Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2022

Chúa Nhật thứ V Mùa Phục sinh, Năm C

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an (Ga 13,31-33a.34-35)

Khi Giu-đa ra khỏi phòng tiệc ly, Đức Giê-su nói: “Giờ đây, Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người. Nếu Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người, thì Thiên Chúa cũng sẽ tôn vinh Người nơi chính mình, và Thiên Chúa sắp tôn vinh Người.

“Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau ; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này : là anh em có lòng yêu thương nhau.”

 


 

… Trong trường hợp này, trong tiếng Hy Lạp, agape (hoặc ở đây là agapao), Chúa Giêsu chắc chắn không muốn nói đến tình yêu lãng mạn. Chúng ta có thể gọi là “tình yêu hiến tế”, thứ tình yêu hướng đến lợi ích của người khác, thậm chí ngay cả bản thân chịu đau khổ và hy sinh mạng sống. Bạn có thể thấy đó là điều Chúa Giêsu nói đến với từ agape bằng cách nhìn vào Gioan 15. Chỉ một vài câu sau trong bài diễn văn của Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu nói (trong Gioan 15:13)

“Chẳng có tình yêu nào vĩ đại hơn là tình yêu của người chịu hy sinh tính mạng cho bạn hữu mình.”

Vì vậy, đối với Chúa Giêsu, agape/tình yêu hiến tế là biểu hiện tối cao của tình yêu. Hình thức tình yêu cao nhất là hy sinh tính mạng cho một người khác. Và vì vậy, đó là bản chất, đó là trọng tâm của Điều Răn Mới mà Chúa Giêsu trao ban cho các môn đệ của Ngài. “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Nói cách khác, “Thầy muốn anh em yêu nhau bằng một tình yêu hy sinh.”

Chúa Giêsu kết thúc và nói, “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương / agapao nhau”. Chúa Giêsu muốn họ có tình yêu ấy cho nhau, một tình yêu hiến tế. Và tôi nghĩ điều quan trọng cần nhớ ở đây là khi Chúa Giêsu nói “các môn đệ”, từ môn đệ trong tiếng Hy Lạp là mathetes, xuất phát từ manthano có nghĩa là “để học hỏi”. Vậy nghĩa đen ở đây là “những kẻ học theo tôi”. Làm thế nào người ta biết rằng bạn là kẻ học theo tôi? Làm thế nào để mọi người biết rằng bạn là học trò của tôi? Khi họ thấy bạn noi gương Thầy mình, khi họ thấy bạn noi gương sư phụ và yêu thương nhau như Yhầy đã yêu anh em (hy sinh, hiến tế bản thân), đó là cách người ta sẽ biết anh em là môn đệ của Thầy.

Có một bài hát tôi học khi tôi còn nhỏ, “Người ta sẽ biết chúng ta là Kitô hữu khi nhìn thấy chúng ta yêu thương nhau.” Đó là một bài hát hay. Đó là một câu nói đúng, nhưng Chúa Giêsu không nói họ sẽ biết anh em là Kitô hữu ở đây. Hãy để ý những gì Ngài nói: MÔN ĐỆ của Thầy. Trước hết, thuật ngữ “Kitô hữu” chưa có, nhưng quan trọng hơn là Chúa Giêsu không chỉ kêu gọi các môn đệ tin vào Ngài (điều này thực sự quan trọng), Ngài gọi họ hãy là học trò của mình. Họ phải học những gì Thầy mình nói, lắng nghe những gì Thầy mình dạy và làm những gì Thầy làm. Họ được kêu gọi để noi gương Ngài và sống như Ngài đã sống. Một lần nữa, tôi nghĩ điều này quan trọng đối với chúng ta trong bối cảnh đương thời vì đôi khi chúng ta giảm việc làm môn đệ của Chúa thành kẻ tin vào Ngài. Chẳng hạn như người ta thường hỏi, “Anh có phải là người tin vào Chúa không? Anh có tin vào Chúa Giêsu không?” Ý của họ là, “Bạn có thừa nhận bằng lý trí của mình Đức Giêsu là Đấng nào và những gì Ngài đã làm gì cho bạn, bạn có tin rằng những điều đó là sự thật không?” Điều này thực sự quan trọng, sự chấp nhận của trí óc là điều quan trọng.

Nhưng việc làm môn đệ bao gồm nhiều thứ hơn là trí tuệ rất nhiều. Vi bạn có thể tin và không thực thi bất cứ lời dạy nào của Chúa Giêsu. Bạn có thể tin Ngài là Thiên Chúa, là Con Thiên Chúa và không vâng lời Ngài, rời bỏ hoặc phản bội Ngài và hết thảy những thứ đó. Người môn đệ dích thực (theo như Chúa Giêsu nói)… “Cách người ta nhận biết anh em là học trò của Thầy là nếu anh em yêu như Thầy đã yêu thương, nếu anh em noi gương Thầy.” Và đây là tương quan thầy trò trong thế kỷ thứ nhất của văn hóa Do thái. Khi người ta nhận một ráp-bi làm thầy, việc làm học trò không bao giờ chỉ là bạn sẽ học ý tưởng của ông ấy và biến ý tưởng của ông ấy thành ý tưởng của bạn, mà là bạn sẽ đi cùng ông ấy theo con đường ông ấy đã bước đi. Bạn sẽ đi theo con đường mà ông ấy dẫn dắt. Điều đó thì khó hơn rất nhiều so với việc chỉ chấp nhận các định đề trí thức, cho các ý tưởng trừu tượng. Đó là điều quan trọng; một số thầy dạy sẽ không dạy sự thật nhưng ở đây không chỉ là sự thật thôi.

Nó là không chỉ là một hành động của trí tuệ (cách chúng ta hiểu biết), nhưng Chúa Giêsu đang nói ở đây là “Ta muốn các con thực hiện một hành động của ý chí, là chúng con hãy yêu thương.” Chúng ta hiểu biết bằng trí tuệ nhưng chúng ta lựa chọn bằng ý chí. Chúng ta biết bằng trí óc nhưng chúng ta yêu bằng trái tim (với ý chí), nơi sâu thẳm nhất của con người, nơi một người chọn đi theo, hay chống lại Chúa.

Một lý do khác khiến nó có ý nghĩa là vì nếu bạn nghĩ về trí tuệ của thiên thần. Trong Kinh Thánh, chúng ta đọc về những thiền thần xấu xa (như Satan). Chúng nó biết sự thật, trí tuệ của chúng nắm bắt được sự thật, nhưng ý chí của chúng từ chối việc đón nhận sự thật. Vì vậy, bạn có thể biết tất cả sự thật trên thế giới và vẫn mất sự sống đời đời nếu bạn không yêu thương, nếu ý chí của bạn không chọn làm điều tốt lành cho người khác.

Vì vậy, Chúa Giêsu ở đây đang đưa ra một điều răn và nó không chỉ là một điều răn phụ mà là điều răn căn bản. Nếu chúng ta không yêu nhau như Ngài đã yêu thương chúng ta, thì chúng ta không thực sự là môn đệ của Ngài. Đó là mặt trái của điều răn mới này. Việc bày tỏ tình yêu thương trong Hội thánh trở thành một thử nghiệm nền tảng cho tính xác thực của tư cách môn đệ, không chỉ tin vào Chúa Giêsu, nhưng là yêu như Chúa Giêsu đã yêu và sống như Chúa Giêsu đã sống. -- Dr. Brant Pitre

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Blog Archive

Blog Archive