Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023

Khi lo lắng, chúng ta phải làm gì?

Video của Jason vừa đăng hôm nọ có câu hỏi về lo âu. Jason trả lời rất hay và vì không ai trong chúng ta thoát khỏi những lúc âu lo, bồn chồn, câu trả lời của Jason có thể giúp đỡ mọi người khi lo lắng chộp lấy chúng ta.

Thường khi có lo âu, chúng ta cứ cắm sự suy nghĩ của mình trong lo âu đó. Con Thiên Chúa, Đấng thấu hiểu mọi sự nói với chúng ta: “Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay?” (Mt 6:27)

Vậy thì khi lo lắng chúng ta phải làm gì? Dưới đây là những điểm chính từ video

- Thánh Phaolô nói, “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em!” Rõ ràng là nói dễ, làm thì khó. Nhưng trong những khoảnh khắc sầu não đó, những lúc lo âu, Thánh Phaolô thực sự nói bạn hãy vui luôn. Ngài nói, “Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hoà rộng rãi.”

- Thánh Phaolô khuyến khích chúng ta đừng lo lắng và sau đó ngài nói, sự hiền hòa rộng rãi của anh em mọi người cần biết đến nó. Chúng ta làm điều này bằng cách nào? Qua những hành vi phục vụ. Bạn sẽ thấy là nếu chúng ta không làm những việc bác ái, không thực thi những việc giúp đỡ người khác về mặt tinh thần hay thể xác, chúng ta rất dễ trở nên chán nản, bởi vì chúng ta tập trung quá nhiều vào bản thân chứ không là người khác.

Vì thế bạn thấy những gì Thánh Phaolô đang làm: ngài hướng lên đến Chúa, vui mừng trong Chúa, cho mọi người thấy sự hiền hòa rộng rãi của mình, nghĩa là những việc hành vi phục vụ, liên kết với công việc trao ban. Bạn phải có vai trò tích cực trong việc ngăn chặn những cám dỗ lo lắng này và hành động phục vụ là một cách tuyệt vời để làm điều đó.

- Thánh Phaolô đang dạy chúng ta là chỉ cố gắng gạt bỏ những suy nghĩ lo lắng sang một bên là chưa đủ. Chúng ta phải lấp đầy khoảng trống bằng một điều gì đó tích cực, bất cứ điều gì tốt đẹp, bất cứ điều gì thánh thiện.

Bạn sẽ lấp đầy khoảng trống đó bằng sự gì?

- Hãy thuộc lòng những câu này (Hai câu trong 2 tấm hình phía trên và ở dưới trang; Phi-líp-phê 4:4-7 và Êphêsô 5:19).

- Hãy biết rằng điều này không chỉ đòi hỏi bạn thay đổi tâm trạng, phần cảm xúc, nhưng còn là một hành động của ý chí. Rằng tôi chọn để vui mừng trong Chúa mặc dù trái tim tôi đang bối rối, dù rằng tôi căng thẳng, tôi lo lắng.

Tôi lo lắng về tương lai tôi sẽ chọn vui mừng trong Chúa. Điều đó có làm biến đi những lo âu của tôi không? Không bạn à. Cảm giác cô đơn và khó khăn vẫn ở đó. Nhưng bạn sẽ ngày càng gần gũi với Chúa hơn bởi vì nếu Chúa gọi bạn đến với cuộc sống hôn nhân và đón nhận con cái ở một thời điểm nào đó, thì bạn sẽ phải trao cho con cái bạn món quà đức tin.

Nhưng làm sao bạn có thể cho đi thứ mà bạn không có, và làm sao bạn có thể sở hữu món quà đức tin trừ khi trừ khi Chúa lôi bạn qua sa mạc đau khổ, không chỗ nương tựa, nơi bạn chỉ có thể dán mắt vào Ngài để được nâng đỡ. Thật không may, đôi khi Chúa ban tặng món quà đức tin bằng cách đặt chúng ta vào một lò luyện đau khổ, đôi khi giống như một cái máy ép rượu, bạn liên tục bị đập dập, bị nghiền. Nhưng kết quả của những trái nho đang bị nghiền nát đó là thứ rượu đức tin sẽ tuôn tràn dồi dào cho những người trong gia đình bạn ngay bây giờ, và với ơn Chúa, cho gia đình tương lai của bạn.

Share:

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2023

Tám Mối Phúc Thật của Thánh Mát-thêu

Đầu tiên, chúng ta cần nhận ra rằng khi Chúa Giêsu lên núi để giảng dạy, đó là mô típ của Môsê. Môsê là người thầy vĩ đại của dân Israel, ông đi lên núi Si-nai để dạy Luật pháp của Chúa. Chúa Giêsu đang  tóm lược mô típ này. Chúa Giêsu là Môsê mới, Người sẽ dạy luật cao cả hơn và sửa chữa một số thỏa hiệp mà Môsê đã đưa vào luật pháp của Israel (Mt 5:21–48).

Về các mối phúc (chỉ là phần giới thiệu của Bài giảng trên núi và không đồng nghĩa với toàn bộ Bài giảng, kéo dài từ Mt 5–7), chúng ta cần để ý là có tám mối phúc chính (c. 3– 10), tiếp theo là phần kết về việc bị bách hại (c. 11–12). Mối phúc thứ nhất và thứ tám hứa hẹn sự chúc phúc của “Nước Trời”. Đó là một thủ pháp văn học được gọi là inclusio / bao hàm (bắt đầu và kết thúc về cùng một chủ đề), để làm nổi bật điểm chính. Vì vậy, các mối phúc là về Nước Trời; cụ thể, chúng là những đức tính người công dân trong vương quốc cần phải có.

Cuối cùng, chúng ta nên lưu ý rằng các mối phúc không phải là một túi gồm các đức tính ngẫu nhiên, nhưng có một sự tiến triển nhất định khi chúng ta đi qua các mối phúc. Hết các mối phúc đều có quan hệ với nhau, và ở một mức độ nào đó, mối phúc này chuyển đến mối phúc kia.

Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.

Điểm chính yếu là tâm hồn nghèo khó, nghĩa là thừa nhận sự thiếu thốn đến mức thảm họa về tinh thần của bản thân và việc cần được đổ đầy với những sự giàu sang của Thiên Chúa, nghĩa là Thần Khí của Người mà chúng ta được lãnh nhận nhờ đức tin qua các bí tích. Tuy nhiên, có một mối quan hệ với nghèo khó vật chất. Của cải vật chất có thể là một phân tâm lớn đối với đời sống thiêng liêng, làm chúng ta chệch hướng và theo đuổi những mục tiêu khác ngoài Chúa. Vì vậy, ở nơi khác, Chúa Giêsu cảnh báo về hạt giống bị bóp nghẹt bởi “sự lo lắng, của cải và lạc thú” (Lu-ca 8:14) của thế gian này.

Vì lý do này, nhiều vị thánh đã hiểu “tâm hồn nghèo khó” là “nghèo khó cho lợi ích của Thần khí”, nghĩa là nghèo về mặt vật chất vì những mục đích thiêng liêng. Vì vậy, những người đi vào đời sống tu trì đều hứa triệt để khó nghèo. Nhưng ngay cả người tại gia cũng nên tập tiết chế của cải vật chất. Làm thế nào để chúng ta thực hành nó? Nguyên tắc của Thánh Josemaría là “không có gì sự không cần thiết.” Ngài khuyến khích giáo dân cắt giảm đồ đạc của họ theo những gì họ thực sự cần cho ơn gọi của họ. Và sau đó giữ gìn những thứ đó để họ không phải liên tục lãng phí tiền bạc bằng cách thay thế chúng.

Vì thế , “tinh thần nghèo khó” ám chỉ sự nghèo khó về tinh thần nhưng dù sao cũng được gắn liền với việc sống một hình thức nghèo khó về vật chất, bởi vì sự nuông chiều vật chất không tương thích với sự nghèo khó về tinh thần.

Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.

Điều này ám chỉ những người than khóc cho sự nghèo nàn tâm linh của họ, cho sự hư vô của họ, cho sự trống rỗng của họ, cho tội lỗi của họ. Do đó, việc nhận ra “tâm hồn bạn nghèo khó” dẫn đến sự ăn năn (buồn phiền vì tội lỗi), nhưng điều đó là tốt vì Chúa sẽ an ủi kẻ biết ăn năn.

Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.

Sự hiền lành, nhu mì gần giống như sự khiêm nhường. Đó là nhân đức để chúng ta không tự cao tự đại, không cho rằng mình quan trọng và biết ngoan ngoãn. Công dân Nước Trời thì hiền lành hay khiêm nhường vì họ nhận ra mình nghèo nàn về tâm linh, rằng họ thực sự chẳng là gì nếu thiếu vắng ơn Chúa.

Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.

Công dân Nước Trời đói khát sự công chính vì họ nhận ra rằng họ không có sự công chính đó nơi bản thân mình và cần nhận được sự công chính từ Chúa. Tự bản thân, chúng ta quá yếu đuối và tiếp tục sa ngã trước những cám dỗ khiến chúng ta xa rời Thiên Chúa và xa lánh tha nhân.

Tuy nhiên, ý nghĩa phụ của câu này đề cập đến việc ăn chay. Kiêng cử thức ăn theo nhiều cách khác nhau là một kỷ luật thiêng liêng lâu đời trong Giáo hội, từ thời các tông đồ (Công vụ 14:23) cho đến nay. Kiêng cử ăn uống là một cách hữu hình để biểu lộ việc “khao khát sự công chính.” Chúng ta muốn chiến thắng tội lỗi và đam mê hỗn loạn của mình đến nỗi chúng ta phải trải qua đói khát để đạt được mục tiêu đó.

Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.

Công dân Nước Trời có lòng thương xót vì khi họ nhận ra tình trạng tội lỗi và sự trống rỗng của mình, họ có thể cảm thông với những người tội lỗi khác và bày tỏ lòng thương xót đến với người khác. Họ nhận ra nơi người khác yếu điểm của chính họ.

Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.

Sầu khổ nội tâm xuất phát từ việc nhận ra sự nghèo khó thiêng liêng của bản thân, từ việc than khóc tội lỗi của mình, và tìm kiếm ân sủng của Chúa. Những việc này thanh tẩy tâm hồn chúng ta khỏi những ràng buộc với thế gian, đặc biệt là ham muốn của đôi mắt và ham muốn của tính xác thịt. Chiều theo những đam mê và ham muốn rối loạn, làm mờ tầm nhìn của chúng ta và ngăn cản chúng ta nhìn thấy thực tại như nó là. Vì Thiên Chúa là Thực tại Tối thượng, nên tầm nhìn méo mó đó khiến chúng ta không thể nhìn thấy Ngài. Sám hối, cầu nguyện và bố thí là những cách tuyệt vời để làm sáng con mắt tâm linh của chúng ta.

Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.

Công dân Nước Trời không còn chiến đấu và gây chiến nữa. Vì ham muốn của cải tạm thời, đặc biệt những tham lam và nhục dục là những điều gây nên chiến tranh. Chúng ta có thể thấy Thánh Giacôbê, người anh họ của Chúa Giêsu, đã tiếp thu các mối phúc trong thư của ngài, Giacôbê 4:1–10, một cách kỹ lưỡng như thế nào:

Bởi đâu có chiến tranh, bởi đâu có xung đột giữa anh em ? Chẳng phải là bởi chính những khoái lạc của anh em đang gây chiến trong con người anh em đó sao ? Thật vậy, anh em ham muốn mà không có, nên anh em chém giết ; anh em ganh ghét cũng chẳng được gì, nên anh em xung đột với nhau, gây chiến với nhau. Anh em không có, là vì anh em không xin ; anh em xin mà không được, là vì anh em xin với tà ý, để lãng phí trong việc hưởng lạc.

 Hỡi những kẻ ngoại tình, các người không biết rằng : yêu thế gian là ghét Thiên Chúa sao ? Vậy ai muốn là bạn của thế gian thì tự coi mình là thù địch của Thiên Chúa. Hay các người nghĩ rằng lời Kinh Thánh sau đây là vô nghĩa : Thần Khí mà Thiên Chúa đã đặt trong chúng ta, ước muốn đến phát ghen lên ? Nhưng ân sủng Người ban còn mạnh hơn ; vì thế, có lời Kinh Thánh nói : Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường. Anh em hãy phục tùng Thiên Chúa. Hãy chống lại ma quỷ ; chúng sẽ chạy xa anh em. Hãy đến gần Thiên Chúa, Người sẽ đến gần anh em. Hỡi tội nhân, hãy rửa tay cho sạch ; hỡi kẻ hai lòng, hãy tẩy luyện tâm can. Hãy cảm cho thấu nỗi khốn cùng của anh em, hãy khóc lóc than van. Chớ gì tiếng cười của anh em biến thành tiếng khóc, niềm vui của anh em đổi ra nỗi buồn. Anh em hãy hạ mình xuống trước mặt Chúa và Người sẽ cất nhắc anh em lên.

Bình an đích thực được tìm thấy từ việc từ bỏ những đam mê và ham muốn của chúng ta và hướng về Chúa để tìm thấy niềm vui đích thực của chúng ta.

Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ.

Công dân Nước Trời sống các nhân đức của các mối phúc sẽ bị ghét bỏ bởi những kẻ không muốn từ bỏ dục vọng của mình. Vì trước hết, người môn đệ là một lời nhắc nhở chướng mắt cho người khác rằng họ không sống theo đường lối của Chúa; và người môn đệ trở thành chướng ngại vật cho người muốn thỏa mãn dục vọng của họ bởi vì họ không chịu hợp tác.

Hiểu theo cách này, chúng ta mới có thể hiểu được cường điệu nọc độc và sự vu khống nhắm vào phong trào ủng hộ sự sống như một ví dụ. Bảo vệ pháp lý cho thai nhi có nghĩa là mọi người trong xã hội của chúng ta sẽ phải kiềm chế tình dục của họ, khi họ không có khả năng thụ thai và nuôi dạy con cái. Xã hội của chúng ta nói chung không muốn có bất kỳ sự ràng buộc nào đối với việc thể hiện tính dục, vốn là một dạng ham muốn xác thịt. Những người sống khiết tịnh và những người nhắc nhở người khác về phẩm giá của thai nhi, là một lời nhắc nhở không được hoan nghênh. Nó là trở ngại đối với phần còn lại của xã hội trong việc theo đuổi sự buông thả vô độ trong dục vọng xác thịt. Vì vậy, sự tức giận, vu khống, coi thường và các hành vi khác được thể hiện đối với những người ủng hộ thai nhi.

Tuy nhiên, cuộc đàn áp các Kitô hữu ở hầu hết các quốc gia phương Tây vẫn không đạt đến mức độ tàn bạo về thể xác mà các Kitô hữu ở các nước Hồi giáo và các nước theo chủ nghĩa vô thần vẫn tiếp tục phải chịu đựng. Những đợt bách hại đến rồi đi trong suốt lịch sử của Giáo hội. Tuy nhiên, sự bắt bớ đi kèm với một ơn lành vì nó giúp chúng ta thoát khỏi những điều thuộc về thế gian này, nhờ đó giúp chúng ta sống sự nghèo khó thiêng liêng đích thực. Vì vậy, sự bắt bớ làm cho chúng ta trở nên nghèo khó, điều này đưa chúng ta đến mối phúc thứ nhất: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó…”

Chúa Giêsu là Con Vua Đavít, đến tái lập nước Chúa trên trần gian. Nhưng vương quốc của Chúa Giêsu là một vương quốc đảo ngược, gọi tốt điều thế gian cho là xấu, và xấu điều thế gian cho là tốt. Các bài đọc Chúa nhật tuần này kêu gọi chúng ta rời bỏ những lề thói của thế gian và thực hành các nhân đức của Công dân Nước Trời, nhưng chúng cũng cảnh báo chúng ta rằng đây là một lựa chọn đi ngược dòng văn hóa của chúng ta. -- Dr. John Bergsma, The Word of the Lord: Reflections on the Sunday Mass Readings for Year A

Share:

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2023

Qua việc trừ quỷ học được những điểm quan trọng về đức tin với Cha Vincent Lampert

Lời từ video

Cha đã được đào tạo bao lâu để trở thành một nhà trừ quỷ? 

Tôi đã ở Rôma 3 tháng, đầu năm 2006 từ tháng 2 đến tháng 5, và điều này cho tôi cơ hội học hỏi cách trực tiếp về mục vụ này của Giáo hội, giúp người ta chống lại các thế lực xấu xa và những người đang tìm kiếm sự giúp đỡ của Giáo hội.

Khi tôi được bổ nhiệm ở Hoa Kỳ, tôi đã trở thành một trong chỉ 12 nhà trừ quỷ  được chỉ định nên không có ai để đào tạo ở Hoa Kỳ. Vì vậy Giám mục của tôi đã gửi tôi đến Rôma. Thật đáng chú ý là ở Ý, họ có 300 nhà trừ quỷ được chỉ định cho cả nước. 

Cha nghĩ gì về sự khác biệt giữa số lượng linh mục trừ quỷ ở Ý và đây? 

Tôi nghĩ ở Ý, họ dễ dàng chấp nhận những gì một người đang trải qua có thể là do lý do tâm linh. Có lẽ ở Hoa Kỳ, người ta dễ dàng gạt bỏ lý do tâm linh. Chúng ta nghĩ là phải có một lời giải thích khoa học cho những gì người ta đang phải đối phó. 

Khóa đào tạo đó có dạng nào? Được đào tạo như thể trong một phòng học về cách trừ quỷ hay là trực tiếp thực tập. Việc đào tạo trông như thế nào? 

Tôi học qua trực tiếp thực tập. Trải nghiệm của tôi là ở trong tình huống như thể một thực tập sinh ở ngay trong phòng mổ, tự mình làm mọi thứ. Giáo hội nói rằng cách tốt nhất để trở thành một nhà trừ quỷ là học qua thực tập, làm việc dưới sự hướng dẫn của một linh mục trừ quỷ có kinh nghiệm. Học những gì Giáo hội tin và dạy thì dễ. Nhưng ứng dụng thực tế là điều cho phép một linh mục trừ quỷ có cách thức riêng của mình. 

Cha được chọn để là linh mục trừ quỷ? Hay Cha theo đuổi nó như thể tôi muốn làm một linh mục trừ quỷ? Hay có người đã đề cử Cha? 

Họ đã đề cử tôi. Tôi đã là linh mục được 31 năm rồi, được thụ phong linh mục vào năm 1991. Khi tôi là linh mục đã được 14 năm, tôi được chọn. Khi một người được thụ phong linh mục trong Giáo hội Công giáo, người ấy hứa sẽ vâng lời vị Giám mục của địa phận và những giám mục kế vị. 

Tổng giáo phận Indianapolis luôn có một linh mục trừ quỷ được bổ nhiệm, ngay cả khi điều này không còn được thực hiện ở nhiều giáo phận sau Công đồng Vatican II, Indianapolis luôn có một linh mục cho mục vụ này. Điều khá trớ trêu là linh mục trừ quỷ trước đó là Đức ông John Ryan, ngài là cha chánh xứ khi tôi học cấp 1. 

Tôi không bao giờ nghĩ rằng một ngày nào đó, tôi sẽ kế thừa việc trừ quỷ của ngài. Khi cha ấy qua đời vào tháng 7 năm 2005, tất cả các linh mục đều cố gắng thụt đầu trốn tầm ngắm của Giám mục. Cách nào đó tên của tôi đã nổi lên hàng đầu. 

Cha có phần nào nghĩ, có lẽ tôi không phải là người phù hợp cho việc này không? Cha có chút nghi ngờ nào không? 

Tôi không nghi ngờ nhưng có thể là một chút lo lắng, sợ hãi. Khi ĐGM chọn tôi cho công việc đó, ngài cũng đã không chắc chắn về việc ấy sẽ là như thế nào.

 Cha có biết tại sao mà họ chọn một ai đó? Có lẽ Cha sẽ nói là ơn Chúa ban, hay là có một sự khác biệt về tính cách khiến ĐGM nghĩ người này có thể thích ứng hơn với những gì xảy ra trong phòng trừ quỷ? Cha nghĩ sao? 

Giáo hội nói thực sự chỉ cần một số tiêu chuẩn: vị linh mục là người mọi người biết đến nhờ sự thánh thiện và đời sống đạo đức. Và ĐGM nói với tôi ngài chọn tôi vì ngài muốn một linh mục tin vào thực tế của sự dữ, nhưng không phải là một linh mục quá vội tin rằng tất cả những người đến với tôi đều đang phải chống lại sức mạnh của sự dữ. Vì vậy, trong tâm trí của ngài, ngài nghĩ tôi... 

Có phán quyết vững vàng! Thật đúng bởi vì nếu Cha có nhiều người đến mà không thực sự là bị quỷ ám, Cha cũng phải quyết định về điều đó. Cha không thể nhanh chóng xét đoán nhưng cần có một cá tính cân bằng. Tôi có nói với Tyler trước buổi phỏng vấn này, tôi không có chút khả năng nào để bước vào phòng đó để thực hành việc trừ quỷ. Cha thì khác với tôi vì Cha ngồi đây, tôi có thể cảm thấy cảm giác rất bình tĩnh, rất điềm tĩnh. Tôi đã cảm nhận được và an tâm rồi. Thật là một sự khác biệt rất lớn. Khán thính giả, sự bình tĩnh này là điều cần thiết nếu một người muốn làm nhà trừ quỷ. Trong tình huống đó, họ cần sự tin tưởng: việc này có thể làm được. 

Tâm trí điềm tĩnh là điều tốt nhất. Hầu hết mọi người có những hình ảnh về trừ quỷ như trong bộ phim The Exorcist / Quỷ Ám, đầu quay ngược, phun ra ói mửa. Nhưng trong thực tế nó là về việc cầu nguyện.

 Chúng ta sẽ nói về phim đó trong chốc lát; về điểm nếu Cha đã thấy điều gì giống với bộ phim, phim khác với thực tế bao xa… Tất cả những điều chúng ta thấy trong những bộ phim chúng ta thích xem trong chốc lát nữa. Nhưng tôi có vài câu hỏi. Cha đã thực hiện bao nhiêu cuộc trừ tà? 

Có những mức độ khác nhau về việc trừ quỷ. Giáo hội dạy có bốn loại hoạt động ngoại thường của ma quỷ. Có sự quấy phá của ma quỷ, đó là sự hiện diện của ma quỷ ở một địa điểm hoặc liên quan đến một vật thể. Có hành động gọi là quỷ áp chế, đó là những cuộc tấn công thể lý khi trên một người có vết cắn, vết bầm tím và vết hằn xuất hiện trên da, người ta thậm chí có thể nhớ những vết rạch của các chữ cái trong các bộ phim mà họ đã xem, xuất hiện trên da. 

Cha đã chứng kiến sự kiện đó? Cha đã nhìn thấy những chữ ấy xuất hiện trên da của ai đó? Làm sao Cha biết không là do họ tự cắt mình, hoặc ai đó đã làm điều đó đến với họ, làm sao Cha biết đó là của ma quỷ? 

Bởi vì chúng xuất hiện ngay trước mắt tôi. 

Cha ngồi trước mặt ai đó và chữ tự động xuất hiện trên da của họ? 

Đúng vậy. 

Wow. Nếu nhìn thấy điều đó, tôi nghĩ tôi cần ly cà phê giải lao. Có lẽ cần sự gì đó và không phải là cà phê. 

Tôi định nói thêm là có hành vi quỷ ám, đó là những cuộc tấn công tinh thần; và sau đó là quỷ nhập, đó là khi con quỷ chiếm hữu / điều khiển thân thể của một người. 

Nếu nói về việc quỷ thực sự chiếm hữu và điều khiển thân thể, Cha gặp bao nhiêu người trong mục vụ của Cha? Tôi muốn nói đến con số chung chung. 

Một năm một lần. 

 Một năm một lần.

Đúng vậy. 

Vây là trường hợp không thường xảy ra. Chúng ta biết quỷ nhập là việc hiếm xảy ra. Khi người đến với Cha và tự cho rằng họ bị quỷ nhập, đó có phải là một sự kiện rất ít xảy ra, hay là thông thường hơn và quá trình lọc lựa, nó có vẻ nào?

Vì tôi được biết công khai là linh mục trừ quỷ, có nhiều linh mục trừ quỷ muốn ẩn danh mình. Nhưng khi ĐGM bổ nhiệm tôi, ngài muốn tôi được biết đến và giúp giáo dục các tín hữu và ngay cả không là tín hữu về điều Giáo hội tin và dạy về việc trừ quỷ. Vì tôi được mọi người biết đến, nên tôi nhận được nhiều yêu cầu hơn. 

Tôi hiện trung bình khoảng 70 một tuần. Từ những người trên khắp Hoa Kỳ và thậm chí cả những nơi khác trên thế giới muốn tìm kiếm sự giúp đỡ của Giáo hội. 

Sau đó Cha bắt đầu quá trình thanh lọc xem ai thực sự có thể là bị quỷ nhập? Quá trình đó thì như thế nào? Cha có mời các chuyên gia tâm thần đánh giá họ? Cha có tự chẩn đoán? Cha dùng cách nào để quyết định trường hợp nào trong con số 70 yêu cầu một tuần đáng có sự chú ý của mình về mặt tâm linh? 

Là một linh mục trừ quỷ, tôi không thể hoạt động ngoài giáo phận của mình, tôi không thể hoạt động ngoài Tổng giáo phận Indianapolis vì theo chức năng, Đức Giám mục của địa phận là người trừ quỷ. Tôi hoạt động nhân danh ngài. Nếu tôi hoạt động bên ngoài Tổng giáo phận Indianapolis, tôi sẽ cần Đức Giám mục của địa phận ấy cho phép tôi. 

Khi ai đó liên hệ với tôi từ ngoài địa phận Indianapolis, tôi sẽ tìm cách kết nối họ với một linh mục hoặc ai đó trong khu vực của họ. Tôi giúp họ tìm một người ở địa phương của họ. Cho những người trong địa phận, thì có một quá trình. 

Quá trình ấy thì như thế nào? 

Có một quy trình mà chúng tôi sử dụng ở Hoa Kỳ. Bước một của quy trình sẽ là người đó sẽ được đánh giá tâm thần. Đôi khi người ta kháng cự, nhưng sự thật là nếu ai đó thực sự đang phải đối phó với ma quỷ, về mặt tinh thần, họ cần vững chắc trước khi lãnh nhận nghi thức của Giáo hội. Và cũng cần được bác sĩ y tế kiểm tra thể lý để loại trừ bất kỳ nguyên nhân thể lý nào. Bước thứ ba của quy trình là tôi sẽ gặp người đó và thực hiện cuộc phỏng vấn, cố gắng xác định xem ma quỷ đã xâm nhập vào cuộc sống của người này cách nào? 

Có thể nói rằng chúng tôi muốn cô lập sự hiện diện của ma quỷ trong người đó để tìm cách hữu hiệu nhất chiến đấu chống lại nó. 

Tôi sẽ tìm kiếm bốn dấu hiệu để biết nếu người này thực sự bị quỷ ám. Có bốn điều: Khả năng nói và hiểu các ngôn ngữ mà cá nhân đó không biết; có sức mạnh siêu phàm vượt quá khả năng bình thường của cá nhân đó; có nhận thức vượt khả năng. Người đó nói những điều mà lẽ ra họ không nên biết, điều này sẽ giúp tôi biết đó là một con quỷ đang nói chứ không phải người đó với tư cách là một cá nhân; và sau đó là ác cảm với bất cứ điều gì có tính chất thánh thiêng, chẳng hạn như tôi rảy nước phép trên họ, khi đưa cây thánh giá trước mặt họ, khi đọc Kinh Thánh cho họ nghe, khi bước vào nhà thờ. Những điều tương tự. Nếu bất cứ điều gì thánh thiêng gây nên phản ứng tiêu cực đều có thể là dấu hiệu của sự hiện diện của ma quỷ. 

Sau đó, bước năm của quy trình là quan trọng nhất. Đó là giúp người đó tiếp tục đời sống tâm linh hoặc tìm gặp Chúa lần đầu tiên trong đời họ. 

Bởi vì với tư cách là một linh mục trừ quỷ, dù tôi là một linh mục Công giáo, hơn một nửa số người đến với tôi không phải là người Công giáo. Họ đến từ các truyền thống đức tin Kitô giáo khác, các tôn giáo khác trên thế giới hoặc không có nền tảng đức tin nào. 

Chỉ đuổi quỷ ra khỏi người đó thôi thì chưa đủ. Điều rất rất quan trọng là Chúa phải được mời vào trong họ. Ngày nay tôi thấy một xu hướng ngày càng tăng là đức tin đang suy giảm trong cuộc sống của nhiều người. Vì thế, những người đang phải đối phó với ma quỷ, sẽ coi rằng điều xảy ra trong phim Quỷ ám kiểu như chuyện về một nhà ảo thuật. 

Người ta tin rằng tôi có quyền lực, hoặc khả năng đặc biệt, hoặc tôi có một vài chiêu bí ẩn để có thể giải quyết mọi vấn đề của họ. Thực ra, Chúa mới là người sẽ làm điều đó và Ngài sẽ hành động thông qua Giáo hội và qua những thừa tác viên trong Giáo hội. 

Người trẻ nhất mà Cha từng trừ quỷ là tuổi nào? 

Bốn tuổi. 

Bốn tuổi? 

Đúng vậy. 

Tôi nghĩ đến đứa con tôi mới hai tuổi rưỡi. Cha cảm thấy rằng Cha có thể xác định điều đó nơi đứa trẻ, không biết liệu đó có phải là trường hợp quỷ ám không. Chẳng phải đó là vì cá tính đặc biệt, hoặc có sự gì đó kỳ lạ xảy ra trong nhà? Làm sao Cha có thể rõ ràng một đứa trẻ nhỏ như vậy cần Cha can thiệp, rằng đây là một vấn đề tâm linh nên cần đến Cha? 

Theo Giáo hội Công giáo, bất kỳ ai dưới độ tuổi của lý trí, 7 tuổi, không có sự hiểu biết để mời sự dữ vào trong mình. Vậy thì ai đó có thẩm quyền đối với đứa trẻ phải chịu trách nhiệm về điều đó. Trong trường hợp cụ thể này, chính cha mẹ đã tham gia vào tất cả các hoạt động huyền bí, các nghi lễ của Satan và những thứ tương tự, đã khiến con cái của họ tiếp xúc với ma quỷ và kết quả là cô gái trẻ này bị quỷ ám. 

Cha đã thành công đuổi sự gì đó nơi đó, quỷ hay Satan gì đó? Tôi cũng sẽ hỏi Cha chi tiết về điều đó vì tôi nghĩ có rất nhiều nhầm lẫn về việc ai sẽ chiếm lấy cơ thể?

Ma quỷ luôn sẽ bị đuổi nếu người bị quỷ ám thực sự muốn điều đó. Vì đôi khi mọi người sẽ chỉ nói với tôi những điều họ muốn nói và sẽ không cho tôi biết đầy đủ chi tiết, vì điều đó nghĩa là họ phải thay đổi. 

Những người cha mẹ này cần phải thay đổi những điều họ đang thực hiện trong cuộc sống. Kinh nghiệm của tôi là đôi khi những thực hành này đã ăn sâu vào cuộc sống đến mức khó mà lìa nó. Nhưng hy vọng rằng vì yêu thương con cái sẽ thúc đẩy họ tạo ra sự thay đổi trong cuộc sống của họ. 

Về trừ quỷ và quỷ nhập, Giáo hội Công giáo dạy điều gì? Trước hết, tôi sẽ cho rằng đây là điều có thật, nó có thể xảy ra. Nhưng Giáo hội muốn người ta biết điều gì về việc này khi trong thế giới hôm nay có rất nhiều người hoài nghi? 

Thông điệp của Giáo hội là sự dữ được nhân cách hóa trong điều chúng ta gọi là quỷ vương - devil, và các thiên thần sa ngã khác [đi theo Satan], là ma quỷ - demons. Ma quỷ không phải là thứ do chúng ta làm ra, nó không phải chỉ là nhân loại đối xử vô nhân đạo với nhau, mà là nó được nhân cách hóa. Tuy nhiên, dù sự dữ là một thực tế trong cái mà chúng ta gọi là quỷ vương và những tà thần theo hắn, điều đó không có nghĩa là ma quỷ là nguyên nhân của mọi điều ác. Bởi vì đôi khi điều ác là do chính chúng ta tạo ra khi chúng ta lạm dụng sự tự do ý chí của mình để làm tổn thương người khác. 

Về đứa trẻ Cha nói đến, cha mẹ nhúng tay vào những sự huyền bí, những thứ sùng bái ma quỷ, sự gì làm cho người nào đó dễ bị ma quỷ nhập hơn những người khác. Có phải đó là về đức tin? Hay là sự yếu đuối về tinh thần? Lý do là gì vậy? 

Điểm quan trọng là đức tin. Đức tin hoàn hảo sẽ xua đuổi sự sợ hãi. Tôi nhấn mạnh lần nữa về xu hướng ngày càng tăng khi người ta từ bỏ đức tin của mình. Khi người ta rời xa Chúa, thì ma quỷ sẽ tìm cách lẻn vào. 

Một người bình thường, nếu có đời sống đạo đức, đời sống đức tin, chẳng hạn như một người Công giáo, nếu người ấy tham dự Thánh lễ, nếu người ấy lãnh nhận các bí tích (rước lễ, xưng tội), đọc Kinh thánh, thì ma quỷ phải bỏ chạy khỏi người ấy. Họ không cần làm điều gì phi thường để đánh bại ma quỷ. Đó là khía cạnh bình thường của đức tin của chúng ta. 

Điều đó có áp dụng cho những người có tín ngưỡng khác hay chỉ đức tin Công giáo mới cung cấp cách thế bảo vệ chống lại việc quỷ nhập? 

Bất kỳ đức tin nào vì Giáo hội Công giáo không có độc quyền trong việc trừ tà. Có rất nhiều người có lòng tin tưởng mạnh mẽ vào Thiên Chúa. Ngay cả khi có ai đó không là Công giáo liên hệ với tôi, mục tiêu của tôi không phải là cải đạo họ, mà là kết nối họ lại với bất kỳ truyền thống đức tin nào mà họ đã có. Bởi vì điểm chung là những người bị quỷ nhập đã từ bỏ đức tin của họ. Điều lý tưởng nhất là tôi muốn làm việc với bất kỳ người cầm quyền trong tôn giáo của họ. Tôi có thể cầu nguyện để trừ quỷ cho bất kỳ ai, nhưng tôi không thể đích thân hướng dẫn họ cho tới vài năm sau đó. Vì thế, tôi có thể cầu nguyện với họ, nhưng sau đó tôi muốn kết nối họ với cộng đoàn.

Nguyên nhân thường hằng của những người phải đối đầu với ma quỷ là vì họ bị cô lập. Khi bạn nghĩ về đức tin, nó là về việc thuộc về cộng đoàn. Ngay cả từ giáo hội / nhà thờ cũng bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp Ecclesia, có nghĩa là cộng đoàn, khái niệm về sự an toàn dựa vào số lượng. Nhưng khi chúng ta bị cô lập, chúng ta trở nên dễ tin vào những lời dối trá của ma quỷ và sau đó chúng ta đi dần đi vào bóng tối. 

Mục tiêu của tôi khi trừ quỷ là giúp đưa người ta trở về với ánh sáng của Chúa. 

Về điểm này, chúng ta vừa mới trải qua hai năm khi mọi người bị cô lập cách chưa từng có trước đây vì Covid, với những hạn chế. Cha có thấy số người tìm kiếm sự giúp đỡ tăng lên trong thời gian đó không? 

Có. Tôi có nói tôi nhận được 70 yêu cầu một tuần. Trước Covid, 40 yêu cầu một tuần. Với Covid, nó đã tăng lên 30 một tuần chỉ vì lý do người ta phải đối phó với sự cô lập do covid. 

Điều đó thật đáng chú ý. Tôi muốn nói về buổi cầu nguyện trừ tà. Những sự xảy ra trong phòng đó. Nhờ Cha cho chúng tôi biết điều xảy ra trong đó. Cha mang những thứ gì vào phòng đó? 

Trước khi tôi thực hiện một buổi cầu nguyện trừ tà, tôi đã nói qua những quy trình đã được đưa ra. Tôi xác định rằng người đó thực sự đang phải đối phó với việc quỷ nhập. Tôi được đào tạo để là một người hoài nghi, tôi cần đạt đến mức chắc chắn, nghĩa là không thể nghi ngờ được nữa đây đúng thực là thuộc về ma quỷ, chứ không phải là vấn đề sức khỏe tâm thần, không phải là tình trạng thể chất. 

Một khi tôi đã đạt đến sự chắc chắn đó, tôi sẽ quyết định nơi cho buổi trừ tà. Con quỷ không có quyết định nào trong việc này. Người ta xem phim và luôn đùa nói một buổi cầu nguyện trừ tà không bao giờ được thực hiện trong một ngôi nhà bỏ hoang, trên một ngõ cụt, vào lúc nửa đêm, trong cơn giông bão. 

Tôi luôn nghĩ về phòng ngủ của cô bé trong bộ phim The Exorcist. Cái phòng đó có cần phải là một không gian thánh thiêng, hay nó có thể trong nhà của ai đó, trong một căn phòng của họ…? 

Tôi sẽ chỉ thực hiện việc trừ quỷ ở một nơi thánh thiêng. Như trong những bộ phim... bởi vì tôi muốn đưa sự dữ đến lãnh địa của Chúa hơn là ở trong lãnh địa của chúng. 

Rồi tôi sẽ chuẩn bị bản thân mình. Là linh mục, tôi sẽ cử hành Thánh lễ, đi xưng tội, Tôi xác định ai sẽ có mặt trong buổi cầu nguyện đó. Đương nhiên là với người bị quỷ hành, tôi sẽ yêu cầu họ có theo một thành viên gia đình hoặc bạn bè, và tôi sẽ có những người khác trong phòng để cầu nguyện. 

Cha thường có bao nhiêu người? 

Tổng cộng có thể có khoảng năm hoặc sáu người trong nhà thờ hoặc nhà nguyện trong buổi trừ quỷ. 

Cha có bao giờ lo lắng về việc những người trong phòng đó mất bình tĩnh, bị áp lực và ảnh hưởng đến việc cần diễn ra trong căn phòng đó. Bởi vì tôi chắc chắn rằng nó có thể trở thành một nơi mọi thứ kỳ quặc sẽ xảy ra. 

Đúng vậy. Không có thứ gọi là xem buổi trừ tà như một thứ giải trí. Không một ai trong nhóm đến đó vì tò mò. Hết những người trong nhóm là những người tôi biết, và họ vững vàng trong đức tin của họ. Vì khi quỷ lộ diện, con quỷ nhìn qua đôi mắt của người bị quỷ ám, nó sẽ xác định xem mắt xích yếu nhất trong căn phòng là ai. Nó sẽ dùng người đó để quấy phá lời cầu nguyện của Giáo hội. Vì thế, thực sự là không ai muốn ở trong phòng đó nếu họ đã không chuẩn bị đúng cách. 

Cha đã thấy một con quỷ biểu hiện như thế nào? Như trong bộ phim The Exorcist, người ta thấy đôi mắt của cô, da của cô ấy thay đổi, nhiệt độ và căn phòng thường trở nên cực lạnh hoặc cực nóng, cô ấy bay lơ lửng giữa không trung, giọng nói trở nên rất kỳ lạ, cô nói các thứ tiếng. Cá nhân Cha đã chứng kiến những biểu hiện nào của ma quỷ? 

Tôi đã chứng kiến tất cả những điều đó.

Cha nhìn thấy ai đó bay bổng. 

Tôi đã nhìn thấy sự đó trong buổi trừ tà; mắt đảo ngược ra sau đầu, sùi bọt mép, gầm gừ. Lý do giọng nói trở nên trầm hơn là nó giống như tiếng chó hoang sủa, mục đích là gieo rắc nỗi sợ hãi. Nó dùng khái niệm là tiếng gầm gừ càng to, thì nó có thể chứng tỏ là nó mạnh mẽ hơn nó thực sự là. Mùi hôi thối trong phòng nữa. Tôi luôn nói khi một con quỷ bộc lộ, mùi hôi thối còn khủng khiếp hơn gấp trăm lần so với con gấu trúc chết trên đường, nằm đó đã 10 ngày; mùi của những thứ thực sự thối rữa. 

Lý do cho các biểu hiện và sự biến dạng của cơ thể con người là vì con người được dựng nên theo giống hình ảnh của Chúa. Và ma quỷ tin là qua việc bóp méo hình ảnh của người bị nó nhập, thì nó đang bóp méo hình ảnh của Chúa cách gián tiếp. 

Một điều Cha thấy trong bộ phim… tôi định xem lại bộ phim The Exocist để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn nhưng chồng tôi nhát gan và không muốn xem nó với tôi. Tyler, tôi đang nói về Jeremy. Tôi vì thế đã không xem bộ phim đó và gắng để nhớ… Tôi đã xem nó rất nhiều lần và yêu thích bộ phim này... Trước hết, đối với tôi, nếu bạn là một kẻ hoài nghi, thì cũng đến mức độ nào đó thôi. Nếu bạn thấy ai đó đang bay lơ lửng, đó không phải là dấu hiệu của bệnh tâm thần. Làm sao mà ở mức độ đó, người ta có thể không thừa nhận là sự gì đó hơn là bệnh tâm thần đang xảy ra? Tôi nghĩ bạn có thể loại trừ tiếng gầm gừ và những thứ khác nhưng bay lơ lửng? Tôi không thể hiểu thế nào được khi bạn chứng kiến điều đó và không ngay lập tức nói người này không chỉ cần đến thăm bác sĩ tâm thần. Cha có gặp những người nghi ngờ ngay cả khi nhìn thấy ai đó bay bổng trên không trung? Họ vẫn nói, Cha thấy ai đó bay lơ lửng à? Ồ, đó chỉ là một tình trạng cơ bắp gì đó. Những người thích hoài nghi, có lý luận như vậy không? 

Tôi nghĩ họ vẫn đưa ra lý luận. Họ không muốn tin quỷ là nguyên nhân. vì nếu tin điều đó, họ phải thay đổi cuộc sống của họ. Họ sẽ phải đánh giá lại những gì họ tin tưởng và suy luận. Nếu một người từ chối sự hiện hữu của ma quỷ, người đó cũng sẽ từ chối sự hiện hữu của Chúa. 

Một điều trong những bộ phim đó, đặc biệt là trong bộ phim The Exorcists. Tôi không biết phim được sản xuất khi nào? Tyler nhờ anh tìm phim đầu tiên, The Exorcists để khán giả có thể biết điều chúng ta đang đề cập đến. Một điều đã xảy ra trong phim đó, là con quỷ lao vào vị linh mục. Cuối cùng vị linh mục bị chết do lý do đó. Nếu tôi nhớ không nhầm, vị linh mục tự nhảy ra cửa sổ vì không muốn mình bị dùng bởi ma quỷ vì bất cứ lý do nào. Cha có bao giờ lo lắng rằng trong căn phòng đó Cha có thể bị quỷ xâm nhập không?

Điều đó không thể xảy ra nếu linh mục thực thi các bước cần thiết. Đó là lý do tại sao tôi nói không có việc gọi là một cuộc trừ tà khẩn cấp. Nếu người linh mục không tuân theo những gì Giáo hội đã đưa ra, đó là khi vị linh mục đó tự chuốc lấy vấn đề cho mình. 

Giả sử vị linh mục tuân theo những gì Giáo hội dạy, tôi xin lỗi vì đã cắt ngang, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bên trong người linh mục không có niềm tin vững chắc mà mọi người nghĩ là vị linh mục đó có. Ví dụ, giả sử khi một linh mục bước vào phòng và có thể là đang phải đối phó với nghi ngờ về đức tin và không ai biết điều đó, ma quỷ có tấn công người đó không? 

Hoàn toàn. Vì đó là nơi ma quỷ tấn công. Nó sẽ đi vào qua sự nghi ngờ, sự nghi ngờ đó là điểm vào. Vì thế thật quan trọng để đảm bảo rằng vị linh mục thật sự đã chuẩn bị đúng đắn, cũng như mọi người khác trong phòng đó. 

Cha hãy giúp tôi hiểu và cho những người không theo đạo Công giáo. Tên quỷ nhập vào người ta có phải là Satan? Có phải là số đông của những con quỷ? Có phải chúng đều phải vâng lời Satan? Sự gì xảy ra trong thế giới tối tăm đó? Có những cấp bậc khác nhau trong đó không? Chẳng hạn như nếu một người bị quỷ chức cao hơn nhập, những biểu hiện của nó sẽ ghê sợ hơn? Thế giới này hoạt động như thế nào? 

Giáo hội xác định chín phẩm thiên thần, có chín cấp bậc. Khi một số thiên thần sa ngã, chúng là từ cả chín phẩm thiên thần. Cũng như có phẩm trật trong các thiên thần, thì cũng có phẩm trật trong thế giới tà thần. Thủ lãnh của ma quỷ là Satan. Trước khi sa ngã, nó là Lu-xi-phe, một thiên thần của phẩm trật cao nhất, gần ngai tòa của Chúa nhất. Khi nó nổi loạn chống lại Chúa, chúng ta có thể nói, sự nổi loạn đó vang dội trong cả chín phẩm thiên thần. 1/3 các thiên thần đi theo Satan khước từ Chúa. Sách Khải Huyền nói, “Đuôi nó quét hết Các ngôi sao ám chỉ các thiên thần và sau đó chúng được ném xuống trái đất. Thật đáng chú ý là chúng bị đuổi ra khỏi thiên đàng nhưng không bị loại ra khỏi công cuộc sáng tạo. Chúng vẫn có vai trò trong kế hoạch của Chúa cho loài người. 

Khi Cha ở trong phòng trừ quỷ, Cha có bao giờ bị sợ hãi không? Có lúc nào Cha cảm thấy như việc này quá sức cho tôi? Nhìn thấy người bay lơ lửng. Tôi đoán là đôi khi có những việc làm Cha ngạc nhiên. Có bao giờ Cha cảm thấy sợ hãi không? 

Vào lúc ban đầu của công việc này, khi tôi vừa từ Rôma về, làm việc trừ quỷ một mình, gặp gỡ những người khác, tôi nhận ra mình không có người dự phòng, và Cha Carmine. 

Chỉ một mình Cha? 

Chỉ một mình tôi thôi. Tôi nhớ người đầu tiên tôi gặp, người đã trình bày cho tôi biết tại sao họ bị quỷ nhập. Tôi lắng nghe câu chuyện và rồi trước khi tôi rời họ, người chồng nói với tôi, “Cha có thể cầu nguyện với chúng con trước khi Cha rời chúng con không?” Khi tôi cầu nguyện, vợ của ông, người nghĩ rằng cô bị quỷ ám lao vào tôi như một con chó hoang. Lúc đó tôi một bước nhảy một thước rưỡi, trái tim đập rối loạn. Nhưng ngay lập tức, tôi bước về phía cô ấy, tay tôi run như một chiếc lá trên cành. Tôi đặt tay trên cô và bắt đầu cầu nguyện. Tôi không trừ quỷ lúc đó. Nhưng sau nhiều năm, tôi không sợ những sự này chút nào. Cũng như chị đã trở nên lì sau nhiều năm xem những bộ phim kinh dị. 

Đúng vậy. Nhưng tôi không ở trong phòng đó. Ý tôi là Cha có ai thay thế Cha trong phòng đó không nếu có sự gì không may xảy ra? Có linh mục dự phòng trong phòng không? Hay chỉ một mình cha? 

Chỉ một mình tôi. Nhưng vì tôi cậy dựa vào sức mạnh và thẩm quyền của Đức Kitô, và vì trong buổi trừ tà, Chúa Giêsu là diễn viên chính, Ngài không là người ngoài cuộc. 

Đối với những người không mấy tin vào đạo, Cha có tin Chúa Thánh Thần hoạt động qua cha không? Cha có cảm thấy điều gì đó vĩ đại hơn Cha trong phòng khi Cha có những buổi cầu nguyện trừ tà này không? 

Chắc chắn rồi. Sự hiểu biết của người Công giáo về bí tích Truyền chức thánh là khi một người đàn ông trở thành linh mục, người ấy hành động trong Persona Christi, cụm từ tiếng Latinh có nghĩa là người ấy hành động trong Ngôi Vị của Chúa Kitô.

Vì thế trong buổi trừ quỷ, tôi sẽ hành động nhân danh Chúa Giêsu. Nếu tôi chỉ là tôi, với con người tội lỗi của mình, tôi sẽ hành động nhân danh chính mình và tôi sẽ gặp rắc rối như chị đã đề cập trước đó. Vì ma quỷ biết ai là người đang tìm cách đánh bại nó. Khi tôi có quyền uy của Chúa Kitô trong việc mình làm, tôi sẽ đứng vững. Nhưng khi tôi ra khỏi quyền uy của Chúa Kitô, mọi sự sẽ thất bại. 

Cha có bao giờ lo lắng về con quỷ mà chúng ta đã nói đến, khi nó có thể lao vào vị linh mục. Thành viên trong gia đình thì sao? Và những người không được đào tạo kỹ càng như Cha? Cha có bao giờ lo lắng là ma quỷ có thể nhắm vào một thành viên của gia đình trong phòng đó và chơi trò đấu trí với họ?

Chúng có thể tìm cách làm điều đó. Vì thế việc những người có mặt cũng cần được chuẩn bị là điều quan trọng. Nếu những biện pháp bảo vệ cần thiết được thực hiện, đó không là điều để bận tâm. Vì khi buổi trừ tà bắt đầu, vị linh mục sẽ đọc lời cầu nguyện trên mọi người trong phòng, xin Chúa bảo vệ từng người. 

Cha đã nói, và tôi sẽ trích dẫn điều Cha nói, “Vị linh mục trừ quỷ không nên tập trung vào những biểu hiện của cái ác mà hãy tập trung vào quyền năng của Chúa đang hoạt động”. Điều đó nghe thật tuyệt vời. Nhưng trong thực tại nó có dáng vẻ nào? Phải điều đó có nghĩa là khi con quỷ đang biểu hiện và Cha thì phớt lờ những trò hề và tiếp tục cầu nguyện. Lúc đó thật là khó để không bị ngạc nhiên? Như, whoa, người này đang bay lơ lửng trong không trung. Tôi không thể tưởng tượng được điều đó. Nhưng nhờ Cha giải thích cho mọi người một chút việc không tập trung vào những gì ma quỷ đang làm, và thực sự tập trung như tia laze vào vai trò của Cha. 

Một so sánh dễ hiểu là cha mẹ với đứa con của họ. Đứa trẻ đang nổi cơn tam bành nhưng cha mẹ không thêm dầu vào lửa. Họ để đứa trẻ nổi cơn của nó nhưng không phản ứng lại, bởi vì đứa trẻ lúc này cũng muốn có phản ứng. Thông qua những biểu hiện này, con quỷ cũng muốn có một phản ứng. 

Qua nhiều năm kinh nghiệm, tôi đã học được rằng tôi sẽ không đổ thêm dầu vào lửa. Tôi sẽ đưa ra một ví dụ. Chị nói đến việc bay lơ lửng. Một trong những buổi cầu nguyện trừ tà ở Rôma, 17 năm về trước, khi tôi có mặt ở trong đó, người bị quỷ ám bay lơ lửng. Khi tôi đang chứng kiến cảnh tượng ấy hết sức ngạc nhiên, tôi lại bị ấn tượng bởi Cha Carmine hơn. 

Khi người ấy bắt đầu bay lên, từ khóe mắt Cha nhìn thấy việc ấy đang lúc cầu nguyện, nhưng Cha không bao giờ ngừng việc cầu nguyện. Cha đưa tay ra, đặt tay lên đầu và đẩy người ấy ngồi xuống ghế lại. Cha ấy không bao giờ dừng khi đọc lời cầu nguyện của Giáo hội. 

Và điều tôi học được từ sự kiện đó là… học một lối suy nghĩ, “Vậy à? Ngươi chỉ có bấy nhiêu?” vì tôi thực sự không chút ngạc nhiên. 

Vậy thì Cha phải bước vào phòng đó… Cha phải trong cuộc sống của mình tin rằng không ma quỷ nào, không sự dữ nào thì quá mạnh mẽ và Chúa không chế ngự được?

Đúng vậy. Vì quỷ vẫn là thụ tạo. Chúng mạnh hơn con người nhưng vẫn là thụ tạo. Và không bất kỳ một tạo vật nào có thể vĩ đại hơn chính Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa. 

Cha có gặp những người giả là bị quỷ nhập, hoặc cố gắng thuyết phục Cha là họ bị quỷ nhập nhưng có sự gì đó không là thật. Cha có phương cách nào để xác định không? Chẳng hạn như Cha dùng nước chưa làm phép, rảy trên họ, và họ phản ứng, Á! Nhờ đó Cha biết đây không là thật. Cha làm sao mà đánh giá điều đó ngoài việc Cha đã đề cập việc xét nghiệm tâm thần và khám nghiệm y tế. Nhưng Cha làm sao để đánh giá đây là một kẻ giả mạo?

 Tôi cũng có làm một vài kiểm tra như chị đã gợi ý. Đôi khi tôi chỉ rảy người ta bằng nước bình thường chưa được làm phép nên đó không phải nước thánh. Tôi biết là nước đó được làm phép hay chưa. Ma quỷ đều biết dựa vào đặc tính thánh thiêng. Nhưng một người thường như một cá thể thì sẽ không biết. Vì thế tôi làm những điều này để có sự chắc chắn không thể nghi ngờ là người này thực sự bị quỷ ám. 

Tôi có gặp trường hợp mà người ta cố giả mạo, một số cố tình, với ý đồ chế giễu Hội Thánh, một số người làm điều đó một cách gián tiếp chỉ vì họ đang gặp phải có thể là vấn đề về sức khỏe tâm thần.

 Tôi nhớ có một linh mục ở giáo phận của tôi, tôi đi đến giáo xứ của cha và cha ấy muốn tôi đánh giá một cậu bé được bà mẹ dắt đến. Trong lúc chúng tôi nói chuyện, cậu bé bắt đầu lăn lộn khắp sàn và làm đủ thứ. Vị linh mục ấy nói với tôi, "Rõ ràng cậu bé này bị quỷ ám". Tôi trả lời, Không, cậu bé đó không bị quỷ ám. 

Sau đó tôi có quay trở lại đó, có lẽ khoảng một năm sau với một người khác, trong cuộc trò chuyện, chỉ có một chút sự việc xảy ra, không nhiều. Cha ấy nói với tôi người này không bị nhập. Tôi trả lời, Không, người này bị quỷ nhập. Những đánh giá đó là nhờ sự khôn ngoan được tích lũy từ nhiều năm kinh nghiệm. Và thậm chí trước khi tôi gặp bất cứ ai, tôi sẽ dành thời gian cầu nguyện, xin Chúa hướng dẫn và chỉ dẫn cho tôi cách tốt nhất để giúp đỡ người này, và để biết liệu đây có thực sự là những việc do ma quỷ làm nên hay không. 

Tôi sẽ hỏi thêm một câu nữa trước khi chúng ta nghe những câu hỏi từ bình luận. Sau đó tôi sẽ có thêm câu hỏi. Tyler nhờ anh kiểm soát phần đó. Việc quỷ nhập có luôn xảy ra như chúng ta thấy trong phim? Hoặc việc bị nhập chỉ được biểu hiện qua tính ác độc? Chẳng hạn như… tôi nghĩ Pat nêu ra với Cha điều này trong cuộc phỏng vấn hôm qua. Pat hỏi Cha liên quan đến việc tại sao chúng ta không thấy các vận động viên nổi tiếng, hoặc những người có tiếng tăm bị nhập? Có thể nào sự bị quỷ chiếm hữu có thể ở dạng mắt không chuyển màu xanh lục, họ không bay lơ lửng nhưng hành vi của họ là hành vi ác độc, tổn hại đến những người khác? Có thể nào một kẻ ngẫu nhiên phạm tội giết người bị chiếm hữu nhưng không biểu hiện theo cách có thể tạo nên một bộ phim tuyệt vời. Cha có định nghĩa rộng hơn về việc quỷ nhập? 

Những biểu hiện cho thấy rằng một cuộc đấu tranh nội tâm đang diễn ra. Người đó bị quỷ nhập nhưng họ không muốn điều đó, họ muốn tống khứ nó đi và đó là nguyên nhân gây ra những biểu hiện đó. 

Có thể là khi ai đó bị quỷ nhập, nhưng không có một sự đấu tranh nội tâm và vì thế sẽ không có biểu lộ nào. Giáo hội thậm chí dạy có một thứ mà chúng ta gọi là perfect possession / hoàn toàn ý thức về việc cho phép quỷ nhập vào mình. Đó là khi một cá nhân hợp nhất ý chí của mình với ý chí của ma quỷ. Mục tiêu của đời sống tâm linh và đời sống đức tin là chúng ta kết hiệp ý chí / ý muốn của mình với Thánh ý Chúa. Nhưng có những người sẽ kết hiệp ý muốn của họ với ý muốn của quỷ dữ. Khi điều đó xảy ra, thì sẽ không có một cuộc vật lộn nội tâm, vì thế cũng chẳng có sự biểu lộ ra bên ngoài. 

Chúng ta sẽ hỏi Tyler trong bình luận có những câu hỏi nào… Cha có một trường hợp nào mà con quỷ bộc lộ điều khi Cha nhân danh Chúa Giêsu bắt nó trả lời không? 

Đương nhiên. Một trong những mục đích của cuộc trừ quỷ đó là bắt con quỷ phải chấp nhận sự thật về đức tin mà nó đã chối bỏ. Và một trong nhiều cách để làm được điều đó là bắt nó công nhận, ví dụ như bắt nó nói, Đức Trinh Nữ Maria là Nữ vương Thiên đàng. Chúng biết rõ sự thật. Chúng không muốn nói những điều này nhưng chúng buộc phải nói. 

Cha có thấy đáng chú ý là chúng bị ép buộc để trả lời những yêu cầu của Cha, rằng chúng không thể chống cự, chúng không thể nói tôi sẽ không trả lời? 

Vâng, chúng thực sự không muốn trả lời nhưng chúng bị ép buộc. Ma quỷ thực sự tức giận khi chúng bị thẩm vấn bởi một con người mà chúng tin là thấp kém hơn chúng. Vì thế, sẽ có điểm chúng sẽ thốt ra những thứ như thể để chứng minh rằng, “Tao biết nhiều hơn mày. Tao biết mày thấp kém hơn tao.” 

Trước khi chúng ta tiếp tục với những câu hỏi từ bình luận, Cha có bao giờ gặp một quỷ đưa những chuyện riêng để tấn công Cha chưa? Một trong những điều tôi nhớ từ bộ phim là con quỷ đóng vai người mẹ của vị linh mục để gợi ra một phản ứng nhất định từ linh mục ấy. Cha có bao giờ gặp con quỷ nào đưa chuyện riêng về cuộc sống, hoặc cảm xúc của Cha, khiến Cha phải ý thức để không bị ảnh hưởng bởi những sự riêng tư này? 

Tôi sẽ nói không. Tôi chưa có kinh nghiệm đó. Và lần nữa đó là bởi vì trước khi tôi thực hiện một buổi cầu nguyện trừ tà, tôi sẽ đi xưng tội, giao phó mọi thứ cho Chúa. 

Tyler? - Có rất nhiều bình luận rất hay. Đây là câu hỏi có hai phần. Trước hết, nhờ Cha mô tả một cuộc trừ quỷ không đi theo ước định, hoặc không có hiệu quả. Và phần sau là: nếu việc trừ quỷ thành công, quỷ bị đuổi ra khỏi một người, nó sẽ đi đâu? Nếu chúng đã hiện hữu từ lúc đầu của công cuộc sáng tạo, thì có vẻ như chúng nó sẽ không bị tiêu hủy vĩnh viễn? 

Mỗi buổi cầu nguyện trừ quỷ đều mang lại lợi ích ngay cả khi buổi trừ quỷ đó không đem lại sự giải thoát hoàn toàn khỏi thế lực ma quỷ cho người đó. Mỗi lần trừ quỷ là lũ quỷ sẽ bị yếu đi một phần. Chúa là Đấng quyết định thời điểm nó sẽ bị trục xuất ra khỏi người đó. 

Và về câu hỏi là sau đó chúng sẽ đi đâu? Chúng không bị tiêu diệt trong lúc đó, vì ta biết rằng khi các thiên thần sa ngã, chúng bị đẩy xuống trái đất, và Chúa cho phép chúng lang thang khắp mặt đất này cho tới ngày phán xét chung ở thời điểm sau hết. Vì thế, ta có thể nói rằng, trong những buổi trừ quỷ, điều thật sự xảy ra là, mối liên kết giữa người đó và ma quỷ bị phá vỡ. Nhưng điều quan trọng đó là nạn nhân phải xây dựng lại mối tương quan với Chúa. 

Có một đoạn Kinh Thánh trong Tin mừng Thánh Luca chương 11 nói về khi con quỷ bị trừ ra khỏi một người, nó đi lang thang đó đây, và sau khi trở về và nhìn thấy nhà cửa được quét tước hẳn hoi, nó đi và mời thêm 7 con quỷ khác còn dữ hơn nó và chúng chiếm lấy người ấy. 

Vì thế, chỉ đơn thuần muốn được giải thoát khỏi quyền lực của ma quỷ thôi là chưa đủ, mà nạn nhân còn phải ước ao gia tăng trên con đường thánh thiện và nhân đức. 

Trong suốt bao năm qua có một số người tôi đã chọn không trừ quỷ cho họ, những người tôi tin là chịu ảnh hưởng của ma quỷ, nhưng tôi chọn không trừ quỷ cho họ hoàn toàn vì đức bác ái. Bởi vì dù tình trạng của họ vốn đã khủng khiếp trong thời điểm đó rồi, nhưng tôi nhận ra nó có thể tệ hơn gấp 7 lần nếu họ không muốn phát triển trong đường nhân đức và thánh thiện. 

Về câu hỏi mà Tyler nêu ra, Cha có bao giờ gặp trường hợp mà Cha không thấy có hiệu quả gì. Cha đã cầu nguyện nhiều buổi mà không thấy gì. Lúc đó Cha sẽ làm gì? Cha sẽ chuyển họ? Cha sẽ đem người khác vào nhóm? Cha sẽ làm gì? 

Cứ tiếp tục làm việc cầu nguyện.  Tôi làm việc với một người cho một năm. 

Một năm? 

Chúng tôi cứ 3 tới 5 tuần thì gặp lại, tùy tình huống. Và trong người đó có 7 con quỷ đã tự xưng tên của chúng. Vậy nên khi ai đó bị quỷ ám, thường là bị ám bởi 1 bầy quỷ. Không bao giờ chỉ là một con mà thôi.

Rất là thú vị bởi nếu bạn đọc Kinh Thánh về đoạn Chúa Giêsu trừ quỷ, lũ quỷ luôn dùng đại từ xưng hô đi từ số ít ra số nhiều. “Tôi biết ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa, thời điểm chưa đến mà ông đã muốn tiêu diệt chúng tôi sao?” Vì thế luôn luôn có nhiều hơn 1 con quỷ. 

Điều đó đưa chúng ta về với ý niệm rằng thế giới ma quỷ cũng có phẩm trật. Và trong kinh nghiệm làm việc của tôi với người này trong vòng 1 năm, thì 6 con quỷ yếu nhất sẽ xuất ra trước và có một con mạnh mẽ hơn báo cho tôi biết tên nó là Lê-vi-a-than. 

Tôi ra lệnh cho con quỷ khai báo danh tánh của nó cho tôi, bởi vì khi ta biết tên của con quỷ, có nghĩa là nó đang bị suy yếu. Bởi vì khi bạn biết tên của ai đó, bạn sẽ có một quyền lực và quyền kiểm soát nhất định trên người đó. Lê-vi-a-than là con quái vật được nhắc tới trong sách ông Gióp. Nó là một con quái vật biển khổng lồ. Và con quỷ này nói với tôi rằng nó sẽ không đi đâu hết bởi vì nó được mời vào bên trong nạn nhân, và vì nó đã được mời vào,nó đã chiếm quyền cai quản cuộc sống của người ấy. 

Nhưng chúng ta có thể nói rằng, trong buổi trừ quỷ, con quỷ bị vị linh mục ra lệnh phải trả lại thứ nó đã đánh cắp, đó là nạn nhân, một con người được tạo nên giống hình ảnh Chúa, bởi vì sự sống con người hoàn toàn thuộc về Chúa mà thôi. 

Người ấy có được bình an hơn sau mỗi buổi cầu nguyện không? Hay những con quỷ trong đó tập hợp lại, và trở nên phá phách hơn để bảo vệ chúng vì những gì Cha đang làm?

Tôi nói rằng nạn nhân trở nên khá hơn sau mỗi buổi trừ quỷ, bởi vì lũ quỷ bị yếu đi và cuối cùng cũng đến lúc chúng phải xuất ra. 

Trong một tình huống, tôi có lẽ đã chia sẻ điều này trước rồi, là lúc đó tôi đang ở một nhà nguyện của một tu viện ở phía nam Indiana. Con quỷ hiện hình, bắt đầu la hét và buông lời báng bổ. Rồi chuông trường rung lên, 400 học sinh bỗng túa ra bãi đậu xe để về nhà, cảnh tượng đó diễn ra ngay bên ngoài cửa sổ căn phòng chúng tôi. Và con quỷ bắt đầu la hét và cười một cách cuồng loạn. Nó nói với tôi, “Nếu mày ngừng cầu nguyện thì tao sẽ ngừng hét. Nếu mày cứ tiếp tục, tao cũng sẽ tiếp tục hét, và người ta sẽ nghe tiếng hét và chạy vào xem và nhìn thấy điều mày đang làm, và mày sẽ bị buộc phải dừng thôi”. 

Nhưng tôi bảo nó rằng nó phải nghe lệnh tôi trong mọi sự dù rằng tôi là một tôi tớ không xứng đáng của Chúa Kitô. Rồi tôi buộc nó nói lại lời tổng lãnh thiên thần Gabriel nói khi ngài chào Đức Mẹ trong chương 1 của Tin mừng Luca. Tôi bắt con quỷ phải nói “Kính mừng Maria, Đấng đầy ơn phúc” và sau đó nó buộc phải xuất ra. Con quỷ nhìn tôi, cười nhạo và nói “phúc ơn khờ dại / fool”, kiểu như nó chơi trò đảo chữ. 

Và tôi ra lệnh cho nó phải nói theo đúng thứ tự và phải xuất ra ngay lập tức. Con quỷ, mới đây còn la hét ồn ào, thì bây giờ nói bằng một giọng rất trầm, giọng của một đứa bé, rằng “Kính mừng Maria, đầy ơn phúc”. Và cùng với một tiếng hét xé tai, người nữ ấy bắt đầu tỏa sáng hào quang của Thiên Chúa. Con quỷ không còn. 

Khi tôi nghĩ về việc tỏa sáng đó, tôi nghĩ đại đa số chúng ta đã xem thấy bức tranh của vị thánh với hào quang trên đầu. Nhưng các ngài không tỏa ra vinh quang của họ, các ngài tỏa ra vinh quang của Thiên Chúa. Và một trong những điều tôi thấy trong các buổi trừ quỷ đó là khi con quỷ xuất ra, nạn nhân ngay lập tức tỏa sáng, theo đúng nghĩa đen. 

Wow, Cha mới kể câu chuyện Cha đã cầu nguyện trừ quỷ với ai đó một năm và nơi người đó, có một số x con quỷ biểu hiện. Tôi không nhớ là Cha nói 7. Nhưng cho phép tôi đóng vai trò của kẻ hoài nghi trong chốc lát và hỏi làm sao Cha biết đó không phải là người mắc chứng rối loạn đa nhân cách?

 Vì họ đã trải qua quá trình đánh giá tâm lý cần thiết và họ thực sự đang tiếp tục gặp bác sĩ tâm lý đang khi họ trải qua nghi thức trừ tà. 

Vậy bác sĩ tâm thần mà Cha làm việc với, những người trong những ngành đó, đến với Cha, thừa nhận trường hợp này nằm ngoài lĩnh vực của họ? 

Vâng. Và tôi không nhất thiết là tìm kiếm những nhà tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần đồng ý với tôi. 

Vâng, đó là những gì tôi muốn đưa ra bởi vì những thách thức chúng ta gặp phải nơi có những người có đức tin, hoặc những người có xu hướng tin tưởng là: Nhưng khoa học nói khác đi, đúng không? Vì vậy, điều tôi đang cố gắng đưa ra là nếu Cha có một nhóm người được chọn không phải để đồng ý với Cha, họ đến gặp Cha từ lĩnh vực khoa học của họ và nói rằng chúng tôi đã phân tích, điều này nằm ngoài lĩnh vực của chúng tôi. Đây là lĩnh vực của Cha. Họ thừa nhận điều đó? 

Đúng vậy. 

Đó là điều tôi muốn. Đó là một chút dữ kiện thực tế cho những người hoài nghi. Tôi không biết anh có gì khác ngay bây giờ không. Nếu không, tôi sẽ tiếp tục.

-  Có một cuộc tranh luận thú vị đang diễn ra và nó không nhắm cụ thể vào Cha nhưng tôi nghĩ Cha có thể nói về phản ứng của Cha. Làm sao người ta có thể quá tự tin vào tôn giáo của mình khi có quá nhiều tôn giáo tuyên bố rằng tôn giáo họ là đúng? Và người ta nói: Tôi nghi ngờ những người hết sức tuân theo giới luật của một tôn giáo nào đó. Rằng trong mỗi tôn giáo đều có một số lời dạy đúng và đáng tin cậy trong đó. Một điều cá nhân tôi thấy rất thú vị là từ Israel, nói về dân tộc Do Thái, nghĩa của nó là vật lộn với Chúa. Tôi luôn thấy điều đó vô cùng thú vị khi người ta nghĩ bạn không cần tuân thủ cách triệt để tôn giáo nào đó, không cần tuân thủ Chúa cách trọn vẹn, hoặc luật Tora, hoặc lời Kinh Thánh. Nhờ Cha mở rộng vấn đề một chút và giải thích tại sao Cha có thể đặt sự tin tưởng vào đức tin của mình, cụ thể là vào đức tin Công giáo? 

Tôi nghĩ những gì anh vừa đề cập là đúng. Có những yếu tố của sự thật trong tất cả các tôn giáo. Bởi vì tôi nghĩ khi ai đó chọn theo đạo, họ đang tìm kiếm chân lý từ trời, họ đang tìm kiếm ý nghĩa và mục đích tối thượng cho sự tồn tại của con người: Tại sao tôi lại được sinh ra? Cuộc sống của con người thực sự là gì? 

Và với tư cách là một người Công giáo, đức tin Công giáo là nơi tôi thấy mình có nền tảng vững chắc. Nếu ai đó là thuộc về Do Thái giáo, thì họ thấy đó là nền tảng của mình. Nếu họ thuộc về một truyền thống đức tin Kitô giáo khác, đó là nơi họ tìm thấy họ có thể đứng vững trên niềm tin đó. 

Nhưng một lần nữa, tôi nghĩ người có đức tin là người chọn đặt Chúa làm trung tâm của cuộc đời họ. Chúng ta thậm chí có thể nói tội là khi ta đẩy Chúa ra khỏi trung tâm đó. Vì thế, mục tiêu chỉ đơn giản là thừa nhận tội lỗi của chính mình, đặt Chúa trở lại làm trọng tâm của cuộc sống. Điều đó không nhất thiết là chúng ta sẽ luôn trở nên hoàn hảo. Nhưng một lần nữa, điều đó có nghĩa là Chúa có quyền để là trọng tâm của đời tôi. 

Về thế giới của ma quỷ, mục đích của ma quỷ là tiêu diệt lòng tin tưởng vào Chúa. Hôm qua, tôi có đề cập đến nhà thơ người Pháp, thế kỷ 17, Charles Pierre Baudelaire, ông nói rằng mưu mẹo thông minh nhất của ma quỷ là thuyết phục mọi người rằng hắn không tồn tại. 

Và điều tôi sẽ thêm vào là một phần khác của mưu mẹo của ma quỷ là thuyết phục mọi người rằng Chúa không hiện hữu. 

Tôi nghĩ điều mà nhiều người đang gặp khó khăn và ngay cả tôi thậm chí có thể liên tưởng đến điều này theo nhiều cách. Đó là có những người tin vào Chúa, những gì họ gặp khó khăn với, là vai trò của người linh mục, của các nữ tu, của những người cảm thấy họ như thể là trung gian. Chẳng hạn như Cha có thể được huấn luyện, trừ được quỷ. Và họ gặp khó khăn với điều đó bởi vì họ nói rằng đây cũng chỉ là một người giống như tôi. Cha có gì để nói với những người nghi ngờ tôn giáo có cấu trúc, được thiết lập rõ ràng, vì họ nghi ngờ khả năng của một con người bình thường trở thành trung gian cho Chúa, cho Chúa Thánh Thần. Cha có gì để nói với họ về Cha, về tại sao họ có thể chấp nhận Cha có khả năng để là trung gian của Chúa theo cách đó? 

Tôi sẽ trả lời bằng cách nói rằng mọi người đều có một ơn gọi. Từ “vocation/ơn gọi” có nghĩa là Thiên Chúa có một kế hoạch cho mỗi một người chúng ta. 

Là một linh mục, tôi không tự mình có khả năng làm điều đó. Nếu người ta cậy dựa vào tôi, chúng ta sẽ gặp rắc rối. Vì thế, các linh mục, các nữ tu, chúng ta có thể nghĩ mục sư, ráp-bi, imam, bất cứ ai đang dâng hiến cuộc đời của họ cho Chúa, chúng tôi có thể nói rằng… tôi không kéo lê lết người khác lên thiên đàng. Nhưng một người có thể cho phép Chúa có thể hoạt động qua họ, cho phép Chúa dùng họ như là một phương cách để đem người khác đến với Chúa. 

Thực ra, tất cả chúng ta đều đang trên một cuộc hành trình và nó không như thể cuối ngày chúng ta có thể nhìn nhau, cười và nói, “Ha, tôi có mảnh Chúa này to hơn bạn”. Vì vậy, tôi không tin rằng chúng ta đang trong một cuộc cạnh tranh. Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều đang tìm kiếm ý nghĩa và cùng đích của đời sống, bạn có thể nói là tìm chân lý. Điều này chỉ được tìm thấy nơi Thiên Chúa. Tôi nghĩ bất cứ ai dâng hiến cuộc đời mình cho Chúa, họ cách nào đó nhắc nhở mọi người rằng Chúa có quyền của Ngài trong tiến trình lịch sử loài người. 

Về việc trừ tà, Cha nghĩ gì về những người tín hữu làm điều Cha làm? Cách rộng lớn hơn, một người như tôi chẳng hạn, một người Công giáo, tôi đi lấy nước phép, tôi có thể dùng nước phép đó để rảy trên người khác không? Có những giới hạn nào người giáo dân có thể làm trong lĩnh vực trừ quỷ, là người mà qua đó Chúa hoạt động? 

Phản ứng đầu tiên của tôi là câu Kinh Thánh khi các môn đệ trở về và nói, “Thưa Thầy, chúng con thấy một người nhân danh Thầy để đuổi quỷ, nhưng chúng con đã ngăn cấm vì người ấy không theo chúng ta”. Và Chúa Giêsu nói, “Đừng ngăn cản người ta. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta!” 

Nhiều vị thánh của Giáo hội, Thánh Catarina thành Siena đã từng trừ tà không theo bất kỳ nghi thức nào. Thánh nữ chỉ là đi tới nơi đó và vì sự thánh thiện và nhân đức của thánh nữ, ma quỷ thậm chí không chịu đựng được sự hiện diện của ngài. 

Nhưng Nghi thức trừ tà là một nghi thức phụng vụ nên phải được thi hành theo cách thức quy định. Người ta có thể được giải cứu bằng những cách khác, bởi vì cuối cùng chính Chúa Giêsu là Đấng xua đuổi ma quỷ và Ngài có thể thực hiện điều đó tùy theo cách Ngài chọn. Nhưng vì là một nghi thức phụng vụ của Giáo hội, có một cách mà nghi thức đó phải được thực hiện trong Giáo hội Công giáo. 

Tôi thích điều đó, tôi thích cụm từ Chúa Giêsu làm tùy theo cách Ngài chọn. Tôi sẽ dán câu đó trong phòng của tôi. Giờ đây, tôi muốn có những bình luận của những người nghi ngờ, và của những người được gọi là khoa học gia. Chúng ta đã biết được rằng khoa học có thể bị bóp méo trong hai năm qua. 

Thật không biết họ như thế nào khi họ tự cho mình là khoa học gia. Thưa Cha, tôi muốn đáp ứng một số lời chỉ trích của những người hoài nghi. Chúng ta sẽ nêu ra một số lời của họ. Một điều họ nói là những người bị quỷ nhập này không nói tiếng lạ. Họ nói, chúng tôi đã phân tích những đoạn ghi âm này và các nhà ngôn ngữ học đã xem xét chúng và cho biết nó thực sự chỉ là một loạt những âm vô nghĩa. Phản hồi của Cha? 

Có một sự khác biệt giữa việc nói tiếng lạ được gọi là glossolalia, đó là một ơn của Chúa Thánh Thần. Những người bị nhập nói dùng một ngôn ngữ, một ngôn ngữ đã được xác định, chúng ta biết ngôn ngữ đó. Ngay cả khi đó là một thứ không còn được sử dụng trong thực tế, chẳng hạn như tiếng Latinh, Hy Lạp cổ đại, một người nói tiếng Aramaic. Nhưng đó là những ngôn ngữ có thể được nhận dạng là đã được dùng vào một thời điểm nào đó trong lịch sử loài người. 

Và Cha sẽ xác minh rằng đó thực tế là một ngôn ngữ đang được nói chứ không phải những âm thanh vô nghĩa được tạo ra để nghe giống như một ngôn ngữ? 

Tôi sẽ không chỉ yêu cầu một bằng chứng hoặc một triệu chứng, hoặc bất cứ một điều gì. Tôi sẽ tìm kiếm những dấu chỉ khác… 

Nhưng ở điểm đó, Cha an toàn để nói đó không chỉ là những tiếng ồn ào vô nghĩa mà Cha đã chứng kiến?

 Và đó là bản chất của thiên thần. Sao mà một con quỷ nói thứ tiếng mà người bị nhập không biết. Và Thánh Tôma Aquinô đã nói khi Thiên Chúa dựng nên thế giới thiên thần Thiên Chúa trao ban kiến thức vào trong họ, họ không phải học bất cứ thứ gì, họ như thể có kiến thức tải vào trong họ. Các thiên thần vẫn duy trì thuộc tính đó ngay cả sau khi đã sa ngã. 

Về tư thế vặn vẹo của cơ thể, những người theo chủ nghĩa hoài nghi sẽ nói rằng đó chỉ là sự bắt chước, họ đang giả vờ, họ đang đóng vai quỷ. Cha đã thấy điều gì để Cha có thể khẳng định đó không phải là giả vờ? 

Những biến dạng cơ thể tôi đã nhìn thấy như cong lưng về phía sau, hoặc cơ thể thay đổi vào những cách thức mà một con người không thể làm được. Hơn nữa, đây là một cá nhân mà tôi đã biết khá rõ, trải qua quá trình phỏng vấn họ, tìm hiểu thêm về họ. Nó không là khi họ bước vào cửa phòng trừ tà lần đầu tiên, tôi gặp họ và bắt đầu việc trừ quỷ. Tôi đã biết trước những điều về họ.

Cũng vậy với việc nói ngôn ngữ lạ. Tôi sẽ biết họ có biết chẳng hạn như tiếng Latinh cổ không. Nhưng giống như những chuyển động cơ thể... 

Liệu nó có thể là một thứ gì đó cực đoan như quay đầu hoàn toàn 360 độ, hay nói cách khác là thứ gì đó mà một con người không thể làm và không thiệt mạng. Tôi không thể làm điều đó. Có trường hợp nào đến mức cực đoan đó không? 

Có. Và đây là một ví dụ điển hình mà những người nghi ngờ cũng có thể thực sự thích điều này. Trong một buổi trừ tà, khi con quỷ biểu hiện thì hàm dưới của người đó rớt xuống và lệch sang một bên. Hàm hoàn toàn rơi xuống và lệch qua một bên theo cách mà con người không thể làm được. Không, điều đó, con người không thể làm được. 

Wow, Cha có ví dụ nào khác mà Cha thấy nơi đó mà những kẻ nghi ngờ không thể đưa ra lý lẽ nào vì người đó chẳng han, là một người mắc bệnh tâm thần. Vì thế không thể có chút nghi ngờ. Cha đã đưa ra ví dụ về bay lơ lửng. Có sự gì khác Cha đã chứng kiến? 

Tôi đã từng chứng kiến khi ma quỷ biểu hiện nơi ai đó, họ rơi xuống sàn và bắt đầu trườn như một con rắn chẳng hạn. Đó là một trường hợp khác. Nhưng một lần nữa, tất cả những sự biến dạng này thực sự chỉ nhằm mục đích bóp méo thân thể của con người và con người được tạo dựng theo giống hình ảnh của Chúa. 

Cha có bao giờ chứng kiến sự thay đổi trên làn da không? Tôi nhớ khi xem một bộ phim mà người ta nói về những biểu hiện trên da, hoặc những điều kỳ lạ như trong những lá thư Mama đã nói. Cha có thấy những thứ biểu hiện trên một cơ thể mà không thể xảy ra trong cuộc sống trong những buổi trừ quỷ không?

 Khi ma quỷ xuất hiện thường thì nước da của người đó thay đổi. 

Cách nào?

 Họ là người da trắng nhưng rồi tông màu của da họ trở nên xám xịt. Lần nữa, mục đích của nó là để nói con người như là một con vật. 

Nếu chị nghĩ về câu chuyện sáng tạo trong Sách Sáng thế vào ngày thứ sáu của sự sáng tạo, Chúa đã tạo ra cái gì? Ngài đã tạo ra động vật và con người. Điều gì phân cách con người với động vật? Đó là khả năng của chúng ta để sống cho ngày Sa-bát, ngày sau đó, ngày của Chúa, để tôn vinh và ca ngợi Chúa. 

Do đó, ma quỷ từ chối Chúa, lý do chúng có bản chất thú tính là vì chúng không chấp nhận Chúa là Chúa của chúng. 

Có một số người sẽ nói rằng thành kiến của Cha ảnh hưởng đến Cha. Rằng đức tin của Cha khiến Cha nhìn thấy những gì không có ở đó, và những gì Cha muốn thấy. Cha sẽ phản hồi như thế nào? 

Tôi có thể lật ngược lý luận đó và nói rằng sự thiếu niềm tin của một người khiến họ không thể nhìn thấy những gì ở đó. 

Vấn đề thực sự là một người bắt đầu từ đâu? Với niềm tin, nghĩa là bạn tin vì thế bạn thấy. Hoặc vì không tin, bạn không thấy. 

Cha sẽ nói gì với những người có vấn đề với đức tin, những người muốn là người có đức tin, những người muốn cảm nhận cảm giác an tâm của một người có đức tin, nhưng không thể đạt được điều đó. Họ cần làm những gì, nếu họ chẳng hạn như không cảm thấy muốn đi nhà thờ, hoặc họ có thể làm gì để khám phá ra khả năng nhìn thấy của đức tin? 

Tôi nghĩ đó là thách thức lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt ngày nay. Tôi thường nghĩ rằng lý do của việc không tin vào Chúa ngày càng gia tăng là do nhiều người có hình ảnh méo mó về Chúa. Cách nào đó, chúng ta nghĩ Chúa được tạo ra theo hình ảnh và chân dung của chúng ta. Nếu nhân loại đồi bại và đê tiện, và tất cả những thứ xấu xí khác, thì chúng ta cũng áp đặt hình ảnh đó cho Chúa. 

Khi một người tin vào Chúa, họ áp đặt sự tốt lành, chính sự tốt lành của Chúa trên hình ảnh con người. Nhưng chúng ta phải tin rằng chúng ta xứng đáng để là người có lòng tốt.

 Tôi nghĩ đôi khi mọi người không tin sự tốt lành ở trong họ và họ gạt nó đi. Tất cả chúng ta đều có khó khăn. Không ai trong chúng ta có đức tin vững chắc 100% trong mọi lúc. Chúng ta luôn gặp thử thách và khó khăn. 

Trong lịch sử Giáo hội, chúng ta có những vị thánh trải nghiệm Đêm tối của linh hồn, khi họ đi qua những khúc đường của cuộc sống với nghi ngờ về đức tin. Tôi nghĩ đó là một phần bình thường trong cuộc sống của mọi người. 

Hầu hết ai cũng quen thuộc với Thánh vịnh 23: dù tôi đi trong thung lũng tối tăm. Cụm từ yêu thích của tôi trong Thánh vịnh 23, dựa trên cách giải thích của một chú giải là họ dùng từ “through / đi trong” để chúng ta biết rằng tất cả chúng ta sẽ phải trải qua bóng tối của cuộc sống. Nhưng đó chỉ là một khúc đường. Chúng ta sẽ đi ra khỏi đó. Và ngay cả khi ở trong đó, chúng ta không một mình, không là đơn độc. Chúa cùng đi với ta. 

Điều tôi nghe thấy nhiều nhất là mọi người nhìn vào thế giới hôm nay và nói, có rất nhiều điều tồi tệ trong thế giới. Tôi nhớ sau sự kiện 11 tháng 9 và tôi đang ở New York vào thời điểm đó, rất nhiều người đã nói rằng nếu có Chúa thì tại sao điều này lại xảy ra. Cha có thể nói lời nào đến với những người cảm thấy như nếu có Chúa, Chúa sẽ nhúng tay vào để ngăn chặn một số những tai hại đã xảy ra xung quanh chúng ta? 

Tôi nghĩ Chúa yêu chúng ta nhiều đến nỗi Ngài tôn trọng ý chí tự do của chúng ta. Mọi thứ thuộc về Chúa, Chúa đã tạo ra mọi thứ. Nhưng có một món quà mà chỉ chúng ta có thể dâng lên Chúa, đó là ý chí tự do của chúng ta. Và khi chúng ta làm điều đó, chúng ta không đánh mất chính mình, mà là sẽ tìm thấy chính mình như chưa bao giờ tìm thấy. 

Nhưng đôi khi người ta gặp khó khăn với quan niệm mà Thánh GH Gioan Phaolô II đã nói, tự do theo đúng nghĩa của nó, không có nghĩa là chúng ta muốn làm gì thì làm. Tự do có nghĩa là chúng ta hành động theo cách mà Chúa đã tạo ra chúng ta. 

Sự kiện 11 tháng 9 và những hành động tàn bạo khác không phải là ý định của Chúa. Đó là kết quả của việc con người từ chối Chúa, và sự xấu xa của con người. Và khi mọi người nhìn vào tất cả những điều xấu xa trên thế giới, có lẽ điều chúng ta cần thay đổi, là thay vì hướng ngoại, chúng ta cần tìm cách nhìn vào bên trong cuộc sống của chính mình và phải đối mặt với bất kỳ tội lỗi nào ở đó. Vì nếu chúng ta bắt đầu làm điều đó, chúng ta có thể thấy rằng chúng ta sẽ ít nói về người khác, hoặc là thái độ xét đoán, luôn chỉ trích, tìm lỗi ở người khác. 

Ngày hôm trước tôi đã đọc một cuốn sách, cuốn sách nói nếu bạn giữ tất cả tội lỗi của mình trong chiếc túi đeo sau lưng, nghĩa là chúng sẽ khuất tầm nhìn của bạn. Nhưng bạn có thể nhìn thấy tội lỗi của mọi người trước mặt bạn. Có lẽ những gì chúng ta cần làm là cởi chiếc túi ra khỏi lưng và đặt nó ở phía trước, nơi chúng ta có thể thấy. Sau đó, chúng ta sẽ nhận ra rằng có lẽ chúng ta có ít điều để nói hơn về người khác. 

Tôi muốn kết thúc với một vài điều cuối cùng về việc trừ tà và sau đó chúng ta sẽ quay lại với bình luận xem có gì thêm không. Có bao giờ một con quỷ quay trở lại nơi nó bị đuổi ra không? Chẳng hạn, Cha trục xuất con quỷ và sau đó x khoảng thời gian trôi qua và những biểu hiện đó quay trở lại. 

Tôi chưa từng có kinh nghiệm đó khi cùng một con quỷ trở lại với cùng một người mà nó đã bị đuổi. Nhưng vì tôi biết nhiều nhà trừ tà ở Hoa Kỳ, chúng tôi kết nối với nhau. Tôi đã phát hiện ra rằng những con quỷ mà tôi đã trục xuất, lại đã biểu hiện ở những người khác trên khắp Hoa Kỳ. 

Cha đã xem những bộ phim, chẳng hạn Cha đã xem The Exorcist /Quỷ ám chưa? 

Nhiều năm trước tôi đã xem nó. Nhưng tôi không xem loại phim đó nữa. 

Cha không xem nữa. Nhưng tôi rất tò mò nếu Cha xem nó và phân tích bộ phim, kiểu, không, đó chỉ có ở trong phim. Tôi cảm thấy chúng ta cần dành thời gian để xem bộ phim đó rồi hỏi điều đó có xảy ra không? Còn việc này thì sao? Như vậy thì rất là thú vị vì đó là lăng kính duy nhất mà công chúng có thể biết thật giả về những điều đó. Người ta thường nghĩ tôi điên khùng, kể cả chồng tôi, khi tôi nói rằng tôi thực sự hy vọng những thứ này là có thật, tôi hy vọng thứ quỷ nhập này là thật. Và họ sẽ hỏi tại sao? Rồi tôi trả lời: nếu những sự này là thật, thì những sự tốt lành cũng là thật, Chúa là điều có thật, việc xua đuổi quỷ là điều có thật. Tôi thực sự cảm thấy rằng người có đức tin nhìn thấy những sự này, sẽ nói nếu những điều này xảy ra, thì tin mừng là những sự tốt lành cũng có xảy ra. Nhờ đó, người ta sẽ có cảm giác rằng họ có nhiều hy vọng hơn về những thứ của thế giới bên kia cũng là thật. Cha có biết ai đã có chút nghi ngờ, nhìn thấy sự biểu hiện của ma quỷ, những gì xảy ra, và rồi có đức tin nhờ chứng kiến một cuộc trừ quỷ thành công, hoặc ai đó ở trong phòng với Cha, nhìn thấy những gì xảy ra và có cảm giác đức tin mạnh mẽ vì đã nhìn thấy những gì của thế giới đó. 

Vâng có. Điều đó xảy ra nhiều lần. Một ví dụ điển hình là một cô gái trẻ ở Rôma bị quỷ nhập. Cô ấy là một trong 40 người được trừ tà mà tôi đã tham gia. Cô ấy đã trở thành một nữ tu. 

Đây là một người đã bị ma quỷ hành, và sau đó lấy trải nghiệm đó biến đổi nó thành một sự kiện tích cực. Cô hiến dâng cuộc đời mình cho Chúa. Khi cô bị quỷ nhập, cô sống trên đường phố của Rôma. Sau đó, cô trở thành một nữ tu, cống hiến cuộc đời mình để phục vụ những trẻ em sống trên đường phố. 

Wow, trải nghiệm đó có thể thay đổi cuộc sống. 

Điều quan trọng để nhớ là Chúa dùng những gì ma quỷ làm và đem lại điều tốt lành từ đó. 

Quay trở lại với những gì tôi đã nói trước đó, ma quỷ có thể đã bị đuổi khỏi thiên đàng nhưng hắn không bị trục xuất khỏi vũ trụ Chúa sáng tạo. Nó vẫn có vai trò Chúa định sẵn. Và mục đích nó thực thi là đưa người ta đến với Chúa. 

Cha có cảm thấy mình có một trực giác kỳ lạ về người khác nói chung? Vì khi Cha bước vào phòng đó cầu nguyện, và cho những người tin thì Chúa Thánh Thần hoạt động qua Cha. Khi Cha tương tác với người khác, có bao giờ có cảm giác về người nào đó, hoặc có sự gì đó không bình thường, vượt cảm giác của loài người, có bao giờ những việc lạ lùng xảy đến với Cha, ngoài buổi trừ quỷ? Sự đó có xảy ra. Và Cha cảm thấy như thế nào? Tôi đang cố gắng tìm hiểu những gì xảy đến với người trong vai trò của Cha? Cha cảm thấy thế nào? Có phải như một sự thay đổi về sóng năng lực? Cảm nhận đó ra sao? 

Điều tôi đã kinh nghiệm là sự dữ không che đậy. Nếu tôi ra ngoài, thậm chí là khi đi ra phi trường để bay tới Florida và các nơi. Tôi tin rằng tôi đã gặp nhiều người gắn bó với sự dữ, rồi sự hiện diện của tôi sẽ kích thích phản ứng của sự dữ trong họ. Kiểu như là tôi nhìn qua và thấy người ta trừng mắt nhìn tôi bằng ánh mắt ma quỷ, ghen ghét cực độ. Và tôi biết đó không phải là từ họ như một cá thể, nhưng là bởi sự quyến luyến với thế lực ma quỷ đã đưa ra phản ứng đó. 

Làm sao để Cha biết rằng không chỉ là một ai đó thù ghét tôn giáo? 

Đó chỉ là cảm giác mà tôi có được.

Điều đó xảy ra khi Cha mặc đồ thường dân hay khi Cha mặc y phục truyền thống của người linh mục? 

Thường thì tôi mặc y phục của người thường. 

Vậy thì họ không nhận ra Cha là một linh mục. Điều đó thật thú vị, nó ở một mức độ khác. Tôi đã tưởng là Cha ngồi đó rõ ràng là một linh mục, nên gợi lên đủ loại cảm xúc và suy tư nơi người khác. Bởi vì người ta thường có một cảm xúc nhất định về Giáo hội Công giáo, về linh mục nói chung. Nhưng nếu Cha không mặc như một linh mục thì việc người ta nhận ra Cha là điều đáng chú ý. Cha đã bao giờ can thiệp vào tình huống như thế hay đã đối đầu với ai như vậy chưa? 

Không đâu. Bởi vì linh mục không thể trừ quỷ cho những ai không muốn. Một cá nhân phải khao khát được giải thoát khỏi ảnh hưởng của ma quỷ bởi vì chúng ta có ý chí tự do. Một lần nữa, chúng ta có thể chọn lựa sử dụng tự do cho điều tốt hoặc cho điều xấu. 

Tyler, anh có câu hỏi nào không?

Tôi có một câu hỏi. Cha nói rằng Cha đã đụng độ với con quỷ tên Leviathan, nếu tôi nhầm thì Cha sửa cho tôi. Nó là một trong bảy hoàng tử của hỏa ngục, và cũng là một trong ba thiên thần sa ngã đầu tiên. Vậy Cha đã chạm trán với Luxiphe chưa? Và phẩm trật cao nhất của ma quỷ mà Cha đã chạm trán là gì? Có phải là Leviathan không? 

Không. Tôi đã đụng độ với chính Quỷ Vương trong một buổi trừ quỷ. Nó có tự nhận mình là Luxiphe không? Nó là Beelzebub. Nghĩa là Chúa tể ruồi nhặng. Và chúng ta tìm thấy ruồi nhặng ở đâu? Nơi có sự chết. Quỷ còn được gọi là Cha của sự dối trá. Bởi vì nó đã nói với bà Evà rằng bà sẽ không chết, bà sẽ trở nên giống Chúa. Nhưng nó đã nói dối, bởi vì khi Adam và Eva phạm tội, cái chết đã xâm nhập trần gian. Tôi đã gặp Beelzebub. 

Đó là lần duy nhất Cha gặp nó hay đó một trong nhiều dịp Cha gặp? 

Tôi cũng gặp nó trong những lần khác nữa. 

Trong những lần khác, nó có biểu lộ ra bên ngoài một cách đáng sợ, khác thường hơn, ý tôi là biểu lộ ra ngoài thân thể của người bị quỷ nhập ấy? 

Cũng không hẳn. Không. Bởi vì chính con quỷ đang phải đối mặt với quyền năng của Chúa. Trước quyền năng Chúa, chẳng có con quỷ nào có thể chịu nổi, ngay cả Quỷ vương. Tôi có gặp một con quỷ khác tên là Molech. Trong cùng trường hợp với Beelzebub, nạn nhân bị ám bởi hai con quỷ, là Beelzebul và Molech. Và khi đó, con Molech bắt đầu “tụng kinh”. Molech là tên vị thần của người Ca-na-an, và người Ca-na-an hiến tế trẻ em cho “vị thần” này. Và tôi đã ra lệnh cho Molech phải nói cho tôi biết rằng nó đang tụng cái gì? Và nó bảo rằng nó đang tôn vinh Beelzebub, bởi vì Beelzebub là con quỷ cấp cao nhất, và nó muốn dâng danh dự và vinh quang cho quỷ vương. 

Wow! Tyler… Tôi thật sự run sốc đấy. Trong ba ngày qua tôi đã là … Anh Robert hỏi là liệu ma quỷ có hiện ra trong giấc mơ không? Tôi có một vài trải nghiệm là có vẻ như nó có thể hiện ra trong mơ. tôi không chắc là điều đó có thể xảy ra không, có thể đó là lời cảnh cáo hoặc đe dọa chăng? 

Điều đó có thể xảy ra bởi vì ma quỷ có khả năng tác động lên trí nhớ và trí tưởng tượng của con người. Cho nên ma quỷ có thể biểu hiện trong giấc mơ của một người. 

Cha có nghĩ rằng ma quỷ sống ở một địa điểm cụ thể nào đó trên trái đất không? 

Không đâu, bởi vì ma quỷ là loài thuần linh, nó không bị ảnh hưởng bởi không gian và thời gian theo cách chúng ta hiểu. Loài thuần linh không ở đây hay ở kia. Nhưng chúng ta nói rằng chúng ở đó đây nếu chúng chọn một địa điểm để hoạt động. 

Và câu hỏi được đặt ra là tại sao chúng lại hoạt động ở đây? Tại sao lại có sự hiện diện của ma quỷ ở nơi này? Tại sao người này lại bị quỷ nhập? 

Khi Cha gặp những tình huống khi không phải người bị quỷ nhập, nhưng một ngôi nhà bị ám chẳng hạn, người ta có thể cảm thấy sự hiện diện của ma quỷ trong ngôi nhà đó. Vậy chúng biểu lộ như thế nào trong những trường hợp này? Chuyện gì xảy ra trong căn nhà? 

Người ta thường là nghe những sự lạ xảy ra, như là tiếng ồn, dấu chân, đồ vật di chuyển quanh nhà. Đồ vật biến mất ở một nơi và xuất hiện ở nơi khác. Câu hỏi quan trọng là: liệu đó là thứ gì đó thuộc về ma quỷ hay đó là linh hồn người chết làm nên? 

Nhưng Giáo hội tin rằng Chúa cũng cho phép theo như lý do của Chúa cho linh hồn người đã chết biểu hiện trong thực tại này. 

Vậy đó có thể coi là ma (hoặc vong linh) không? 

Đúng vậy, trong những trường hợp này, người ta không bị hoảng sợ, nhưng việc ấy làm người ta khó chịu. 

Tôi có gặp một linh mục kể cho tôi nghe là có lần ngài cầu nguyện cho một số người và họ bảo ngài rằng có một sự hiện diện của một thứ gì đó tại nơi chốn đó, và các bóng đèn cứ bật và tắt, và họ nghe thấy tiếng chân trong đêm. Nhưng nó không gây sợ hãi. Và tôi nghĩ trực giác sẽ mách bảo chúng ta rằng nếu thứ gì đó thuộc về ma quỷ, nó sẽ tạo nên một sự sợ hãi nhất định.

 Tôi thật không biết… Đèn tự bật, tự tắt, ma hay không ma. Tất cả đều là sự dữ. Tôi sẽ ra khỏi ngôi nhà đó thật nhanh, tôi sẽ không đợi để biết liệu đó có phải là một linh hồn hay không. Tôi sẽ như kiểu hãy ra khỏi đây. 

Có thể là chồng chị đang tìm cách đem những ý tưởng đó vào tâm trí của chị. 

Có thể là vậy, có thể. Nhưng thực ra tôi là người giấu búp bê chucky trên giường. Tôi đã làm điều đó và không thể đổ tội cho người khác. Về đồ vật, những loại đồ vật nào Cha đã thấy ma quỷ biểu hiện qua đó? 

Nó sẽ là những đồ vật vốn đã xấu xa, chúng được làm ra với chủ đích là tạo mối liên hệ với thế giới ma quỷ. Chẳng hạn như con búp bê voodoo. Vậy thì không phải những đồ vật trong nhà hay những thứ thuộc bản chất đó. Chúng có thể có sự nối kết với sự dữ nhưng câu hỏi sẽ là liệu nó vốn dĩ được tạo ra chỉ vì mục đích đó? 

Chẳng hạn như Ouija board / bàn cầu cơ. Một số người có thể cười điều đó và nói rằng đó là một trò chơi vô hại. Nhưng chỉ vì chúng ta nghĩ rằng nó vô hại không có nghĩa là nó không thể là thứ quỷ sử dụng. Đôi khi người ta có thể trực tiếp mời sự dữ đi vào họ cách trực tiếp khi họ làm điều gì đó mà họ biết là mình không nên làm. 

Một cách gián tiếp khi họ nghĩ rằng điều đó thú vị hoặc là để giải trí nhưng thực ra nó có thể trao cho một con quỷ một số quyền hành trên chúng ta. 

Wow. Tyler, chúng ta có gì để kết thúc không?

Có. Hôm nay có một cuộc thăm dò ý kiến và điều thú vị là nó giống hôm qua với tổng số 143 người tham gia. Và con số 70 30. Tương tự như hôm qua,chúng tôi đã thực hiện một cuộc thăm dò ý kiến. Câu hỏi là bạn có tin vào việc trừ quỷ, ma quỷ, v.v., con số vẫn là 70 30. Tôi thấy điều đó thật thú vị với con số những người tham gia. Nhưng một câu hỏi được đặt ra là mục đích của việc quỷ nhập là gì? Tôi nhớ là Tom hôm qua đã nói đi xa chút khỏi Chúa là một chiến thắng cho ma quỷ. Vậy mục tiêu cuối cùng của việc quỷ nhập là gì? Có phải đó là để mang địa ngục đến trái đất? Mục đích của điều này là gì? 

Bởi vì ma quỷ muốn bắt chước Thiên Chúa trong mọi sự, và điều vĩ đại nhất mà Chúa đã làm cho chúng ta là Người đã xuống thế làm người nơi Chúa Giêsu. Vì thế, ma quỷ, kẻ muốn bắt chước Chúa trong mọi sự, tin rằng nó hành động giống như Thiên Chúa khi cách mặc lấy hình dạng con người bằng cách nhập vào một người. 

Thưa Cha, những điều này thật lôi cuốn. Tôi biết là mẹ tôi đang xem chương trình này ở nhà, và bà sẽ tiếp tục xin nước thánh và chúc lành cho mọi người. Tôi có thể nói rằng bà sẽ mang về nhà nhiều Thánh giá hơn nữa. Tôi chắc chắn rằng gia đình tôi sẽ yêu thích cuộc phỏng vấn này. Tôi sẽ xem phim Nhà Trừ Quỷ (the Exorcist) lần tới với một nhãn quan mới mẻ hơn, nhờ vào những gì Cha đã trình bày. Tôi muốn cám ơn Cha rất nhiều vì đã đến đây và chia sẻ câu chuyện của Cha, cũng như chia sẻ những điều Cha đã thấy, và nhờ Cha kể cho người ta biết một chút về những gì họ có thể đọc trong sách của Cha. Cuốn sách của Cha có tên là Việc trừ quỷ: cuộc chiến chống lại Satan và bè lũ của hắn. 

Trong đó tôi nói về trừ tà là gì, người ta đã mở cửa cho sự dữ đi vào bằng cách nào và cách người ta có thể dùng để đóng những cánh cửa đó lại. 

Ồ, một cuốn sách có lời mách bảo cách để đóng những cánh cửa linh hồn. Đây là điều quan trọng. Những lời khuyên dạy cách để không mở cửa cho sự dữ. Tôi nghĩ điều đó rất có giá trị đối với mọi người, đặc biệt là trong thời điểm hiện tại, vì nhiều người gặp tình huống căng thẳng trong cuộc sống. Có rất nhiều người hướng đến những thứ tối tắm dưới nhiều hình thức khác nhau, và họ có thể dùng đến những hiểu biết này. Tôi muốn cảm ơn Cha cho sự hiện diện của Cha. Đây là điểm nổi bật trong tuần của tôi. Tôi xin cám ơn Cha rất nhiều. Cha Vincent Lampert. Cảm ơn tất cả mọi người đã bình luận, đóng góp cho cuộc thảo luận ngày hôm nay, chúng tôi rất cảm kích.

Share:

Thân gửi các bậc cha mẹ!

Thân gửi các bậc cha mẹ!

Tôi xin các cha mẹ hãy giúp con cái của mình lớn lên trong đức tin…

Xin cha mẹ hãy đi đến Nhà thờ với con cái của mình và tham gia vào Thánh lễ Chúa nhật! Các cha mẹ sẽ thấy rằng đây không phải là thời gian bị mất; đúng hơn, đây chính là điều có thể giữ cho gia đình đoàn kết và có nền tảng chân thực.

Chúa nhật trở nên đẹp hơn, cả tuần trở nên đẹp hơn, khi các bạn cùng nhau đi lễ Chúa nhật.

Và xin hãy cùng nhau cầu nguyện tại nhà nữa: cầu nguyện trước bữa ăn và trước khi đi ngủ. Cầu nguyện không chỉ đưa chúng ta đến gần Chúa mà chúng ta còn đến gần nhau hơn. Đó là một nguồn sống mạnh mẽ cho bình an và niềm vui trong gia đình. Cuộc sống gia đình trở nên vui tươi và rộng mở hơn mỗi khi có Chúa ở đó và cảm nghiệm được sự gần gũi của Người trong lời cầu nguyện.

Các anh chị giáo lý viên và các thầy cô thân mến! Tôi kêu gọi các bạn hãy tiếp tục giữ trong trường học mong muốn tìm kiếm Thiên Chúa, vì Thiên Chúa đã tỏ mình ra cho chúng ta thấy được Ngài Chúa Giêsu Kitô. Tôi biết rằng trong thế giới đa nguyên của chúng ta, việc đưa chủ đề đức tin vào trường học không phải là việc dễ dàng. Nhưng đối với trẻ em và thanh thiếu niên, thật thiếu sót khi chỉ học kiến thức và kỹ năng kỹ thuật, nhưng không biết đến các tiêu chí định hướng và đem lại ý nghĩa cho kiến thức và kỹ năng. Hãy khuyến khích học sinh của bạn không chỉ đặt câu hỏi về những điều cụ thể - bản thân nó là điều tốt - mà trên hết là đặt câu hỏi về lý do tại sao và nguyên nhân của cuộc sống nói chung. Hãy giúp họ nhận ra rằng bất kỳ câu trả lời nào mà cuối cùng không dẫn đến Thượng Đế đều là không đủ.”

Chuyển ngữ từ The Pope and Children

Share:

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2023

Hiệp Nhất Kitô giáo

Bài đọc 2 của Chúa Nhật thứ III Mùa Thường niên, năm A

Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô (1 Cr. 1:10-13;17)

Thưa anh em, nhân danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tôi khuyên tất cả anh em hãy nhất trí với nhau trong lời ăn tiếng nói, và đừng để có sự chia rẽ giữa anh em, nhưng hãy sống hoà thuận, một lòng một ý với nhau. Thật vậy, thưa anh em, người nhà của bà Khơ-lô-e cho tôi hay tin có chuyện bè phái giữa anh em. Tôi muốn nói là trong anh em có những luận điệu như: “Tôi thuộc về ông Phaolô, tôi thuộc về ông A-pô-lô, tôi thuộc về ông Kê-pha, tôi thuộc về Đức Kitô.” Thế ra Đức Ki-tô đã bị chia năm xẻ bảy rồi ư ? Có phải Phao-lô đã chịu đóng đinh vào khổ giá vì anh em chăng ? Hay anh em đã chịu phép rửa nhân danh Phao-lô sao ?

Quả vậy, Đức Ki-tô đã chẳng sai tôi đi làm phép rửa, nhưng sai tôi đi rao giảng Tin Mừng, và rao giảng không phải bằng lời lẽ khôn khéo, để thập giá Đức Ki-tô khỏi trở nên vô hiệu.

--------------

Bài đọc thứ hai của những Chúa nhật tới sẽ được lấy từ thư thứ nhất của Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô.

Hội thánh ở Cô-rin-tô có đầy sự chia rẽ, và mức độ nghiêm trọng của tình hình có thể được nhìn thấy qua việc Thánh Phaolô đề cập đến các bè phái, ngay sau phần mở đầu hài hước của bức thư (c. 1–9). Các bè phái khác nhau phân chia Giáo hội ở nơi đó là nguyên mẫu của sự chia rẽ mà Kitô giáo sẽ phải gánh chịu sau này trong lịch sử.

Thánh Phaolô thúc giục tín hữu “Đừng có sự chia rẽ” giữa các Kitô hữu, và điều này ám chỉ sự chia rẽ cả bên trong lẫn bên ngoài của mỗi nhóm. Thái độ của hầu hết các Kitô hữu ngày nay là: sự phân rẽ rõ ràng thành các tổ chức và giáo phái khác nhau có thể chấp nhận được miễn là chúng ta “hiệp nhất trong tinh thần” hoặc “hiệp nhất trong Chúa Thánh Thần.” Ý tưởng này không được tìm thấy trong lời dạy của các Tông đồ.

Vì Tuần Thứ III Mùa Thường Niên thường rơi vào một phần hoặc toàn bộ từ ngày 18 đến ngày 25 tháng Giêng, nên chúng ta thường đọc bài đọc này trong Tuần Cầu Nguyện cho Sự Hiệp Nhất Kitô Giáo. Trong khi tầm quan trọng của sự hợp nhất Kitô giáo là nền tảng của Phúc âm, tôi có những nghi ngờ về một số cuộc tụ họp và phong trào đại kết, đặc biệt khi họ hình dung ra một sự thống nhất Kitô giáo nào đó, trong đó Giáo hội Công giáo và các nhóm khác sẽ mất đi nét đặc trưng của mình và bị cuốn vào một cộng đoàn “phong trào đại kết” lớn hơn.

Sự thật là, Giáo hội Công giáo là “cộng đoàn phong trào đại kết” mọi người nên tham gia để được thống nhất. Tôi biết điều đó nghe có vẻ sô vanh như thế nào, và mười lăm năm trước, tôi sẽ ngay lập tức sẽ bác bỏ bất kỳ ai đưa ra nhận xét đó. Nhưng nó vẫn là sự thật. Xét cho cùng, “Công giáo / Catholic ” và “đại kết / ecumenical ” hầu như đồng nghĩa với nghĩa là “phổ quát / universal”. Sự phản đối ngay lập tức đối với việc coi Giáo hội Công giáo là cộng đoàn đại kết mà tất cả mọi người nên thuộc về, là cơ cấu phẩm trật của Giáo hội quá cứng nhắc. Chắc chắn một cộng đoàn đại kết bao gồm nên có một cơ cấu quyền lực tối thiểu và các tiêu chuẩn giáo lý “mẫu số chung thấp nhất”, phải không? Ồ không đâu. Đó là những gì tôi đã học được bằng kinh nghiệm.

Thầm quyền là điều cần thiết cho sự thống nhất, và không có sự thống nhất thực sự nếu không có thầm quyền. Hầu hết các tổ chức đại kết không thể (1) duy trì sự thống nhất nội bộ của chính họ lâu dài và (2) thiết lập sự hiệp thông thần học thực sự bởi vì họ không có thẩm quyền đưa ra quyết định cuối cùng, khi có sự tranh chấp giữa các thành phần khác nhau của họ, không ai có khả năng đưa ra quyết định có tính ràng buộc trên mọi người. Thẩm quyền của giáo hoàng, và các giám mục hiệp thông với ngài, là điều cần thiết để giữ cho Giáo hội không bị tan vỡ từ nội bộ bởi những tranh chấp thần học không thể giải quyết được.

Người ta muốn thống nhất mà không có cấu trúc của thâm quyền, nhưng không có cách nào để có được thứ như vậy. Nó giống như một hình tròn vuông. Nó không thể tồn tại, bất kể mọi người cố gắng mức nào.

Giáo hội Công giáo là Giáo hội mà Chúa Giêsu đã thiết lập và giao phó cho Thánh Phêrô, Phaolô và các cộng sự viên của các ngài như Apôlô. Phêrô và Phaolô cùng nhau xây dựng Giáo hội địa phương ở Rôma và thân xác của các ngài được chôn cất ở đó; do đó, Rôma trở thành tâm điểm của sự hiệp nhất cho Giáo hội. Không có xung đột giữa “Rôma” và “Công giáo”, giữa cái đặc thù và cái phổ quát. “Rôma” là “Công giáo” bởi vì là tín hữu ở Rôma có nghĩa là hiệp thông với Thánh Phêrô và Phaolô, hai vị Tông đồ này là những người độc nhất trong phạm vi phổ quát của chức vụ và trách nhiệm của họ.

Các cấu trúc của Giáo hội Công giáo đã được Chúa Kitô trao ban cho Giáo hội và được phát triển thêm theo thời gian dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, để duy trì sự thống nhất của một cơ thể đức tin quốc tế, phổ quát. Thông thường, các tổ chức đại kết khác đang cố gắng “phát minh lại bánh xe” bằng cách phát triển các cấu trúc mới hầu hiệp nhất Kitô giáo. Ý định đó thật đáng ngưỡng mộ, nhưng Chúa Giêsu đã cung cấp phương tiện hiệp nhất: hiệp thông với những người kế vị các Tông đồ và Thánh Phêrô.

Tất nhiên, chúng ta phải nhớ rằng mục tiêu của sự hiệp nhất không phải là sự bành trướng của Giáo hội như một thể chế hay dưới các hình thức bên ngoài. Đúng hơn, mục tiêu của sự hiệp nhất là thể hiện sức mạnh của “Thập giá Chúa Kitô”, như Thánh Phaolô nói. Chúa Kitô đã lãnh nhận Thập Giá để giao hòa nhân loại với Thiên Chúa và giữa con người với nhau. Sự phân rẽ giữa các nhóm Kitô giáo kéo dài trở thành sự chống lại thông điệp của Thập giá. -- Dr. John Bergsma, The Word of the Lord: Reflections on the Sunday Mass Readings for Year A

Share:

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2023

Chúa Nhật thứ II Mùa Thường niên, năm A

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an (1:29-34)

Khi ấy, ông Gio-an thấy Đức Giê-su tiến về phía mình, liền nói : “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian. Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng : Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi.

Tôi đã không biết Người, nhưng tôi đến làm phép rửa trong nước để Người được tỏ ra cho dân Ít-ra-en.” Ông Gio-an còn làm chứng : “Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người. Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi : “Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần.” Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn.”

---------

“Chúa Giêsu đến để “xóa bỏ tội thế gian,” chứ không chỉ “xóa bỏ hình phạt của tội”. Chúa Giêsu đến trao cho chúng ta sức mạnh để không phạm tội (1 Gioan 3:5–6).

Tội chính là địa ngục. Phạm tội là quay lưng lại với Chúa, và xa cách Chúa là địa ngục. Không có việc được cứu thoát khỏi địa ngục nào mà không phải là việc được cứu thoát khỏi tội lỗi. Được cứu khỏi địa ngục, nhưng vẫn tiếp tục phạm tội là một nghịch lý. Một người không thể ở trong sự hiện diện của Chúa (Thiên đàng) trong khi liên tục chọn điều gì không phải là Chúa (Địa ngục). Vì thế, chúng ta không thể hài lòng với những thói quen tội lỗi. Chúng ta phải để cho Thần Khí Chúa trong chúng ta đuổi chúng ra khỏi chúng ta và chúng ta cần phải tìm đến sự trợ giúp của các bí tích.

“Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người.” Điều này làm cho chúng ta nhớ đến sự xức dầu của Đa-vít trong 1 Sa-mu-en chương 16, người mà Thánh Linh đã chiếm ngự cách mạnh mẽ “từ ngày hôm ấy” (c. 13); nói cách khác, Thần Khí Chúa ở lại với ông. Thần Khí Chúa ngự xuống trên Chúa Giêsu, xác định Ngài là thừa kế của vua Đa-vít. Gioan Tẩy giả, vị ngôn sứ đóng vai trò của Sa-mu-en, người mà đã xức dầu cho vị Đavít đầu tiên.

Phúc âm này loan báo Chúa Giêsu là sự ứng nghiệm của những gì Isaia viết về người tôi trung của vương quyền Đa-vít, người mà sẽ là “Israel”. Như (dân) Israel được tắm rửa trong nước sông Gio-đan, như thể là biểu tượng, khi họ đi vào Đất Hứa dưới thời Giô-suê thứ nhất (Y'shua, nghĩa là Giêsu), thì Giô-suê thứ hai này (Y'shua, Chúa Giêsu) một lần nữa đến sông Gio-đan và dẫn đưa tất cả chúng ta đến miền đất hứa của thiên đàng. Điều này được thực hiện chủ yếu qua Bí tích Rửa tội, trong đó chúng ta, với tư cách là Kitô hữu, được trao ban Chúa Thánh Thần, Đấng làm cho chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa và sống cuộc đời thánh thiện, chứ không phải là liên tục bị đánh bại.

Dĩ nhiên, xu hướng xấu trong chúng ta (đôi khi được gọi là “tính xác thịt” trong Tân Ước) chống lại hoạt động của Chúa Thánh Thần. Đôi khi chúng ta phải đấu tranh để dập tắt sự kháng cự đó. Các phương tiện để làm điều này vẫn không khác đi qua nhiều thế kỷ: cầu nguyện, từ bỏ bản thân (những hy sinh), lãnh nhận các bí tích (đặc biệt là việc xưng tội) và sự hỗ trợ của cộng đồng Kitô hữu (cha xứ, các tín hữu với nhau, các phong trào trong Giáo hội…). Những phương tiện này Chúa cung cấp cho chúng ta để chúng ta có thể học vâng lời sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, học sống thánh thiện (và nhờ đó được hạnh phúc!), sống đời sống có Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong mọi việc, trong từng giây phút. --Dr. John Bergsma

Share: