt lành.

Đối với Luther, kẻ thù chính yếu là quan niệm cho rằng chúng ta phải làm những việc tốt để được cứu độ. Ai cũng biết rằng khi còn là đan sĩ, Luther đã phải chiến đấu với rối loạn ám ảnh về tội lỗi. Đó là lý do tại sao bề trên của ông ta bảo ông đi học bằng tiến sĩ Kinh thánh. Họ nghĩ rằng đó sẽ là một cách đánh lạc hướng tốt, để ông ta không có thời gian mãi nhìn vào bản thân, và đó là một ý kiến hay.

Việc lấy được bằng tiến sĩ Kinh thánh có thể làm bất cứ ai đó phải bận tâm. Tôi nghĩ đến thánh Giêrômiô, ngài nói, học tiếng Híp-ri là cách để đền bù mọi tội lỗi trong thời thiếu niên của mình. Nhưng Luther là một người đàn ông có năng lực và trí tuệ tuyệt vời, việc học đã không giải quyết được vấn đề rối loạn ám ảnh về tội lỗi của ông ta. Vì vậy khi Luther chiến đấu với chứng rối loạn ám ảnh về tội lỗi, điều đầu tiên sau khi ông ta làm tiến sĩ, ông giảng về sách Thánh vịnh. Và bài thánh vịnh khiến ông ta ấn tượng nhất là thánh vịnh chương 22: “Lạy Chúa, lạy Chúa, sao Ngài bỏ con”.

Luther sống với nỗi lo lắng sợ hãi rằng Thiên Chúa sẽ kết án ông ta như một tội nhân, và ông sẽ xuống địa ngục. Ông chịu đựng sự lo lắng thái quá, và tuyệt vọng sâu sắc vì suy nghĩ đó. Các vị linh hướng đã cố gắng giúp ông ta với vấn đề đó.

Sau năm đầu tiên giảng Thánh vịnh, ông ta giảng thư thánh Phaolô gửi tín hữu Galát, và ông ta bắt gặp ý tưởng của thánh Phaolô là chúng ta được cứu thoát nhờ đức tin không phải nhờ sống theo lề luật. Đột nhiên ý tưởng này dẫn đến một cuộc cách mạng đối với Luther: rằng công việc tốt lành không quan trọng. Điều quan trọng chỉ đơn giản là tôi tin; tôi có thể được cứu rỗi chỉ nhờ vào đức tin. Ý tưởng này sẽ xuyên suốt toàn bộ thần học của Luther. Top

Nhân học và thần học của Luther

Tôi sẽ cung cấp cho bạn một vài trích dẫn trong tác phẩm Về tự do Kitô giáo của Luther về điều này. Sau đó tôi muốn chỉ ra cách ông ta dựa vào thứ nhân học cụ thể theo cách mà ông sẽ đọc Kinh thánh tôi nghĩ là căn bản để hiểu Luther. Vì vậy một vài câu trích dẫn về đức tin.

Ông ta nói điều này trong Về tự do Kitô Giáo từ hàng 369 và những hàng tiếp theo. Luther nói,

“Rõ ràng là đối với một người Kitô giáo, đức tin của người ấy là đủ cho mọi sự. Người ấy không cần đến việc tốt lành để được công chính hóa. Nhưng nếu người ấy không cần đến việc tốt lành, người ấy cũng không cần [tuân theo] giới luật. Người ấy chắc chắn được tự do đối với giới luật và điều tương tự cũng đúng, giới luật không được tạo ra cho người công chính.”

Đó là đoạn trích từ chú giải của Luther cho thư thứ nhất gửi Ti-mô-thê chương 1 câu 9.

“Đây là tự do Kitô giáo: đức tin của chúng ta. Hiệu ứng của đức tin không là chúng ta nên buông thả hoặc sống một cuộc sống tội lỗi, mà là không ai cần đến giới luật hay công trạng để được công chính hóa và cứu độ. Vì vậy những việc tốt lành không liên quan gì đến ơn cứu độ, chỉ cần đức tin mà thôi. Tôi sẽ nói đi nói lại điều này, không phải bằng công trạng mà bằng việc tin mà chúng ta tôn vinh Thiên Chúa và tuyên xưng Ngài là Đấng chân thật.”

Ông ta sẽ nói trong cùng văn kiện dòng 453.

“Đúng thật là thực thi quá nhiều công trạng thực ra là điều xấu xa.”

Những việc tốt thực ra là xấu xa theo quan điểm của Luther; đây là một câu trích dẫn ông ta đưa ra một ít lâu sau đó:

“Kitô hữu là người được thánh hiến bởi đức tin của mình, người ấy làm việc thiện, nhưng việc làm đó không làm cho người đó trở nên thánh thiện hơn, hoặc thuộc về Chúa Kitô hơn. Vì trở nên thánh thiện là công việc của đức tin mà thôi. Nếu một người trước hết không phải là một tín đồ và là một Kitô hữu thì mọi việc người ấy làm đều là vô nghĩa và thực sự gian ác.”

Tôi muốn nhấn mạnh ý tưởng này vì nó không phải ngẫu nhiên cho Luther, ông ta nói đi nói lại nhiều lần: công việc tốt lành làm cho bạn trở nên xấu xa. Tại sao?

Một trong những cuộc tranh luận quan trọng, khi Giles Viterbo cố gắng đổi mới Hội dòng Thánh Âu Tinh, việc là hội dòng cần trở về với luật chỉnh tề hơn. Họ phải quay lưng từ bỏ lối sống đôi khi quá thoải mái, ăn uống sung sướng, không làm việc, không cầu nguyện, không làm việc hãm mình. Vì vậy, có lời mời gọi những dòng tu hãy trở về với lòng nhiệt thành lúc ban đầu.

Điều này xảy ra với các dòng Phanxicô; sự cải tổ diễn ra chậm chạp đến nỗi một nhánh dòng Phanxicô Lúp Đài đã được thành lập để canh tân các tu sĩ dòng Phanxicô. Điều này xảy ra với nữ tu dòng Cát Minh như tôi đã đề cập với những gì thánh Têrêsa Avila, đang làm và những người khác. Nhưng Giles Viterbo là người đầu tiên, đi đầu trong việc dẫn dắt các tu viện dòng Phanxicô; ngài cũng làm điều này với các đan sĩ thánh Âu tinh.

Một cuộc tranh luận nổ ra giữa các đan viện khác nhau về đời sống thánh thiện của đan viện, về việc trở về với những luật lệ của lúc ban đầu. Đan viện của Luther bị các đan viện khác chỉ trích là quá lỏng lẻo. Luther được cử làm đại diện cho đan viện của mình để tranh luận với đan viện là họ không sống luật lệ cách lỏng lẻo.

Luther đã làm gì? Đây là điều xảy ra trước năm 1517. Luther lập luận rằng các đan sĩ khác là Pharisêu. Bạn đã bao giờ nghe đến thuật ngữ đó chưa? Họ là những người Pharisêu và tự cho mình là công chính và họ quá quan tâm đến những việc làm tốt lành của vẻ bên ngoài, nhưng điều quan trọng trong trái tim của họ. Phép biện chứng về trái tim, nội tâm và hoạt động hướng ngoại là điều định hình Luther trong cuộc tranh luận xảy ra trong quá trình cải cách của dòng thánh Âu tinh trước khi Luther tách lìa với GH, thậm chí trước năm 1517...

Luther trước khi tách lìa chưa xuất bản gì cả ngoại trừ những bài thuyết trình sau này được xuất bản trong sách của ông về các Thánh vịnh. Luther có lẽ có những bài viết về thư gửi Ga-lát nhưng chúng ta không chắc chắn vì cách nó được biên soạn lại. Tôi không là một học giả về Luther để có thể nói cho các bạn biết đó có phải là thực sự của Luther không nhưng tôi sẽ nói với bạn điều này: Đây là Luther chú giải về cách hiểu của thánh Phaolô về nhân loại học mà sẽ ảnh hưởng Luther cách sâu sắc.

Nói cách khác, tôi muốn cho bạn thấy rằng đối với Luther, ông ấy được đào luyện bởi ý tưởng là con người nội tâm lãnh nhận đức tin, linh hồn và thần khí có đức tin, những thân thể ngoại hình là về những việc làm bên ngoài. Luther rồi sẽ tách lìa linh hồn ra khỏi thân xác; và do đó tách lìa đức tin ra khỏi những việc tốt lành. Đây không chỉ là lối suy luận của hai thứ trong tương quan nhưng là lối suy luận hai thứ đi song song với nhau và sẽ điều khiển nhân học của Luther. Đây là điều quan trọng bởi khi ai đó xây dựng một thế giới quan thần học, hãy nhìn vào quan điểm nhân học của họ.

Tôi có ý gì với từ nhân học? Sự hiểu biết về con người là điều cơ bản qua đó bạn nhìn thấy cách thế giới vận hành và cách Chúa làm việc. Đây là điều Luther làm và nhân học mà sẽ điều khiển cách Luther hiểu về chỉ đức tin mà thôi. Luther nói,

“Con người được kết cấu bởi một bản chất có hai mặt: bản chất tâm linh và bản chất thể xác. Về bản chất tâm linh, người ta gọi là linh hồn, người ấy được gọi thuộc linh, hướng nội, con người mới”;

như được gọi bởi thánh Phaolô. Luther không nói điều đó nhưng đó là ý của ông như thánh Phaolô gọi nó và theo truyền thống.

“Về bản chất thân thể, người ta gọi nó là xác thịt (flesh), con người có xác thịt, mặt bề ngoài, con người cũ. Thánh Tông đồ (Phaolô) nói về điều này: 'Dù con người bên ngoài của chúng tôi có tiêu tan đi, thì con người bên trong của chúng tôi ngày càng đổi mới'";

Câu trích từ 2 Côrintô 4:16 và tiếp theo. “Kết quả của sự đa dạng này là," đây là Luther,

“Rằng trong Kinh thánh, những tuyên bố ngược ý được viết ra về cùng một con người ấy, rằng trong cùng một con người, hai con người này chống đối nhau: ham muốn thân xác chống lại thần khí, và thần khí chống lại thân xác.”

Vì vậy, Luther nghĩ rằng công việc tốt lành được thực hiện bằng thân thể, đó là xác thịt. Nhưng đối với Luther không có sự gì tốt lành nơi xác thịt. Vì thế, ngay cả càng làm những công việc tốt lành, gầy dựng công đức, chúng ta vẫn là xấu xa, vì thân xác và con người bên ngoài không quan trọng chút nào. Tất cả mọi sự nằm ở nơi con người bên trong, và linh hồn cùng thần khí. Và Luther sẽ tiếp tục để nói rằng chúng ta có linh hồn chống lại với thân xác. Vì thế, đức tin hoạt động trong lĩnh vực của linh hồn, và công việc tốt lành hoạt động trong xác thịt, trong cơ thể, trong con người cũ. Top

Thánh Phaolô và cách Luther hiểu thánh Phaolô

Vấn đề với lối suy luận này là ông đã tạo ra sự phân đôi rất lớn nơi con người nhưng ông đã hiểu sai nhân học của thánh Phaolô. Tôi muốn dẫn các bạn qua một con đường ngắn, bằng một vài đoạn thánh Phaolô nói rõ về điều này. Những đoạn chủ yếu là trong thư gửi Rôma chương 6, 7, và 8. Việc này thật nguy hiểm vì chỉ những câu này thôi đòi hỏi ít nhất một tiếng để giải thích. Tôi đang cố gắng làm vắn cho các bạn, nhưng hãy để tôi cung cấp cho bạn một sơ lược về lập luận quan trọng trong thư gửi Rôma chương 5.

Thư gửi Rôma chương 5 có hai nửa, nửa đầu là về Ađam. Câu 12: “Vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian.” Đó là vấn đề, vì “tội lỗi gây nên sự chết.” Nhưng có một giải pháp, chương 5 câu 15: “Nhưng sự sa ngã của A-đam không thể nào sánh được với ân huệ của Thiên Chúa.”

Rồi thánh Phaolô sẽ nói về ân huệ như không, đó là ân sủng của một người, của Đức Giêsu Kitô, mà nhiều người được hưởng nhờ. Vì thế Đức Kitô đem món quà ân sủng và một người Ađam đem tội lỗi vào thế gian. Vậy ở đây chúng ta có Ađam đối chiếu với Ađam mới, Ađam cũ và Ađam mới, Chúa Giêsu đối chiếu với Ađam.

Sau đó trong chương sáu, thánh Phaolô nói về phép rửa. Nhờ bí tích Rửa tội, con người Ađam cũ trong chúng ta chết đi và chúng ta được sinh ra trong sự sống mới, con người mới, Chúa Giêsu. Vì vậy, phép rửa là con đường rẽ: bạn từ bỏ Ađam cũ và mặc lấy Ađam mới. Đó là điều quan trọng trong Rôma 6. Thánh Phaolô sẽ tiếp tục trong chương 7 và 8.

Trong chương 7, thánh Phaolô trở lại nói nếu ta sống trong tội lỗi, nếu chúng ta sống theo con người Ađam cũ, ta sống trong giam cầm và nô lệ. Trong Rô-ma chương 8, nếu bạn đã chịu phép rửa và đang bước theo Đức Kitô, bạn được Thánh Thần của Chúa dẫn đưa, bạn được tự do. Nên hình ảnh thánh Phaolô dùng ở đây là nô lệ và tự do.

Hãy nghĩ đến Về tự do Kitô giáo của Luther; Luther dùng đến khái niệm tự do của thánh Phaolô. Nhưng đối với thánh Phaolô, hình ảnh của nô lệ là tội; tội tạo nên sự nô lệ.

Cách của thánh Phaolô được dựa vào hình ảnh của Kinh thánh: việc làm nô lệ ở Ai cập, của Israel trong Ai cập, bị cầm giữ bởi người Ai cập; rồi họ đi qua Biển đỏ, được cứu thoát khỏi nô lệ của người Ai Cập. Và băng qua Biển đỏ, điều thánh Phaolô nói trong I Côrintô 10 là về bí tích Rửa tội giải thoát chúng ta khỏi sự bị cầm giữ. Điều thánh Phaolô nói trong 1 Côrintô 10, là điều ngài nghĩ đến trong Rôma 6, 7, 8.

Trong Rôma chương 6, chúng ta thoát khỏi gông cùm của tội nhờ bí tích Rửa tội vì chúng ta chết đối với con người cũ. Trong Rôma chương 7, thánh Phaolô hỏi việc mang gông cùm của tội có dáng vẻ nào? Rồi thánh Phaolô trong chương 7 mô tả việc mang gông cùm của tội có dáng vẻ nào. Trong Rôma chương 8, ngài so sánh gông cùm của tội và con người tự nhiên khi không có bí tích Rửa tội, không có ân sủng, sống trong Ađam thay vì sống trong ân sủng. Vì thế, Rôma chương 8 là về cách chúng ta được tự do nhờ Chúa Thánh Thần và nhờ phép rửa. Vậy Rôma chương 7 là con người cũ; Rôma chương 8 là về con người mới.

Bạn cần để ý thánh Phaolô là lối biện chứng đối thoại / tương quan, không là thuyết nhị nguyên nhưng là đối thoại. Rôma chương 5 là về Ađam đối chiếu với Chúa Giêsu; Rôma chương 6 là qua phép rửa, con người Ađam cũ đã chết; nếu chúng ta phạm tội lần nữa, chúng ta sẽ là nô lệ của tội và lại thuộc về Ađam cũ lần nữa. Trong Rôma chương 6, nếu bạn sống theo giới luật của Chúa và bạn được Chúa Thánh Thần dẫn đưa, bạn là nô lệ của sự công chính và làm những điều công chính và tốt lành. Thánh Phaolô đang nói về bí tích Rửa tội giải thoát chúng ta. Có sự song song của tốt và xấu. Bạn cần phải chết đối với con người Ađam cũ và nhờ phép rửa bạn được sống trong Ađam mới. Nếu bạn trở về với tội và vâng theo tội, bạn sẽ trở về trong con người cũ.

Vì thế đối với Phaolô, hình ảnh đưa ra là bạn sống trong Ađam hoặc bạn sống dưới Chúa Kitô, tùy thuộc vào ai là người bạn vâng lời. Bí tích Rửa tội dẫn bạn ra khỏi Ađam, để sống trong Chúa Kitô, nhưng tội có thể đưa bạn trở lại với Ađam cũ.

Rôma chương 7 là cuộc sống trong Ađam, Rôma 8 là sự sống trong Đức Kitô. Điểm này thì quan trọng vì thánh Phaolô kết thúc chương 7 nói rằng, “Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm.” Và trong Rôma 7:23:

“Nhưng trong các chi thể của tôi, tôi lại thấy một luật khác: luật này chiến đấu chống lại luật của lý trí và giam hãm tôi trong luật của tội là luật vẫn nằm sẵn trong các chi thể tôi. Tôi thật là một người khốn nạn! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này? Tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta! Như vậy, nếu theo lý trí, thì tôi làm nô lệ luật của Thiên Chúa; nhưng theo xác thịt, thì tôi làm nô lệ luật của tội.”

Và xác thịt thánh Phaolô nói đến là Sarx, thường thì có nghĩa là xác thịt chưa được cứu rỗi nhờ Chúa Giêsu, và đang sống dưới vương quyền của tội. Xác thịt đó có thể được cứu rỗi và đó là lý do thánh Phaolô trong chương 8 nói rằng,

“Giờ đây, những ai ở trong Đức Kitô Giêsu, thì không còn bị lên án nữa. Thật vậy, luật của Thần Khí ban sự sống trong Đức Kitô Giêsu, đã giải thoát tôi khỏi luật của tội và sự chết. Điều mà Lề Luật không thể làm được, vì bị tính xác thịt làm cho ra suy yếu, thì Thiên Chúa đã làm: khi sai chính Con mình đến mang thân xác giống như thân xác tội lỗi chúng ta để đền tội chúng ta, Thiên Chúa đã lên án tội trong thân xác Con mình. Thiên Chúa làm như vậy, để sự công chính mà Luật đòi hỏi được hoàn toàn thực hiện…”

Nơi ai? Bạn sẽ nghĩ là nơi Chúa Kitô, nhưng thánh Phaolô sẽ nói là, “Nơi chúng ta.”

“Để sự công chính mà Luật đòi hỏi được hoàn toàn thực hiện nơi chúng ta, là những người không sống theo tính xác thịt, nhưng theo Thần Khí. Những kẻ sống theo xác thịt thì chú tâm về những điều của xác thịt, còn những người sống theo Thánh Linh thì chú tâm về những điều của Thánh Linh. Vì tâm trí theo xác thịt là sự chết, còn tâm trí theo Thánh Linh là sự sống và bình an.”

Rồi thánh Phaolô tiếp tục: “Nếu Thánh Linh của Đức Chúa Trời thật sự ngự trong anh em thì anh em không sống theo xác thịt nhưng theo Thánh Linh.” Trong chương 7, tội lỗi ngự trị [trong chúng ta]; nhưng trong chương 8 Chúa Thánh Linh ngự trị và từ để chỉ sự ngự trị đó là hình ảnh Chúa Thánh Linh trong Nhà Tạm, trong Lều hội ngộ, trong Đền thờ.

Vì thế thánh Phaolô đưa ra hình ảnh tương phản của khi chúng ta bị thống trị bởi tội, tội ngự trị trong thân xác chúng ta và chúng ta bất lực để làm điều đúng. Nhưng với Chúa Thánh Thần mà Chúa Kitô ban cho chúng ta, với Chúa Thánh Thần ngự trị trong thân thể chúng ta như đền thờ, chúng ta được trao ban quyền năng và ân sủng để sống theo giới luật của Chúa. Luther thực hiện một thay đổi rất đơn giản… Tôi muốn trở về với hình ảnh tổng quát. Tôi biết các bạn đang nghĩ, tôi không theo được anh… Không sao. Cứ đọc thư gửi Rôma chương 5 đến 8 và có thể bạn sẽ hiểu. Thánh Phaolô thì không dễ hiểu, ngay cả thánh Phêrô đã nói điều đó trong thư của ngài trong sách Tân Ước.Top

Luther và giáo lý

Luther đã làm điều này với giáo lý Công giáo; một thay đổi rất đơn giản. Chúng ta biết có bốn cột trụ trong sách Giáo lý. Cột trụ thứ nhất trong sách giáo lý, ngay cả trong sách Giáo lý Hội thánh Công giáo được xuất hành bởi thánh GH Gioan Phaolô II. Cột trụ thứ nhất là gì? Đức tin. Cột trụ thứ hai? Các bí tích và phụng vụ. Cột thứ ba? Đời sống luân lý. Cột trụ thứ bốn là cầu nguyện.

Luther giữ cả bốn cột trụ nhưng ông thay đổi thứ tự của chúng và điều này thay đổi mọi thứ. Luther đặt cột nào làm cột thứ nhất? - Đời sống luân lý. Còn có ý kiến nào nữa không? - Cầu nguyện. Nếu bạn là một trong những người làm việc cải cách, cầu nguyện có lẽ là một điều tốt. Chúng ta cần cầu nguyện, cần hướng về việc thiêng liêng hơn.

Luther đặt đời sống luân lý trước, ông ta đặt Mười điều răn trước hết. Nhưng bạn nghĩ, sao vậy? Ông ấy không ưa thích giới luật mà. Đúng là không, nhưng Luther đặt nó trước để bạn có kinh nghiệm tuân theo giới luật rồi bạn thất vọng là bạn không thể sống theo giới luật được. Bạn do đó, kêu cầu trong đức tin, đó là cột trụ thứ hai đối với Luther: đức tin. Nhờ kêu cầu trong đức tin, bạn được cứu vớt. Rồi bạn sống nhờ một vài bí tích [Luther vẫn giữ lại một số bí tích], một chút bí tích, và một phần nào đó của việc phụng vụ và bạn cầu nguyện. Nhưng Luther không bao giờ nghĩ rằng một người đã được cứu độ có thể sống theo giới luật. Và đó chính là vấn đề.

Công giáo không là những kẻ trộm ân sủng của Chúa, lấy nó làm của mình. Chúng ta không tin rằng chúng ta có thể mua ơn cứu rỗi nhờ thực thi những việc tốt lành. Chúng ta tin rằng chi nhờ ân sủng của Chúa mà thôi, chúng ta mới có thể làm những việc tốt lành. Và chúng ta tin rằng ân sủng của Chúa có hiệu lực để làm chúng ta có khả năng để yêu mến và làm những công việc tốt lành.

Như thánh Phaolô vừa nói trong Rô-ma 8 về những đòi hỏi chính đáng của giới luật. Vậy tại sao Chúa Giêsu phải chết? Tại sao Ngài ban cho chúng ta Thần Khí của Ngài? Để những đòi hỏi chính đáng của giới luật có thể được hoàn thành nơi chúng ta. Điểm này quan trọng.

Trong sách Giáo lý Hội thánh Công giáo, cột trụ thứ nhất là Đức tin: chúng ta nghe biết về những gì Chúa thực hiện trong lịch sử cứu độ và trong Kinh thánh, vì thế chúng ta tin vào Ngài. Điều đó dẫn đưa chúng ta đến với các bí tích và phụng vụ, nơi mà chúng ta đón nhận những kỳ công cứu độ của Chúa trong quá khứ, được hiện tại hóa qua các bí tích và phụng vụ, nhờ đó chúng ta được lãnh nhận ân sủng. Khi đã được trao ban ân sủng trong cột trụ thứ hai, giờ đây chúng ta tiến đến cột trụ thứ ba là đời sống đạo đức luân lý. Nhờ việc sống theo đức tin tôi tuyên xưng, nhờ việc lãnh nhận ân sủng qua các bí tích và việc thờ phượng trọng phụng vụ, tôi có thể sống đời đạo đức luân lý. Nhờ sống theo giới luật và bước theo Chúa trong đời sống luân lý, dẫn tôi đến việc sống gần gũi với Chúa hơn và tôi có sức mạnh để cầu nguyện, đó là có sự gần gũi với Chúa. Có một trật tự (Ordo) trong sách Giáo lý và đó là một thần học tuyệt vời.

Giáo lý không chỉ là một tổng hợp của những điều ta tin, nhưng trật tự của sách Giáo lý thật là quan trọng. Thay đổi trật tự đó và bạn thay đổi đức tin. Đó là điều Luther đã làm.

Nhưng bạn hãy chú ý là không có chỗ cho việc làm tốt lành [trong giáo lý của Luther]. Những việc làm tốt lành đó là gì? Luther nổi tiếng về việc dùng từ “việc làm” và bạn có lẽ đã nghe những người của các nhóm Tin Lành nói, “Các bạn Công giáo tin vào làm việc để mình được công chính hóa, đúng không?” Top

Cách Luther hiểu về công nghiệp và Tân ước

Tôi muốn đưa ra cho bạn một vài câu trích về việc làm trong Tân Ước và cách nhanh chóng, đối chiếu Tân ước với quan điểm của Luther.

Chúa Giêsu trong Mát-thêu 5:16 nói, “Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.” Bạn hãy để ý đến công việc tốt đẹp tôn vinh Cha trên trời. Tôi đã đọc cho các bạn một câu Luther nói, “Cách duy nhất chúng ta tôn vinh Chúa là nhờ đức tin”; rõ ràng là ngược lại với Kinh thánh.

Mát-thêu 7:21: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa! Lạy Chúa!” là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi.” Rồi Chúa Giêsu nói tiếp: “Ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực hành, thì ví được như người ngu dại xây nhà trên cát.” Khác với những người “nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá.” Một kết luận rất quan trọng cho một bài giảng thiết yếu.

Đoạn kế tiếp là Mát-thêu 16:27: “Vì Con Người sẽ ngự đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ, Người sẽ thưởng phạt ai nấy xứng việc họ làm.” Đó là lời của Chúa Giêsu.

Một đoạn khác từ sách Khải huyền 2:23. Đây là Chúa Giêsu nói, “Ta là Đấng dò thấu lòng dạ, và Ta sẽ tùy theo việc các ngươi làm mà thưởng phạt mỗi người.” Sau đó, Khải huyền 22:12, về sự phán xét cuối cùng: “Đây, chẳng bao lâu nữa Ta sẽ đến, và Ta đem theo lương bổng để trả cho mỗi người tùy theo việc mình làm.” Chúa sẽ không xét xử chúng ta dựa chỉ trên đức tin mà thôi. Điểm này quan trọng và là điều cốt yếu.

Thánh Phaolô trong Rô-ma 2:6: “Ngày đó, Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm.” Vậy thì [theo Luther], Tân ước đã nói rất sai về chúng ta chỉ được cứu rỗi nhờ đức tin mà thôi. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh điểm đó.

Trong thư 2 gửi Côrintô 5:10, thánh Phaolô nói: “Vì tất cả chúng ta đều phải được đưa ra ánh sáng, trước toà Đức Ki-tô, để mỗi người lãnh nhận những gì tương xứng với các việc tốt hay xấu đã làm, khi còn ở trong thân xác.” À, vậy thì cơ thể quan trọng. Thánh Phaolô dùng từ “sarx” là từ Hy Lạp cho xác thịt; ngài cũng dùng từ “soma” là từ Hy Lạp cho thân thể. Soma thường được dùng theo nghĩa trung tính, hoặc tích cực, trong khi sarx thường là, nhưng không luôn là, được dùng cho khái niệm về bản chất con người sa ngã; thánh Augustinô gọi đó là xu hướng xấu.

Bản chất của con người sa ngã là điều thánh Phaolô muốn nói đến khi dùng sarx. Nhưng Luther hiểu nó theo nghĩa chúng ta không được cứu rỗi, thay đổi và biến hóa nhờ Chúa Thánh Thần. Luther nghĩ Rôma chương 7 về Ađam; và Rôma chương 5 là tình trạng của mọi Kitô hữu. Nhưng đối với thánh Phaolô, có một sự biến đổi xảy ra nhờ bí tích Rửa tội. Chúng ta không còn ở trong Ađam nữa, chúng ta ở trong Đức Kitô, và nhờ ân sủng của Đức Kitô, chúng ta được biến đổi và chúng ta có khả năng sống theo đòi hỏi của giới luật.

Luther nghĩ rằng chúng ta không thể nào sống theo giới luật của Chúa. Ông nghĩ như vậy vì ông có lối suy luận nhị nguyên rằng chúng ta chỉ được được cứu bởi đức tin thôi. Còn thân thể, ông thấy nó chỉ là xác thịt của loài người sa ngã, không thể nào được cứu chuộc và làm sống động nhờ ân sủng Chúa, nhờ Thần Khí của Chúa. Chúng ta không thể nào được Chúa Thánh Thần dẫn đưa.

Nhưng đối với thánh Phaolô, đó là sự hoàn toàn hiểu sai lời của ngài. Trong Rôma 7 và 5, Phaolô nói việc sống trong Ađam đối chiếu với sống trong Chúa Kitô. Phaolô không gộp hai lối sống này thành một theo nghĩa chúng ta luôn sống dưới Ađam, chúng ta sống dưới sự thống trị của Adam và dưới sự thống trị của Đức Kitô cùng một lúc. Không. Chúng ta được Chúa Thánh Thần cứu khỏi quyền thống trị của tội. Đó là một phần niềm vui của Tin Mừng. Còn tin mừng nào tốt hơn? Rằng chúng ta được tự do khỏi tội để có thể sống giới luật Chúa? Hay chúng ta không bao giờ có thể sống theo giới luật? Tin mừng nào tốt hơn? Phúc âm nào là ân phúc hơn?

Vấn đề tối hậu của Luther là ông không muốn loài người trong phương trình ơn cứu rỗi và việc được công chính hóa. Đối với Luther thì không chỉ là đức tin thôi, không cần việc làm. Thực ra, điều Luther muốn người ta tin vào là chúng ta được cứu rỗi nhờ ân sủng mà thôi.

Sola gratia, chỉ ân sủng mà thôi. Ân sủng thay vì điều gì? Ân sủng cạnh trạnh với sự gì? Bạn nghĩ đó là gì? Đối với Luther, đức tin thì ngược lại với công nghiệp. Tại sao chúng ta cần phải đi sâu hơn vào ân sủng? Ân sủng là gì? Chúng ta biết đối với Luther, đức tin thay vì công việc. Sola Scriptura / chỉ dựa vào Kinh thánh thôi, ngược lại với? Thánh truyền, với Giáo hội. Luther đưa ra sự đối lập đôi này.

Để hiểu Luther, chúng ta cần hiểu ân sủng thay vì điều gì? Hay hỏi cách khác ân sủng là gì? Để tôi nói cách khác, Ai là ân sủng? Chúa, Chúa Thánh Thần. Ân sủng là món quà của Chúa. Vậy thì sự gì ngược lại với ân sủng? Sola gratia có nghĩa là gì? Chỉ Chúa mà thôi. Vậy thì Chúa thay vì ai? Không phải ma quỷ. Mà Chúa thay vì loài người. Nói cách khác, ân sủng là điều Chúa làm 100%, không phụ thuộc vào loài người.

Calvin sẽ hiểu Luther cách rất minh bạch và đó là lý do ông sẽ dạy ơn cứu rỗi là điều Chúa tiền định [cho một số người mà thôi] Calvin dạy là chúng ta được cứu rỗi và công chính hóa phụ thuộc hoàn toàn vào Chúa. Những điều loài người làm được không có chút gì liên quan đến sự cứu rỗi, hoặc được công chính hóa. Nó hoàn toàn là việc của Chúa. Động lực là để dâng cho Chúa mọi vinh quang, nhưng điều này đi ngược lại với công cuộc cứu rỗi, ngược lại với cách Chúa hoạt động trong lịch sử và trong công cuộc cứu rỗi.

Kinh thánh có Chúa là tác giả và loài người cũng là tác giả. Ngôi hai nhập Thể: Đức Giêsu là Thiên Chúa 100% và bao nhiêu phần trăm là loài người? 100% là người phàm. Không phải 50% Thiên Chúa, 50% người phàm. Ý tưởng đó đã bị từ chối là lạc giáo. Một số người nói nếu Đức Giêsu là Thiên Chúa 100%, 0% là người phàm. Một số người khác nói nếu Dức Giêsu là người 100% , thần tính của Ngài sẽ là 0%. Nhưng mầu nhiệm kết hợp của nhị tính nói Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật và là người thật. Đó là mầu nhiệm Kinh Thánh mặc khải, đó là mầu nhiệm của Kitô giáo, là lịch sử cứu độ và cũng là mầu nhiệm của việc được công chính hóa.

Ân sủng là 100% của Chúa và 100% ý muốn tự do của con người [để cộng tác với ân sủng]. Chúa ban cho chúng ta ý chí tự do. Và Sola gratia / chỉ ân sủng mà thôi, phủ nhận ý chí tự do của con người. Chúa không cứu chúng ta nếu không có chúng ta cộng tác như Augustine đã từng nhận xét: Chúa sẽ không cứu chúng ta nếu chúng ta không tham gia vào. Chúa chọn để cho chúng ta chọn để yêu Ngài hay khước từ Ngài. Đó thật là điều đáng sợ; đó là một trách nhiệm lớn lao Chúa đã ban cho mỗi một người và chúng ta có thể làm hỏng nó. Nhưng nếu chúng ta kêu cầu đến Chúa, chúng ta không cần phải sống trong bồn chồn, lo lắng, tuyệt vọng và buồn sầu. Chúng ta có thể bước đi với lòng tin tưởng là Chúa ước muốn sự tốt lành cho chúng ta và nếu chúng ta kêu lên với Ngài thì Ngài sẽ đến cứu chúng ta. Không là tôi chắc chắn 100% tôi sẽ được cứu [bất kể tôi sống như thế nào] nhưng với niềm hy vọng [Chúa sẽ dẫn dắt tôi cách an toàn]. Điểm này rất là quan trọng.

Một phần những gì Phaolô nói… và có rất nhiều đoạn ở đây tôi muốn trình bày… Một vài đoạn từ thánh Phaolô, 1 Côrintô 15:1-2. Ngài nói,

“Thưa anh em, tôi xin nhắc lại cho anh em Tin Mừng tôi đã loan báo và anh em đã lãnh nhận cùng đang nắm vững. Nhờ Tin Mừng đó, anh em được cứu thoát, nếu anh em giữ đúng như tôi đã loan báo, bằng không thì anh em có tin cũng vô ích.”

Thánh Phaolô tin rằng bạn có thể có một đức tin mà cuối cùng là vô ích, nếu bạn không giữ vững nó, nếu bạn không trung thành với điều bạn tin và Đấng bạn tin.

Ngài nói điều này trong phần đầu của Cô-rin-tô chương 13. Ngài nói,

“Dù tôi có thể nói được các ngôn ngữ loài người và thiên sứ nhưng nếu không có tình yêu thương thì tôi chẳng khác nào tiếng chuông vang hay chập chỏa ồn ào. Dù tôi có ân tứ nói tiên tri, hiểu biết mọi điều nhiệm mầu của Thượng Đế và thông biết đủ thứ, dù tôi có đức tin có thể dời núi được nhưng nếu không có tình yêu thương thì tôi chẳng ra gì.”

Phaolô không tin rằng chúng ta được cứu rỗi chỉ nhờ đức tin mà thôi. Luther sẽ thêm từ “alone / mà thôi” vào đoạn văn nổi tiếng trong Rôma chương 3. Và ngay sau đó khi Luther bị những người Công giáo thách thức rằng thánh Phaolô không dùng tử “mà thôi”. Luther trả lời đó là điều thánh Phaolô có ý nói.

Có những câu trong các thư khác của thánh Phaolô, chúng ta không cần xem thư của thánh Giacôbê. Thánh Giacôbê nói rất rõ ràng là chúng ta được cứu rỗi không chỉ với đức tin mà thôi mà còn nhờ những việc làm công đức.

Sự quan trọng của đức tin và việc làm được để cập suốt trong các lá thư của thánh Phaolô. Tôi có thể trích ra rất rất nhiều những đoạn khác. Bạn đọc trong Phi-líp-phê 2:12,

“Ấy vậy, anh em thân mến, anh em là những người luôn luôn vâng phục không những khi tôi có mặt, mà nhất là bây giờ, khi tôi vắng mặt, anh em hãy biết run sợ mà gắng sức lo sao cho mình được cứu độ Vì Đức Chúa Trời là Đấng đang tác động trong lòng anh chị em để anh chị em vừa muốn vừa làm theo ý chỉ tốt lành của Ngài.”

Bạn thấy chúng ta không là những kẻ thay đổi đức tin, nghĩ rằng chúng ta có thể cứu mình bằng những công việc tốt lành của bản thân nhưng chúng ta tin rằng ân sủng của Chúa có hiệu quả và biến đối tâm hồn chúng ta. Nhờ ân sủng đó, chúng ta có thể làm việc, có thể yêu thương và có thể sống tuân theo giới luật và thực thi những việc tốt lành. Đó là điều rất mực quan trọng để hiểu. Top

Phản ứng của những người Công giáo

Khi Luther tranh luận chúng ta chỉ được cứu rỗi nhờ tin thôi, Công giáo cũng sẽ có phản ứng.

Tôi chỉ muốn đưa ra hai chủ đề nhỏ: chủ đề một là của thánh GM Charles Borromeo và ngài sẽ phản ứng với khái niệm nhờ tin mà thôi.

Charles Borromeo là Hồng y của Milan, và ngài đóng một vai trò quan trọng trong việc đổi mới Rôma và triều đại giáo hoàng sau đó. Nhưng tôi muốn làm nổi bật điểm này: Charles Borromeo có một nhà thờ hiệu tòa dưới quyền ngài. Các hồng y đều có một nhà thờ chỉ định là nhà thờ hiệu tòa của họ. Nhà thờ của ngài là Santa Prassede, một trong những nhà thờ ở Rôma tôi yêu thích. Một nhà thờ rất phi thường, được làm mới bởi ĐGH Paschal I năm 822. Đó là nhà thờ ngài được ủy quyền. Một trong những nhà nguyện ở phía bên, có bốn nhân đức chủ yếu ở bốn góc. Các nhà nguyện và nhà thờ chống lại nhóm cải cách sẽ dùng lấy điểm này.

Bốn góc của nhà nguyện là cột của bốn nhân đức chủ yếu để nhắc nhở mọi người điều thánh Phêrô nói đến trong thư 2 Phêrô 1:5. Trong câu 4 ngài nói, “Anh em được gọi để thông phần bản tính Thiên Chúa.” Đây là điều ân sủng sẽ làm: ân sủng làm chúng ta trở thành Thiên Chúa (x. GLCG 460). Chúng ta thông phần vào ân sủng của Chúa trong cuộc sống.

Vì đã được thông phần vào bản tính Thiên Chúa nhờ ân sủng của Chúa Kitô, thánh Phêrô nói trong 2 Phêrô 1:5, "Chính vì thế, anh em hãy đem tất cả nhiệt tình, làm sao để khi đã có lòng tin thì có thêm đức độ, có đức độ lại thêm hiểu biết.” Đó là thánh Phêrô. Ngài nói, “Hãy đem tất cả nhiệt tình, làm sao để khi đã có lòng tin thì có thêm đức độ.” Khi đến câu 8 ngài nói, “Như vậy, anh em sẽ không trở nên những người chẳng làm gì và chẳng làm gì được để biết Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.” Vì thế, hãy sinh nhiều hoa quả và hiệu lực; chúng ta phải bổ sung đức tin của chúng ta với nhân đức, bằng việc làm tốt lành.

Thánh Charles Borromeo thực sự bắt đầu đặt những nhân đức chủ yếu này trong nhà nguyện của mình. Các nhà nguyện khác cũng làm theo. Nhiều trong những nhà thờ chống nhóm Cải cách có bốn nhân đức chủ yếu này để nhắc nhở giáo dân sự quan trọng của công việc tốt lành, để dâng lên Chúa Kitô vinh dự và lòng yêu mến. Top

Ảnh hưởng của Luther trên cấu trúc xã hội

Một trong những điều mà Luther thực hiện sẽ có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của phương Tây, và giữa các quốc gia theo đạo Tin lành, là Luther muốn tẩy sạch ý tưởng là bạn phải làm những việc tốt lành [để được cứu rỗi]. Vì thế, một trong những điều đầu tiên ông ấy làm, ông ấy nói chính phủ nên đánh thuế, thay vì để người dân bố thí để chăm sóc người nghèo, chính phủ nên đánh thuế để chăm sóc người nghèo. Và việc đó đã được thực hiện. Chính quyền bắt đầu đánh thuế để có thể cung cấp cho các bệnh viện và chăm sóc người nghèo.

Calvin sẽ làm việc này ở Geneva. Điều này cũng được thực hiện ở mọi nơi khác, và người ta bắt đầu đem nó ra thực hành. Ngay cả một vua nước Tây Ban Nha, Công giáo cũng muốn làm điều này,Vua Philip II. Vua đề nghị là họ nên đánh thuế trong nước Tây Ban Nha. Nhưng trước đó tất cả các bệnh viện, và tất cả các công việc từ thiện đều có những tổ chức huynh đệ đảm trách. Bạn sẽ thấy vài trăm người đảm trách bệnh viện này và các thành viên sẽ cầu nguyện, bố thí, và hỗ trợ tài chính cho bệnh viện đó, hoặc hỗ trợ bất kỳ công việc tốt nào, hỗ trợ mái ấm cho những người vô gia cư. Đó là việc họ làm.

Có cả hàng ngàn tổ chức huynh đệ với cả ngàn người, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn thành viên, những người ủng hộ tất cả những việc tốt lành này. Vì vậy, khi vua Philíp II đề xuất điều này, đã có một cuộc bạo động và mọi người phản đối nói rằng, “Sao vua dám lấy đi những việc làm tốt lành và công đức miễn phí của chúng tôi. Bằng việc đánh thuế chúng tôi để có tài nguyên chăm sóc người nghèo, chúng tôi đã mất quyền tự do làm việc này theo ý muốn của mình và tích lũy công việc tốt lành và công đức.

Điều tuyệt vời về các tổ chức huynh đệ này là đây không là chương trình công cộng chăm sóc mà chính những người như thánh Catarina Genoa, người bắt đầu nhóm huynh đệ chăm sóc những người trong bệnh viện, hoặc những người như thánh Philíp Neri, những người hỗ trợ bệnh viện, đã thực sự tình nguyện, tìm biết và chăm sóc họ.

Với những việc làm này... ý tôi là công việc tốt lành có ý nghĩa rất lớn. Chúng dần dần ảnh hưởng cách xã hội và chính phủ được cấu trúc. Tôi sẽ để bạn tìm hiểu cách nó ảnh hưởng và nhiều mặt khác nữa. Đây là một điều đáng chú ý... về hệ quả của những công việc tốt lành và khái niệm người ta không cần làm việc tốt lành, đã đưa đến hệ thống an sinh xã hội, rằng cá nhân không cần làm gì cả.

Cuối cùng, nó được nhóm Kitô giáo phóng khoáng đẩy đến ý tưởng bạn không cần làm gì để được vào thiên đàng. Nếu sống tốt lành là điều không cần thiết, thì ai cũng sẽ được cứu rỗi. Tất nhiên điều đó đi xa hơn những gì Luther đã nghĩ đến và dạy nhưng chắc chắn đó là kết quả của nó. Bạn gỡ bỏ sự cần thiết của công nghiệp, bạn có thể thấy nếu bạn loại bỏ vế việc tốt lành ra khỏi phương trình thì không có phán xét, không có trách nhiệm và không có động lực để làm điều tốt. Đó là một mất mát lớn cho Kitô hữu. Top

Một vài Kinh thánh về sự quan trọng của việc làm tốt lành

Có nhiều đoạn Kinh thánh cung cấp động lực và ý tưởng về phần thưởng cho việc chăm sóc người nghèo, những điều đó đã bị mất đi với Luther.

Nếu bạn nhìn vào các quốc gia Công giáo, các hoạt động từ thiện cho người nghèo, các bệnh viện, các trại tạm trú cho người vô gia cư đếm không xuể và ở khắp nơi. Vì mọi người được thúc đẩy bởi Kinh Thánh.

Tôi sẽ kết thúc với một đoạn của Chúa Giêsu và chúng ta sẽ có phần câu hỏi và nhấp rượu…

Trong Mát-thêu 25:31 chúng ta đọc:

“Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người. Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê. Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái. Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: ‘Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa.’”

Hãy lưu ý ơn cứu độ luôn là di sản được thừa hưởng, bạn phải là người con tốt trước mặt Chúa, làm những việc tốt lành và có tình yêu, để được thừa kế gia sản, bạn không mua gia sản, bạn được trao ban di sản đó. Nhưng nếu bạn không là đứa con tốt lành, bạn sẽ không thừa hưởng di sản đó. Hãy nhớ đến dụ ngôn đứa con hoang đàng: “Con trai tôi đã chết nhưng nay được sống" vì anh đã được hòa giải. Trước đó, đứa con hoang đàng đã ra khỏi gia đình, không thuộc quyền thừa kế.

Chúa Giêsu tiếp tục:

“Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han.’ Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng: ‘Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn”.

Tôi sẽ không nói câu đó, tôi sẽ như kiểu, “Vâng, con thuộc về những người đó. Nhưng những người công chính rất là thành thật. Tôi còn xa họ nhiều. Và Chúa Giêsu nói với họ:

“Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy."

Hãy để ý Chúa Giêsu nói chúng ta sẽ bị xét xử về việc gì. Đó là việc đó phân biệt chiên và dê: bằng những gì họ làm và những gì họ không làm chứ không là những gì họ tin và những gì họ không tin.

Tôi ước gì nó là dễ dàng như vậy. Nếu nó chỉ là về điều gì tôi hiểu và điều tôi tin thì ơn cứu rỗi thật là tuyệt diệu cho những người có bằng tiến sĩ, thạc sĩ về thần học rồi chỉ tin. Nhưng những điều đó thì không đủ. Vì vậy, chúng ta thấy ở đây tình yêu đón nhận [người khác]. Và đây là điểm tôi muốn chú tâm vào: Công nghiệp là gì? Nó không là những việc làm để có được sự công chính. Chúa Giêsu muốn nói gì với từ “làm việc tốt lành”? Ngài ám chỉ đến tình yêu.

Khởi đầu của Bài giảng trên núi, Ngài nói, “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm”, ẩn dụ ánh sáng đó chúng ta tìm thấy lần nữa ở chương 25 trước đoạn này. Ở đó Chúa nói về năm trinh nữ khờ dại và năm trinh nữ khôn ngoan. Năm trinh nữ khôn ngoan thắp sáng đèn của họ. Ngọn đèn được thắp sáng có nghĩa gì? Dầu là những việc làm tốt lành và rồi có lửa và đó là một ẩn dụ của tình yêu. “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để tôn vinh Cha của anh em.” Trong dụ ngôn này, những cô dâu có tình yêu, ngọn đèn của họ được cháy sáng, và họ đi đón Chàng rể là Chúa Kitô. Năm cô khờ dại bị ở ngoài cửa vì đèn của họ đã hết dầu. Nói cách khác, họ không có tình yêu và chúng ta chỉ có Chàng rể nếu chúng ta có tình yêu.

Nếu ngọn đèn của bạn được thắp sáng để rước Chàng rể và được đón vào tiệc cưới vĩnh cửu, thì bạn phải có tình yêu. Việc làm tốt là một điều kiện nhưng việc làm không là thứ gì đó bên ngoài. Việc làm tốt lành đòi hỏi bác ái và tình yêu thương.

Chúng ta được gọi để thực thi những việc tốt lành vì tình yêu, yêu thương tha nhân, yêu mến Chúa và điều này rất quan trọng. Nếu chúng muốn được vào tham dự tiệc cưới trên trời, chúng ta phải biết yêu thương và đây là điều thiết yếu.

Tôi sẽ kết thúc ở đây với Kinh Sáng Danh. Sau đó có một thời gian ngắn cho câu hỏi. Chúng ta hãy cầu nguyện.

Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen. Sáng danh Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần, như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen. Top

Share:

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2022

Một phẩm trật tư tế mới -- Chúa Nhật thứ XIV Mùa thường niên, năm C

Chúa Nhật thứ XIVMùa thường niên, năm C, cho chúng ta một ví dụ khác về điều mà chúng ta chỉ thấy trong Phúc âm thánh Luca. Nói cách khác, nếu không có Phúc âm thánh Luca, chúng ta sẽ không biết về sự hiện hữu có vẻ huyền bí của nhóm 70 môn đệ Chúa Giêsu đã chỉ định và sai đi rao giảng về Triều đại Thiên Chúa. Đó là điều chỉ có trong Phúc âm thánh Luca và là một đoạn thực sự rất quan trọng. Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ xem xét Luca 10:1-12, 17-20.

Đây là sứ mệnh của bảy mươi hoặc trong một số bản dịch, bảy mươi hai (và chúng ta sẽ trở về với điểm). Họ là ai? Nhóm họ mang ý nghĩa gì? Họ được bổ nhiệm để làm gì? Họ nghĩa gì đối với chúng ta ngày nay khi chúng ta nhìn vào Giáo hội? Chúng ta hãy đọc qua đoạn Phúc âm và sau đó chúng ta sẽ cùng nhau giải nén nó dùng Cựu Ước làm nền tảng.

-----------

Khi ấy, Chúa Giê-su chỉ định bảy mươi hai môn đệ khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến. Người bảo các ông:
“Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về. Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường. Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: “Bình an cho nhà này!” Nếu ở đó, có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy ; bằng không thì bình an đó sẽ trở lại với anh em. Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công. Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia. Vào bất cứ thành nào mà được người ta tiếp đón, thì cứ ăn những gì người ta dọn cho anh em. Hãy chữa những người đau yếu trong thành, và nói với họ: “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông.” Nhưng vào bất cứ thành nào mà người ta không tiếp đón, thì anh em ra các quảng trường mà nói: “Ngay cả bụi trong thành các ông dính chân chúng tôi, chúng tôi cũng xin giũ trả lại các ông. Tuy nhiên các ông phải biết điều này: Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần.” Thầy nói cho anh em hay: trong ngày ấy, thành Xơ-đôm còn được xử khoan hồng hơn thành đó.”

Nhóm Bảy Mươi Hai trở về, hớn hở nói: “Thưa Thầy, nghe đến danh Thầy, cả ma quỷ cũng phải khuất phục chúng con.” Đức Giê-su bảo các ông: “Thầy đã thấy Xa-tan như một tia chớp từ trời sa xuống. Đây, Thầy đã ban cho anh em quyền năng để đạp lên rắn rết, bọ cạp và mọi thế lực Kẻ Thù, mà chẳng có gì làm hại được anh em. Tuy nhiên, anh em chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục anh em, nhưng hãy mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời.”

------------

Rất nhiều điều để chú ý đến trong đoạn này. Điều đầu tiên tôi muốn nói là nếu bạn quen thuộc với đoạn về sứ mệnh của 12 Tông đồ (chẳng hạn như trong Mát-thêu 10, khi Chúa Giêsu sai Nhóm Mười Hai đến và bảo họ chữa lành những bệnh tật, xua đuổi ma quỷ và rao giảng Triều đại Thiên Chúa. Và Ngài sai họ đi như sai chiên con đi vào giữa bầy sói), bạn sẽ thấy rất nhiều điểm tương đồng. Nhiệm vụ của nhóm bảy mươi và nhiệm vụ của nhóm Mười hai song song với nhau. Họ rõ ràng có cùng chức năng về việc tông đồ, việc rao giảng của Nhóm Mười hai. Chúa Giêsu cho họ quyền đuổi quỷ và công bố Triều đại Thiên Chúa đang đến giữa trần gian khi Chúa sai họ từng hai người một, đi vào các thành mà Chúa sẽ đến.

Vì vậy, đó là điểm đầu tiên. Đây là bài diễn văn tương tự với sứ mệnh của Nhóm Mười Hai. Tuy nhiên, rõ ràng là có một sự khác biệt lớn. Đây không là Nhóm Mười hai mà là nhóm 70 người, điều mà chỉ Lu-ca cho chúng ta biết. Khi nghe tôi nói “bảy mươi người”, bạn sẽ gặp câu hỏi “bảy mươi, hay bảy mươi hai?” Bản dịch Revised Standard Version nói bảy mươi, và có chú thích là, “các bản viết cổ khác nói là bảy mươi hai”. Bản dịch New American Bible nói “bảy mươi hai”. Vậy bạn có thể tự hỏi, “Cuối cùng là bao nhiêu môn đệ?” Câu trả lời là chúng ta không biết.

Trong Cựu Ước, con số bảy mươi có ý nghĩa gắn liền với các trưởng lão tư tế Môse chỉ định trong thời Xuất hành. Bạn có thể nhớ lại trong sách Xuất hành chương 24, khi Môse thiết lập Giao ước cũ, ông chọn 70 trưởng lão (từ Hy Lạp có nghĩa là presbuteros) để đóng vai trò những người trung gian, tư tế trung gian giữa Thiên Chúa và mười hai chi tộc Israel, họ cùng với ông Môse lên núi Si-nai để dâng của lễ thay cho dân Israel. Bảy mươi trưởng lão này, sau này được nói đến trong sách Dân số 11: 16-30, Môse đưa các trưởng lão này đi và ông chỉ định họ để giúp ông quản lý và điều hành dân chúng nay đã đông đảo khi họ đi qua sa mạc.

Bạn có thể nhớ, trong sách Dân số 11, Môse nắm quyền quản lý. Ông không thể làm tất cả công việc ông phải làm và cha vợ của ông ta là Jethro nói, hãy chỉ định bảy mươi người để hỗ trợ con cai quản mười hai bộ tộc của Israel. Khi Môse làm điều này, và đây là điều này quan trọng: Thần Khí Chúa ngự xuống trên bảy mươi trưởng lão và họ được xức dầu để lãnh đạo dân Israel. Họ đang ở với Môsê tại Lều Hội Ngộ, nhưng điều xảy ra là hai người đàn ông khác bên ngoài trại, tên của họ là En-đát và Mê-đát, không là tên phổ biến trong truyền thống Kitô giáo sau này, cũng được lãnh nhận Thần Khí Chúa, mặc dù họ không thuộc nhóm Môse đã tập hợp.

Vì vậy, từ sách Dân số nảy sinh là một điểm không rõ ràng. Có bao nhiêu trưởng lão ở đó? Có bao nhiêu tư tế trưởng lão trong thời Xuất hành? Bạn có thể đưa ra trường hợp là bảy mươi (dựa trên núi Sinai), nhưng bạn cũng có thể đưa ra trường hợp là bảy mươi hai trưởng lão dựa trên sách Dân số. Cả hai đều đúng, phải không? Tuy nhiên, điều quan trọng là trong cả hai trường hợp, bảy mươi (hoặc bảy mươi hai) đại diện cho một phẩm trật tư tế của những người lãnh đạo được bổ nhiệm dưới quyền ông Môse và sau đó là nhóm mười hai lãnh đạo của mười hai chi tộc Israel.

Vì vậy, bảy mươi là một con số có ý nghĩa đối với các trưởng lão của Israel, nhưng nó còn có ý nghĩa hơn vì con số bảy mươi hai cũng là biểu tượng ở một nơi khác trong Cựu Ước. Trong sách Sáng thế (không nhiều người biết điều này, nhưng nó quan trọng), Sáng thế chương 11, có một đoạn gia phả dài về các con trai của Nô-ê (Sêm, Kham và Gia-phét), trong đoạn đó liệt kê hết thảy các quốc gia có nguồn gốc từ Sêm, Kham và Gia-phét. Hầu hết đọc giả hiện đại bỏ qua nó vì nó nhàm chán, bởi vì chúng ta không quan tâm đến gia phả. Trong thế giới cổ đại, họ không bỏ qua phần gia phả, họ đọc rất kỹ càng về gia phả. Bảng gia phả đó được gọi là “bảng các quốc gia”, và nó được coi như một danh mục về nguồn gốc của tất cả các dân tộc khác nhau trên thế giới.

Điều hấp dẫn là nếu bạn nhìn vào các bản sao tiếng Híp-ri của Sáng thế 11 và bạn đếm tên các quốc gia, thử đoán xem có bao nhiêu quốc gia? 70 quốc gia! Trong bản Septuagint tiếng Hy Lạp, nó đã được dịch hơi khác một chút và nếu bạn nhìn vào những bản sao đó, hãy đoán xem có bao nhiêu quốc gia dân tộc? Bảy mươi hai. Vì vậy, có một truyền thống nói rằng con số 70 (hoặc 72) đại diện cho con số các quốc gia thị tộc, con số các dân tộc, trên thế giới. Một số truyền thống trong Do Thái giáo sẽ nhìn thấy thế giới qua mười hai bộ tộc của Israel và 70 (hoặc 72) quốc gia dân tộc. Nhân thể, đây cũng là những gì đằng sau bản Septuagint (Cựu ước của Công giáo). Tại sao chúng ta gọi bản Septuagint là bản Septuagint? Vì theo một truyền thống Do Thái là 70 dịch giả Do Thái, đã đến Ai Cập và dịch Kinh thánh sang tiếng Hy Lạp; đó là ngôn ngữ của ai? Đó là ngôn ngữ của các quốc gia; của các nước dân ngoại. Vì vậy, “bảy mươi” là bản dịch của Kinh thánh của Do Thái giáo (Cựu ước) mà các quốc gia trên thế giới có thể đọc được.

Và không chỉ là ngẫu nhiên mà có 70 vị trưởng lão. Nhân thể lúc này để tôi hỏi câu này: bạn hãy đoán xem có bao nhiêu thành viên trong nhóm Sa-đốc ở thành Giêrusalem? Bảy mươi. Vì vậy, bảy mươi có nhiều biểu tượng đầy ý nghĩa trong Cựu Ước.

Nếu bạn như Chúa Giêsu, sống trong thế kỷ thứ nhất A.D. và mọi người nghĩ bạn là Đấng Mêsia, và bạn không chỉ tập hợp một nhóm mười hai người xung quanh mình mà còn chỉ định bảy mươi môn đệ khác để giúp đỡ mình, bạn đang làm gì vậy? Bạn đang nói gì vậy? Ý nghĩa của hành động đó là gì? Ồ, bạn không chỉ là Môse mới, chuẩn bị một cuộc xuất hành mới, mà còn nhiều hơn thế nữa. Bạn đang thiết lập một phẩm trật tư tế lãnh đạo, được bổ nhiệm dưới quyền của bạn, không chỉ đem tin vui cho mười hai bộ tộc của Israel, mà còn để mang tin vui cho mọi quốc gia, dân tộc.

Đây một hành động ngầm ẩn của Chúa Giêsu, Ngài khẳng định thẩm quyền của Ngài; đây là một thiết lập phẩm trật tự tế của Chúa Giêsu, và nó cũng là điều nói trước rằng Phúc âm sẽ không chỉ được rao giảng cho mười hai chi tộc của Israel, nhưng là cho tất cả các quốc gia trên thế giới.

Nếu bạn có thể đã bỏ lỡ ý nghĩa của số bảy mươi đó, thì tôi cá là bảy mươi thành viên của nhóm Sađốc khi Chúa Giêsu còn sống đã không thể nào không nhìn thấy ngụ ý của Ngài. Họ sẽ nhìn thấy ý nghĩa của điều Chúa Giêsu làm vì đứng đầu bảy mươi thành viên của nhóm Sađốc là vị thượng tế, bảy mươi người cộng thêm vị thượng tế. Chúa Giêsu không là thành viên của nhóm bảy mươi hay mười hai, Ngài ở trên họ. Ngài tự thiết lập mình là một vị thượng tế mới.

… Trong Cựu Ước, có Môse, kế đến là A-ha-ron, Na-đáp, A-vi-hu, ba người cùng đi lên núi với Môse, thêm vào đó là có 12 chi tộc và bảy mươi trưởng lão. Chúng ta thấy một người, ba, mười hai, 70, Môse, A-ha-ron, và hai con trai của ông (ba người), mười hai chi phái và sau đó là bảy mươi trưởng lão.

Trong Tân Ước, Chúa Giêsu làm gì? Ngài là người đứng đầu,… sau đó có Phêrô, Giacôbê và Gioan, nhóm 3 người giống như A-ha-ron, Na-đáp, A-vi-hu, rồi chúng ta có Nhóm Mười Hai. Chỉ Lu-ca cho chúng ta biết rằng có một nhóm thứ năm, và đó là nhóm bảy mươi môn đệ. Đó có phải là một sự trùng hợp không? Chúa Giêsu có biết rằng Ngài đang thiết lập một phẩm trật tư tế với những con số biểu tượng làm người ta nghĩ đến cuộc xuất hành ra khỏi Ai cập không? Tôi nghĩ có; tôi không nghĩ đó chỉ là sự trùng hợp bất ngờ.

Thật đáng chú ý bởi vì khi mọi người nghĩ về Chúa Giêsu… Tôi không biết tôi đã đọc được bao nhiêu lần trong các cuốn sách nói, “Chúa Giêsu không thiết lập chức phẩm linh mục, Ngài không thiết lập thừa tác tư tế. Chỉ là có một nhóm những môn đệ đí theo Ngài, họ cùng Ngài tụ họp lại với nhau và đi khắp vùng Israel. Không có một ý định thiết lập nên một tổ chức nào trong việc đó.” Hoàn toàn không đúng theo sự thật. Bạn sẽ nghĩ như vậy nếu bạn không biết gì về Cựu ước.

Bất kỳ người Do Thái nào ở thế kỷ I biết Kinh thánh, đều biết Người này đi khắp vùng Giuđêa, và đặt mình trên hết mọi người, Ông ấy có ba người rất gần gũi với mình, Ông có nhóm 12, rồi Ông thêm 70 người nữa. Ai cũng biết ngụ ý điều Ngài làm. Ngài đang thiết lập chức tư tế mới. Ngài đang thiết lập một phẩm trật mới của những người được thánh hiến để cai trị một nướcIsrael mới, và chính Ngài sẽ không chỉ là vua mà còn là vị thượng tế.

Nên nhóm 70 người rất là quan trọng vì nó bày tỏ phẩm trật ẩn ý của Chúa Giêsu cho các môn đệ, phẩm trật của một tư tế mới, không tập trung vào Đền thờ Giê-ru-sa-lem, mà tập trung vào chính Chúa Giêsu, không tập trung vào những người con của ông A-ha-ron mà là tập trung nơi những môn đệ đã được Chúa Giêsu chỉ định.

Share: