Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

Lời bình luận của ĐTC đã được biên tập lại, sửa đổi rất nhiều so với cuộc phỏng vấn năm 2019

Bài này được chuyển ngữ từ Pope Francis' homosexuality comments heavily edited in documentary, Vatican has no comment on civil unions

Francesco, ”một bộ phim tài liệu mới phát hành về ĐTC Phanxicô, chứa đựng những bình luận của ĐTC về đồng tính luyến ái và kết hiệp dân sự. Tuy nhiên, một số nhận xét là kết quả của việc chỉnh sửa/gắn ghép đây đó các cụm từ riêng biệt trong cuộc phỏng vấn của ĐTC và trình bày chúng như một tổng thể gắn kết.

Trong khi nhà làm phim Evgeny Afineevsky nói với CNA và các nhà báo khác rằng lời kêu gọi của ĐTC Phanxicô về việc chấp thuận luật kết hiệp dân sự là của chính ĐTC, những bình luận này thực sự xuất phát từ một cuộc phỏng vấn năm 2019 của ĐTC Phanxicô do nhà báo Mexico Valentina Alazraki thực hiện.

Các bình luận của ĐTC về các kết hiệp dân sự đã chưa được Vatican sửa đổi mặc dù có nhiều yêu cầu xin Vatican nói rõ thêm. Các nhận xét không có trong phiên bản đã xuất bản của cuộc phỏng vấn của Alazraki và không được công chúng nhìn thấy ngoại trừ trong “Francesco”.

Tuy nhiên, vào thứ Tư, Fr. Antonio Spadaro, giám đốc của tạp chí có ảnh hưởng La Civiltà Cattolica, nói với các nhà báo rằng nhận xét của ĐTC về các kết hiệp dân sự được trích từ cuộc phỏng vấn năm 2019 và đã không khác biết với cách chúng được trình bày trong phim tài liệu.

Đồng thời, phân tích của CNA về bản ghi của cuộc phỏng vấn cho thấy rằng các nhận xét khác của ĐTC về đồng tính luyến ái trong “Francesco” đã được biên tập lại, sửa đổi rất nhiều so với cuộc phỏng vấn năm 2019.

“Francesco” trình bày Đức Thánh Cha Phanxicô về cách ngài nhìn thấy về việc phục vụ mục tử [với người đồng tính] của ngài như sau:

“Người đồng tính có quyền để một phần tử của gia đình (to be a part of the family). Họ là con của Chúa và có quyền để thuộc về một gia đình (have a right to a family). Không ai nên bị vứt bỏ, hoặc bị làm cho khốn khổ vì điều đó”"

Dù rằng ĐTC nói những lời đó khi người ta quay phim, ĐTC không nói chúng theo thứ tự đó, hoặc nói những câu đó kế liền nhau.

CNA đã tô đậm những lời đó trong một bản dịch trích dẫn lời nhận xét của ĐTC trong cuộc phỏng vấn năm 2019 của ngài:

“Tôi đã được hỏi một câu hỏi trên một chuyến bay - sau khi nó làm tôi phát điên, khiến tôi phát điên vì cách một hãng tin truyền tải nó - về sự hòa nhập trong gia đình của những người có khuynh hướng đồng tính luyến ái, và tôi nói, những người đồng tính có quyền thuộc về một gia đình, người có xu hướng đồng tính có quyền ở trong gia đình và cha mẹ có quyền công nhận con trai là đồng tính, con gái là đồng tính. Không ai nên bị vứt bỏ, hoặc bị làm cho khốn khổ vì điều đó.

“Một điều nữa là, tôi đã nói khi người ta nhìn thấy một số dấu hiệu nơi trẻ em và từ [những dấu hiệu] đó gửi chúng đến - lẽ ra tôi nên nói một ‘chuyên gia’, nhưng từ tôi nói lúc ấy ‘bác sĩ tâm thần.’ Tôi có ý định nói một chuyên gia vì đôi khi có những dấu hiệu ở thời kỳ thành niên hoặc tiền vị thành niên mà họ không biết liệu mình có khuynh hướng đồng tính luyến ái hay nếu là vì tuyến ức không bị teo đúng lúc. Có cả một ngàn lý do, ai trong chúng ta biết được, đúng không? Vì thế cần một người chuyên nghiệp. Tiêu đề của tờ nhật báo: ‘ĐTC gửi những người đồng tính luyến ái đến bác sĩ tâm thần.’ Điều đó thì không đúng!”

“Một lần khác, họ hỏi tôi câu hỏi tương tự và tôi lặp lại câu [trả lời] đó, ‘Họ là con cái của Chúa và có quyền để thuộc về một gia đình (have a right to a family --ĐTC phát biểu bằng tiếng Tây Ban Nha, có nhiều nơi dịch là have a right to have a family có lẽ không đúng dựa theo bối cảnh mà câu này nằm trong đó.), và những điều tương tự.’ Một điều khác là - và tôi giải thích rằng tôi đã sai với từ đó, nhưng ý tôi là để nói điều này: Khi bạn nhận thấy một điều gì đó kỳ lạ - ‘À, thật lạ.’ - Không, đó không là điều lạ. [Nó là] một cái gì đó là ngoài sự thông thường. Đó là, không nên dùng một từ nhỏ để loại bỏ ngữ cảnh. Ở đó, những gì tôi đã nói là họ ‘có quyền để thuộc về  một gia đình.’ Và điều đó không có nghĩa là tán thành các hành vi đồng tính luyến ái, hoàn toàn không phải vậy”.

-----

Sau khi trình bày những nhận xét đã được chỉnh sửa đó, trong phim tài liệu “Francesco” chúng ta thấy ĐTC nói, “Những gì chúng ta phải tạo ra là một luật kết hiệp dân sự. Bằng cách đó, họ được luật pháp bảo vệ. Tôi ủng hộ điều đó ”.

Dù những nhận xét đó có vẻ chắc chắn là đến từ cuộc phỏng vấn của Alazraki, chủ nhiệm của phim Francesco, Evgeny Afineevsky, đã nói với các phóng viên một cách khác, và phần phỏng vấn Alazraki mà họ đáng lẽ phải trình bày [phần tiếng Anh không rõ. Ad phải dịch theo hiểu biết từ bối cảnh] không được bao gôm trong phiên bản đã xuất bản và không được công bố rộng rãi.

Nhưng ngoài việc bối cảnh ra, một số người đã thắc mắc về ý nghĩa của chúng, gợi ý rằng một cụm từ được sử dụng bởi ĐTC, "convivencia civil", đã bị phim “Francesco” dịch sai thành “kết hiếp dân sự” trong phụ đề của bộ phim, và thực sự là gợi ý cho một công nhận luật pháp khác.

Nhưng hôm thứ Tư, Đức Tổng Giám mục Victor Manuel Fernandez, một nhà thần học từ lâu đã gần gũi với ĐTC, cho rằng cụm từ của ĐTC về cơ bản tương đương với cụm từ “kết hiệp dân sự”.

Đức Tổng Giám mục đã đăng trên Facebook nói trước khi trở thành ĐTC, Đức Hồng y Bergoglio “không gọi nó là ‘hôn nhân’ và luôn luôn công nhận là, trên thực tế có sự kết hợp rất chặt chẽ giữa những người cùng giới tính, sự nối kết mà chính nó không ngụ ý quan hệ tình dục, nhưng là một liên kết rất mãnh liệt và ổn định. Họ hiểu rõ về nhau, ở chung một mái nhà trong nhiều năm, họ chăm sóc cho nhau, họ hy sinh cho nhau. Sau đó, có thể xảy ra là trong trường hợp ngoại lệ hoặc bệnh tật, họ không hỏi ý kiến người thân của mình, nhưng ưa thích người biết sâu sắc ý định của họ. Và vì lý do tương tự, họ thích người đó thừa kế tất cả tài sản của họ, v.v.... Điều này có thể được xem xét trong luật và được gọi là “kết hiệp dân sự” [unión Civil] hoặc ‘luật của việc chung sống dân sự’ [ley de convivencia Civil], chứ không là hôn nhân.”

Share:

ĐTC Phanxicô nói gì về kết hợp đồng tính dân sự? Một lời giải thích của CNA

Bài này được dịch từ "What did Pope Francis say about civil unions? A CNA Explainer"

Trong một bộ phim tài liệu công chiếu hôm thứ Tư tại Rome, trong đó có ĐTC Phanxicô kêu gọi việc luật dân sự cho các cặp đồng tính được chấp thuận, khác với quan điểm của văn phòng giáo lý của Vatican và những vị tiền nhiệm Giáo hoàng.

Nhận xét được đưa ra giữa của bộ phim tài liệu phản ánh về việc chăm sóc mục vụ cho những người xác định họ là LGBT.

“Người đồng tính có quyền để là một phần tử của gia đình. Họ là con cái của Chúa và có quyền ở trong gia đình. Không ai trong họ phải bị đuổi ra khỏi nhà, hoặc bị làm cho khốn khổ vì điều đó,” ĐTC Phanxicô nói trong bộ phim cách ngài suy nghĩ về việc chăm sóc mục vụ.

Sau những nhận xét đó, và trong những bình luận có khả năng gây ra tranh luận giữa những người Công giáo, ĐTC Phanxicô đã đưa ra suy luận của ngài cách trực tiếp (không qua bài viết trước) về luật dân sự cho các cặp đồng tính.

“Chúng ta phải tạo ra là một luật dân sự về sự kết hợp của người đồng tính. Bằng cách đó, họ được luật lệ che chở, ”ĐTC nói. "Tôi ủng hộ điều đó."

Các nhận xét là từ “Francesco/Phanxicô”, một bộ phim tài liệu về cuộc đời và chức vụ của ĐTC Phanxicô, được công chiếu vào ngày 21 tháng 10 trong khuôn khổ Liên hoan phim Rome và dự kiến ​​sẽ công chiếu ở Bắc Mỹ vào Chủ nhật.

Bộ phim ghi lại cách tiếp cận của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với các vấn đề xã hội cấp bách, và mục vụ của GH đối với những người sống, theo cách nói của Đức Giáo hoàng, “ở bên lề của cuộc sống”.

Với các cuộc phỏng vấn với các nhân vật của Vatican bao gồm cả Hồng y Luis Tagle và những người cộng tác khác của ĐTC, “Francesco” nhìn vào sự ủng hộ của ĐTC đối với người di cư và người tị nạn, người nghèo, những việc ngài làm đối với vấn đề lạm dụng tình dục của các giáo sĩ, vai trò của phụ nữ trong xã hội, và sự chấp nhận của người Công giáo và những người khác đối với những người xác định là LGBT.

Bộ phim đề cập đến hoạt động mục vụ của ĐTC Phanxicô với những người xác định là LGBT, bao gồm câu chuyện về ĐTC khuyến khích hai người đàn ông Ý có quan hệ đồng tính, hãy nuôi dạy con cái của họ trong nhà thờ giáo xứ của họ, và một trong hai người cho biết. rất có lợi cho con cái của mình.

“ĐTC không đề cập đến ý kiến ​​của mình về gia đình tôi. Có lẽ ĐTC đang tuân theo tín điều của giáo lý về điểm này,” người đàn ông ấy nói, khi ca ngợi ĐTC cho sự chấp nhận, thái độ hoan nghênh và sự khích lệ.

Nhận xét của Giáo hoàng về luật dân sự cho cặp đồng tính được đưa ra giữa phần của bộ phim tài liệu đó. Nhà làm phim Evgeny Afineevsky nói với CNA rằng ĐTC đã đưa ra lời mời gọi về việc kết hợp dân sự trong một cuộc phỏng vấn mà người viết tài liệu đã thực hiện với ĐTC.

Lời kêu gọi trực tiếp của ĐTC về luật kết hợp dân sự thể hiện sự thay đổi quan điểm so với những người tiền nhiệm và từ lập trường thận trọng hơn của chính ĐTC đối với việc kết hợp dân sự trong quá khứ. (Từ người dịch: vì thế giới hôm nay khác với trước đây).

Năm 2010, khi còn là Tổng Giám mục của Buenos Aires, ĐTC Phanxicô đã phản đối những nỗ lực hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Trong khi Sergio Rubin, người viết tiểu sử của vị giáo hoàng tương lai này, gợi ý rằng ĐTC Phanxicô ủng hộ ý tưởng về kết hợp dân sự như một cách để ngăn chặn việc chấp nhận cách trọn vẹn hôn nhân đồng giới ở Argentina, thì Miguel Woites, giám đốc hãng tin Công giáo Argentina AICA, đã bác bỏ vào năm 2013 rằng khẳng định đó không là thật.

Nhưng việc đề cập của ĐTC là trước đây ngài đã “ủng hộ” việc kết hợp dân sự dường như xác nhận các báo cáo của Rubin và những người khác nói rằng Đức Hồng Y Bergoglio lúc đó đã một cách riêng tư ủng hộ ý tưởng kết hợp dân sự của các cặp đồng tính như một thỏa hiệp ở Argentina.

Trong cuốn sách “On Heaven and Earth” năm 2013, ĐTC Francis đã không bác bỏ việc có thể của kết hợp dân sự cách thẳng thừng, nhưng đã nói rằng các luật “đồng hóa” các mối quan hệ đồng tính với hôn nhân là “một sự thụt lùi nhân học” và ngài bày tỏ lo ngại rằng nếu các cặp đồng tính “được trao quyền nhận con nuôi, trẻ em có thể bị ảnh hưởng. Mỗi một người cần một người cha nam và một người mẹ nữ để giúp ngưởi ấy định hình bản sắc của mình ”.

Năm 2014, Fr. Thomas Rosica, khi đang làm việc trong văn phòng báo chí của Tòa Thánh nói với CNA rằng ĐTC Francis đã không bày tỏ sự ủng hộ đối với việc kết hợp đồng tính theo luật pháp, sau khi một số nhà báo báo cáo rằng ĐTC đã ủng hộ trong một cuộc phỏng vấn năm đó. Khi đề nghị về kết hợp dân sự được tranh luận ở Ý, Rosica nhấn mạnh rằng ĐTC Phanxicô sẽ không tham gia cuộc tranh luận, nhưng sẽ nhấn mạnh giáo huấn Công giáo về hôn nhân.

Năm 2003, dưới sự lãnh đạo của Hồng y Joseph Ratzinger và dưới sự chỉ đạo của ĐTC Gioan Phaolô II, Bộ Giáo lý Đức Tin của Vatican đã dạy rằng “sự tôn trọng đối với những người đồng tính không thể dẫn đến việc chấp thuận hành vi đồng tính luyến ái hoặc sự công nhận của pháp luật về kết hợp đồng tính. Lợi ích chung đòi hỏi luật pháp phải công nhận, cổ võ và bảo vệ hôn nhân là nền tảng của gia đình, đơn vị chính yếu của xã hội.”

“Sự thừa nhận của luật pháp về kết hợp đồng tính hoặc đặt họ ngang hàng với hôn nhân sẽ không chỉ có nghĩa là chấp thuận những hành vi lệch lạc, với hậu quả là biến nó trở thành một hình mẫu trong xã hội ngày nay, mà còn che lấp những giá trị cơ bản của di sản chung của nhân loại. Giáo hội không thể không bảo vệ những giá trị này, vì lợi ích của người nam và nữ và vì lợi ích của chính xã hội,” Bộ Giáo lý Đức tin nói thêm, những kêu gọi ủng hộ cho những kết hợp đó từ các chính trị gia là “vô đạo đức cách nặng nề”.

“Thậm chí theo cách so suy luận rất rời rạc, kết hợp đồng tính luyến ái không hoàn thành mục đích mà hôn nhân và gia đình xứng đáng sự công nhận là thuộc về một phân loại nhất định. Ngược lại, có những lý do chính đáng để cho rằng những kết hợp như vậy có hại cho sự phát triển đúng đắn của xã hội loài người, đặc biệt nếu tác động của chúng đối với xã hội ngày càng tăng,” bài viết của Bộ Giáo lý Đức tin nói.

Share:

Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2020

Chúa Giêsu và nguồn gốc Do thái giáo của Thánh Thể

Lời từ video:

Chúng ta hãy bắt đầu với lời cầu nguyện và xin Chúa hướng dẫn tâm trí và trái tim chúng ta trước khi chúng ta đào sâu vào mầu nhiệm này.

Lạy Cha vĩnh cửu, con cám ơn Cha vì món quà của ngày hôm nay, cám ơn Cha vì sự sống và tình yêu của Cha. Con cám ơn Cha vì món quà cao cả là Con Cha, Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, Đấng đã chết cho chúng con trên đồi Canvê và hiến tế chính Ngài cho chúng con trong Bữa Tiệc Ly và trên mọi bàn thờ của thế giới. Con cầu xin Cha đổ tràn đầy ân sủng của Chúa Thánh Thần trên chúng con tối nay khi chúng con đào sâu hơn mầu nhiệm về gốc rễ Do-thái giáo của đức tin Công giáo. Và nhờ Thánh Thần Chúa, chúng con có thể phát triển sâu sắc hơn đức tin của chúng con vào sự hiện diện của Chúa trong Thánh Thể: thân xác, máu, linh hồn và thiên tính. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô qua kinh Lạy Cha mà Ngài đã dạy chúng con.

Tối hôm nay, tôi muốn bắt đầu khám phá nguồn gốc Do-thái của Thánh Thể bằng việc hỏi các bạn một câu hỏi. Nó là một câu đố, một câu đố lịch sử, một bí ẩn lịch sử mà các học giả đã thắc mắc từ lâu. Câu hỏi ấy, câu đố ấy, vấn đề ấy là như thế này: Các Kitô hữu đầu tiên, thế hệ Kitô hữu đầu tiên: thánh Phaolô, thánh Phêrô, thánh Giacôbê và Gioan, Đức Maria, bằng cách nào mà họ - những người Kitô hữu gốc Do-thái giáo, họ hết thảy là người Do-thái giáo, tin cách nhanh chóng và phổ quát vào sự Hiện diện thực của Đức Kitô trong Thánh Thể?

Đó là câu hỏi mà tôi đặt cho các bạn tối nay. Và lý do cho câu đố, hay bí ẩn này là vì nếu bạn biết chút ít gì về Do-thái giáo cổ đại, bạn sẽ biết rằng trong Kinh Thánh Do-thái giáo, chúng ta gọi là Cựu Ước, sách Lê-vi, có một lệnh cấm rất nổi bật đó là: người Do-thái thời Cựu Ước bị cấm hoàn toàn việc uống máu. Như một vài người trong các bạn đã biết.

Đúng vậy. Sách Lê-vi nói “Ngươi sẽ không được phép uống máu của bất cứ giống vật nào.” Điều này được coi như là một sự gớm ghiếc, ghê tởm. Vì vậy nó là một điều cấm kỵ trong dân Do-thái. Tuy nhiên, chúng ta tìm thấy một rapbi, học giả của Lề Luật như thánh Phaolô, viết trong thư thứ nhất gởi đến các tín hữu ở Côrintô trong chương 10. Ngài nói hiển nhiên “Khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao? Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Kitô ư?”. Việc ấy xảy ra thế nào được khi thánh Phaolô có thể từ một rapbi, một người Pharisêu, một chuyên gia về lề luật Do-thái giáo - người mà xem việc uống bất cứ máu con vật nào, và ít có thể nghĩ tới hơn: máu người, là một việc ghê tởm - trở thành tông đồ của Đức Giêsu Kitô. Và thánh Phaolô có thể tuyên bố không chút ngần ngại rằng Thánh Thể thực sự là Mình và Máu Chúa Giêsu? Làm cách nào mà thánh Phaolô có thể đi từ A đến Z? Đó là loại câu đố lịch sử. Qua cách nào mà bất cứ người Kitô hữu gốc Do-thái giáo trong thể kỷ I có thể tin vào bí tích Thánh Thể từ những điều họ đón nhận trong truyền thống Do-thái giáo của họ, chẳng hạn như từ sách Lêvi?

Điều tôi muốn đề nghị các bạn hôm nay chính là đức tin Do-thái giáo, vì truyền thống Do-thái giáo của họ, những thi hành và niềm tin Do-thái giáo của họ, đã đặt nền tảng cho niềm tin của họ vào sự Hiện Diện Thân Xác của Đức Kitô trong Thánh Thể. Nếu bạn hiểu người dân Do-thái giáo đang chờ những điều Đấng Mêsia của họ sẽ làm, sẽ là Đấng nào, bạn có thể hiểu tại sao thánh Phaolô có thể đi từ điểm A đến điểm Z và một khi ngài nhận ra Đức Kitô là Đấng Mêsia, ngài cũng có thể nhận ra rằng Thánh Thể thực sự là Mình, Máu, Linh Hồn và Thiên Tính của Đức Giêsu Kitô. Đó là vấn nạn mà tôi muốn bạn giữ trong tâm trí qua bài thuyết trình tối nay.

Đặc biệt chúng ta sẽ xem xét 3 hình ảnh chính từ những thực hành và niềm tin Do-thái giáo cổ đại; 3 hình ảnh chính từ Kinh Thánh của Do-thái giáo sẽ làm sáng tỏ mầu nhiệm Thánh Thể. Và 3 điều đó là:
1) Lễ Vượt Qua của Do-thái giáo;
2) Niềm tin của người Do-thái về manna từ trời;
3) Bánh của sự Hiện Diện mầu nhiệm của Do-thái giáo.

Điểm ưa thích nhất của tôi là Bánh của sự Hiện Diện mầu nhiệm mà dân Do-thái giữ trong Nhà Tạm của Môsê, rồi sau đó trong Đền Thờ của Salomon. Chúng ta sẽ thấy là khi nhìn vào niềm hy vọng của người Do-thái về điều mà Đấng Mêsia sẽ làm, nối kết với 3 điều ấy: Lễ Vượt Qua, bánh manna và Bánh của sự Hiện Diện, chúng ta sẽ khám phá ra là đức tin Do-thái giáo của họ đã dẫn họ đến đức tin Công giáo về sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Thánh Thể.

Đó là mục đích tối nay. Để tiến đến mục đích này chúng ta cần quay lại và tìm hiểu một chút về đức tin Do-thái giáo cổ đại và niềm tin của Do-thái giáo về Đấng Mêsia.

Nếu bạn nhìn vào phía trên của tờ giấy phát, phần có tựa đề cuộc Xuất Hành mới. Chúng ta hãy bắt đầu từ đó.

Để hiểu niềm tin của người Kitô hữu gốc Do-thái giáo, trước hết chúng ta phải hiểu niềm hy vọng Do-thái giáo đang thịnh hành trong thế kỷ I AD.

Nếu bạn hỏi hầu hết những Kitô hữu hôm nay, những người Do-thái giáo trong thế kỷ I AD, thời của Chúa Kitô, đang chờ đợi gì nơi Đấng Mêsia? Bạn có lẽ nghe câu trả lời tương tự như câu này: Trong thời của Chúa Kitô, người Do-thái giáo chờ đợi một Đấng Mêsia có thế lực trần thế để cứu họ thoát khỏi Đế Quốc Rôma.

Có ai đã nghe điều này chưa? Một vài người trong các bạn đã nghe rồi. Đây là một ý tưởng rất phổ biến đối với hầu hết Kitô hữu. Nếu bạn biết chút gì về Do-thái giáo cổ đại, có lẽ bạn biết rằng hầu hết những người Do-thái đang chờ đợi một Đấng Mêsia với thế lực trần thế. Bạn có thể đã xem tài liệu và các show trên Tivi hay câu chuyện tái diễn lại cuộc đời của Đức Kitô. Điều này cũng một phần đúng. Có một số người Do-thái đang chời đợi một Đấng Mêsia với quyền lực trần thế mạnh mẽ như nhóm Zealót, nhóm quá khích, đang chờ đợi một Mêsia làm cách mạnh và với quân sự.

Nhưng hầu hết những người Do-thái bình thường, những người Do-thái giáo biết về Cựu Ước, thực sự đang chờ đợi một điều nhiều hơn thế nữa. Nếu bạn phải làm đơn giản hy vọng của họ về Đấng Mêsia xuống thành một điểm, một hy vọng bao trùm tất cả, tôi sẽ nói là những người Do-thái thời Chúa Giêsu đang chờ đợi cho một cuộc Xuất Hành mới.

Theo như các ngôn sứ trong Cựu Ước là khi Đấng Mêsia đến, Thiên Chúa sẽ cứu dân Ngài theo cùng một cách tương tự Ngài đã cứu họ trong thời ông Môsê và cuộc Xuất Hành ra khỏi Ai Cập. Và khi bạn đọc từ Cựu Ước các ngôn sứ Isaia, Giêrêmia, Êdêkien và mọi ngôn sứ chúng ta biết và nghe trong Thánh Lễ, điều chúng ta nghe đi nghe lại là họ nói về khi Chúa gởi Đấng Mêsia đến, Ngài sẽ diễn lại, tóm tắt lại những biến cố của cuộc Xuất Hành đầu tiên ra khỏi Ai Cập. Và kỷ nguyên mới này, thời của ơn cứu độ của Đấng Mêsia sẽ như là một cuộc Xuất Hành mới.

Nếu bạn nhìn vào tờ giấy phát ở đây, tôi đưa cho các bạn một vài điểm tương đồng giữa hai cuộc Xuất Hành để làm sáng tỏ về điều này, để đưa đến cho bạn thêm một vài chi tiết.

Tất cả chúng ta đều biết chuyện Xuất Hành ra khỏi Ai Cập, đúng không? Tại thời điểm Xuất Hành, 12 chi tộc Israel đang làm nô lệ cho Pharaô. Họ bị Pharaô và các thừa hành của ông chèn ép. Để cứu dân Ngài, Chúa gởi Charleston Heston (diễn viên đóng vai Môsê trong phim Mười Điều Răn), tôi xin lỗi… Chúa gởi ông Môsê để cứu dân Israel ra khỏi Ai Cập, khỏi chốn nô lệ. Ông Môsê vâng lời Chúa đi vào Ai Cập để nói với Pharaô: “Hãy thả dân ta.” Ông đem dân Israel ra khỏi Ai Cập về đến đất Hứa xuyên qua sa mạc. 40 năm để về đất Hứa. Biến cố ấy trong lịch sử cứu độ, hành động giải cứu ấy đặt nền tảng cho những gì mà Thiên Chúa sẽ làm trong thời Đấng Mêsia theo như lời các ngôn sứ.

Vì thế, nếu các bạn nhìn vào giấy phát, cột bên trái, bạn sẽ thấy cuộc Xuất Hành đầu tiên có những đặc điểm này:

  1. Có một nhân vật giải cứu: ông Môsê; trong cuộc Xuất Hành mới, các ngôn sứ tiên báo Thiên Chúa sẽ gởi người cứu thoát mới, Đấng Mêsia, có nghĩa là Đấng Được Xức Dầu.
  2. Trong cuộc Xuất Hành đầu tiên, cuộc Xuất Hành xưa, 12 chi tộc Israel được giải thoát khỏi cảnh nô lệ, khỏi gông cùm của đất Ai Cập; trong Xuất  Hành mới, các ngôn sứ đã tiên báo không chỉ dân Israel mà cả dân ngoại nữa, sẽ được giải thoát, không chỉ từ cuộc sống nô lệ mà còn được giải thoát khỏi tội lỗi, khỏi việc bị lưu đày xa khỏi Thiên Chúa và ngay cả chính sự chết.
  3. Trong cuộc Xuất Hành đầu tiên, khi dân Israel rời khỏi đất nô lệ, họ đã làm gì? Họ bắt đầu cuộc hành trình 40 năm qua sa mạc để đến đất Canaan đã được hứa cho họ; trong Xuất Hành mới, các ngôn sứ tiên báo dân Israel sẽ đi trên cuộc hành trình mới, đến một đất Hứa mới. Đất Hứa mà đôi khi được miêu tả cách lạ lùng là Vườn Êđen mới, một Thiên Đàng mới.
  4. Trong cuộc Xuất Hành đầu tiên, xuất hành ra khỏi Ai Cập, việc thờ phượng Thiên Chúa có trọng tâm ở một chốn đặc biệt, nơi ấy được gọi là Nhà Tạm.
    Nếu bạn nhớ phim Mười Điều Răn, hay có thể là từ đọc sách Xuất Hành, Nhà Tạm thì giống như là lều được dựng lên. Đó là Đền Thờ có thể di chuyển được và dân Israel dâng lễ toàn thiêu trong đó. Họ mang Đền Thờ đi với họ trong suốt hành trình nơi hoang địa. Bạn nhớ mây che phủ hạ xuống trên Nhà Tạm khi Thiên Chúa hiện diện với dân Ngài. Đó là nơi họ thờ phượng, đó là nơi cung thánh của họ. Và sau này khi họ đã đến đất Hứa, họ dựng nên một nơi cố định trong Đền Thờ Giêrusalem.
    Trong cuộc Xuất Hành mới, các ngôn sứ tiên báo việc thờ phượng Thiên Chúa sẽ có trọng tâm nơi Đền Thờ mới, một cung thánh mới mà sẽ rực rỡ hơn hẳn Nhà Tạm của Môsê hay Đền Thờ của Salomon.
  5. Trong cuộc Xuất Hành đầu tiên, cùng đích không phải là núi Sinai, nơi họ lãnh nhận 10 Điều Răn. Đôi khi chúng ta chú tâm nhiều đến núi Sinai. Nó là điểm dừng quan trọng với điểm cùng đích ngay cả không phải là đất Hứa. Cùng đích là Giêrusalem, thành Giêrusalem, núi của thành Giêrusalem.

Trong cuộc Xuất Hành mới, các ngôn sứ tiên báo cuộc hành trình cuối cùng này sẽ kết thúc ở Giêrusalem mới nơi sẽ được Thiên Chúa hồi phục, nơi mà Isaia gọi là “trời mới, đất mới, một sáng tạo mới.”

Vì vậy, những hy vọng này, những đặc điểm này, là điều mà dân Do-thái đang ngóng trông trong thế kỷ thứ I AD. Họ đang trông chờ một cuộc Xuất Hành mới. Nếu họ biết Kinh thánh của họ, nếu họ đọc về các ngôn sứ của họ, họ đang trông chờ Đấng Mêsia đến, một Môsê mới mà sẽ khai mạc cuộc Xuất Hành của ơn cứu chuộc mới.

Với điều này trong tâm trí, chúng ta hãy quay lại thế kỷ thứ nhất và tưởng tượng bạn là người Do-thái của thế kỷ I, và chăm chú nhìn điều Chúa Giêsu làm, điều Ngài nói với con mắt của người Do-thái, với ống kính Do-thái giáo.

Nếu bạn sẽ có một cuộc Xuất Hành mới và bạn suy nghĩ như một người Do-thái giáo, bạn cần điều gì trước hết? Cuộc Xuất Hành đầu tiên ra khỏi Ai Cập, trong khi nó đang được bắt đầu, nó xảy ra thế nào?

Trước hết, nó được bắt đầu bằng bữa tiệc Vượt Qua. Nếu bạn muốn có một cuộc Xuất Hành mới, bạn phải có một lễ Vượt Qua mới vì bạn nhớ dân Israel đã không chỉ đi ra khỏi Ai Cập. Đúng không? Họ đã chẳng một ngày nào đó quyết định để rời đất Ai Cập. Họ được giải thoát khỏi tay Pharaô nhờ một dãy bệnh dịch, dịch cóc, dịch ruồi muỗi và những nạn dịch khác nhau. 10 nạn dịch và được kết thúc với một nạn dịch cuối cùng đã giải thoát họ. Và đó là dịch của lễ Vượt Qua. Mỗi khi đêm đến, thần chết, thần hủy diệt đi ngang qua nhà của dân Israel, giết chết mọi đứa con đầu lòng của Ai Cập (cả loài vật cũng như loài người). Cuối cùng Pharaô phải để họ đi.

Cuộc Xuất Hành đầu tiên bắt đầu như vậy. Bạn hãy đoán cuộc Xuất Hành mới sẽ bắt đầu như thế nào? Cũng với cùng một biến cố.

Để hiểu niềm hy vọng của cuộc Xuất Hành mới, chúng ta cần quay lại và học hiểu một chút, một chút lịch sử về cuộc Vượt Qua trong Cựu Ước và sau đó trong truyền thống Do-thái giáo. Vậy chúng ta hãy quay về Cựu Ước một chút.

Lễ Vượt Qua cũ. Nếu bạn muốn có một mô tả chi tiết về lễ Vượt Qua trong Cựu Ước, nơi đầy đủ nhất là sách Xuất Hành chương 12. Đó là nơi tường thuật tỉ mỉ nhất về những quy định của đêm Vượt Qua. Đó là nơi tường thuật điều gì đã xảy ra trong đêm đầu tiên. Trong đó, chúng ta thấy Chúa ra lệnh dân Người cử hành những nghi thức nhất định, những nghi thức để họ được cứu khỏi thần chết. Và đoạn ấy nói như thế này:

Trước hết, lúc ấy mỗi người cha trong gia đình hành động như vị tư tế cho gia đình để dâng hiến hy lễ. Ông lấy một con chiên đực 1 tuổi, không tật nguyền, và giết nó, cắt cổ nó và đổ máu của nó vào một cái chậu như của lễ sát tế. Người cha của gia đình phải lấy một bó hương thảo, nhúng nó vào máu con chiên và bôi máu trên hai bên cửa và phía trên khung cửa của nhà như một dấu hiệu giữa dân Israel và Chúa, một dấu cho thần chết bỏ qua căn nhà và nhờ đó đứa con đầu lòng được cứu thoát.

Khi hy tế ấy đã hoàn tất, và điều này rất quan trọng. Trong bữa tiệc nghi thức này, cả gia đình phải tụ tập chung quanh bàn ăn và ăn con chiên. Họ phải ăn thịt của con chiên. Đó là cực điểm của bữa tiệc Vượt Qua. Đó là cực điểm của Hy Lễ Vượt Qua. Đó điểm cao nhất. Và thật là cơ bản để làm đúng theo nghi thức. Họ không có sự lựa chọn nếu họ không thích thịt chiên (cừu). Ví dụ, nếu một gia đình không thích thịt cừu, và bạn quyết định bạn không ăn thịt cừu tối đó. Bạn chỉ giết nó, lấy máu, bôi máu trên cửa rồi đi ngủ. Điều gì sẽ xảy ra khi bạn thức dậy sáng hôm ấy? Chúng ta thức dậy sáng ngày mai và đứa con đầu lòng đã chết. Điều đó không làm tôi lo lắng vì tôi là đứa thứ hai. Nhưng sẽ là tin rất xấu cho anh cả của tôi. Anh ấy sẽ chằng còn.

Thật rất quan trọng để chúng ta thấy đỉnh điểm của Hy Lễ Vượt Qua không kết thúc với cái chết của con chiên. Nó được kết thúc với việc ăn thịt con chiên. Đó là lễ Vượt Qua trong Cựu Ước.

Qua nhiều thế kỷ, lễ Vượt Qua phát triển trong truyền thống Do-thái giáo. Chúng ta không chỉ có Kinh Thánh của người Do-thái (Cựu Ước) mà còn có truyền thống Do-thái giáo, cũng như người Công giáo chúng ta có Kinh Thánh Công giáo và truyền thống Công giáo. Vì thế để hiểu lễ Vượt Qua trong thời Chúa Giêsu, bạn phải nhìn vào truyền thống Do-thái giáo nữa. Trong lễ Vượt Qua của người Do-thái sau đó, có một vài sự phát triển bổ sung vào cách họ mừng ngày Lễ.

Trong đêm Vượt Qua, đứa con (nhỏ nhất) sẽ hỏi người cha những câu hỏi định sẵn mỗi khi họ cử hành nghi thức. Đứa con sẽ hỏi người cha những câu hỏi này:

  • Thưa cha, tại sao đêm nay khác hẳn những đêm khác?
  • Tại sao chúng ta ăn bánh không men và thịt nướng của con chiên đêm nay?
    Và rồi người cha sẽ trả lời đứa con trai bằng những lời này và ông ta phải trích chính xác những lời này. Người cha sẽ nói với đứa con: “Đó là vì những gì Đức Chúa đã làm cho cha, khi cha ra khỏi Ai Cập.”

Tại sao việc trả lời chính xác những lời ấy lại quan trọng? Bởi vì đối với người Do-thái, không quan trọng bao nhiêu thế kỷ đã trôi qua kể từ đêm Xuất Hành đầu tiên. Có thể là hàng trăm, hàng ngàn năm giữa biến cố Xuất Hành ra khỏi Ai Cập và thời điểm mà người Do-thái mừng Lễ.

Mỗi một người Do-thái, mỗi một người nam trưởng gia đình Do-thái giáo phải nói với gia đình ông: “Đó là vì những gì Đức Chúa đã làm cho cha, khi cha ra khỏi Ai Cập.” Bởi vì họ nhận ra bữa tiệc Vượt Qua và nghi thức của lễ Vượt Qua là một sự tham dự vào đêm đầu tiên đó. Đó là một sự chia sẻ thiêng liêng vào cuộc Xuất Hành đầu tiên ra khỏi Ai Cập.

Chúng ta có thể thấy được điều này trong Mishnah, một thu tập của truyền thống Do-thái giáo cổ đại từ các ráp-bi trong thời Chúa Giêsu. Trong Mishnah, chúng ta có câu trích này ở giữa trang giấy của các bạn, về nghi thức lễ Vượt Qua. Mishnah của Do-thái giáo dạy rằng trong mọi thế hệ, người nam phải thực tình xem chính mình như kẻ đã ra khỏi Ai Cập vì có lời viết: “Chúng ta giữ lễ này để nhớ điều CHÚA làm cho cha khi cha ra khỏi Ai Cập.” (Xh 13:8). Và vì thế chúng ta có bổn phận để làm gì? Để tạ ơn.

Vì hành động giải thoát mà Chúa đã thực hiện trong thời ông Môsê là điều mà mọi người Do-thái có thể tham dự vào cách thiêng liêng qua việc mừng lễ Vượt Qua, nhờ giữ lễ này, nhờ việc ăn thịt con chiên. Nói cách khác, Lễ này vượt khỏi giới hạn thời gian và không gian.

Với điều này trong tâm trí, vì chúng ta đã học đủ giáo lý Do-thái giáo, và có nền tảng này, chúng ta hãy nhìn vào đời của Đức Kitô.

Chúa Giêsu bước vào khung cảnh mà Ngài bắt đầu sứ vụ công khai. Nếu bạn là một người Do-thái, đang chờ đợi một cuộc Xuất Hành mới, bạn đang chờ đợi một Môsê mới, bạn đang chờ đợi để Chúa thực hiện điều Ngài đã thực hiện qua nhiều thế kỷ trước trong thời của Môsê. Và Chúa Giêsu đã làm gì trước hết trong sứ vụ công khai của Ngài?

Một vài dấu hiệu và hành động của Ngài chỉ đến cuộc Xuất Hành. Bạn thử nghĩ điều đầu tiên. Ngài bước xuống dòng nước sông Giođan và Ngài chịu phép rửa bởi Gioan trong sông Giođan. Rồi Ngài ra khỏi nước đi vào đất Hứa. Tôi muốn hỏi các bạn một câu hỏi.

Lúc nào là lúc cuối cùng ai đó đi qua sông Giođan trong thời điểm quan trọng? Đó là khi ông Giosua và 12 chi tộc hoàn tất cuộc Xuất Hành ra khỏi Ai Cập. Đúng là việc đó. Khi họ đi qua dòng nước sông Giođan, lúc đó kết thúc cuộc Xuất Hành; đó là lúc manna ngừng rơi xuống và họ đã đến vùng đất Hứa. Nước sông Giođan rẽ làm đôi, các vị tư tế đi qua sông Giođan khô ráo. Lời chép rằng khi chân vị tư tế chạm vào nước, nước rẽ làm đôi và họ đi về đất Hứa.

Khi Chúa Giêsu đi xuống nước và đó là phép rửa, sự gì rẽ ra? Không phải nước nhưng là tầng trời. Bởi bị cuộc Xuất Hành mới này tiến về, không phải nơi đất Hứa trần thế mà là đất Hứa của Thiên Đàng.

Và rồi khi Chúa Giêsu đi lên Galilê, Ngài làm gì? Ngài tụ họp 12 môn đệ đại diện cho 12 chi tộc. Ngài sẽ khôi phục lại dân Isarel. Và khi Ngài đi vào sa mạc tụ họp hàng ngàn người đi theo Ngài và Ngài cho họ ăn thứ gì? Bánh, bánh của phép lạ. Lần trước đó chúng ta nghe thấy sự này xảy ra ở đâu? Với ông Môsê và dân Israel.

Về cơ bản, những hành động của Chúa Giêsu chỉ ra cho dân Do-thái thực tại là “Tôi là Môsê mới và thời gian cho cuộc Xuất Hành mới đã đến.”

Không có dấu chỉ nào Ngài đã thực hiện để diễn tả cách rõ ràng về cuộc Xuất Hành mới đang diễn ra hơn là hành động cuối cùng trong sứ vụ công khai của Ngài hơn là Bữa Tiệc Ly. Nếu bạn muốn có cuộc Xuất Hành mới, bạn cần có điều gì trước hết? Bữa tiệc Vượt Qua. Vì thế chiều Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu thiết lập lễ Vượt Qua của cuộc Xuất Hành mới.

Bạn hãy nhìn vào tờ giấy phát cho bạn ở đây.

Một mặt, Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu là một bữa tiệc Vượt Qua bình thường của người Do-thái. Ngài thực thi tất cả những quy tắc và giới luật cơ bản của phong tục Do-thái giáo. Bạn có nhớ các môn đệ hỏi Ngài: “Thầy muốn chúng con dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?” Nhưng nhìn từ một khía cạnh khác, Bữa Tiệc Ly rất khác biệt. Nó không chỉ là một lễ Vượt Qua của Do-thái giáo. Bữa Tiệc Ly vượt xa hẳn.

Có một vài sự khác biệt Chúa Giêsu đưa vào mà sẽ làm bất cứ người Do-thái nào hiện diện ở đó hết sức ngạc nhiên.

1) Trước hết, nếu bạn nhìn kỹ vào lời của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly, trọng tâm không phải là ở con chiên. Đúng không? Ngài không nói về con chiên, con chiên cho Lễ Vượt Qua đang trên bàn tiệc.

2) Chúa Giêsu nói về máu của Ngài sẽ được đổ ra cho việc tha tội. Và Ngài truyền lệnh các tông đồ hãy làm điều này để nhớ đến Ngài.
Điều bất cứ người Do-thái nào của thế kỷ I cũng biết là chỉ một người có thể đổ máu vào chậu là vị tư tế đã được phong chức để tế lễ hợp lệ. Chỉ vị tư tế trong Đền Thờ có thể rảy máu hiến tế. Vậy thì điều gì đang xảy ra ở đây? Chúa Giêsu đang thay đổi Lễ Vượt Qua. Ngài đang định lại hình thể của một Lễ Vượt Qua bình thường của Do-thái giáo chung quanh cuộc khổ nạn và cái chết của chính Ngài. Và Ngài biến đổi Lễ Vượt Qua cũ thành Lễ Vượt Qua mới. Có ít nhất 3 điểm chính, 3 yếu tố trong Lễ Vượt Qua mới này.

- Điểm thứ nhất: có những vị tư tế mới? Những vị tư tế mới này là ai? Chúa Giêsu và 12 tông đồ. Đây là điều hết sức quan trọng để người Công giáo chúng ta hiểu điều này. Mặc dù từ “tư tế/linh mục” không xuất hiện trong tường thuật của Bữa Tiệc Ly, nó không cần được nói ra vì mọi người Do-thái thế kỷ I đều biết rằng chỉ vị tư tế có thể đổ, rảy, thoa máu, đụng đến máu.

- Điểm thứ hai: giờ đây có Con Chiên mới. Chúa Giêsu thay thế hy tế của con chiên và bữa tiệc Vượt Qua cũ với hiến tế của chính Ngài, Ngài chính là hy tế. Chúa Giêsu sẽ dâng hiến chính Ngài cho việc tha tội và cho sự giải thoát của chúng ta khỏi sự chết.

- Điểm thứ ba: điểm cuối cùng nhưng không thiếu quan trọng. Giờ đây có một hy lễ mới. Giờ đây trọng tâm của hy lễ mới là bánh không men và rượu—Mình và Máu của Đức Kitô—được trao ban cho chúng ta dưới hình thức của bánh và rượu.

Vậy giờ đây chúng ta có tư tế mới, con chiên mới và hy tế mới. Và một Lễ Vượt Qua mới để khai mạc cuộc Xuất Hành mới. Điều này đưa chúng ta về với câu hỏi đầu tiên: Tại sao các Kitô hữu gốc Do-thái giáo đầu tiên tin vào sự Hiện Diện Thân Xác, sự Hiện Diện thực sự của Chúa Giêsu trong Thánh Thể? Rất đơn giản. Bởi vì họ biết rằng Thánh Lễ không là gì khác hơn một cuộc Xuất Hành mới và một vài điều theo lôgic được luận ra từ đó.

  1. Điều này có nghĩa là Thánh Lễ cũng như lễ Vượt Qua cũ là một sự tham dự vào lễ Vượt Qua của Chúa Giêsu. Nói cách khác, cùng một cách mà lễ Vượt Qua, giao ước cũ mà bạn đã biết là để đưa bạn cách thiêng liêng trở về đêm đầu tiên của cuộc Xuất Hành ra khỏi Ai Cập. Cũng vậy, các Kitô hữu đầu tiên nhận ra rằng Thánh Lễ, bất kể bao nhiêu lần nó đã xảy ra, hiện tại hóa cùng một hy tế của Chúa Giêsu trên đồi Canvê. Vì thế, tại mỗi Thánh Lễ, chúng ta được đưa về tới đêm Chúa Giêsu hiến tế chính Ngài dưới hình của bánh và rượu cho các tông đồ trong lầu trên. Tại mỗi Thánh Lễ, chúng ta hiện diện ở đó với Đức Kitô và các tông đồ trong lầu trên và chúng ta ở đó với Ngài trên đồi Can-vê, khi Con Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, chết thay cho và vì lợi ích của chúng ta.
  2. Điểm thứ hai mà họ suy ra là từ điểm này: nếu Thánh Lễ là lễ Vượt Qua mới, và đây là điều tôi muốn các bạn nhớ tối hôm nay nếu các bạn không nhớ gì hết nữa, hãy nhớ điều này. Nếu Thánh Lễ là lễ Vượt Qua mới của cuộc Xuất Hành mới, thì việc gì đã xảy ra? Bạn phải ăn thịt con chiên. Bạn phải ăn thịt con chiên. Bạn không chỉ ăn biểu tượng của con chiên (điều các anh em Kitô hữu của các nhóm Tin Lành nghĩ mỗi khi họ đón nhận bánh và rượu). Bạn không thể chỉ nhớ về con chiên. Bạn phải ăn con chiên để lễ Vượt Qua được hoàn tất vì lễ Vượt Qua chưa hoàn tất bởi cái chết của con chiên. Nó hoàn tất khi những người mà vì đó con chiên đã bị giết chết, đã được hiến tế cho họ, đã ăn thịt của nó.
    Vì thế bạn phải ăn con chiên. Đó là lý do người Công giáo, không tin rằng bí tích Thánh Thể chỉ là biểu tượng của Con Chiên Thiên Chúa. Bí tích Thánh Thể là Mình và Máu của Con Chiên Thiên Chúa.
  3. Và nếu bạn có bất cứ nghi ngờ về điều này, bạn có thể nhìn vào điểm thứ 3 ở đây. Thánh Phao-lô nói Đức Giê-su là Con Chiên mới khi ngài nói về Thánh Thể. Phao-lô, một nhà Do-thái giáo lão luyện đã nói điều này “Đức Ki-tô Chiên Lễ Vượt Qua của chúng ta” và tiếng Hy Lạp pascha có nghĩa Passover (Vượt Qua). Chúng ta lấy từ “Vượt Qua/Passover” từ đây. Mầu nhiệm Vượt Qua: Paschal Mystery, Passover, Pascha, đều cùng là một từ. “Đức Ki-tô Con Chiên Vượt Qua của chúng ta đã chịu hiến tế, vì thế chúng ta hãy ăn mừng đại lễ”. Phao-lô đang nói về ngày lễ nào? Lễ Vượt Qua của Giao Ước cũ? Không, ngài đang nói về Lễ Vượt Qua mới của Thánh Lễ.

Bây giờ sang trang.

Chúng ta hãy nhìn vào hình ảnh thứ hai trong Cựu Ước và bắt đầu với câu hỏi thứ hai: “Nếu Đức Giê-su thực sự là Đấng Mêsia và Ngài sẽ bắt đầu một cuộc Xuất Hành mới, thì xin hỏi Ngài sẽ ban thức ăn gì trong cuộc hành trình đến vùng đất Hứa mới? Vì nếu các bạn nhớ trong cuộc Xuất Hành cũ từ Ai Cập, Chúa đã nuôi dưỡng dân Ngài khi họ ở trong sa mạc. Đây dĩ nhiên là manna kỳ diệu từ trời. Nếu các bạn muốn mô tả chi tiết điều đó, các bạn có thể đọc sách Xuất Hành chương 16 tường thuật về manna kỳ diệu. Vì mục đích của chúng ta tối nay, tôi chỉ tóm tắt một vài điểm chính quan trọng về manna để chúng ta ghi nhớ. Hãy xem điều gì xảy ra ở đây.

Trong sách Xuất Hành chương 15, trước chương này Chúa cứu thoát dân Ngài khỏi Ai Cập bằng việc cứu họ khỏi Pha-ra-ô và đưa họ đi qua Biển Đỏ. Nếu bạn xem lại phim Mười Điều Răn, có cảnh kinh ngạc khi nước được tách ra cho dân Israel đi qua trên đất khô và rồi Pha-ra-ô cùng chiến xa của ông ta bị chìm trong nước Biển Đỏ. Đó là sách Xuất Hành chương 15 và dân Israel đang vui mừng, Miriam ca bài ca của mình, Môsê ca bài ca của ông, tất cả vui mừng, ăn uống say sưa và tạ ơn Chúa đã giải thoát họ. Nhưng rồi trong sách Xuất Hành chương 16 đoạn 1 và tiếp theo, chằng bao lâu sau khi họ đã được Chúa cứu khỏi Ai Cập và thoát khỏi quyền lực của Pha-ra-ô, họ bắt đầu làm gì? Kêu ca. Đúng vậy họ bắt đầu kêu ca.

Thật tốt là chúng ta không như thế. Đúng là điều tốt vì chúng ta không giống những người dân Israel đó. Điều đó không bao giờ xảy ra với bất cứ ai ở đây! Khi Chúa chúc phúc cho bạn cách nào đó hay thực hiện phép lạ trong đời sống bạn hoặc trong đời sống của những người bạn yêu và chẳng bao lâu, điều bạn bắt đầu làm là gì? Quay lại kêu ca về điều này điều kia xảy đến với bạn. Ý tôi là mọi thứ mà dân Israel làm, phản ánh chính tâm hồn của chúng ta và cuộc hành trình tâm linh của chúng ta. Và đây là một trong những vấn đề của chúng ta trong đời sống tâm linh.

Dân Israel bắt đầu kêu gào đòi thức ăn vì họ đói, họ nói với Môsê “Môsê, ông đã không đưa chúng tôi đi vào sa mạc để cứu chúng tôi, ông đã đưa chúng tôi ra đây để giết chúng tôi, để làm chúng tôi chết đói. Ở Ai Cập chúng tôi có thịt ăn no nê. Bụng chúng tôi không đói. Chúng tôi bị roi quất trên lưng nhưng dạ dày của chúng tôi được no đủ”. Và vì vậy điều họ muốn là quay trở lại Ai Cập. Và đây là sự cám dỗ trong đời sống tâm linh của chúng ta—quay trở về đời sống trước đây của chúng ta, trước khi chúng ta hoán cải và đón nhận Phúc Âm, trước khi chúng ta thực sự bắt đầu sống đời sống Ki-tô hữu, quay lại nhìn vào đời sống tội lỗi, và thấy nó lôi cuốn và dễ dàng hơn. Đôi khi Ai Cập trông dễ dàng hơn trong sa mạc. Và đôi khi đời sống tâm linh cũng giống như vậy.

Họ bị cám dỗ để quay lại Ai Cập. Chúa đã đưa họ ra khỏi Ai Cập nhưng Ngài đã chưa lấy Ai Cập ra khỏi họ. Và vì thế họ kêu gào đòi thức ăn; họ muốn thức ăn và Thiên Chúa thay vì phạt họ đã ban cho họ một món quà. Chúa nói với họ “Này, Ta sẽ mưa xuống bánh từ trời cho các ngươi”. Và Ngài đã làm phép lạ manna.

Một khía cạnh của manna rất quan trọng để chúng ta nhận ra, để chúng ta không quên đó là phép lạ: manna là một phép lạ gồm hai phần.

Nếu các bạn nhìn vào tờ giấy phát ở đây các bạn sẽ thấy rằng vào buổi sáng Chúa đã làm một phép lạ. Ngài ban cho dân bánh từ trời: manna. Nhưng đôi khi chúng ta quên rằng Ngài làm phép lạ thứ hai vào mỗi buổi tối khi Ngài ban cho họ “thịt từ trời,” là chim cút để ăn vào buổi tối. Vì thế đó là một phép lạ gồm hai phần trong sách Xuất Hành chương 16. Bánh từ trời và thịt từ trời. Hmm…thật là đáng chú ý. Bánh từ trời và thịt từ trời. Các bạn có thể thấy những mầu nhiệm Tân ước được ẩn giấu, được tàng ẩn trong Cựu Ước và đang đợi Thánh Thể để tỏ bày ý nghĩa bí ẩn.

Một khía cạnh khác của manna mà sách Xuất Hành chương 16 nói là thứ gì màu trắng và nó có “mùi vị tựa bánh tráng tẩm với mật ong”. Hmm… thật đáng chú ý. Như bánh tráng tẩm với mật ong. Bánh tráng rõ ràng làm bạn nghĩ đến Thánh Thể. Nhưng mật ong thì sao? Tại sao manna có vị giống mật ong? Đặt nó trong bối cảnh. Dân Israel đang làm cuộc hành trình ở đâu? Chúa hứa đưa họ đến đâu? Đến một vùng đất đầy tràn sữa và mật ong. Thấy chưa, người Công giáo biết Kinh Thánh mà. Mọi người nói người Công giáo không ghi nhớ Kinh Thánh. Bạn có nhớ đến nó. Mảnh đất đầy tràn sữa và mật ong. Hãy xem manna là gì, điều này rất quan trọng: nó là một sự nếm trước về vùng đất Hứa. Nó là một đảm bảo, một bằng chứng cho dân Israel. Điều Chúa đang nói với họ là “Hãy tin rằng Ta sẽ lo liệu cho các ngươi. Hãy tin Ta. Ta biết các ngươi đang trong sa mạc, Ta biết các ngươi đang bị thử thách. Ta biết các ngươi đang phải chịu đau khổ nhưng manna mà Ta sẽ ban cho các ngươi là một bằng chứng từ Ta đến với các ngươi, rằng Ta sẽ đưa các ngươi về đến vùng đất Hứa, đất mà ta đã hứa với Abraham, Isaac và Jacob”. Và manna là một chút vị của lời hứa đó, một vật làm tin.

Và dân Israel nhận ra rằng manna là một thứ đặc biệt. Họ nhận ra rằng manna không phải là bánh bình thường. Thực là họ gọi nó là hạt của trời và bánh của thiên thần. Từ này nghe quen thuộc với người Công giáo không? Panis angelicus. Nó là tiếng Latinh và có nghĩa gì? Bánh của thiên thần. Thánh vịnh 78:21-25 mô tả nó như bánh thiên thần. Nói cách khác đây không phải là bánh bình thường, nó là bánh mầu nhiệm; nó là bánh siêu nhiên bởi trời; thực ra, đó là lý do tại sao nó được gọi là manna. Trong tiếng Do thái cổ, từ đó là man-hu, vậy theo nghĩa đen tên của bánh là cái gì? “Thứ này là gì?” “Bánh này là gì?” Họ đã không biết nó là gì. Họ chưa từng nhìn thấy cái gì giống nó.

 Các anh chị em của tôi! Câu hỏi đó vang lên qua nhiều thế kỷ, mãi đến tận thời chúng ta. “Nó là gì? Bánh này là gì? Nó bình thường hay nó phi thường? Nó là tự nhiên hay siêu nhiên? Nó là trần thế hay nó từ trời?” Người Do Thái biết câu trả lời. Họ đã nói bánh này từ trời, là siêu nhiên, nó là bánh của phép lạ. Và đây chỉ là manna cũ.

Và họ đã làm gì với manna? Họ làm một điều kỳ quặc. Họ không chỉ ăn nó mỗi ngày. Họ lấy manna và đặt nó trong một bình bằng vàng. Rồi thay vì để nó bất cứ nơi nào, họ đặt nó trong Nhà Tạm. Điều đó nghe có quen với người Công giáo không? Đôi khi người khác hỏi chúng ta “Tại sao người Công giáo làm những việc kỳ quặc? Tại sao họ rất háo hức về Thánh Thể? Để Thánh Thể vào bình vàng và đặt Thánh Thể trong Nhà Tạm bằng vàng?” Chúng ta có một Nhà Tạm sau lưng tôi đây. Tại sao chúng ta làm điều đó?

Nó có gốc từ Do-thái giáo. Từ Cựu Ước, vì đó là điều chúng ta làm với bánh bởi trời. Chúng ta không coi nó là bình thường, chúng ta coi nó là phi thường và vì thế người Do-thái sẽ đặt bánh đó trong Nhà Tạm như là một điều nhắc nhở họ về tình yêu của Chúa đối với họ và nhắc nhở họ sự hiện diện của Ngài giữa dân Ngài. Và các bạn có thể thấy điều đó trong sách Xuất Hành chương 16 cũng như trong sách Do-thái 9:6 (Tân Ước).

Lúc này chúng ta vượt thời gian và tiến đến thời điểm gần hơn.

Qua nhiều thế kỷ truyền thống của người Do-thái luôn phát triển và có một truyền thống về manna mà tôi muốn các bạn biết vì dân Do-thái thời Chúa Giê-su có thể đã biết. Manna không chỉ là điều mà người Do-thái nghĩ về khi họ nhìn lại quá khứ, nó còn là điều mà họ nghĩ đến khi họ nhìn về tương lai.

Vào thời Đức Giê-su có một sự mong chờ được nảy sinh ra trong truyền thống người Do-thái rằng khi Đấng Mêsia đến, vì Ngài sẽ là Môsê mới, một trong người điều mà Ngài sẽ làm, sẽ là thực hiện phép lạ manna, bánh bởi trời. Chúng ta hãy nhìn vào đoạn này từ bản văn được gọi là Baruch 2. Nó không nằm trong Kinh Thánh mà là trong văn bản của người Do-thái cổ xưa từ thời Đức Giêsu. Nó mô tả điều sẽ xảy ra vào thời của Đấng Mêsia.

Nó nói Đấng Mêsia sẽ mang lại manna từ trời. Baruch thứ hai đã nói: “Điều sẽ xảy ra là Đấng Mêsia sẽ bắt đầu được tỏ lộ, những ai đang đói sẽ vui mừng và hơn nữa họ sẽ còn thấy điều lạ thường hàng ngày. Nó sẽ xảy ra vào thời đó. Kho báu manna sẽ xuống lần nữa từ trên cao và họ sẽ ăn nó trong những năm đó vì những người này đã sống trong thời gian hoàn tất.” Vì thế điều những người Do-thái tin vào truyền thống của họ là khi Đấng Mêsia đến, Ngài sẽ mang lại manna từ trời và dân sống vào thời của Đấng Mêsia và những ngày của Đấng Mêsia, sẽ nhìn thấy phép lạ hằng ngày.

Thật quá tệ vì điều đó không xảy ra, đúng không? Thật tệ rằng lời tiên tri đã không được thực hiện? Chúng ta không thấy phép lạ mỗi ngày phải không? Người Công giáo có thấy phép lạ không? Các bạn thấy phép lạ mỗi ngày nếu các bạn đến Thánh Lễ mỗi ngày.

Các bạn nhìn thấy phép lạ của Thánh Thể. Linh mục qua lời của Đức Kitô trong lúc truyền phép biến đổi bánh và rượu thành Mình, Máu, Linh hồn và Thiên tính của Đức Kitô. Đây là phép lạ lớn nhất mà có thể được thực hiện dưới thế. Và mỗi một người trong chúng ta là người Công giáo có đặc quyền để chứng kiến phép lạ này hằng ngày.

Đó là điều người Do-thái đã chờ đợi. Họ đang chờ đợi manna mới vì nếu các bạn nhớ lại trong Cựu Ước phép lạ manna chỉ diễn ra trong thời gian họ đang trong cuộc hành trình Xuất Hành—từ lúc họ đi ra khỏi Ai Cập cho tới khi họ đến vùng đất Hứa. Vì thế họ mong chờ Đấng Mêsia sẽ mang nó lại lần nữa.

Chúa Giêsu bước vào khung cảnh với sứ vụ công khai của Ngài. Ngài có bao giờ đề cập đến hy vọng về manna mới từ trời không? Có ít nhất là 2 dịp. Trong Kinh Lạy Cha và trong bài giảng nổi tiếng của Ngài trong hội đường Caphácnaum được gọi là Diễn từ về Bánh Trường Sinh, Tin mừng Thánh Gioan chương 6. Một trong những chương quan trọng nhất của Kinh Thánh về Thánh Thể.

Vậy chúng ta hãy nhìn vào hai dịp này trong ít phút. Tất cả chúng ta biết Kinh Lạy Cha. Bạn nghĩ bao nhiêu lần trong đời bạn đọc kinh Lạy Cha? Tôi thấy một vài người tóc hoa râm ở đây. Bạn nghĩ bao nhiêu lầm bạn đã đọc kinh này nếu bạn 60, 50 tuổi. Bạn nghĩ bao nhiêu lần trong đời bạn đọc kinh Lạy Cha? Hàng ngàn, hàng ngàn và hàng ngàn lần.

Ban có từng dừng lại tự hỏi những lời cầu xin có ý nghĩa gì không? Mỗi lời cầu nguyện có ý nghĩa gì? Đặc biệt nó có nghĩa gì khi chúng ta cầu nguyện “xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày?” “Xin cho chúng con lương thực hằng ngày.” Chúng ta đang cầu nguyện cho cái gì? Rõ ràng chúng ta cầu xin ở mức độ cá nhân, mức độ tâm linh, chúng ta đang cầu xin Chúa làm gì? Xin đáp ứng nhu cầu của chúng ta, chăm sóc chúng ta, như một người Cha trên trời.

Nhưng trong bối cảnh Người Do-thái cổ có điều gì đó hơn thế trong lời cầu nguyện đó, điều gì đó gắn vào trong lời cầu nguyện đó, một huyền bí.

Nếu bạn nhìn vào Kinh Lạy Cha ở ngôn ngữ gốc của nó và bạn nhìn vào nó ở ngôn ngữ Hy-lạp bạn sẽ thấy điều gì đó rất thú vị. Mặc dù dịch ra tiếng Anh là “cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”, từ Hy Lạp thực tế là từ epiousios. Một chữ có nhiều vần khó đọc. Nó là một từ khó giải thích vì nó chỉ xuất hiện một lần trong tất cả văn học cổ trong thế giới Hy-lạp và nó ở ngay trong Kinh Lạy Cha. Vậy thôi! Và vì thế chúng ta không có nhiều so sánh để làm sáng tỏ nghĩa của nó. Nhưng nếu các bạn chia nó thành hai phần các bạn sẽ thấy điều thú vị.

Phần đầu là từ epi trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là ở trên hay phía trên, và phần thứ hai từ ousios có nghĩa là chất, sự hiện hữu hay tự nhiên. Giờ đây có lẽ các bạn nghĩ với tôi nó toàn là tiếng Hy-lạp, nhưng … thôi nào đó là một lời nói đùa hay.

Có lẽ đối với các bạn nó khó hiểu nhưng nếu bạn đặt hai phần lại cùng nhau bạn không cần phải biết tiếng Hy Lạp để thấy được điều đó, khi chúng được kết hợp, bạn hiểu điều Thánh Giêrêmiô đưa cho chúng ta trong Bản Kinh Thánh tiếng La-tinh, xin cho chúng con hôm nay bánh có chất thể siêu việt.

Điều này nghe quen thuộc với người Công giáo? Bánh có chất thể siêu việt, chất thể siêu việt (super substantial). Từ nào khác xuất hiện trong tâm trí bạn? “Biến thể” (transubstantiation). Đó chính là từ chúng ta dùng để diễn tả phép lạ biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa Giêsu. Chúng ta lấy từ ấy từ đâu ra? Từ Kinh Thánh, chúng ta lấy từ ấy chính từ Kinh Lạy Cha. Một kiểu dịch qua tiếng Anh chính xác hơn của từ epiousios là xin cho chúng con hôm nay Bánh siêu nhiên.

Nếu bạn là người Do-thái sống trong thế kỷ thứ nhất, và hãy đặt bạn là một trong những môn đệ của Chúa Giêsu khi Ngài dạy bạn lời cầu nguyện này “Xin cho chúng con ngày hôm nay Bánh siêu nhiên của chúng con.” Điều gì đến trong tâm trí của bạn trước hết? Loại bánh nào mà bạn có hằng ngày và là thứ siêu nhiên? Cả hằng ngày và siêu nhiên, hoặc không thuộc về thế giới này? Đó là manna.

Vì thế Kinh Lạy Cha và lời cầu khẩn trong Kinh Lạy Cha không là lời cầu cho nhu cầu trần thế của chúng ta. Đó là lời cầu xin cho những cần thiết thuộc về trời, lời cầu xin cho những nhu cầu thiêng liêng. Đó là lời cầu xin Chúa ban Thánh Thể, Mình và Máu Chúa Kitô. Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu xin Thiên Chúa Cha mỗi ngày, để Ngài ban cho chúng ta ngày hôm nay Manna mới của Đấng Mêsia.

Tôi không bao giờ quên khi tôi sống ở South Bend và đang học trường Đại học Notre Dame. Tôi làm luận án tiến sĩ và đang đọc sách Tân Ước tiếng Hy-lạp. Tôi đang dịch Kinh Lạy Cha và tìm thấy từ epiousios. Khi tôi thấy từ ấy tôi hết sức bàng hoàng vì tôi nghĩ từ ấy đáng lẽ phải là hemera, tiếng Hy-lạp của từ “ngày” hoặc” hằng ngày”. Tôi tự hỏi từ epiousios là gì? Tôi lấy các cuốn từ điển của tôi ra và bắt đầu cuộc tìm kiếm, chia từ ấy ra từng chữ nhỏ. Tôi không thể tìm thấy từ này trong bất cứ bản dịch nào và cuối cùng tôi kết luận từ này phải có nghĩa là bánh có chất thể siêu việt.

Rồi tôi nghĩ “Ối giời ơi! Đây là một khám phá mới. Tôi sẽ được làm giáo viên thường xuyên của trường. Tôi sẽ được thăng làm giáo sư chính thức; tôi sẽ trở nên nổi tiếng; tôi sẽ xuất bản những bài viết của tôi và tôi sẽ cho mọi người biết về khám phá mới này trong Kinh Lạy Cha.”

Rồi một hôm tôi đang đọc sách Giáo Lý Hội Thánh Công giáo; tôi tình cờ đọc phần về Kinh Lạy Cha và tìm thấy GLHTCG có lời chú giải về các lời cầu của Kinh Lạy Cha. GLGHCG nói về lời cầu “xin cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày” và nó ở giữa trên trang giấy phát của bạn. “Nguyên ngữ Hy lạp (epiousios: vượt trên cái cốt yếu) [hay trong sách Giáo Lý La-tin là chất thể siêu việt] trực tiếp chỉ về Bánh Hằng Sống, Mình Thánh Chúa” (GLHTCG #2837).

Thế là điều tôi nghĩ là một khám phá quan trọng đã nằm rành rành trong sách Giáo Lý. Đây đơn giản là một lời dạy của Giáo Hội rằng trong Kinh Lạy Cha, lời cầu xin ấy là về Thánh Thể, về Manna mới từ trời.

Lần thứ hai Chúa Giêsu nói đến manna là trong bài Diễn từ về Bánh Hằng Sống và chúng ta hãy nghiên cứu về nó một chốc lát. Cho tôi báo trước. Chúng ta có thể tốn rất nhiều thời gian cho chương 6 của thánh Gioan. Đây là chương quan trọng nhất về Thánh Thể trong toàn bộ Kinh Thánh. Tôi có một bộ đĩa CD “Bí tích Thánh Thể trong Phúc Âm thánh Gioan,” chỉ trong Phúc Âm thánh Gioan và tôi đã dành rất nhiều thời gian cho chương này. Nhưng với mục đích của buổi thuyết trình hôm nay, tôi chỉ muốn các bạn để ý đến manna và cách Chúa Giêsu dùng manna để dạy về sự hiện diện thực của Ngài.

Chúng ta hãy nhìn vào lời của Chúa Giêsu khi Ngài giảng dạy trong hội đường với bài diễn từ về Bánh Hằng Sống. “‘Ta là Bánh Trường Sinh. Tổ tiên các ông đã ăn manna trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. Tôi là Bánh Hằng Sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.’ Người Do-thái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói : ‘Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được ?’”

Đó là câu hỏi hay, phải không? “Làm sao mà ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?” Một câu hỏi hay đáng có một trả lời thích đáng. Vậy thì Chúa Giêsu nói gì?

Ngài nói với họ: “Quả thật, quả thật, Ta bảo với các ngươi, đôi khi Ta nói theo nghĩa bóng thôi mà.” Ồ, trời ơi, có một vết bẩn trên tờ giấy của tôi. Đó không phải là những lời Ngài nói.

 “Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống.” Chúa Giêsu có sửa lời Ngài nói không? Ngài có cố gắng để lời Ngài dễ lọt tai không? Không. Ngài càng làm cho nó rõ ràng hơn, cụ thể hơn. Ngài nói, “Thật, tôi bảo thật. Các ngươi hiểu như lời Ta nói. Nó đúng là thế: “Các ngươi phải ăn thịt và uống máu Con Người để có sự sống đời đời.” Và Ngài tiếp tục: “Đây là bánh từ trời xuống, không như bánh tổ tiên các ông ăn và họ đã chết. Ai ăn bánh này sẽ sống muôn đời.”

Bạn để ý Chúa Giêsu làm gì ở đây? Ngài bắt đầu và kết thúc lời của Ngài với điểm mốc là manna. Tổ tiên các ông, chỉ về thế hệ trải qua trong sa mạc, cha ông của dân Israel đã ăn mana trong sa mạc. Các môn đệ của Ngài có phản ứng gì? Hãy nhìn vào bản văn: “Nghe rồi, nhiều môn đệ của Người liền nói: ‘Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?’” Họ không thể nghe nổi những lời này; Nó chướng tai Do-thái của họ. “Nhưng Đức Giê-su tự mình biết được là các môn đệ đang xầm xì về vấn đề ấy, Người bảo các ông: ‘Điều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư? Vậy nếu anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao?’” Hãy dừng ở đây và trở về với câu hỏi đầu tiên của chúng ta: Tại sao những Kitô hữu gốc Do-thái thời tiên khởi—các tông đồ, Đức Maria, thánh Phaolô—bằng cách nào mà họ thực sự tin vào sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể? Rất đơn giản.

 Nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần và nhờ đức tin của họ, họ nhận ra rằng Thánh Thể không chỉ là Lễ Vượt Qua mới. Nó còn là manna mới từ trời xuống. Nếu có hai điều đó, thì sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong Thánh Thể là kết quả theo sau. Theo ít nhất 2 cách:

Điểm thứ nhất: Nếu Thánh Thể là manna mới từ trời thì điều ấy có nghĩa là đó phải là bánh siêu nhiên từ trời. Nó không thể là thứ gì khác thua kém hơn. Các bạn hãy thử nghĩ, điều này rất quan trọng, hãy nghiền ngẫm nó: Nếu Thánh Thể chỉ là một biểu tượng thì điều này có nghĩa là manna cũ cao trọng hơn manna mới. Hãy nghĩ về điều đó. Nếu manna cũ là bánh kỳ diệu từ trời, manna mới có thể chỉ là một biểu tượng được không? Không. Vì điều đó sẽ có nghĩa là manna cũ cao trọng hơn manna mới. Nếu manna cũ là bánh kỳ diệu từ trời, thì ít nhất manna mới phải là bánh kỳ diệu từ trời. Nó không phải là bánh bình thường.

Nếu bạn muốn cử hành Thánh Lễ, bạn không thể đi vào tiệm và mua một ổ bánh mì, và nước trái nho. Đây là sự phi thường. Đây là bánh từ trời, bánh siêu nhiên. Vì thế các tín hữu tiên khởi đã hiểu Thánh Thể phải là điều kỳ diệu. Nó là manna mới.

Điểm thứ hai: đây là điểm sâu thẳm hơn nhưng là điểm thiết yếu. Nếu Thánh Thể là manna mới từ trời, thì những Kitô hữu gốc Do-thái giáo thuở ban đầu sẽ nhận ra Thánh Thể không chỉ là thân xác bị đóng đanh của Chúa Kitô như con chiên bị sát tế mà nó là thân xác bị đóng đanh và phục sinh của Chúa Giêsu. Đó là Mình và Máu của Chúa Giêsu phục sinh từ trời xuống. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu nói với họ, Ngài cho họ một dấu chỉ, hãy nhìn vào hàng cuối cùng. Khi họ phẫn nộ với lời giảng dạy của Ngài về sự hiện diện thực sự của Ngài [trong Thánh Thể] Ngài nói gì? “Điều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư? Vậy nếu anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao?” Ngài lên tới nơi nào? Thiên Đàng. Nói cách khác, điều Ngài đang làm đây là đưa cho họ một dấu hiệu để họ hiểu mầu nhiệm của sự hiện diện thực sự của Ngài. Ngài nói: “Các ngươi phải nhìn vào sự sống lại của Ta trong thân xác vinh quang để hiểu mầu nhiệm này.” Ngài không bảo họ ăn thịt Ngài như ăn thịt người. Này, ngươi cái tay; ngươi ngón chân. Ngài không nói rằng chúng ta ăn xác chết của Ngài. Ngài đang nói về việc Ngài trao ban cho họ thân xác phục sinh siêu nhiên của Ngài, thân xác đã bị đóng đanh và phục sinh của Ngài, dưới hình thức của bánh và rượu. Và bạn biết không, với thân xác phục sinh của Ngài, Ngài có thể làm điều đó.

Nếu bạn nhớ sau phục sinh, trên con đường Emmaus và những nơi khác, Ngài có thể xuất hiện bất cứ lúc nào Ngài muốn. Thân xác của Ngài không bị giới hạn bởi không gian, Ngài không bị ràng buộc bởi thời gian. Ngài có thể ẩn giấu chính mình như Ngài đã làm với các tông đồ trên đường Emmau và với Maria Mác-đa-la trong vườn vì thân xác Ngài cùng là một thân xác xưa nhưng nay là thân xác mới, thân xác vinh quang.

Điều này thực sự giúp tôi hiểu mầu nhiệm sự hiện diện thân xác của Chúa Giêsu. Khi tôi còn bé, vừa học về bí tích Thánh Thể, tôi không bao giờ nghi ngờ Thánh Thể là Mình và Máu Chúa Giêsu. Tôi lãnh nhận lời dạy ấy và tôi chấp nhận bằng đức tin nhưng không bao giờ hiểu nhiều về điều ấy. Tôi hiểu Thánh Lễ hiện tại hóa biến cố của đồi Can-vê. Nhưng điều ấy xảy ra 2000 năm trước. Làm sao mà cây thánh giá của đồi Canvê và của Bữa Tiệc Ly đến với tôi hôm nay? Vì nó không chỉ là cây Thánh giá. Nó là Thánh giá và phục sinh. Nó là đồi Can-vê và sự phục sinh. Nó là Mình và Máu của Chúa Giêsu chịu đóng đanh và sống lại. Và Chúa Giêsu cùng với thân xác vinh hiển của Ngài lên trời, ngự bên hữu Chúa Cha; từ trời Ngài tuôn đổ trên mọi bàn thờ, mọi Nhà Tạm trên khắp thế giới, cũng như manna từ trời rơi xuống. Đó là điều nối kết khoảng cách giữa lúc ấy và bây giờ.

Tôi hy vọng rằng các bạn bắt đầu thấy rằng chính đức tin Do-thái giáo của các tông đồ đã đặt nền tảng cho đức tin Công giáo của họ, đức tin Kitô giáo. Nhưng chúng ta hãy nhìn vào hình ảnh thứ ba và cuối cùng từ Cựu Ước, từ truyền thống Do-thái giáo. Và đó là Bánh của sự Hiện diện huyền diệu (Kinh Thánh Việt “Lời Chúa cho Mọi Người” trong Cựu Ước dịch “bánh tiến”; Biblegateway.com Vietnamese Bible: Easy-to-read Version có lời chú giải về “bày bánh” là “bánh của sự hiện diện”; GLHTCG tiếng Việt dịch “bánh trưng hiến”; GLHTCG tiếng Anh “bread of the Presence ("shewbread"). Như tôi đã nói lúc trước, trong cuộc Xuất Hành từ Ai Cập, việc thờ phượng Thiên Chúa được tập trung vào một nơi đặc biệt, cung thánh, được gọi là Nhà Tạm.

Nhiều người Công giáo, nhiều người Kitô hữu biết về Nhà Tạm, Đền Thờ di động, túp lều, và điều tương tự. Nhưng nhiều Kitô hữu không quen thuộc với những gì bên trong Nhà Tạm và một trong những sự vật quan trọng nhất trong Nhà Tạm của Môsê là Bánh của sự Hiện diện (bread of the Presence). Một trong những lý do có lẽ bạn không quen thuộc với điều này là vì từ “Bánh của sự Hiện diện” thường được dịch sai lầm. Đặc biệt trong những bản dịch cũ được dịch là “shewbread/bánh trưng hiến.” Có ai đã nghe từ bánh trưng hiến? Nó có thể quen thuộc hơn. Từ ấy không có gì liên quan với Broadway Musical, tôi đoan chắc với bạn điều ấy. Đó là cách dịch sai từ schaubrod của tiếng Đức từ tiếng gốc Híp-ri. Nhưng trong từ gốc Híp-ri, dịch từng chữ là Bánh của sự Hiện diện. Cả người Công giáo và Tin lành đồng ý về điều này.

Từ Híp-ri lehem happanim: lehem có nghĩa là “bánh”, ha (the in English) phó từ “cái, miếng”; panim là “sự hiện diện”, Bánh của sự Hiện diện. Và Bánh của sự Hiện diện được diễn tả trong sách Xuất Hành chương 25. Nếu bạn muốn đọc thêm và học hiểu một chút nữa, đây là điều xảy ra ngay sau khi Chúa trao cho dân Israel Mười Điều Răn trong chương 20.

Điều trước tiên Thiên Chúa bảo họ thực hiện sau khi họ lãnh nhận Mười Điều Răn là học để thờ phượng Ngài. Ngài muốn dạy bảo họ cách Ngài muốn được thờ phượng. Vì thế Ngài bắt đầu hướng dẫn Môsê dựng Nhà Tạm và lời hướng dẫn của Chúa rất chi tiết. Nếu bạn đã có lần đọc phần này của sách Xuất Hành, đây là nơi bạn bắt đầu ngủ gật. Nó tương tự như đọc sách hướng dẫn sử dụng, để ráp các phần của chiếc xe đạp hay bất cứ vật gì.

Phần này của sách Xuất Hành mô tả rất tỉ mỉ nhưng hoàn toàn tập trung vào việc phụng vụ, tập trung vào việc thờ phượng. Trong chương 25 của sách Xuất Hành, Chúa ra lệnh Môsê đặt 3 biểu tượng quan trọng về sự hiện diện của Ngài trong Nhà Tạm.

Điều trước tiên là Hòm bia Giao ước. Hầu hết chúng ta biết về Hòm bia nếu bạn đã xem phim “Raiders of the Lost Ark/Những kẻ cướp Hòm bia đã mất” bạn biết Hòm bia Giao Ước là gì. Đó là một hộp lớn được bao phủ bởi vàng, với hai tay cầm dài để giữ cái hộp. Trên hộp là tượng vàng của hai Kerubim, nói cách khác là thiên thần.

Các bạn Công giáo hãy chú ý tượng vàng của hai thiên thần trong Cựu Ước, trong Kinh Thánh sách Xuất Hành chương 25. Rất quan trọng để chúng ta nhận ra là đôi khi chúng ta nghe lời hỏi: “Tại sao người Công giáo có tượng trong nhà thờ của họ? Kinh Thánh nói không được đúc hình thần tượng trong sách Xuất Hành chương 20, trong Mười Điều Răn?” Có ai trong các bạn đã nghe điều đó chưa?

Đúng là sách Xuất Hành chương 20 đã nói điều ấy nhưng sách này đang nói về tượng của các thần tượng. Đó không phải là một nghiêm cấm tuyệt đối về mọi sự vì trong sách Xuất Hành 25, Chúa ra lệnh cho ông Môsê đúc tượng vàng của các thiên thần. Ngoại trừ khi Chúa bị rối loạn, điều mà Chúa thường không không mắc phải, Chúa không có vấn đề với tượng. Ngài không chống tượng và cũng không chống vàng. Chỉ một vài lời ngoài lề ở đây nhưng bạn nên biết điều đó.

Đó là Hòm bia Giao Ước.

Điều thứ hai sách Xuất Hành chương 25 mô tả là chân đèn bằng vàng, điều mà có lẽ các bạn cũng biết. Người Do-thái gọi là Menorah (các đèn trên trụ đèn bằng vàng ròng). Nó là chân đèn vàng với 7 nhánh và 7 lưỡi lửa. Và cuối cùng, điều này thường bị quên lãng nhưng quan trọng đó là cái bàn bằng vàng, trên đó họ đặt Bánh của sự Hiện diện. Ba biểu tượng: Hòm bia, cây đèn 7 nhánh, Bánh của sự Hiện diện.

Cha xứ nói tôi muốn nói bao lâu tùy ý nên tôi chỉ muốn nói với các bạn điểm ngoài lề nhỏ này. Ba biểu tượng này có làm bạn nghĩ là quan trọng không? Ba biểu tượng trong Nhà Tạm của Môsê: Hòm bia của Thiên Chúa vô hình, Chúa Cha; chân đèn vàng với 7 lưỡi lửa; và bàn vàng của Bánh của sự Hiện diện. Ba biểu tượng làm bạn nghĩ về điều gì? Ba Ngôi Thiên Chúa. Hòm bia của Thiên Chúa vô hình, Thiên Chúa Cha; bàn vàng của Bánh của sự Hiện diện, Chúa Con; và các đèn trên trụ đèn bằng vàng ròng,7 ngọn lửa là biểu tượng của Chúa Thánh Thần. Ba Ngôi Thiên Chúa, mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa ẩn giấu trong Nhà Tạm của ông Môsê chờ để được mặc khải nhờ ân sủng.

Đức tin Công giáo của chúng ta rất phong phú, thưa các bạn. Rất mạnh mẽ! Và mọi điều nằm trong Kinh Thánh, chờ để được bộc lộ.

Chúng ta hãy quay trở lại với Bánh của sự Hiện diện và xem xét thêm một chút. Bánh của sự Hiện diện được miêu tả chi tiết hơn trong cuốn sách khác. Sách Lêvi chương 24. Tôi biết sách Lêvi là cuốn sách ưa thích của mọi người trong Kinh Thánh. Bạn có lẽ đã đọc nó tối hôm qua thật sốt sắng và chuyên cần. Mọi người yêu thích các luật của sách Lêvi, đúng không? Thực ra đây và một trong những sách yêu thích của tôi.

Trong chương 24 có phần mô tả rất chi tiết về Bánh của sự Hiện diện và nó nói với chúng ta những điều quan trọng về Bánh của sự Hiện diện. Chúng ta hãy xem xét những chi tiết này.

Thứ nhất: có một con số nhất định những chiếc Bánh của sự Hiện diện. Có 12 bánh không men. Con số ấy biểu tượng về điều gì? 12 chi tộc của Israel.

Thứ hai: Bánh của sự Hiện diện được dâng hiến mỗi ngày Sabát như của lễ dâng hiến, hỏa tế mỗi thứ bảy bởi vị tự tếthay mặt cho dân Israel. Vì thế, nó không chỉ là bánh, nó cũng là lễ toàn thiêu, hy lễ ngày Sabát.

Thứ ba: Hy lễ này được gọi là quy luật vĩnh viễn. Nói cách khác, hy lễ này phải luôn luôn có trước mặt Thiên Chúa như “một giao ước vĩnh cửu,” giao ước đời đời. Điều này nghe quen thuộc không? Nghĩa là không có lúc nào mà Bánh của sự Hiện diện không có trong Nhà Tạm. Bánh này phải luôn ở trước sự hiện diện của Thiên Chúa.

Thứ bốn: Đáng chú ý là sách Lêvi nói các đèn trên trụ đèn bằng vàng ròng (Menorah) phải luôn được đốt cháy trong Nhà Tạm, cùng với Bánh của sự Hiện diện? Điều này nghe quen thuộc không? Trong nhà thờ Công giáo, chúng ta có đèn chầu. Đèn chầu ở đây không được thắp lúc này vì Bánh của sự Hiện diện đích thực không ở trong Nhà Tạm. Nhưng khi Thánh Thể ở trong Nhà Tạm, chúng ta thắp đèn chầu. Tại sạo chúng ta làm điều này? Vì dân Do-thái, vì Kinh Thánh. Điều này là từ Kinh Thánh. Mọi sự trong Công giáo mà kỳ quặc hay lạ lùng, hay khó hiểu, bạn không cần nghi ngờ, nó đến từ Do-thái giáo, từ Cựu Ước, nó huyền bí. Đó là lý do tại sao thế giới tân thời không hiểu Giáo Hội.

Tiếp đến, mỗi lần họ lấy Bánh của sự Hiện diện ra khỏi Nhà Tạm, bạn biết họ làm gì không? Họ sẽ che nó với tấm khăn che. Có ai mới đây đi chầu Thánh Thể với phép lành trọng thể cuối giờ? Vị linh mục làm gì trong nghi lễ chúc lành trọng thể? Cha ấy che Bánh Thánh vì sự thánh thiện của Thánh Thể. Bạn che đậy sự gì thần thánh; bạn che đậy sự gì thánh thiện.

Hai điều cuối cùng. Điều thứ nhất đây không chỉ là hy tế của bánh, nó là hy tế của bánh và rượu. Bạn có thể thấy điều này trong sách Xuất Hành có đề cập là cùng với bánh thì có những bình, bình để đựng thức uống để tế lễ. Thức uống nào bạn sẽ dùng cho lễ tế? Cho tôi xin gợi ý? Không phải nước đá chanh. Cũng không phải nước ép nho. Nó phải là…rượu. Vì thế không chỉ Bánh của sự Hiên diện mà còn có Bánh và Rượu của sự Hiện diện.

Và cuối cùng, đây là điểm thú vị nhất. Từ Híp-ri của Bánh của sự Hiên diện có thể được dịch theo hai cách vì nó có hai nghĩa. Từ ấy có nghĩa là Bánh của sự Hiện diện và nó cũng có nghĩa là Bánh của Khuôn Mặt. Mặt của ai? Các bạn nói khuôn mặt của Chúa Giêsu nhưng đây chúng ta đang ở trong Cựu Ước nên Chúa Giêsu chưa đến trong bối cảnh này. Vậy thì mặt của ai? Khuôn Mặt của Thiên Chúa.

Đó là điều các rápbi nói “Khuôn mặt của Đấng Toàn Năng.” Vậy Bánh được xem là dấu hữu hình của khuôn mặt Thiên Chúa. Đó là Bánh của sự Hiện diện diệu huyền này.

Cũng rất đáng chú ý là có một truyền thống phát triển chung quanh Bánh của sự Hiện diện, không được nói đến trong Cựu Ước nhưng được đề cập đến bởi các Ráp-bi cổ đại, thời Chúa Giêsu.

Tất cả mọi người, nếu bạn đang ngủ gật, nhưng tôi không thấy ai đang ngủ gật; nếu bạn đang ngủ gật, tỉnh dậy ngay lúc này. Và chú ý. Trong thời Chúa Giêsu, khi dân Do-thái đến Đền Thờ, bạn nhớ Thánh Giuse và Mẹ Maria đưa Chúa Giêsu đến Đền Thờ để mừng Lễ Vượt Qua. Khi các Ngài xuống Giêrusalem có một phong tục là tất cả mọi người đến Đền Thờ, rồi họ tụ họp vì một biến cố đặc biệt. Tại Lễ Vượt Qua vị tư tế sẽ làm điều chưa từng được làm, chưa từng nghe. Họ lấy một trong những bàn thánh ra khỏi cung thánh, nơi mà chỉ tư tế được vào và họ cho dân thấy. Và bạn biết bạn nào họ lấy thứ gì không? Họ không lấy Hòm bia, họ không lấy chân đèn vàng có 7 ngọn lửa mà là Bánh của sự Hiện diện.

Theo như lời của các rápbi trong Talmud, Bánh của sự Hiện diện, bàn bằng vàng sẽ được các vị tư tế đưa ra đến cho dân. Các vị tư tế sẽ nâng bàn vàng của Bánh của sự Hiện diện để mọi người có thể nhìn thấy. Và bạn biết các bị tư tế sẽ nói gì không? Họ sẽ nói những lời này: “Hãy ngắm nhìn tình yêu của Thiên Chúa cho các ngươi.” Điều này được viết xuống trong Talmud. Talmud là một bộ sưu tập của truyền thống Do-thái cổ đại của các rápbi tương tự như Công giáo chúng ta có các giáo phụ. Talmud nói điều này: “Các vị tư tế thường nâng cao bàn vàng trong Đền Thờ và họ cho dân nhìn thấy Bánh của sự Hiện diện trên bàn và nói với họ: ‘Hãy ngắm nhìn tình yêu của Thiên Chúa dành cho các ngươi.’”

Thưa anh chị em, các bạn nhìn thấy Bánh của sự Hiện diện được nâng cao lần chót vào lúc nào? Khi bạn đi vào Đền Thờ đích thực của Con Chiên đích thực và manna đích thực trong Thánh Lễ. Mỗi khi vị linh mục cầm Bánh của sự Hiện diện sau khi truyền phép và nâng cao lên, vị linh mục ấy làm ứng nghiệm điều đã được báo trước, điều đã được biểu hiện trước trong thời Chúa Kitô.

Vị linh mục nâng cao Bánh của sự Hiện diện để tất cả chúng ta có thể nhìn thấy tình yêu của Thiên Chúa cho chúng ta trong thân xác, nơi Ngôi Lời nhập thể. Chúa Giêsu có bao giờ đề cập đến điều này không? Chúa Giêsu có bao giờ nói đến Bánh của sự Hiện diện không? Có. Ngài có nói một lần trong Phúc Âm Mátthêu chương 12:1-8. Bạn có lẽ đã nghe câu chuyện này nhưng chúng ta hãy nhìn vào nó lần nữa.

Tôi muốn bạn nhìn vào điểm đáng kể này. Tất cả chúng ta biết điều gì đã xảy ra. Mátthêu chương 12 kể cho chúng ta: “Lúc ấy Đức Giê-su đi ngang qua một đồng lúa, vào ngày Sa-bát, các môn đệ Ngài đói, nên ngắt bông lúa ăn.” Chúng ta hãy dừng ở đây chốc lát. Tôi không biết các bạn có để ý đến việc này nhưng các môn đệ không mang theo thức ăn. Bạn có để ý không? Họ không bao giờ có thức ăn và họ không bao giờ bắt được con cá nào cả. Các người đánh cá tệ quá. Chúa Giêsu phải lo lắng về những điều này.

Ngày đó là ngày Sa-bát và họ không mang theo thức ăn. Vì họ là đàn ông, họ không nghĩ đến những chi tiết này. Không thức ăn, họ ngắt bông lúa ngày Sabát. Điều này đi ngược lại với phong tục của các Pharisêu nên các Pharisêu thấy và nói với Chúa Giêsu: “Xem kìa, các môn đệ của ông làm điều không được phép làm trong ngày Sabát.” Rồi Chúa Giêsu nói với họ: “Các ông chưa đọc về việc làm của Đa-vít và những người theo ông khi họ bị đói sao? Ông vào nhà Thiên Chúa, và đã cùng thuộc hạ ăn bánh tiến. Thứ bánh này, họ không được phép ăn, chỉ có tư tế mới được ăn mà thôi. Hay các ông chưa đọc trong sách Luật rằng ngày sa-bát, các tư tế trong Đền Thờ vi phạm luật sa-bát mà không mắc tội đó sao?”

Chúa Giêsu đang nói về việc gì ở đây? Các vị tư tế trong Đền Thờ làm gì trong ngày Sa-bát? Họ làm bánh và dâng lễ toàn thiêu Bánh của sự Hiện diện. Nó là lễ toàn thiêu của ngày Sabát nên họ phải làm việc. Trong khi mọi người khác nghỉ ngơi ngay cả không được nấu nướng, các vị tư tế trong Đền Thờ chuẩn bị Bánh của sự Hiện diện để có của lễ hy tế cho ngày Sabát.

Nên Chúa Giêsu nói: “Các thầy tế lễ vi phạm luật ngày Sa-bát trong Đền Thờ nhưng vẫn vô tội” và Ngài kết thúc với những lời này: “Tôi nói cho các ông hay: ở đây còn lớn hơn Đền Thờ nữa.” Wow! Ở đây còn lớn hơn Đền Thờ nữa. Qua cái nhìn của người Do-thái, câu nói đó như là một trái bom vừa nổ ngay giữa họ. Đền Thờ là gì đối với người Do-thái? Đó là nơi cư ngụ của Thiên Chúa trên trần thế. Vậy xin nói cho tôi biết có gì lớn hơn cả Đền Thờ? Chỉ có chính Thiên Chúa, cư ngụ trong thân xác. Chúa Giêsu nói với họ: “Ta là Con Thiên Chúa Tối Cao.” Nhưng Ngài nói điều này theo cách người Do-thái; Người nói dùng từ của người Do-thái, theo đức tin của Do-thái giáo. “Tôi nói cho các ông hay: ở đây còn lớn hơn Đền Thờ nữa.”

Quay trở về với câu hỏi đầu tiên và chúng ta sẽ kết thúc ở đây. Tại sao những người Kitô hữu gốc Do-thái đầu tiên tin vào sự hiện diện thực của Chúa Giêsu trong Thánh Thể? Rất đơn giản. Đó là vì họ không chỉ biết rằng Thánh Thể là Lễ Vượt Qua mới; họ không chỉ biết đây là manna mới; họ còn biết đây là Bánh của sự Hiện diện mới và một vài điều khác theo sau từ điểm đó.

Điều thứ nhất: Nếu Thánh Thể là Bánh của sự Hiện diện mới thì đó sẽ không chỉ là một hiện diện của biểu tượng mù mờ như Cựu Ước. Đó là sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu. Bạn có bao giờ nghĩ về điều đó không? Chúa Giêsu lấy ý tưởng bánh và rượu có thể là dấu chỉ về sự hiện diện của một người từ đâu? Chúng ta không thường nghĩ bánh và rượu là biểu tượng của một người. Ngài lấy ý tưởng ấy từ Bánh của sự Hiện diện của người Do-thái. Vậy, Thánh Thể là Bánh của sự Hiện diện nhưng là của sự Hiện diện thân xác của Đức Kitô trong Thánh Thể.

Điều thứ hai: Hãy chú ý rằng Chúa Giêsu đã tự xưng cho chính mình và cho các môn đệ của Ngài cũng như Đavít đã tự nhận cho mình chức vụ tư tế. Các môn đệ đang bứt gì? Họ đang bứt đầu lúa. Bạn làm gì với lúa mì. Bạn làm bánh. Vậy Ngài đang nói gì vậy? Ngài nói “Ta là Đền Thờ thật và các môn đệ của Ta đúng thật là tư tế. Và như tư tế trong Đến Thờ có thể làm việc trong ngày Sa-bát, các môn đệ của Ta có thể làm việc trong ngày Sabát”. Và họ sẽ làm gì trong ngày Sabát mới? Họ sẽ dâng hiến Bánh của sự Hiện diện mới trong Đền Thờ mới là Thân Thể của Chúa Kitô.

Đó là tại sao các Kitô hữu tiên khởi biết rằng Thánh Thể là Thân Thể thật của Chúa Kitô. Chúng ta nhớ trong chương 2 khi Chúa Giêsu vào Đền Thờ và Ngài nói: “Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại.” Và họ nói “Đền Thờ này phải mất bốn mươi sáu năm mới xây xong.” Và Thánh Gioan nói gì? “Nhưng Đền Thờ Đức Giê-su muốn nói ở đây là chính Thân Thể Người.” Vì trong Thánh Thể, Thiên Chúa ở với chúng ta, rằng Ngài hiện diện thực sự, sự Hiện diện Thân Xác của Chúa Kitô.

Chúng ta hãy kết thúc, hãy bước lại một bước. Không nhìn vào giấy phát nữa và hãy suy nghĩ. Chúng ta đã học được những điều gì? Chúng ta đã thấy những gì? Tôi hy vọng các bạn thấy rằng mặc dù đôi khi chúng ta có xu hướng để nghĩ Do-thái giáo và Kitô giáo là đối chọi nhau. Thật ngược lại, chính là nhờ đức tin Do-thái giáo mà các Kitô hữu thời đầu tiên đã có thể tin vào sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong Thánh Thể, rằng Thánh Thể thực sự là Mình, Máu, Linh hồn và Thiên tính của Chúa Kitô.

Vì thế điều mà người Công giáo chúng ta lãnh nhận trong mọi Thánh Lễ, chúng ta được đem trở lại, đến với giờ của Chúa Kitô, cuộc khổ nạn của Ngài, khi Con Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, yêu tôi và hiến mạng mình vì tôi, vì bạn này, vì mỗi một người chúng ta ở đây. Thánh Lễ là như thế.

Cũng như người Do-thái có thể nói “vì những gì Đức Chúa là làm cho tôi khi Ngài đưa tôi ra khỏi Ai Cập.” Người Công giáo chúng ta có thể nói “trong bí tích Thánh Thể, Thiên Chúa yêu tôi và hiến mạng mình cho tôi, cho sự cứu chuộc tội lỗi của tôi để tôi được cứu không chỉ từ cái chết thể lý nhưng từ cái chết thiêng liêng, khỏi cái chết đời đời, khỏi sự cách xa Thiên Chúa đời đời.”

Điều thứ hai chúng ta học hiểu là trong Thánh Thể, Thánh Lễ không chỉ dẫn chúng ta về đến đồi Canvê, Thánh Lễ cũng hướng chúng ta đến với phục sinh. Không chỉ sự phục sinh của Chúa Giêsu nhưng sự phục sinh của chúng ta trong thời sau hết.

Điều này rất quan trọng để người Công giáo chúng ta hiểu. Người Công giáo không chỉ tin rằng linh hồn không bao giờ chết, về sự bất tử của linh hồn. Có hằng ngàn lẻ một tôn giáo tin vào sự bất tử của linh hồn. Chúng ta tin vào sự bất tử của linh hồn và sự sống lại của thân xác. Đúng vậy. Đó là tại sao Đức Kitô không chỉ ban cho chúng ta linh hồn nhưng còn Thân thể Ngài trong Thánh Thể.

Khi bạn lên rước lễ, vị linh mục nói gì? “Đây là Mình Thánh của Chúa Kitô.” Nếu Thánh Thể là Manna mới, điều này có nghĩa là gì? Thánh Thể là một cam kết, sự nếm trước của miền đất Hứa mới của Thiên Đàng. Và không chỉ Thiên Đàng mà còn sự phục sinh của thân xác trong thời sau hết.

Đó là tại sao khi Chúa Giêsu nói trong Phúc Âm Gioan chương 6 “Ai ăn thịt và uống máu Ta sẽ có sự sống đời đời và Ta sẽ cho người ấy sống lại trong thời sau hết.” Vì chúng ta không có quyền năng để làm cho thân xác chúng ta phục sinh từ cõi chết. Hãy cố gắng thử làm điều này và nói cho tôi biết kết quả của bạn. Chúng ta không thể làm điều này. Vì thế nếu bạn muốn dự phần vào sự phục sinh, bạn cần gì? Bạn cần thân xác của Chúa Kitô phục sinh. Bạn cần là một phần của thân thể Ngài để trong ngày sau hết, bạn sẽ được sống lại với Ngài trong thân xác của bạn.

Và cuối cùng Thánh Thể là Bánh của sự Hiện diện mới. Ngài không chỉ đã yêu thương chúng ta lúc ấy, và Ngài sẽ không chỉ làm cho chúng ta được sống lại trong tương lai. Ngài ở đây. Ngay lúc này. Ngài là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta. Ngài hiện diện với chúng ta, Ngài đến với chúng ta trong bí tích Thánh Thể như Bánh của sự Hiện diện mới, ẩn mình dưới hình bánh và rượu để Ngài có thể ở mọi nơi.

Hãy nghĩ về điều này. Trong thân xác của Người khi còn ở trần thế, Ngài bị giới hạn để hiện diện ở Caphácnaum hoặc ở Galilê, hoặc ở Giêrusalem. Nhưng bây giờ Ngài có thể ở trong mọi nhà thờ, trong mọi quốc gia của thể giới. Ngài có thể ở Ponchatoula, Louisiana. Thật là một phép lạ! Đó là Bánh của sự Hiện diện và Ngài ở với chúng ta lúc này.

Chúng ta vẫn còn trong sa mạc. Đó là lý do. Nếu Ngài ở trong Nhà Tạm thì chúng ta là thế hệ đang lữ hành trong hoang địa. Chúng ta chưa đến đất Hứa. Chúng ta đang trên đường hành trình và Ngài nói với chúng ta mỗi ngày “Thầy ở cùng các con. Hãy tin Thầy. Thầy sẽ đưa các con về nhà.”

Một ngày nào đó, khi chúng ta đến vùng đất Hứa mới, cuộc Xuất Hành mới đã hoàn tất và ngay cả Manna mới ngưng. Ngày nào đó, khi chúng ta đến vùng đất Hứa thần thiêng, Ngài sẽ không ẩn mình dưới tấm màn, dưới hình của bánh và rượu và chúng ta sẽ không còn thấy Ngài, như Thánh Phaolô nói “lờ mờ như trong một tấm gương.” Nhưng trong ngày ấy, chúng ta sẽ biết Ngài, chúng ta sẽ thấy Ngài như Ngài thật là, mặt đối mặt.

Chúng ta hãy tạ ơn.

Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen.

Lạy Chúa Giêsu Kitô, chúng con cảm tạ Ngài vì món quà của chính Ngài: Mình, Máu, Linh Hồn và Thiên tính trong bí tích Thánh Thể nhiệm mầu. Chúng con tạ ơn Ngài là Con Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, đã trao ban cho chúng con Manna mới từ trời, để độ trì chúng con trong cuộc hành trình và đã không để chúng con mồ côi. Chúa đã không bỏ rơi chúng con, nhưng ở với chúng con trong Bánh của sự Hiện diện mới. Chúng con cầu xin Ngài làm mạnh mẽ đức tin của chúng con vào Thánh Thể. Xin Ngài mở tấm màn che và giúp chúng con thấy Ngài với con mắt đức tin. Xin đổ tràn đầy trong trái tim chúng con niềm hy vọng về sự sống lại với tình yêu của Thiên Chúa mà Ngài đã tỏ lộ cho chúng con khi Ngài chết cho chúng con trên cây thập tự.

Sáng danh Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần, như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Cám ơn rất nhiều. Cám ơn sự chú ý của các bạn. Cám ơn.

Share: