Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2022

Phêrô: Vị thủ lãnh Chúa Giêsu thiết lập

"Tường thuật cuộc khổ nạn của Thánh Luca bắt đầu với tường thuật về lễ Vượt Qua sắp đến và tường thuật về Bữa Tiệc Ly và việc Chúa Giêsu thiết lập bí tích Thánh Thể, tương tự như các sách Phúc âm của Mát-thêu và Mác-cô. Tuy nhiên, Luca kể một điều độc đáo trong tường thuật Bữa Tiệc Ly khi ngài mô tả lời Chúa Giêsu nói với các Tông đồ về việc họ sẽ ngự trên tòa xét xử 12 chi tộc của Israel cũng như lời cầu nguyện đặc biệt của Chúa Giêsu dành riêng cho Phêrô với tư cách là người lãnh đầu của nhóm mười hai người. Vậy, chúng ta hãy đọc văn bản đó. Trong Luca 22:28-34, sau khi thiết lập bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu nói với các Tông đồ:

Còn anh em, anh em vẫn một lòng gắn bó với Thầy, giữa những lúc Thầy gặp thử thách gian nan. Vì thế, Thầy sẽ trao Vương Quốc cho anh em, như Cha Thầy đã trao cho Thầy, để anh em được đồng bàn ăn uống với Thầy trong Vương Quốc của Thầy, và ngự toà xét xử mười hai chi tộc Ít-ra-en.

Rồi Chúa nói : “Si-môn, Si-môn ơi, kìa Xa-tan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo. Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho anh em của anh nên vững mạnh.” Ông Phê-rô thưa với Người : “Lạy Chúa, dầu có phải vào tù hay phải chết với Chúa đi nữa, con cũng sẵn sàng.” Đức Giê-su lại nói : “Này anh Phê-rô, Thầy bảo cho anh biết, hôm nay gà chưa kịp gáy, thì đã ba lần anh chối là không biết Thầy.”

Hãy lưu ý ở đây có điều gì đó thực sự quan trọng trong tường thuật của thánh Luca. Trước, Luca (và chỉ riêng Luca) cho chúng ta biết rằng trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã chỉ định sự chia sẻ vào quyền Vương giả của Ngài cho mười hai Tông đồ. Theo nghĩa đen trong tiếng Hy Lạp chính là những gì Chúa Giêsu nói ở đây: “Thầy sẽ trao Vương Quốc cho anh em, như Cha Thầy đã trao cho Thầy, để anh em được đồng bàn ăn uống với Thầy trong Vương Quốc của Thầy, và ngự toà xét xử mười hai chi tộc Ít-ra-en. ”

Trước hết, điều Chúa Giêsu đang làm là thiết lập (nơi các vị Tông đồ) một Israen mới, các Tông đồ sẽ cai quản dân Israen mới này, ngự trên mười hai ngai vàng.

Thứ hai, hãy lưu ý rằng trong số mười hai Tông đồ, các vị mà sẽ cai quản dân Israel mới này, Si-môn Phêrô có vị trí ưu tiên. Bạn sẽ dễ dàng bỏ lỡ điều đó nếu bạn đọc nó bằng tiếng Anh, nhưng bằng tiếng Hy Lạp thì điều đó thực sự rõ ràng: khi Chúa Giê-su nói, “Si-môn, Si-môn ơi, kìa Xa-tan đã xin được sàng you/ anh em (Yeah, tiếng Việt là anh em)”, từ Hy Lạp có từ “you” số nhiều. Vì vậy, nếu bạn muốn dịch nó sang tiếng Anh: “Satan đã xin được sàng ya’ll.” (Tôi sinh ra ở miền nam, chúng tôi có ngôi thứ hai số nhiều, gọi là ‘ya’ll’ và có là từ Hy Lạp ở đây. “Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho anh em của anh nên vững mạnh.”

Vậy ở đậy Chúa Giêsu muốn nói đến hai điểm: Thứ nhất, vai trò độc nhất mà Si-môn Phêrô với tư cách là người thủ lĩnh của mười hai Tông đồ và là người củng cố các anh em. Và tôi chỉ nêu ra điều này bởi vì (rõ ràng là) có một cuộc tranh luận dai dẳng về nguồn gốc của chức vụ giáo hoàng và thẩm quyền của Vị Giám mục của Rôma và những điều tương tự, nhưng tôi muốn nhấn mạnh điều này là trong phúc âm của Luca, theo thánh Luca, trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu chỉ định Phêrô là người có sứ mệnh đặc biệt để củng cố các vị Tông đồ khác sau khi ngài đã từ chối Chúa Giêsu, và Chúa Giêsu cầu nguyện đặc biệt cho Simôn (và một mình Simôn thôi) để ngài khỏi mất lòng tin.

Tôi đưa ra điều này bởi vì trong Giáo hội Công giáo, chúng ta có tín điều về ơn bất khả ngộ của Đức Giáo hoàng (không thể sai lầm khi dạy về đức tin và luân lý và chỉ hai điều đó thôi nhé bạn), nhiều người Công giáo thực sự sẽ chỉ đến (và không sai) Phúc âm thánh Mát-thêu chương16, nơi Chúa Giêsu nói, “Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.” (18).

Họ sẽ chỉ ra đoạn văn đó là nền tảng của vai trò ưu tiên của Đức Giáo hoàng và ơn bất khả ngộ của ngài. Nhưng điều thú vị là nếu bạn thực sự nhìn vào định nghĩa về ơn bất khả ngộ của giáo hoàng từ Vatican 1 (và các Giáo phụ), điều bạn sẽ thấy là ngôn ngữ của không thể sai lầm trong Vatican 1 thực sự xuất phát từ Luca 22, lời cầu nguyện của Chúa Giêsu để đức tin của Phêrô không bị lung lạc; ngôn ngữ “không lung lạc” là từ Giáo hội dùng khi dạy về ơn bất khả ngộ của đức Giáo hoàng, liên quan đến vai trò của Phêrô là người có thẩm quyền tối cao và thẩm quyền về tín lý trong Giáo hội trần thế, cũng như vai trò của ngài trong việc củng cố các vị Tông đồ khác.

Tôi chỉ nêu ra điều này bởi vì đây là điểm rất tuyệt vời rằng Chúa Giêsu, ngay giữa cuộc khổ nạn của Ngài, về những gì Ngài sắp phải gánh chịu, những đau khổ Ngài phải trải qua, vẫn hướng về qua cảnh bị đóng đanh, đến vài trò của Phêrô là thủ lĩnh của các Tông đồ và là người mà đức tin sẽ không lung lay vì những ân sủng Chúa Kitô đã cầu xin cho ngài trong Lầu trên của Bữa Tiệc Ly." -- Dr. Brant Pitre

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Blog Archive

Blog Archive