Ngày thứ tư Tuần Thánh còn được gọi là Thứ tư Do Thám
Đây là ngày Giuđa phản bội Thầy mình. Giuđa đi gặp các thượng tế hứa sẽ nộp Chúa Giêsu cho họ. Phần dưới đây là từ bài thuyết trình của Dr. Brant Pitre
“Khi Đức Giê-su giảng dạy tất cả những điều ấy xong, Người bảo các môn đệ của Người rằng: ‘Anh em biết còn hai ngày nữa là đến lễ Vượt Qua, và Con Người sắp bị nộp để chịu đóng đinh vào thập giá.’ Lúc ấy, các thượng tế và kỳ mục trong dân nhóm họp tại dinh của vị thượng tế tên là Cai-pha, và cùng nhau quyết định dùng mưu bắt Đức Giê-su và giết đi. Nhưng họ lại nói: ‘Không nên làm vào chính ngày lễ, kẻo gây náo động trong dân.’ Bấy giờ, một người trong Nhóm Mười Hai tên là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, đi gặp các thượng tế mà nói: ‘Tôi nộp ông ấy cho quý vị, thì quý vị muốn cho tôi bao nhiêu.’ Họ quyết định cho hắn ba mươi đồng bạc. Từ lúc đó, hắn cố tìm dịp thuận tiện để nộp Đức Giê-su” (Mt 26:1-5;14-16).
Rất nhiều điều xảy ra ở đây. Tôi chỉ tập trung vào một điểm: Tại sao Giuđa phản bội Chúa Giêsu? Người ta có nhiều suy đoán, đặc biệt nếu bạn xem những phim ảnh, họ sẽ nói Giuđa muốn Chúa Giêsu làm nhà cách mạnh nhưng khi thấy đó không là ý định của Chúa, hắn thất vọng và phản bội Chúa dù không mấy sẵn lòng. Tất cả những điều đó đều là do họ tưởng tượng ra. Các Phúc Âm nói với chúng ta Giuđa làm điều đó vì tiền, hắn là kẻ tham tiền. Hắn thường trộm tiền từ túi chung. Gioan đã nhìn thấy Giuđa làm việc đó và biết Giuđa là tên ăn trộm. Vì tham lam, hắn đã bán Chúa của hắn, người Thầy và là người bạn để có 30 đồng bạc.
Nhưng ở đây thánh sử Mátthêu khi chính xác giá Chúa bị bán, ngài muốn chúng ta nhớ đến hai việc. Trước hết, sách Xuất hành nói 30 đồng bạc là giá để mua một người nô lệ. Chúa Giêsu đã bị bán với một giá hết sức rẻ rúng, bằng giá của một người nô lệ già nua. Từ sách Sáng thế, cũng có một câu chuyện song song với bị bán.
Chúa Giêsu không là người thứ nhất bị phản bội bởi người tên là Giuđa để có đồng bạc. Giuse và các anh của mình, 12 đứa con của Giacóp. Sách Sáng Thế chương 37 tường thuật chuyện 10 người con của Giacóp đang ngồi ăn, thấy có đoàn người Ít-ma-ên đến từ Giliad sẽ đi đến Ai cập. Họ liền bán em mình cho 20 đồng bạc.
Giuse bị bán làm nô lệ rồi Pharao tôn vinh ông, cho ông cai quản toàn thế Ai cập, với quyền thế chỉ sau vua. Giuse cứu cả dân ngoại và dòng dõi Giacóp. Giuse cũng bị bán bởi người tên là Giuđa.
Giuse là hình bóng chỉ về Đức Kitô. Cũng như Giuse được tôn vinh ngồi bên phải của Pharao và cứu toàn thể dân tộc được biết đến trong thời ấy, Đức Kitô là Giuse mới bị Giuđa phản bội. Nhưng chính qua sự phản bội đó, Chúa Giêsu sẽ cứu không chỉ các tông đồ, những kẻ bỏ Ngài một mình chạy trốn mà là cả thế giới qua bí tích Thánh Thể. Nhân thể đây, mỗi khi bạn thấy số 7 trong Kính thánh, đó là con số của Giao ước (Chúa lập giao ước qua 7 bí tích), không phải là con số chỉ về sự hoàn hảo. Số 10 là con số hoàn hảo. Như xưa, Giuse đã cứu dân chúng qua 7 năm đói khát, Chúa Giêsu sẽ cứu chúng ta qua Thánh Thể, Giao ước mới.
Đó là lý do Kitô hữu có thói quen ăn chay ngày thứ tư và thứ sáu. Thứ sáu vì là ngày Chúa chịu nạn và thứ tư vì là ngày Chúa bị phản bội.
Ngày mai, sáng thứ Năm Tuần thánh, Đức Giêsu sẽ cử hai môn đệ thân thiết nhất của mình -- Phêrô và Gioan đi chuẩn bị Lễ Vượt Qua. Vì nếu Giuđa biết Đức Giêsu ăn Lễ Vượt Qua ở đâu, Đức Giêsu không thể thiết lập bí tích Thánh thể trước khi Ngài bị nộp.
Từ One Bread, One Body:
Không phải vì một ngày không may mắn nào đó mà Satan đã nhập vào Giuđa sau khi ăn miếng bánh trong bữa lễ quan trọng nhất, Bữa Tiệc Ly (xem Gioan 13:30; Luca 22:53). Giuđa đã dần dần trở nên kẻ tồi tàn. Những quyết định hằng ngày để có quyền lực và những quyến rũ của vương quốc của bóng tối. Thật oái ăm là trong tuần mà đáng lẽ hắn phải tìm đến với Chúa Giêsu nhất, hắn lại tìm cơ hội để nộp Người.”
0 nhận xét:
Đăng nhận xét