Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2022

Chúa Nhật thứ V Mùa Phục Sinh, Năm C - Bài đọc 2

Bài trích sách Khải huyền của thánh Gio-an tông đồ. (Kh 21:1-5a)

Tôi là Gio-an, tôi thấy trời mới đất mới, vì trời cũ đất cũ đã biến mất, và biển cũng không còn nữa. 2 Và tôi thấy Thành Thánh là Giê-ru-sa-lem mới, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, sẵn sàng như tân nương trang điểm để đón tân lang. 3 Rồi tôi nghe từ phía ngai có tiếng hô to : “Đây là nhà tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại, Người sẽ cư ngụ cùng với họ. Họ sẽ là dân của Người, còn chính Người sẽ là Thiên-Chúa-ở-cùng-họ. Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết ; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất.”

Đấng ngự trên ngai phán : “Này đây Ta đổi mới mọi sự.”

 


 

Các bài đọc cho Chúa Nhật Thứ Năm Phục Sinh này mô tả sự phát triển của nước trời, trên trần gian này được biểu lộ là Hội thánh Chúa. Hai bài đọc đầu tiên và thánh vịnh gắn liền với hình ảnh vương quốc, và Phúc âm nhắc nhở chúng ta rằng vương quốc của Chúa được đặc trưng bởi tình yêu Thiên Chúa.

Giê-ru-sa-lem thủ đô của vương quốc Đa-vít. Qua dòng lịch sử, các cuộc xâm lược thù địch đã làm giảm phạm vi của vương quốc xuống chỉ còn thủ đô (Isaia 1: 8; 36: 1–2). Giê-ru-sa-lem là tâm điểm huyền bí của vương quốc. Jerusalem mới từ bài đọc 2 thường được xác định là hình ảnh của thiên đàng, nhưng chính xác hơn nó là hình ảnh về Giáo hội. Khái niệm “Giáo hội khải hoàn” và “thiên đàng” gần như là chỉ về một thực tại, vì vậy có rất nhiều sự trùng lặp. Tuy nhiên, danh tính của Giáo hội có thể được mô tả với sự trợ giúp của Thánh Phaolô, ngài viết Giáo hội vừa là Hiền thê của Chúa Kitô (Ep 5,22–33) vừa là Đền thờ của Thiên Chúa, được xây dựng trên nền tảng của các Tông đồ ( Êph 2: 19–22).

Tương tự như vậy, Giê-ru-sa-lem mới này là Tân nương, Hiền thê của Đức Kitô (Khải huyền 21: 9), một Thánh địa khổng lồ (21:16), 3 được xây dựng trên nền của các Tông đồ (21:14).

Trong Giáo hội khải hoàn, sẽ không còn nước mắt, chết chóc, sự than khóc và khổ đau; mọi sự sẽ được xóa bỏ. Chúng ta có thể yên tâm rằng những khổ nạn mà chúng ta phải gánh chịu vì lợi ích của Nước trời sẽ có ngày kết thúc. Tuy nhiên, ngay cả lúc này, qua mục vụ của Giáo Hội và các Bí tích, chúng ta nhận được rất nhiều sự an ủi vỗ về khi chúng ta nỗ lực để đi vào cửa hẹp của Nước trời (Lu-ca 13:24, RSV2CE).

Các khái niệm về giao ước được ngầm hiểu trong bài đọc này. Thành thánh là “tân nương” kết hôn với Con Chiên. Hôn nhân là một trong những hình ảnh chính của giao ước. Hơn nữa, cụm từ này, “Họ sẽ là dân của Người, còn chính Người sẽ là Thiên-Chúa-ở-cùng-họ” thường được các học giả gọi là “công thức của giao ước” vì nó là cách diễn đạt ngắn gọn nhất trong Cựu ước về mối quan hệ giao ước giữa Thiên Chúa và Israel.

Giao ước là cách người ngoài qua lời thề hứa, được gia nhập vào một gia đình. Gia đình được gắn chặt bởi tình yêu. Bài đọc 2 hôm nay sử dụng một hình ảnh rất dịu dàng của tình yêu: “Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ”. Đây là một cử chỉ rất thân mật.

Bản chất của con người là chống lại việc người khác chạm vào khuôn mặt của họ, đặc biệt là xung quanh mắt. Nếu một người lạ đến gần và đưa tay lên mắt chúng ta, chúng ta sẽ phản ứng cách mạnh mẽ để bảo vệ mắt của mình. Chỉ cha, mẹ, vợ hoặc chồng được sờ vào mắt chúng ta. Thiên Chúa hứa với chúng ta sự yêu thương gần gũi thân mật này trong Giáo hội khải hoàn, trong cuộc sống mai sau.

Trong tông huấn Amoris Laetitia, Niềm Vui Tình Yêu, ĐTC Phanxicô mô tả gia đình như một hình ảnh của Ba Ngôi Chí Thánh và diễn tả một cách cảm động về tình yêu thương dịu dàng cần được thể hiện giữa vợ chồng và các thành viên trong gia đình. Tình yêu thương mà chúng ta trải qua trong cuộc sống gia đình nên cần là một tiên liệu của việc “lau sạch nước mắt” mà Thiên Chúa sẽ làm cho chúng ta. -- Dr. John Bergsma, The Word of the Lord: Reflections for Sunday Mass Readings for Year C

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Blog Archive

Blog Archive