Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2023

Chúa Nhật thứ V Mùa Chay, năm A

Việc Chúa làm cho La-da-rô sống lại nếu ra hai khía cạnh về quyền năng của Chúa Giêsu đối với cái chết. Ngài cho chúng ta thấy vào Chúa nhật Phục sinh Ngài sẽ sống lại từ cõi chết, và nó cũng chỉ ra sự phục sinh của chính chúng ta vào ngày sau hết khi Ngài sẽ bạn cho chúng ta sự sống. Tôi sẽ kết thúc với câu trích dẫn tuyệt vời này từ Andrew of Crete. Ngài là một Giáo phụ của Giáo hội Đông phương, và ngài đã giảng về việc La-da-rô sống lại. Bài giảng cơ bản được viết dưới dạng một bài hát trong đó Chúa Giêsu đang nói chuyện với Lazarus, một bài suy niệm về lời của Chúa Giêsu, “Hãy ra khỏi đó!” Chúa Giêsu ra lệnh cho La-da-rô hãy ra khỏi mồ. Đây là bài giảng của Andrew of Crete đã nói:

La-da-rô, Hãy ra đây!... Là một người bạn, tôi gọi anh; Là Thiên Chúa, Ta đang ra lệnh cho anh ... Hãy ra khỏi đó! ... Hãy để mùi hôi thối của cơ thể chứng minh sự phục sinh. Hãy cởi khăn liệm để họ nhận ra người đã chôn trong mồ. Hãy ra khỏi đó!... Hãy ra khỏi ngôi mộ. Hãy dạy cho mọi người biết mọi tạo vật sẽ trở nên sống động như thế nào trong khoảnh khắc khi tiếng kèn công bố sự sống lại của kẻ chết.

Điều giáo phụ Anrê muốn nói ở đây là, khi suy ngẫm về những lời của Chúa Giêsu, chúng ta nên đặt mình vào vị trí của Ladarô vì một ngày nào đó chúng ta cũng sẽ chết. Và cơ thể của chúng ta sẽ phân hủy; hầu hết chúng ta sẽ ở trong mộ lâu hơn bốn ngày, nhưng sự phân hủy của cơ thể chúng ta, trải nghiệm về cái chết, trải nghiệm về ngôi mộ đó, không phải là rào cản  sự sống. Đó không phải là rào cản giữa ta tình bạn của Chúa Kitô vì vào ngày cuối cùng, Chúa Kitô sẽ gọi chúng ta ra khỏi mồ mả với tư cách là người Bạn của chúng ta nếu chúng ta sống trong tình bạn với Người. Và Ngài sẽ ra lệnh cho chúng ta với tư cách là Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên trời và đất, ra khỏi ngôi mộ và trải nghiệm sự sống lại của kẻ chết, sự sáng tạo mới và cuộc sống của thế giới vĩnh cửu. --Dr. Brant Pitre

-----------

"Việc Chúa làm Ladarô sống lại, cũng như những đoạn Tin mừng từ Gioan trong các Chúa nhật trước của Mùa Chay (chương 4 và 9) chỉ về Bí tích Rửa tội. Thánh Phaolô nói: “Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới.” (Rôma 6:4). Rô-ma 6:1–14 là phần tiếp theo và áp dụng rất thích hợp với thông điệp trong Gioan chương 11:

Vậy phải nói sao? Chúng ta cứ ở mãi trong tội lỗi, để ân sủng càng lan tràn ư? Không phải thế! Chúng ta là những kẻ đã chết đối với tội lỗi, thì làm sao còn sống mãi trong tội được. Anh em không biết rằng: khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Ki-tô Giê-su, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới.

Thật vậy, vì chúng ta đã nên một với Đức Ki-tô nhờ được chết như Người đã chết, thì chúng ta cũng sẽ nên một với Người, nhờ được sống lại như Người đã sống lại. Chúng ta biết rằng: con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào thập giá với Đức Ki-tô, như vậy, con người do tội lỗi thống trị đã bị huỷ diệt, để chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa. Quả thế, ai đã chết, thì thoát khỏi quyền của tội lỗi.

Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Ki-tô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người: đó là niềm tin của chúng ta. Thật vậy, chúng ta biết rằng: một khi Đức Ki-tô đã sống lại từ cõi chết, thì không bao giờ Người chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người. Người đã chết, là chết đối với tội lỗi, và một lần là đủ. Nay Người sống, là sống cho Thiên Chúa. Anh em cũng vậy, hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi, nhưng nay lại sống cho Thiên Chúa, trong Đức Ki-tô Giê-su.

 Vậy tội lỗi đừng có thống trị thân xác phải chết của anh em nữa, khiến anh em phải nghe theo những dục vọng của thân xác. Anh em đừng dùng chi thể của anh em như khí cụ để làm điều bất chính, phục vụ cho tội lỗi nữa. Trái lại, anh em là những người sống đã từ cõi chết trở về, anh em hãy hiến toàn thân cho Thiên Chúa, và dùng chi thể của anh em như khí cụ để làm điều công chính, phục vụ Thiên Chúa. Tội lỗi sẽ không còn quyền chi đối với anh em nữa, vì anh em không còn lệ thuộc vào Lề Luật, nhưng lệ thuộc vào ân sủng.

Mối liên hệ mà chúng ta nhìn thấy giữa tội lỗi và sự chết trong đoạn thư này của Thánh Phaolô có một mối liên hệ nổi bật với câu chuyện về La-da-rô: khi Chúa Giê-su truyền lệnh cởi khăn và vải ra cho  La-da-rô rồi   “để … đi,” Ngài sử dụng động từ tiếng Hy Lạp luô – ở chỗ khác được dùng là thoát khỏi quyền lực của Satan (Lu-ca 13:16; 1 Gioan 3:8), thoát khỏi quyền lực của tội lỗi (Khải huyền 1:5) và sự chết (Công vụ 2:24)—và aphiêmi, thường có nghĩa là “việc tội đã được tha thứ” trong các sách Phúc âm. Như vậy, sự sống lại này cũng là sự “thoát khỏi” và “xóa bỏ” tội lỗi, sự chết và Sa-tan, một hình bóng nữa của Bí tích Rửa tội.

Cha Réginald Garrigou-Lagrange, O.P., đã viết, “Ngay cả việc làm cho người chết sống lại, phép lạ mà nhờ đó một xác chết được hồi sinh với cuộc sống tự nhiên, hầu như chẳng là gì so với sự phục sinh của một linh hồn đã chết về mặt thiêng liêng trong tội lỗi và giờ đây  đã được nâng lên đến đời sống siêu nhiên của ân sủng.”

Và Thánh Augustine đã nói, “Sự công chính hóa của kẻ không thuộc về Chúa là một điều vĩ đại hơn cả việc tạo ra trời và đất, vĩ đại hơn cả việc tạo ra các thiên thần.”

Sống lại từ cõi chết đó thật là vĩ đại dường bao! -- Dr. John Bergsma

Share:

Những câu hỏi để xét mình và nghi thức của Bí tích Hòa giải

Lời từ video

... Tôi muốn định nghĩa tội theo cách này… vì Kinh Thánh có nhiều cách khác nhau để diễn tả tội lỗi và tất cả những hình ảnh này rất hữu ích. Đây là cách tôi diễn tả về tội. Tôi không phải là tôi tức giận, ngang ngạnh hay bướng bỉnh với Chúa; tội cũng không cần dính dáng đến việc tôi làm hại ai, hay làm tổn thương người khác. Nó không bao giờ chỉ là một sự xui xẻo hay một sự cố tình cờ. Tội là điều này: Lạy Chúa, con biết điều Chúa muốn con làm, nhưng con không màng đến. Con chỉ muốn làm điều con muốn làm mà thôi [Thái độ] đó là tội. Lạy Chúa, con biết điều Chúa muốn con làm; nhưng con lại muốn điều con muốn. Con biết Chúa muốn con làm gì nhưng con sẽ làm điều con muốn làm. Tội là biết điều Chúa muốn nhưng lại trong tự do chọn làm điều khác.

... đây không chỉ là tội đã phạm mà còn là việc kết hợp mật thiết với Chúa. Đó là lý do tại sao điều trước hết bạn cần hỏi mình là “Chúa có là trọng tâm của cuộc đời tôi hay không? Hay là tôi đã để Chúa đứng bên lề cuộc sống tôi?”

BẢN HƯỚNG DẪN XÉT MÌNH VÀ NGHI THỨC XƯNG TỘI

Bản hướng dẫn cách đi xưng tội và xét mình rất dễ để theo

Share:

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023

Đức Maria, Hòm bia của Giao Ước Mới

Lời từ video:

Chúa Giêsu là Ađam mới; Đức Maria là Evà mới. Còn Hòm Bia Giao Ước thì sao? Nếu bạn nhìn vào Tân Ước, Tân Ước mô tả rất rõ ràng Chúa Giêsu là Manna mới từ trời trong Gioan chương 6. Tôi đã viết về điểm này trong cuốn sách “Jesus and the Jewish roots of the Eucharist / Chúa Giêsu và nguồn gốc Do thái giáo của Thánh Thể.” Chúa Giêsu mô tả Ngài chính là bánh từ trời xuống. Nếu bạn là người Do thái ở thế kỷ thứ nhất và bạn biết điều trên về Chúa Giêsu, câu hỏi theo sau sẽ là nếu Chúa Giêsu là Manna mới thì Hòm Bia mới đang ở đâu? Vì người Do thái nào cũng biết khi Manna rơi xuống, người ta bỏ Manna trong hũ vàng, rồi đặt hũ trong Hòm Bia Giao Ước. Để thấy Đức Maria ứng nghiệm lời tiên tri về Hòm Bia mới, chúng ta cần phải quay trở về với Cựu Ước và khảo sát về Hòm Bia Giao Ước ở đó.

Về Hòm Bia đã bị mất, có phim hữu ích gọi là Kẻ cướp ngôi mộ cổ. Nếu bạn chưa đọc sách và bạn đã xem phim ấy… Câu đùa này đã nhàm rồi… tôi sẽ không lặp lại lần tới… Thực ra phim này rất quan trọng đối với tôi vì khi tôi còn bé, tôi còn quá nhỏ để được xem phim trong rạp nhưng tôi có cuốn sách với băng đĩa đi kèm. Trong sách có những hình ảnh của Giáo sư Indiana Jones và Kinh Thánh. Tôi nhớ có một tấm  hình từ cuốn sách có băng đĩa mà tôi  đang giữ, của Indiana Jones tay chỉ đến một tấm hình của Cựu Ước là tấm hình dân Israel gánh Hòm Bia Giao Ước đi vào trận chiến vì khi họ đem Hòm Bia vào trận chiến, họ sẽ đánh bại kẻ thù, không ai có thể ngăn cản họ. Khi họ không mang Hòm Bia đi theo, họ sẽ bị đánh bại. Trong bộ phim, đó là lý do tại sao bọn Đức Quốc Xã chiếm Hòm Bia vì Hòm Bia có thần lực. Tôi không thể không tự hỏi nếu câu chuyện này có ảnh hưởng gì đến việc tôi chọn làm giáo sư Kinh Thánh vì Indiana Jones là một giáo sư. Tôi chỉ muốn đưa ra điểm này… Ông ấy là một giáo sư.

Trong Cựu Ước, Hòm Bia Giao Ước là một vật thể đầy quyền lực vì đó là nơi Chúa ngự trên trần thế, Thiên Chúa đến ngự nơi Hòm Bia với dân của Ngài và trong sách Xuất hành, Chúa cùng đi với họ trong sa mạc. Khi chúng ta đọc sách Xuất hành chương 25 đến chương 40, chúng ta nhìn thấy một vài yếu tố rất quan trọng về Hòm Bia Giao Ước hầu giúp chúng ta hiểu về đặc tính của Đức Maria trong Tân Ước.

Đây là một vài điểm về Hòm Bia tôi đã đề cập đến: thứ nhất nó là nơi Chúa cư ngụ trên trái đất; thứ hai nó là hộp chứa đựng thánh thiêng. Hòm Bia là một hộp làm từ gỗ cây keo bọc bằng vàng với tượng của hai thiên thần trên đó và dân Israel đặt những thứ nhất định trong đó. Trước hết trong đó có Manna từ trời như tôi đã nói, thứ hai họ đặt hai tấm bia của Mười Điều răn, và thứ ba họ đặt trong đó cây gậy của Aharon, cây gậy đã nở hoa cách kỳ diệu để chứng tỏ dòng tộc của ông là dòng tộc tư tế được Chúa chọn. Họ đặt cây gậy của Aharon trong Hòm Bia và gánh nó đi nơi nơi với ba vật thánh thiêng trong đó.

Nhiều người biết về điểm trên nhưng có những yếu tố nhỏ đáng chú ý mà dễ bị bỏ qua. Điểm thứ ba, Hòm Bia cũng được mô tả là thánh thiện, được làm từ gỗ không thể bị hư nát. Thật là đáng chú ý. Nó được làm từ gỗ đặc như đã nói; gỗ được gọi là gỗ cây keo, rất cứng, rất bền, không chỉ là không mục nát. Khi người ta muốn làm nên một vật gì thánh thiêng, người ta dùng gỗ cây keo vì nó cứng, vì nó không mục nát. Người ta không dùng cây thông, nó mau mục nát như hàng rào chung quanh nhà tôi vài năm trước. Tôi phải trả nhiều tiền nhưng sau hai năm là bị mục. Tôi cần hàng rào gỗ cây keo, chỉ tốn khoảng 100 ngàn đô. Gỗ không mục nát.

Điểm thứ bốn người ta dùng vàng để bao bọc Hòm Bia. Tại sao phải bọc bằng vàng? Tại sao họ không đưa vàng đó cho người nghèo. Người ta than phiền tại sao trong nhà thờ các bạn có nhiều đồ vàng? Vì Chúa rõ ràng muốn như vậy. Ngài ra lệnh họ hãy bọc Hòm Bia bằng vàng vì vàng là biểu tượng của thiên tính và là dấu hiệu Thiên Chúa ở giữa chúng ta trên trái đất nơi Hòm Bia. Khi bạn nhìn thấy vàng, nó là biểu tượng của thiên đàng trên trái đất; nó là biểu tượng của sự tinh tuyền, của sự thánh thiện. Sự thánh thiện tuyệt đối của Hòm Bia, nếu bạn đọc sách Các Vua, thì bạn biết Hòm Bia thì hết sức thánh thiện đến nỗi người phàm nào đụng đến Hòm bia, họ sẽ phải chết. Hòm Bia thì tốt lành nhưng nguy hiểm.

Như Aslan trong Biên Niên sử Narnia, Aslan là sư tử tốt lành nhưng không là một sư tử bị thuần hóa. Trong Cựu Ước Chúa là Đấng tốt lành, nhưng Chúa thì nguy hiểm, Ngài không bị chế ngự, Ngài thì mạnh mẽ, huyền bí. Một yếu tố đáng chú ý khác của Hòm Bia tôi vừa khám phá khi nghiên cứu cho cuốn sách này là mỗi khi họ đem Hòm Bia ra ngoài, Hòm Bia không chỉ là vàng, họ sẽ che nó với tấm vải và màu của tấm vải là màu xanh. Vì thế, nếu bạn nghĩ đến Hòm bia giao ước, bạn nghĩ đến màu xanh và màu vàng. Điều quá là đáng chú ý, đúng không? Tôi học ở trường University of Notre Dame / Đại học Đức Bà, và màu ở đó là màu gì? Màu xanh và màu vàng.

Trong Sách Dân Số 4:7, Hòm Bia có màu xanh và màu vàng và đây là điều quan trọng nhất: đó là Hòm bia là nơi cư ngụ của Chúa vì khi họ hoàn tất việc dựng nên Hòm Bia, Chúa từ thiên đàng ngự xuống, trong sách Xuất hành chương 40 và đám mây vinh quang của Chúa, Shekinah của vinh quang Chúa, cột lửa và cột mây hạ xuống trên Hòm Bia để Thiên Chúa có thể ngự nơi đó.

Sách Xuất hành 40:17-18 nói điều này và tôi đã đưa cho các bạn câu trích. Môsê rước Hòm Bia vào trong Nhà Tạm và đám mây che phủ Lều Hội Ngộ. Vinh quang Đức Chúa đầy tràn Nhà Tạm. Đó là lý do Nhà Tạm thì đặc biệt vì Thiên Chúa ngự trong Hòm Bia cùng với dân của Ngài. Sau khi điều này xảy ra, họ đã làm gì? Họ tiến vào đất hứa, họ vượt qua sông Gio-đan với Hòm Bia. Hòm Bia vượt qua sông Gio-đan trước với 12 tư tế. Họ mang nó qua dòng sông, đem nó vào đất hứa. Hòm Bia được di chuyển đây đó trong thời của Gio-duê và các thủ lãnh cho tới khi Đavít đem Hòm Bia lên Giê-ru-salem và nhờ đó dân Chúa có cung thánh vững bền, nơi thờ phượng không di chuyển. Dân Chúa cuối cùng được gặp gỡ Chúa trong Đền Thờ của Salomon trong sách Các Vua quyển hai chương 2, sách Samuen chương 6, sách Các Vua quyển một chương 8 khoảng 1000 năm trước Chúa Kitô. Không may trong thế kỷ thứ 6 BC (trước khi Chúa Giêsu sinh ra), một điều kinh hoàng đã xảy đến với dân Israel và Hòm Bia Giao Ước. Dân Babylon tiến vào đất của Israel, chiếm hữu vùng Giuđêa, vùng miền nam; chúng đốt rụi thành Giêrusalem, tiêu hủy Đền thờ và trong quá trình đó, hòm bia bị mất. Josephus đã nói về điều này; ông là lịch sử gia của thế kỷ thứ nhất.

Trong thế kỷ thứ I AD, khi Chúa Giêsu còn sống, mọi người đều biết là nếu bạn đi vào nơi Cung Thánh. Không, không, không có gì trong đó. Nó là nơi trống rỗng; một căn phòng tối đen  Vị tư tế đi vào nơi Cực Thánh ấy một năm một lần và đổ máu chuộc tội trên Hòm Bia, trên Ngai thương xót đậy Hòm Bia nhưng khi Chúa Giêsu còn sống, người ta không thể làm điều đó vì Hòm bia không còn nữa.

Điều này dẫn đến việc có đủ loại lý luận về điều gì đã xảy đến với Hòm Bia. Đây là lý do tựa đề của bộ phim đã là Raiders of the Lost Ark vì nó đã bị mất. Người ta đã có đủ mọi thứ suy đoán về điều gì đã xảy ra với Hòm Bia. Một số người nghĩ là quân lính Babylon đã chiếm lấy Hòm bia mặc dù sách Các Vua đã không liệt kê nó là một những vật mà quân Babylon đã lấy khỏi Đền Thờ Giêrusalem khi họ tiêu hủy Đền thờ. Một số người khác nói rằng người ta đã tìm thấy Hòm Bia và hiện đang ở trong đan viện ở Ethiopia. Bạn đã xem những phim tài liệu này trên Kênh Discovery Channel, History Channel. Họ bắt bạn ngồi nghĩ suốt hai giờ về Hòm bia đang ở đâu và cuối cùng họ nói, Ồ, nó ở nơi cung thánh được bảo vệ bởi những đan sĩ này và họ không thể đi vào. Thật tiếc thay!

Và bạn đã tốn hết thời giờ! Không ai có thể xác minh hoặc phủ nhận nếu đó là Hòm bia. Và cũng có hàng loạt những suy luận khác nữa.

Là người Công giáo, thật thú vị vì chúng ta không cần phải chất vấn, chúng ta thực sự biết điều gì đã xảy đến với Hòm bia vì Kinh Thánh của chúng ta nói trong Sách Cựu Ước của người Công Giáo, quyển thứ hai của sách Macabê chương 2, chúng ta có lời tường thuật cổ xưa nhất về điều gì đã xảy đến với Hòm bia giao ước. Những Kitô hữu Tin Lành không quen thuộc với truyền thống cổ xưa này vì sách này chỉ có trong Cựu Ước của Công Giáo. Hầu hết những người Công giáo không quen thuộc với truyền thống cổ xưa này của Do thái giáo vì nó nằm trong Cựu Ước của Công giáo! Truyền thống này thì quan trọng.

Chương 2 của Sách Macabê quyển hai cho chúng ta biết là tiên tri Giêrêmia vẫn còn sống khi Đền thờ bị tàn phá. Ông lấy Hòm Bia vì là tư tế và dấu nó trong Núi Nebo, phía Đông của Sông Giođan, nơi mà Môsê đã lên để nhìn thấy đất hứa trước khi ông chết. Không phải là Núi Sinai mà là Núi Nebo. Đây là câu trích từ chương 2:
Cũng bản văn ấy còn cho biết là vị ngôn sứ được báo mộng, đã truyền phải đưa Lều và Hòm Bia cùng đi với ông lên núi ông Mô-sê đã lên để nhìn ngắm cơ nghiệp của Thiên Chúa. 5 Khi đến đó, ông Giê-rê-mi-a gặp thấy một cái nhà giống hình một cái hang ; ông đưa Lều, Hòm Bia và bàn thờ dâng hương vào đấy, rồi bít cửa lại. 6 Sau đó, một số người đồng hành với ông tính trở lại để ghi dấu đường, nhưng không tìm ra. 7 Biết chuyện ấy, ông Giê-rê-mi-a trách mắng họ : "Nơi ấy chẳng ai được biết cho đến khi… vinh quang của Đức Chúa và đám mây sẽ xuất hiện.” (2 Macabê 2:4-8)

Đám mây ở đây có nghĩa là gì? Giêrêmia không nói về tiếng sấm sét. Ở đây không nói về đám mây vinh quang từ Cựu Ước vì trong sách Êdêkien cho chúng ta biết khi Đền thờ bị tàn phá, đám mây vinh quang rời khỏi Hòm Bia, rời khỏi Đền Thờ và họ nghe tiếng nói “Chúng ta hãy rời nơi đây.” Sự hiện diện của các thiên thần nơi Hòm Bia và sự hiện diện của Chúa cất khỏi nơi đó. Sau đó Đền thờ bị tàn phá. Giêrêmia muốn nói họ sẽ không biết Hòm bia sẽ ở nơi nào cho đến khi đám mây che phủ trên Hòm bia trở lại từ trời.

Với những điều đó trong tâm trí, với những giáo lý của Do thái giáo được lưu trong trí nhớ, chúng ta đi đến Tân Ước và đọc về tường thuật thiên sứ truyền tin cho Đức Maria. Bạn sẽ thấy một điểm rất rất quan trọng và nó là điểm này. Trong Phúc Âm thánh Luca, Đức Maria được mô tả là hoàn thành vai trò của Hòm bia giao ước trong Tân Ước (Giao Ước mới). Mẹ là Hòm bia của Giao Ước mới và bạn nhận ra điểm này khi thiên thần nói với Mẹ trong Phúc Âm thánh Luca 1:35. Sứ thần Gáprien đến với Mẹ và nói “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.”

Nếu bạn nhìn vào biểu đồ tôi đã phát ra, thánh sử Luca dùng một động từ Hy Lạp rất đặc biệt để mô tả Chúa Thánh Thần và quyền năng Thiên Chúa rợp bóng trên Đức Maria. Từ Hy Lạp được dùng ở đây là “episkiazos.” Từ này chỉ được dùng vài lần trong Cựu Ước và được dùng khi nói đến đám mây vinh quang che phủ Hòm Bia. Trong sách Xuất Hành 40:35 đám mây vinh quang, “episkiazó” rợp phủ Nhà Tạm với Hòm bia trong đó. Cũng vậy trong Phúc Âm thánh Luca 1:35, “Thánh Thần “episkiazos”, rợp bóng trên Đức Maria. Ngay cả những nhà chú giải Tin Lành về Phúc Âm Thánh Luca, những người thông thạo Cựu Ước, nhìn vào đây và nói ở đây có vẻ như Đức Maria được mô tả là Hòm bia mới của Giao Ước. Nói cách khác, thân xác của Đức Maria là nơi cư ngụ mới của Thiên Chúa trên trần gian.

Việc này không chỉ ngừng nơi đó. Nếu tôi có thêm thời gian, tôi có thể chỉ ra cho bạn thấy không chỉ là trong đoạn truyền tin mà trong đoạn về Đức Maria viếng thăm Elizabeth. Trong cuốn sách “The Jewish Roots of Mary / Từ Gốc Do thái giáo của Đức Maria” trang 58, tôi có nhiều bản đưa ra những điểm song song giữa Đức Maria và Hòm Bia. Ở trang 58 chỉ là một bản. Có khoảng 5 bản như vậy về Đức Maria và Hòm Bia trong Cựu Ước và Tân Ước, trong đoạn viếng thăm của Đức Maria.

Trong Cựu Ước sách Sa-mu-en quyển hai “Vua Đa-vít “lên đường và đi” lên miền núi của Giuđa “để đưa Hòm Bia Thiên Chúa.” (2 Sam 6:2)

Bà Ma-ri-a “lên đường, đến miền núi” vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa để viếng thăm Elizabeth.

Khi sống ở miền Giuđa, Đa-vít nói trong sách Samuel quyển hai, thừa nhận sự không xứng đáng được lãnh nhận Hòm bia và thốt lên: “Hòm Bia ĐỨC CHÚA đến với tôi thế nào được?”

Trong Tân Ước, Elizabeth thừa nhận sự không xứng đáng để lãnh nhận Đức Maria bằng việc thốt lên: “Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?” (Luca 1:43)

Trong Cựu Ước Đavít “nhảy múa” trước Hòm bia khi được rước vào “giữa tiếng reo mừng” (2 Sa-mu-en 6:15-16). Và dù chúng ta không nhận ra điểm này, trong Phúc Âm thánh Luca chương 1 tường thuật không chỉ Gioan Tẩy Giả “nhảy lên” trong bụng mẹ, Elizabeth cũng “reo lên” “Em thật có phúc giữa người phụ nữ và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc.” Bà không chỉ nói mà bà lớn tiếng kêu lên. Bà tuyên bố, bà được tràn đầy Chúa Thánh Thần.

Và cuối cùng Hòm bia ở nhà ông Ô-vết Ê-đôm ba tháng. Thánh Luca cũng tường thuật một điều kỳ quặc. Thánh sử không chỉ nói bà Maria ở với Elizabeth cho tới khi Gioan sinh ra, thánh sử nói bà Maria ở lại nhà bà Elizabeth được ba tháng.

Tại sao thánh sử làm điều đó? Lần nữa các học giả Công giáo và không Công giáo nhận ra đó là vì Luca diễn giải những điểm song song giữa Hòm bia được rước lên Giêrusalem và Đức Maria đi đến nhà bà Elizabeth vì Mẹ là Hòm bia mới của Giao Ước. Nếu bạn có chút gì nghi ngờ về điểm này, bạn có thể tiến nhanh đến sách Khải Huyền. Ở đó có mô tả một kết nối nữa giữa Đức Maria và Hòm bia. Đó là Khải Huyền chương 12, mô tả người nữ mình khoác mặt trời nhưng là trong câu ngay trước đó, Khải Huyền 11:19. Hầu hết trong chúng ta không nhận ra điểm này vì chương đó bị phân chia nhưng trong bản văn gốc tiếng Hy Lạp thì ngay cả không có dấu chấm và các phân đoạn câu mà chỉ là chữ chạy dòng nối dòng. Trong bản văn gốc, các học giả nhận ra có sự song song được dẫn ra ở đây. Chúng ta hãy nhìn vào Khải Huyền 11:19, Gioan tường thuật: “Đền Thờ Thiên Chúa ở trên trời mở ra, và Hòm Bia Giao Ước xuất hiện trong Đền Thờ.”

Bạn hãy ngừng và nghĩ xem dân Do thái trong thế kỷ thứ I họ đã chờ để tìm được Hòm Bia  6 thế kỷ nay. Từ thời ngôn sứ Giêrêmia, người ta chờ để được nhìn thấy lại Hòm bia, Hòm Bia đang ở đâu. Khi Gioan nhìn thấy sự xuất hiện này, đây là một điều rất quan trọng. Thay vì ở Núi Nebo, phía bên kia của sông Giođan, nơi Hòm bia đã được cất giấu mất, Hòm bia thì ở trên thiên đàng. Ngay sau đó Gioan diễn tả Đền thờ trên thiên đàng mở ra vì Hòm Bia ở trong nơi Cung Thánh. Gioan nhìn vào và nhìn thấy một dấu lạ khác trên thiên đàng: “Một người nữ mình khoác mặt trời” và hai động từ Gioan dùng ở đây đi đôi với nhau. Các học giả đã chỉ cho thấy Gioan ở đây cũng như ở nơi khác trong sách Khải huyền, những dấu hiệu trùng nhau, hai cách nhìn một sự việc: Hòm bia và người nữ là nơi mà Thiên Chúa cư ngụ, Đức Maria, Mẹ của Đấng Mêsia.

Đức Maria là Hòm bia mới. Có gì quan trọng đâu! Mẹ chỉ là một người nữ bình thường, đúng không? Không hẳn thế. Nó chứa đựng nhiều ý nghĩa. Khi nói Đức Maria là Hòm bia mới, chúng ta có ngụ ý gì? Trước hết, nó nói cho chúng ta sự thánh thiện của Đức Maria. Đôi khi người ta cảm thấy thắc mắc vì chúng ta gọi Mẹ, Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời. Nhưng Mẹ là Hòm bia của Giao Ước. Mẹ là Hòm Bia theo định nghĩa; thân xác Mẹ đã được tận hiến, đặt riêng ra để là nơi Thiên Chúa cư ngụ. Tôi không có đủ thời gian để đi sâu vào điểm này tối hôm nay. Tôi đã viết một chương trong cuốn sách về sự trọn đời đồng trinh của Mẹ.

Đây là khó khăn mà không chỉ Kitô hữu Tin Lành mà cả nhiều người Kitô hữu Công giáo tôi gặp đã phải đương đầu. Khó khăn đó là tín điều về Đức Maria vẫn còn đồng trinh suốt đời Mẹ; Mẹ không có đứa con nào khác; Mẹ và thánh Giuse đã không bao giờ có quan hệ hôn nhân. Người ta hỏi điều đó có gì là quan trọng lắm đâu. Nếu họ đã cưới nhau thì tại sao Mẹ lại sống đồng trinh trong hôn nhân. Đó không phải là điều tốt lành hay sao? Có sự gì sai trái về quan hệ hôn nhân sao? Chẳng phải Chúa đã nói “Hãy sinh sôi nảy nở?” Đó là những lời đầu tiên Chúa nói trong sách Sáng Thế nên rõ ràng những quan hệ hôn nhân là điều tốt lành, không có gì lầm lỗi.

Vậy tại sao Đức Maria suốt đời đồng trinh? Tôi đã viết một chương để giải thích về việc đó và về “anh em của Chúa Giêsu” trong Phúc Âm. Tôi chỉ muốn đưa ra một điểm nhỏ ở đây: Nếu Thánh Giuse đã có chút manh mối nào rằng trong mầu nhiệm Nhập Thể, Chúa Thánh Thần đã rợp bóng trên Đức Maria như đám mây vinh quang đã rợp bóng trên Hòm bia và thánh Giuse cũng đã có rất ít nhận thức về sự  tôn nghiêm và sự thánh thiện của Đức Maria nữa. Bạn hãy nhớ trong Cựu Ước, nếu bạn không là tư tế được thánh hiến, bạn không thể chạm vào Hòm bia vì Hòm bia thì rất là uy nghiêm, rất thánh thiện, đã được đặt dành riêng cho Chúa. Có lẽ chúng ta sẽ nói thêm về điểm này trong phần hỏi đáp nếu bạn muốn biết thêm nữa. Lúc này tôi chỉ muốn bạn nghĩ về điều đó, sự thánh thiện và Đức Maria.

Điểm thứ hai, thân  xác của Đức Maria thì thánh thiện vì thân xác của Mẹ là nơi cư ngụ của Chúa. Từ Cựu Ước, chúng ta biết có những gì trong Hòm bia? Trong đó có Mười Điều Răn, có manna, có điện thoại đi động… Ồ không, điện thoại không có trong Cựu Ước và trên thiên đàng cũng không có nó.  Một lý do để cố gắng có được thiên đàng, không điện thoại.

Mười điều răn, manna từ trời và cây gậy của Aharon. Vì thế nếu Đức Maria là Hòm Bia mới, điều gì đã ở trong thân xác Mẹ? Ngôi Lời Nhập Thể, Bánh hằng sống, và Tư Tế hằng hữu của Chúa, vị Tư Tế đích thực, Đức Giêsu Kitô. Đức Maria là Đấng như thế, đó là vai trò của Mẹ. Cuối cùng là sự kết thúc của Đức Maria.

Hòm bia mới là điểm  cốt yếu để hiểu về Đức Maria được đưa lên trời cả hồn lẫn xác. Nếu Chúa Giêsu là Môsê mới, Đấng đã đến để khởi sự cuộc xuất hành mới và là Đấng đưa chúng ta vào đất hứa nơi thiên đàng, Đền thờ trên thiên đàng như dân Do-thái nói thì Hòm bia mới nằm ở đâu. Trong Cung Thánh trên thiên đàng. Và không chỉ linh hồn của Đức Maria là Hòm bia ,mà chính là Đức Maria, là thân xác của Mẹ. Vì thế thật là phải lẽ để Đức Maria, Hòm Bia mới, cuối đời mình được đưa vào Đền thờ trên thiên đàng, cùng ở với Chúa. ĐTC Beneđictô XVI đã nói đến điểm này trong bài giảng Lễ Đức Mẹ Hồn xác lên trời ngày 15 tháng 8 năm 2011: “Nếu Đức Maria là Hòm Bia mới thì thật phải lẽ là thân xác của Mẹ sẽ không phải trải qua hư thối nhưng được đưa vào thiên quốc, vào nơi Cung Thánh. Bạn còn nhớ Hòm bia được làm từ gỗ không thể bị hư mục. Thân xác của Mẹ cũng vậy.

Share:

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2023

Phó thác: Ngủ yên trong trái tim Chúa

Thật HƯ ĐỐN khi dành cả đêm để lo lắng, thay vì ngủ bên Trái Tim Chúa Giêsu! . . .

Nếu bóng đêm làm đứa trẻ sợ hãi, nếu nó phàn nàn vì không nhìn thấy Người đến bồng ẵm mình, thì hãy để nó nhắm mắt lại, hãy để nó sẵn sàng làm việc hy sinh Người đang đòi hỏi nơi nó, và rồi hãy để nó chờ cho giấc ngủ đến… Khi đứa trẻ giữ mình bình yên theo cách này, màn đêm mà bé ấy không còn nhìn chằm vào sẽ không thể làm bé sợ hãi, và sự bình tĩnh, nếu không phải là niềm vui, sẽ sớm tái sinh trong trái tim nhỏ bé của đứa trẻ. . . . -- Sơ Marie của Thánh Giuse

Có quá đáng không khi đứa trẻ nghe lời yêu cầu là nó hãy nhắm mắt lại? . . . không chống lại tiếng xầm xì của đêm đem?... Không, không là quá đáng, và đứa trẻ nhỏ sẽ học phó thác bản thân, nó sẽ tin rằng Chúa Giêsu đang bồng ẵm nó, nó sẽ bằng lòng với việc không nhìn thấy Người và bỏ lại sau lưng nỗi sợ hãi vớ vẫn rằng nó là đứa trẻ bất hiếu (một nỗi sợ hãi không thích hợp cho đứa trẻ nhỏ).
-- Người sứ giả (Thánh Têrêsa Hài đồng)

 

Sơ Marie của Thánh Giuse tâm sự với Thánh Thérèse về nỗi sợ bóng tối của sơ. Sự hiểu biết của chúng ta về câu trả lời của Thánh Têrêsa sẽ là nông cạn nếu chúng ta cho rằng nỗi sợ hãi của Sơ Marie chỉ là sợ thiếu ánh sáng thể chất. Có một bóng tối của đời sống tâm linh mà lời cầu nguyện đích thực phải đối mặt. Thánh Têrêsa đang hướng dẫn các linh hồn hãy sống cuộc đời của họ như là một hiến lễ thiêng liêng trọn vẹn cho tình yêu đầy lòng thương xót của Chúa. Loại hy sinh này đòi hỏi chúng ta phải đi vào một lối cầu nguyện mà chúng ta không hiểu rõ. Nó vượt xa mọi thứ chúng ta quen thuộc – và vượt xa cả chúng ta. Nỗi sợ bóng tối ở đây là một thực tại tâm linh hơn là thể chất và trong lời giải thích ngắn ngủi này, tôi cố gắng làm rõ kinh nghiệm sâu sắc của Sơ Marie.

Tình yêu đầy lòng thương xót của Thiên Chúa là một mầu nhiệm bao la che phủ toàn bộ sự hiện hữu của chúng ta theo những cách không bao giờ mất đi sự mới mẻ và xa lạ. Học cách chấp nhận những cách Chúa bày tỏ sự hiện diện của Ngài chúng ta không quen thuộc mà là điều cần thiết nếu chúng ta muốn được trưởng thành trong tình yêu với Chúa. Nếu không có sự tăng trưởng này, chúng ta sẽ bị giới hạn trong việc dâng mình cho Chúa theo những cách quen thuộc và thoải mái đối với chúng ta – những cách mà lúc đầu mang lại sự tiến triển, sự gần gũi với Chúa, nhưng cuối cùng có thể trở thành những sự chúng ta bám víu vào, những sự làm suy yếu mối tương quan với Chúa. Món quà đích thực và trọn vẹn hơn mà Kinh Dâng Hiến (Act of Oblation) của Thánh Têrêsa chỉ ra, thách thức chúng ta vượt qua khỏi những giới hạn đó.

Lối cầu nguyện để tìm kiếm sự hiện diện có sức sự an ủi và chữa trị của Chúa trong cuộc sống chúng ta không thể đạt đến mục tiêu này. Mục đích của cầu nguyện không chỉ là có được những gì chúng ta nghĩ mình cần. Thay vào đó, tột đỉnh của cầu nguyện là kết hợp làm một với Chúa trong tình yêu. Sự kết hợp này thì không giống bất cứ điều gì chúng ta từng trải qua hoặc có thể tưởng tượng. Để đạt được sự kết hợp trọn vẹn với Thiên Chúa mà chúng ta chưa biết, đòi hỏi chúng ta phải gánh chịu mọi thứ ân sủng xa lạ trong việc cầu nguyện – những hoạt động ẩn kín của Thiên Chúa nhằm thanh tẩy và củng cố bản chất con người của ta để lòng thương xót dịu dàng của Chúa không gặp cản trở để thu hút ta.

Sự tin tưởng triệt để vào tình yêu của Chúa và lòng dũng cảm đón nhận công việc mầu nhiệm của Ngài là điều cần thiết cho sự trưởng thành tâm linh. Khi cuộc trò chuyện của chúng ta với Chúa không tạo ra cảm giác an ủi về sự hiện diện của Ngài hoặc những cảm nghĩ mà chúng ta mong đợi, thì chúng ta rất dễ bị ảnh hưởng bởi đủ loại lo lắng, chia trí và thay đổi tâm trạng. Điều này là vì những hình thức cầu nguyện chưa trưởng thành, những hình thức tìm kiếm ơn an ủi và quen thuộc, chúng ta đặt giới hạn cho việc Chúa gặp gỡ ta. Khi chúng ta đặt giới hạn như vậy, Thiên Chúa không thể thực hiện sự thanh tẩy trọn vẹn hơn của trái tim ta mà Ngài hằng mong ước. Chỉ khi chúng ta chìm đắm trong lời cầu nguyện sâu sắc hơn, nơi Chúa nói với chúng ta theo những cách mà chúng ta không hiểu thì chúng ta mới bắt đầu nhận ra những cách quái dị mà chúng ta đã dùng để giới hạn Chúa. Chúng ta bị sốc vì sự thất tin của mình và tự hỏi tại sao Chúa tiếp tục trung thành với chúng ta. Đây là nỗi sợ hãi thực sự mà Sơ Marie of St. Joseph phải đối mặt và lý do tại sao Thánh Têrêsa khuyên sơ như vậy.

Điều này không có nghĩa là những cảm xúc thiêng liêng hoặc những hiểu biết đem đến sự an ủi là không hữu ích khi chúng ta bắt đầu cầu nguyện. Chúa thường ban cho chúng ta những điều này để khuyến khích chúng ta đi sâu hơn. Đồng thời, những ân sủng này chỉ là hình bóng của một lời cầu nguyện thuần khiết và hiệu quả hơn nhiều. Đôi khi, lúc Chúa tin rằng chúng ta đã sẵn sàng, thì Ngài cất đi cái bóng này và che phủ chúng ta bằng chính sự hiện diện của Ngài. Thérèse gọi lời cầu nguyện này là “ngủ yên trong Trái Tim Chúa Giêsu.” Ngủ trong Trái Tim Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta đừng sợ bóng tối đi kèm với hình thức cầu nguyện này. Thánh Gioan Thánh Giá gọi việc phủ bóng này là “đêm tối của linh hồn / đêm tăm tối” hay “sự chiêm niệm tăm tối”. Trong loại cầu nguyện này, quyền năng thánh hóa / biến đổi của Chúa có sự tự do để tiến vào nơi sâu thẳm trái tim ta và mở rộng khả năng yêu thương và khả năng bị đau đớn bởi sự đau khổ của người khác. Càng dễ bị tổn thương trước cảnh ngộ của người khác và trước những ước muốn của Chúa, thì chúng ta càng ít bị tổn thương trước nhiều hình thức tự dằn vặt bản thân hoặc những trạng thái cảm xúc hay thay đổi khi cầu nguyện.

Thánh Têrêsa nhận ra rằng Chúa đã bắt đầu dẫn Sơ Marie of St. Joseph vào lời cầu nguyện có sức biến đổi này. Để bước vào giai đoạn cầu nguyện này, người ta phải không cố gắng tránh hoặc vượt qua bóng tối. Thay vào đó, giống như Đức Maria được Đấng Tối Cao che phủ, người ta chỉ đơn giản đồng ý với công việc mầu nhiệm mà Thiên Chúa đang thực hiện. Khi đây là sự ưng thuận trọn vẹn, Thánh Têrêsa gọi nó là “phó thác.” –Trích từ Living the Mystery of Merciful Love: 30 Days with Therese of Lisieux

Share:

Tại sao Đức Giêsu nhổ nước miếng vào đất rồi xoa lên mắt anh mù từ khi mới sinh?

Tại sao Đức Giêsu nhổ nước miếng vào đất rồi xoa lên mắt anh mù từ khi mới sinh?

Phúc Âm của Chúa nhật hôm nay là từ câu chuyện Chúa chữa người mù từ khi mới sinh. Bài giải thích dưới đây là từ Dr. Brant Pitre.

“Điểm thứ nhất, Đức Giêsu làm phép lạ chữa người mù từ khi mới sinh trong bối cảnh Người tuyên bố, “Ta là ánh sáng thể gian.” Nói cách khác, khi đối mặt với người mù, Ngài tuyên bố Ngài là ánh sáng thế gian.

Điểm thứ hai, Đức Giêsu không chỉ dùng lời nói như Ngài đã làm trong những phép lạ khác – như với người đầy tớ của viên đại đội trưởng, “Ngài chỉ nói một lời là đầy tớ của tôi sẽ được chữa lành.” Trong trường hợp người mù từ khi sinh ra, Đức Giêsu đi xa hơn và nhổ nước miếng vào đất, làm nên đất sét và dùng đất sét trét trên mắt người mù và chữa lành anh. Đây thực là một hành vi khá kỳ quặc của Đức Giêsu….

Rồi Đức Giêsu ra lệnh cho ông đi đến hồ Silôê mà rửa. Tại sao Đức Giêsu thực hiện ba bước này?

Bạn sẽ không ngạc nhiên vì lý do của nó là ở trong Cựu Ước, trong nguồn gốc Do thái giáo. Vì trong Do thái giáo của thế kỷ thứ nhất, và đây là điểm rất thú vị -- có một truyền thống rất xưa – các cuộn sách Biển Chết (Dead Sea Scrolls) có đề cập đến điểm này là khi Chúa tạo dựng nên Ađam từ bụi dất, Thiên Chúa dùng nước miếng. Vì nếu bạn muốn làm nên vật gì từ bụi đất, bạn không thể làm được. Bạn không thể nặn nên tượng từ bụi đất. Bạn phải pha vào chất lỏng để quyện đất lại với nhau. Cho nên dân Do thái có truyền thống là khi Chúa dựng nên Ađam, Chúa dựng nên ông từ nước miếng và đất. Ngài dựng nên Ađam từ nước Ngài nhổ ra, và cuộn sách Biển Chết thực sự có nói Ađam, hay loài người, được dựng nên từ “nước miếng nhổ ra, nặn từ đất sét.” Vậy bạn hãy suy nghĩ chốc lát. Nếu theo truyền thống Do thái Chúa dựng nên Ađam từ nước miếng và đất, từ đất sét, thì Đức Giêsu đang làm gì ở đây?

Đức Giêsu đang hành động như Thiên Chúa hành động trong Cựu Ước. Nói cách khác, Ngài đang tạo dựng tạo dựng mới. Cũng như Ađam có được thân thế từ đất sét, Đức Giêsu nay cho người mù bẩm sinh được thấy. Ngài cho người mù, đôi mắt mới từ đất và nước miếng của Ngài. Cho nên Đức Giêsu ở đây làm việc Thiên Chúa làm, nhổ xuống đất, làm nên đất sét và cho người mù này được thấy. Đó là chủ đề chủ yếu của bài đọc này. Đây là một khía cạnh nữa của Phúc Âm thánh sử Gioan, nơi mà Đức Giêsu không chỉ mặc khải tính Thiên Chúa của Người. Người không chỉ là Đấng Mêsia; Người không chỉ là Vua của dân Israel. Người là Con Thiên Chúa, là Đấng luôn Hiện Hữu (the I Am). Người là Đấng dựng nên vụ trụ và nay đang tái tạo vũ trụ, cứu chuộc nó và làm nên trời mới đất mới.

Lạy Chúa xin chữa lành bệnh mù của linh hồn con. Xin mở đôi mắt đức tin con để con có thể nhìn thấy Chúa, Đấng tạo dựng nên con vì yêu thương, cứu chuộc con vì lòng thương xót và cho con biết sấp mình thờ lạy Chúa, Cứu Chúa của con.

Share:

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2023

Thánh Têrêsa Hài đồng về tội lỗi của chúng ta và Trái tim dịu hiền của Chúa Giêsu

Thánh Têrêsa Hài Đồng là vị thánh được nhiều người yêu thích vì thánh nữ thực sự sống đến mức trọn lành câu Phúc âm: “Các con hãy trở nên trẻ nhỏ để được vào nước trời.” Trẻ thơ tin tưởng hoàn toàn vào cha mẹ của mình và đón nhận mọi sự vì không có khả năng để tìm lối sống riêng cho mình.

Thánh Têrêsa Hài đồng có một người “em trai” thiêng liêng, Linh mục Maurice Bellière, khi viết để nhờ thánh nữ hướng dẫn, Maurice chưa là linh mục. Những đoạn thư thánh nữ viết cho Maurice dưới đây, diễn tả sự diệu hiền của Trái Tim Chúa Giêsu. Ước gì chúng ta cũng biết đem vào cuộc sống tinh thần trẻ thơ của thánh nữ và không bao giờ để bất cứ khiếm khuyết hoặc tội lỗi to nhỏ nào ngăn cách chúng ta khỏi tình yêu Thiên Chúa.


 

“Chị hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Thầy: “Thánh tâm Chúa Giêsu bị đau buồn vì hàng nghìn sự thiếu tế nhị nhỏ nhặt của bạn bè Ngài hơn là vì những tội trọng mà con người trên thế giới phạm phải”; nhưng, Thầy bé nhỏ yêu dấu, đối với Chị, dường như chỉ khi những bạn bè của Ngài, không nhận thức được sự thiếu tế nhị liên tục của họ, nhưng hành động này trở thành thói quen và không xin Ngài tha thứ, thì Chúa Giêsu mới nói ra những lời cảm động này, những lời mà Hội thánh đặt trong miệng Chúa Giêsu trong Tuần Thánh: “Những vết thương mà các ngươi nhìn thấy trên tay Ta là những vết thương mà Ta đã nhận từ người nhà, những người yêu mến Ta!”

Đối với những người yêu mến Ngài, những người sau mỗi lần thiếu tế nhị đến xin Ngài tha thứ bằng cách gieo mình vào vòng tay của Ngài, Chúa Giêsu vui mừng hớn hở. Ngài nói với các thiên sứ của Ngài điều mà người cha của đứa con hoang đàng đã nói với các tôi tớ của mình: “Hãy mặc cho nó chiếc áo đẹp nhất, đeo chiếc nhẫn vào ngón tay nó, và chúng ta hãy cùng vui mừng.” Ah! Thầy ơi, người ta biết rất ít về sự tốt lành, tình yêu đầy lòng thương xót của Chúa Giêsu! . . . Quả thật, để hưởng được những kho tàng này, người ta phải hạ mình xuống, nhìn nhận mình là hư vô, và đó là điều mà nhiều linh hồn không muốn; nhưng, Thầy bé nhỏ của Chị, đây không phải là cách Thầy hành động, vì vậy con đường của đơn sơ tin tưởng vào Chúa là con đường được vạch ra cho Thầy.”

...

Chị làm sao cho em hiểu được sự dịu dàng của Thánh Tâm của Chúa Giêsu và điều Ngài trông chờ từ em. Trong thư gửi ngày 14, em làm trái tim chị cảm xúc biết bao; Chị hiểu rõ hơn bao giờ hết sự giống nhau như chị emcủa linh hồn em, vì nó được gọi để lên đến với Chúa bằng thang  của tình máy của tình yêu chứ không phải là hì hục leo lên cầu thang của sự sợ hãi. . . . Chị không chút ngạc nhiên khi việc thực tập sống thân mật với Chúa Giêsu dường như hơi khó đối với em; chúng ta không thể làm được điều đó trong một ngày, nhưng chị chắc  rằng chị sẽ giúp em nhiều hơn nữa để bước đi trên con đường vui sướng này khi chị được giải thoát khỏi cuộc đời phàm trần của mình, và chẳng bao lâu nữa, giống như Thánh Augustinô, em sẽ nói: “Tình yêu là trọng lượng lôi cuốn tôi.”

Chị sẽ tìm cách để em hiểu bằng một so sánh rất đơn giản về Chúa Giêsu yêu thương ngay cả những linh hồn bất toàn nhưng tin cậy nơi Ngài chừng nào:

 Chị hình dung một người cha có hai đứa con tinh nghịch và không vâng lời, và khi ông đến để trừng phạt chúng, ông thấy một trong hai đứa run lẩy bẩy và kinh hãi chạy trốn khỏi ông. Tự trong thâm tâm của đứa bé, nó có cảm giác rằng mình đáng bị trừng phạt. Còn người em của nó thì ngược lại. Nó lao vào vòng tay của bố nó nói, con xin lỗi vì đã làm bố phiền lòng, rằng nó yêu bố nó và để chứng tỏ điều đó nó sẽ ngoan ngoãn từ nay trở đi. Nếu đứa trẻ này xin bố phạt nó bằng một nụ hôn. Tôi không tin là trái tim của người cha vui vẻ có thể chống lại sự tự tin hiếu thảo của đứa con mình, đứa con mà ông biết rõ lòng chân thành và yêu mến của nó. Ông nhận rằng con trai mình cũng sẽ phạm lại những lỗi lầm đó và không chỉ một lần đâu, nhưng ông luôn sẵn sàng tha thứ cho nó, nếu con trai ông biết cách để đến với bố thông qua trái tim của ông. . . . Chị  không nói gì với em về đứa con đầu lòng, Thầy bé nhỏ của chị, em phải biết liệu cha nó có thể yêu thương nó nhiều và đối xử với nó bằng sự chiều chuộng như đứa con kia không. . . .

Nhưng tại sao chị nói với em về cuộc sống của sự tự tin và tình yêu? Cách giải thích của chị quá kém cỏi, chị phải đợi thiên đàng để có thể chuyện trò với em về cuộc sống hạnh phúc ấy. Điều chị muốn làm ngày hôm nay là an ủi em. –Trích từ Living the Mystery of Merciful Love: 30 Days with Therese of Lisieux

Share:

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023

Chúa Nhật thứ IV Mùa Chay, năm A: Mù từ khi mới sinh -- từ bóng tối của tôi và sự chết đi vào ánh sáng và hiện hữu

Người mù từ khi mới sinh là mẫu hình của người đã được rửa tội. Tất cả chúng ta được sinh ra trong tình trạng mù của tâm linh, sinh ra trong tội tổ tông.

Câu hỏi của các môn đệ: “Ai đã phạm tội… anh ta hay cha mẹ anh ta?” phản ánh niềm tin của người Pha-ri-sêu rằng dị tật bẩm sinh là kết quả của tội lỗi cha mẹ, nếu không thì chính đứa trẻ đã phạm tội khi còn trong bụng mẹ.

Chúa Giêsu nói “Không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội.” Trái lại, đây là để thiên hạ nhìn thấy công trình của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh.

Chúa Giêsu khẳng định: “Ta là sự sáng của thế gian”. Để hiểu nghĩa lời tuyên bố này, và toàn bộ câu chuyện chữa lành ở đây, chúng ta phải lưu ý rằng nó xảy ra trong một đoạn dài của Phúc âm thánh Gioan (chương 7–9) và diễn ra trong Lễ Lều của người Do Thái. Lễ hội rực rỡ này được đánh dấu bằng hai chủ đề: ánh sáng (Da-ca-ri-a 14:7) và nước (câu 8). Đền thờ được thắp sáng bằng những chiếc đèn menorah khổng lồ suốt đêm trong một tuần, và vào ngày cuối cùng của lễ hội, nước được lấy từ Hồ Siloam và đổ lên bàn thờ của Đền thờ như một lời cầu nguyện cho mưa và là một cách để hiện thực hóa về nhiều lời tiên tri trong Cựu Ước về một dòng sông chảy ra từ Đền Thờ trong thời kỳ sau cùng (xem Êdêkien 47; Giô-en 3:18; Da-ca-ri-a 14:8).

Chương 9 kết thúc phần dài này của Gioan và tập hợp các chủ đề về nước và ánh sáng, khi Chúa Giêsu dùng nước để đem lại ánh sáng cho người đàn ông này. Rõ ràng, nước và ánh sáng cũng có liên quan đến sự sáng tạo, bởi vì trước tiên nước bao phủ vực sâu, và sau đó Thiên Chúa phán: “Hãy có ánh sáng” (Sáng thế 1:3).

Nhưng trước tiên, Chúa Giê-su nhổ nước miếng xuống đất, trộn thành bùn và lấy bùn xức vào mắt người đàn ông.

Việc xức dầu là một chủ đề quan trọng – rửa tội là sự xức dầu của Chúa Thánh Linh. Cho đến ngày nay, nghi thức Rửa tội bao gồm việc xức dầu thánh như một biểu tượng của thực tại này.

Việc Chúa Giêsu nhổ nước miếng vào đất có ý nghĩa gì?

Ý kiến riêng của tôi dựa trên các Cuộn sách Biển Chết, trong đó con người được mô tả là “được nhào nặn từ bụi đất… con người là từ rất nhiều nước nhổ… chỉ là đất sét bị cắt ra” (xem 1 QS 11:21; 1QHa 20:35; 4Q264 1 9). Tôi nghĩ điều này phản ánh cách hiểu của người Do Thái cổ đại về câu chuyện sáng tạo, trong đó Chúa nhổ xuống đất và tạo nên cơ thể của Adam từ đất sét/bùn.

Việc Chúa Giê-su nhổ nước miếng xuống đất là một tóm tắt của công trình sáng tạo nên Ađam, người đàn ông đầu tiên. Chúa Giêsu đang tái tạo người mù này, đưa anh ta từ bóng tối (từ trống rỗng) sang ánh sáng (sáng tạo). Ngài cũng chính là Thiên Chúa đã tuyên bố từ lâu: “Hãy có ánh sáng!”

Các chủ đề sáng tạo mới cũng được bày tỏ ở những điểm khác. Sau khi xức vào mắt, Chúa Giêsu sai người ấy đến hồ Si-lô-ê để rửa. Hồ Si-lô-ê chứa nước của Ghi-hôn, suối cung cấp nước cho Giê-ru-sa-lem. Nó được đặt tên là Ghi-hôn theo tên một trong những con sông của Eđen (Sáng thế 2:13) vì người Do Thái coi Giê-ru-sa-lem là một kiểu của Eđen mới. Vì vậy, một cách huyền nhiệm, nước của Siloam là nước Eđen hoặc nước của cuộc sáng tạo. Người đàn ông mù này đang được làm nên mới.

Sau khi rửa sạch nơi hồ Si-lô-ê, anh ta bước vào ánh sáng (Sáng thế 1:3) và trở về nhà của mình.

Những người biết anh ta không có cùng một ý kiến: một số người nghĩ rằng anh ta chính là người đàn ông đã từng đi ăn xin, nhưng những người khác nói: “Không, trông giống anh ta thôi”.

Người đàn ông trả lời và câu trả lời có vẻ mù mờ: “I am / tôi là”. Anh là cái gì? Giống như trước hay đã khác đi.

Sự mơ hồ là cố ý vì đây là bài giáo lý về phép rửa. Khi chịu phép rửa, chúng ta ra khỏi giếng rửa tội với tư cách là người trước đây hay là một người khác giống như người đã đến để lãnh nhận bí tích Rửa tội? Câu trả lời đúng là: Có cho cả hai! “Nếu ai ở trong Đức Kitô, người ấy là tạo vật mới; cái cũ đã qua … cái mới đã đến” (2 Cor 5:17).

Lưu ý rằng đây là chỗ duy nhất trong Phúc âm thánh Gioan mà không ai khác ngoài Chúa Giê-su sử dụng cụm từ “I AM / Ta là Đấng Hiện hữu”. Sau khi được rửa tội, con người được dự phần vào bản tính Thiên Chúa. Chúng ta chỉ thực sự bắt đầu hiện hữu khi bước vào mối quan hệ với Chúa Kitô. Cuộc sống không có Chúa Kitô là không tồn tại, là trong bóng tối.

Cuộc đối đáp sau đó với những người Pha-ri-sêu thật hài hước nhưng chúng ta không có đủ chỗ để bình luận về nó ở đây. Những lời tuyên bố của những người Pha-ri-sêu thường rất mỉa mai. Mặc dù được sáng mắt về mặt thể lý, nhưng họ hoàn toàn mù lòa về mặt tâm linh. Phần anh bị mù từ lúc mới sinh, có một sự tiến triển về sự hiểu biết của anh về Chúa Giêsu thông qua hết các sự việc, cho đến cuối đoạn Phúc âm khi anh ta nhận ra cách trọn vẹn Chúa Giêsu là Thiên Chúa và thờ phượng Ngài. Điều này tượng trưng cho sự tăng trưởng về sự hiểu biết của chúng ta về Đức Kitô sau khi lãnh nhận bí tích Rửa tội.

Chúa Giêsu, Vị Mục Tử mới, Vua Đavít mới, Đấng được Chúa Thánh Thần xức dầu, tóm tắt sự trớ trêu của toàn bộ biến cố qua những lời này:

“Tôi đến thế gian này chính là để xét xử : cho người không xem thấy được thấy, và kẻ xem thấy lại nên đui mù !”

Nhìn thấy thế giới qua con mắt của Thiên Chúa bộc lộ sự trớ trêu và mâu thuẫn vì “ Thiên Chúa không nhìn theo kiểu người phàm… ĐỨC CHÚA thì thấy tận đáy lòng.”

Đối với những người đã lãnh nhận bí tích Rửa tội, các bài đọc hôm nay khơi dậy trong tâm hồn chúng ta cảm kích sâu sắc về những gì Thiên Chúa đã được thực hiện cho chúng ta trong Chúa Kitô và được áp dụng vào cuộc sống hằng ngày của chúng ta qua các bí tích. Chúng ta là những thụ tạo mới! Chúng ta đã bước vào ánh sáng của Chúa! Chúng ta đã được xức dầu bằng Chúa Thánh Thần!

Nếu chúng ta cảm thấy mình mệt mỏi, mù mờ và mất tinh thần, có thể tội lỗi hoặc việc bị phân tâm bởi những lo lắng của cuộc sống này (Mt 13:22) đã làm quan điểm của chúng ta bị lệch lạc. Mùa Chay còn ba tuần nữa: đủ thời gian để trở về với việc đi xưng tội, siêng năng cầu nguyện và tách lìa khỏi quyến rũ của thế gian qua việc từ bỏ cái tôi. Rồi chúng ta sẽ khám phá ra niềm vui của việc được “bước đi trong ánh sáng cũng như Thiên Chúa hằng ngự trong ánh sáng,” (1 Gioan 1:7) -- Dr. John Bergsma

Share:

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2023

Những cảnh báo trong các mối tương quan bạn cần để ý đến

Lời từ video:

Nếu bạn không muốn chịu đựng những điều này trong một tình bạn, bạn đương nhiên sẽ không muốn chấp nhận nó trong mối tương quan nối kết bạn suốt cuộc đời của hôn nhân. Chào mọi người, tôi là Jackie Angel với Ascension Presents. Hôm nay chúng ta sẽ nói về những cảnh báo trong một mối quan hệ. Những cảnh báo nghiêm trọng là những cảnh báo nào?

Tôi nghĩ đây là một câu hỏi tổng thể mà bạn nên tự hỏi mình trong bất kỳ mối quan hệ nào, ngay cả khi đó là với gia đình. Bạn chắc chắn muốn lập ra ranh giới với một số thành viên nào trong gia đình, nếu một số những cảnh báo này có mặt. Hãy tự hỏi bản thân về tình bạn và các mối quan hệ mà bạn chọn, như tình bạn hay mối quan hệ lãng mạn, nếu có những dấu cảnh báo nghiêm trọng này, hãy thoát ra khỏi đó. Nếu chúng hiện diện trong mối quan hệ gia đình, bạn chắc chắn cần phải đặt ra những ranh giới.

Một câu hỏi tổng quát bạn cần đặt ra là mối quan hệ này làm cho bạn được tự do hơn hay bị chèn ép hơn?

Mối quan hệ này mang lại sức sống hay nó đang hút năng lực ra khỏi cuộc sống của bạn?

Bạn có cảm thấy bình yên và vui vẻ trong mối quan hệ này hay bạn có cảm giác nôn nao bồn chồn trong bụng như thế có điều gì đó không ổn?

Chúng ta sẽ bắt đầu với những cảnh báo nghiêm trọng trong một mối quan hệ và đi sang những dấu hiệu không quá rõ ràng. Nếu bạn nói có với những câu hỏi này, chúng là những điểm cảnh báo quan trọng.

Người này có bạo lực với bạn về thể lý, tình cảm, lời nói hoặc lạm dụng tình dục không?

Đây là một cảnh báo nghiêm trọng nên hãy thoát ra khỏi mối quan hệ lãng mạn này, hoặc đừng chịu đựng điều này trong một tình bạn.

Họ có ép bạn phải phạm tội không? Hay chế giễu bạn vì bạn không phạm tội?  Họ nhạo cười bạn, gọi bạn là làm bộ làm tịch vì bạn sẽ không làm những việc tình dục?

Họ có khiến bạn cảm thấy là mắc lỗi vì đã không uống rượu uống bia với họ không?

Họ có gây áp lực buộc bạn phải xem một bộ phim không tốt lành hoặc xem nội dung khiêu dâm không?  Họ có ép bạn phải sống chung với họ không?

Tôi muốn nói cụ thể là trong một mối quan hệ lãng mạn, bạn có ở bên họ vì bạn bị áp lực hay bị cưỡng bách không?

Bạn có sợ... thậm chí tôi nghĩ việc này có thể xảy ra trong tình bạn nữa. Bạn là bạn với người ấy chỉ vì bạn sợ. Có thể bạn sợ là họ sẽ làm điều gì đó tệ hại đến với bạn. Tôi cũng đã tư vấn những người không muốn rời bỏ một mối quan hệ vì người đó đã thao túng hoặc đe dọa họ, kiểu tôi sẽ tự làm tổn thương mình nếu bạn rời bỏ tôi. Bạn biết đây là một chiến thuật thao túng. Đừng ở lại gánh chịu, hãy thoát ra khỏi đó vì bạn đang bị thao túng.

Vì lý do nào đó, Netflix có một nhóm người tự yêu mình, rối loạn nhân cách chống đối xã hội, những kẻ lừa đảo trên Tinder. Tôi nghĩ một câu hỏi khác là họ có yêu cầu bạn một số tiền lớn, và bạn cảm thấy bị áp lực để đưa tiền cho họ như trên Tinder App. Bạn có cảm thấy như mình đang bị lợi dụng như một đối tượng để mua vui cho họ trong một mối quan hệ lãng mạn hoặc thậm chí là trong một tình bạn. Bạn có cảm thấy bạn đang bị lợi dụng không?

Tôi có thể cảm nhận nếu ai đó đang thao túng, lợi dụng tôi. Nếu họ không thích tôi vì điều gì đó, nhưng đột nhiên bạn trở nên hữu ích cho họ rồi họ có thể lợi dụng bạn kiểu, hmm... có thể vì bạn được nhiều người biết đến hoặc về tiền bạc, hoặc vì bất cứ điều gì khác nên họ dụng bạn. Trước đây, họ không thích bạn nhưng đột nhiên bạn trở nên hữu ích. Đó là một mối quan hệ độc hại. Bạn đang bị dùng nên hãy thoát ra khỏi đó.

Trong một mối tương quan bạn bè hoặc một mối quan hệ lãng mạn, bạn có sợ đưa ra những vấn đề khó khăn, những phiền toái, những thất vọng vì sợ rằng họ có thể chuyển qua thế thủ, tấn công bằng lời nói, hoặc trở nên lạnh lẽo, hoặc sợ họ sẽ chia tay với bạn?

Đây không là dấu hiệu tốt, đặc biệt nếu bạn đang nghĩ đến việc kết hôn với người này, sống mãi mãi bên họ. Nếu bạn không thể nêu ra những điều gây trắc trở trong mối tương quan thì đây là cảnh báo rất lớn. Nếu bạn cảm thấy sợ làm điều đó, đó là không là dấu hiệu tích cực. Bạn có cảm thấy như mình phải rất cẩn thận với những gì bạn nói, hoặc làm vì sợ rằng họ có thể chia tay bạn, hoặc cắt đứt tương quan bạn bè. Một lần nữa đây là một mối quan hệ độc hại.

Bạn có sợ bộc lộ những điểm yếu của mình vì họ muốn bạn phải là hoàn hảo không?

Bạn có cảm thấy luôn bồn chồn tự trong tâm can khi nghĩ đến việc kết hôn với họ không?

Bạn có cảm thấy lo âu khi nghĩ đến việc kết hôn với họ không?

Tôi không nói về chứng lo âu lâm sàng, tôi đang nói về lo âu do tình huống gây nên. Tiến sĩ Gregory Bataro, một nhà trị liệu Công giáo, là người bạn, khi tôi hỏi anh ấy về điều này vì tôi đã có những người trẻ tuổi nói, “Jackie, chị nói về sự bồn chồn xoắn ruột. Thế nhưng những người luôn là lo lắng thì sao? Và Tiến sĩ Bataro nói với tôi là ngay cả khi bạn thường xuyên lo lắng, bạn vẫn có thể yên tâm về một tình bạn hay một mối quan hệ và bạn vẫn có thể phân định về người đó. Tôi sẽ chỉ nói bấy nhiêu thôi.

Bạn có luôn là bối rối, lo lắng về mối quan hệ?

Bạn có quay đi quay lại, không chắc chắn liệu đây có phải là “người ấy" không?

Bạn có liên tục bối rối không?

Bối rối, hoài nghi không là một dấu hiệu tốt. Bạn có được tự do để là con người thật của mình không?

Bạn có cảm thấy được yêu như bạn là, ngay cả với những điểm yếu của bạn không?

Bạn có được thách thức để trở thành một người tốt hơn, thánh thiện hơn?

Bạn có được tự do như một đứa trẻ để cười, để vui vẻ với bạn bè, với người bạn yêu không?

Bạn có được thách thức về tinh thần, trí tuệ, cảm xúc và thể chất không?

Bạn có cảm giác được chữa lành trong mối quan hệ này không?

Bạn có tình yêu thương để giúp bạn đối mặt với những vấn đề trong quá khứ và người kia không cần phải đóng vai vị cứu tinh cho bạn? Trái lại, họ hướng bạn đến Đấng Cứu Độ.

Và đây là cho những người đang nhận định về đời sống hôn nhân: Bạn có muốn sống với người này cho đến hết cuộc đời bạn không?

Rất nhiều cuộc chia ly và ly dị xảy ra trong thời kỳ Covid vì họ ở trong nhà suốt 24/7 và họ nhận ra rằng, Ồ, tôi thực sự không thích ở bên người này mọi lúc. Tôi thực sự thực sự thích họ đi đâu đó khỏi tôi trong một tuần... Như thể người ta nhận ra, Wow, tôi không thật là thích người này. Có lẽ tôi chỉ thích ý tưởng của tôi về họ.

Nếu bạn đang phân định hôn nhân: người ấy có phải là người bạn thân nhất và bạn có mối tình lãng mạn với họ?

Trên blog, tôi có viết một bài tựa đề “Sự dữ muốn bạn dễ dàng ổn định với một mối quan hệ”, bởi vì ma quỷ muốn bạn đau khổ. Còn Chúa, Ngài không muốn bạn đau khổ. Chúa muốn bạn có một cuộc sống đầy sinh lực. Chúa Giêsu đến để chúng ta có sự sống, và sự sống dồi dào.

Tình bạn của chúng ta và thậm chí cả những mối quan hệ lãng mạn của chúng ta sẽ giúp chúng ta được tự do hơn hoặc chúng sẽ đem lại lo âu. Chúng sẽ không đem lại tự do cho chúng ta. Trong cuộc sống, tôi có những người và tôi chắc chắn bạn cũng biết những người khi họ đang ở trong mối quan hệ tồi tệ, những mối quan hệ độc hại, những mối quan hệ mà họ bị thao túng, bạn thấy sự thay đổi nơi người ấy. Bạn thấy sự thay đổi đó, hoặc điều đó có thể là điều xảy ra đến với chính bạn. Nhìn lại bạn nhận ra, “Thật lúc ấy tôi đã trở thành một người khác.”

Vì vậy tôi hy vọng tôi hy vọng những câu hỏi này có thể giúp ích cho bạn. Tôi sẽ đăng lại những câu hỏi này để bạn có thể đọc lại vì chúng không chỉ dành cho các mối quan hệ lãng mạn, chúng còn được áp dụng vào tình bạn. Có những lúc trong cuộc sống, tình bạn hữu phải bị cắt đứt. Hoặc khi chúng ta nhận ra mối quan hệ của mình là mối quan hệ độc hại, chúng ta phải có ranh giới bởi vì ngoài kia có rất nhiều người tuyệt vời và rất nhiều bạn tốt.

Tôi rất ủng hộ việc đừng lãng phí thời gian của các bạn. Cuộc sống thật ngắn ngủi, đừng lãng phí thời gian của bạn với những người độc hại. Và ngay cả với người không là độc hại. Có thể là một người tốt. Đặc biệt là người mà bạn đang cân nhắc về việc kết hôn. Người ấy có thể là một người rất tốt nhưng khi bạn nghĩ đến việc kết hôn họ, bạn thực sự có cảm giác buồn nôn. Họ có thể hoàn hảo về mọi tiêu chuẩn nhưng bạn chỉ ở trong mối quan hệ vì bạn sợ chia tay với họ, vì bạn sợ chuyện này chuyện kia. Bạn sợ cô đơn, sợ sẽ không có ai khác yêu bạn. Những điều đó không là lý do để bạn ở lại trong một mối quan hệ.

Tôi hy vọng rằng video này hữu ích cho bạn. Tôi muốn cầu nguyện rằng bạn sẽ có những mối quan hệ tốt, tình bạn tốt, mối quan hệ lãng mạn tốt. Và nếu bạn được gọi đến đời sống hôn nhân, chúng sẽ dẫn bạn đến một cuộc hôn nhân tốt đẹp, phát sinh sự sống của một hôn nhân lành mạnh. Xin cầu nguyện cho tôi và tôi sẽ cầu nguyện cho bạn. Trên kênh Ascension Presents. Xin Chúa chúc lành.

Share:

Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2023

Chúa Nhật thứ III Mùa Chay, năm A: Chàng Rể đến với dân của Người, Đấng Mêsia đã đến để cứu dân Người khỏi nô lệ của ngoại bang

Các bài đọc trong Chúa Nhật thứ III Mùa Chay, năm A

Câu chuyện trong bài Phúc âm hôm nay có rất nhiều hình ảnh hôn thê hôn phu trong đó nên khó để nói ra hết ở đây.

Trước hết là việc Chúa Giêsu gặp người phụ nữ này bên giếng nước. Điều này xảy ra ba lần trong Cựu Ước – đó là cách các Tổ phụ gặp người vợ của họ. Hãy nghĩ về I-xa-ác và Rê-bê-ca (Sáng thế 24, dù lễ đính hôn này là do người đại diện); Gia-cóp và Ra-chen (Sáng thế 29); và Môsê và Xíp-pô-ra  (Xuất hành 2). Dựa vào các câu chuyện trong Cựu Ước, khi Chúa Giêsu ngồi xuống bên giếng nước, chúng ta cũng chờ xem nếu có một phụ nữ xuất hiện, và người đàn bà Sa-ma-ri đã làm như vậy!

Kế đến, Chúa Giêsu xin người đàn bà Sa-ma-ri này nước uống. Hãy để ý: xin nước uống cũng đã là dấu hiệu mà đầy tớ của Áp-ra-ham dùng để xác định xem Rê-bê-ca có phải là cô dâu mà Thiên Chúa định cho I-xa-ác hay không (Sáng thế 24:14). (Đáng chú ý là nơi duy nhất khác trong Phúc âm Gioan khi Chúa Giêsu xin nước uống là trên cây thánh giá).

Chúa Giê-su và người đàn bà bắt đầu thảo luận về giếng nước, và ở một thời điểm Chúa Giêsu nói: “Nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời.” Đây là một ám chỉ tinh tế đến sách Diễm ca chương 4:15, trong đó chàng rể gọi cô dâu của mình là suối nước hằng sống. Khi chúng ta lãnh nhận nước của Chúa Giêsu, chúng ta bước vào mối liên hệ hôn thê với Người.

Cuối cùng, chủ đề hôn nhân được đề cập rõ ràng khi Chúa Giêsu yêu cầu người phụ nữ đi gọi chồng rồi sau đó trở lại với Ngài. Chị trả lời: “Tôi không có chồng”, và Chúa Giêsu đáp: “Chị nói: ‘Tôi không có chồng’ là phải, vì chị đã năm đời chồng rồi, và người hiện đang sống với chị không phải là chồng chị. Chị đã nói đúng.”

Đây là một người phụ nữ có lịch sử cá nhân rắc rối; đó là lý do chị đến giếng vào buổi trưa, để tránh những người phụ nữ khác theo thói thường, sẽ đến giếng lúc bình minh và hoàng hôn.

Nhưng lịch sử cá nhân của người phụ nữ là một biểu tượng của lịch sử dân tộc của chị. Chị là một phụ nữ làng Sa-ma-ri. Người Sa-ma-ri là con cháu của những người nghèo ở miền bắc Israel (bị quân Át-sua bỏ lại vào năm 722 trước Công nguyên) và năm quốc gia dân ngoại mà những kẻ chinh phục Israel đem vào Sa-ma-ri. Người dân Israel đã kết hôn với họ và cũng thờ lạy các vị thần của ! (Xem 2 Các Vua 17, đặc biệt là các câu 24–34. Hãy nhớ rằng tác giả của Các Vua quyển hai đã hạ thấp vai trò của những người Israel còn sót lại trong xứ sở, những người mà chúng ta biết đến sự hiện diện của họ từ các nguồn khác).

Sau đó, sau khi người vùng Giuđa trở về Giê-ru-sa-lem vào cuối những năm 500 trước Công nguyên, người Sa-ma-ri phía bắc dần dần từ bỏ việc thờ các thần khác và quay trở lại thờ phượng YHWH (cách dân Israel viết tên Chúa để tỏ lòng tôn kính), Thiên Chúa của Israel, nhưng họ đã không thờ phượng theo giao ước của Chúa với Đa-vít, rằng Giê-ru-sa-lem là nơi thờ phượng. Họ đã xây dựng đền thờ của riêng mình (được đề cập trong Gioan 4) ở Gerizim và tìm cách thiết lập mối quan hệ với Thiên Chúa mà không tuân theo hình thức giao ước đã đặt ra. Ngày nay chúng ta gọi nó là gì khi người ta sống chung với nhau nhưng không có mối quan hệ giao ước đúng đắn? Xem với Gioan 4:18 để thấy sự liên kết: “Vì chị đã năm đời chồng rồi, và người hiện đang sống với chị không phải là chồng chị. Chị đã nói đúng.”

Kinh nghiệm của người phụ nữ phản ánh kinh nghiệm của người dân của cô ấy. Người dân phía bắc Israel, tổ tiên của họ, đã rời bỏ Thiên Chúa, chồng của họ suốt từ sách Các Vua 12 quyển 1 (xem thêm Hôsê 1–3, tất cả các lời tiên tri của Hôsê nói về miền bắc Israel!). Lúc này YHWH (tức Chúa Giêsu), Chàng Rể của Israel (Hôsê 2:14-23) đã trở lại để lôi kéo người dân Sa-ma-ri.

Ngài đã thành công và không chỉ người đàn bà đến múc nước ở giếng mà chính những người dân trong làng cũng tin rằng Ngài là Đấng Mêsia: “Chính chúng tôi đã nghe và biết rằng Người thật là Đấng cứu độ trần gian.”.

Xuyên suốt toàn bộ quá trình trò chuyện này là chủ đề về nước hằng sống của Chúa:

“Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời.”

Đây là nước của bí tích Rửa tội, nước của Chúa Thánh Thần. Như Chúa Giêsu sẽ nói sau này, vào ngày cuối cùng của Lễ Lều, khi nước được đổ trên bàn thờ trong Đền Thờ:

“Ai khát, hãy đến với tôi, ai tin vào tôi, hãy đến mà uống ! Như Kinh Thánh đã nói : Từ lòng Người, sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống” (Gioan 7:37-38).

Nếu các bài đọc tuần này khiến chúng ta nghĩ lại ngày ta được rửa tội với cảm giác tiếc nuối, thì đó là một điều tốt. Nhưng chúng ta không cần phải được rửa tội lần nữa để thức tỉnh ơn Chúa Thánh Thần và các ân sủng nhiều người trong chúng ta đã lãnh nhận rất lâu trước đây. Nếu tội lỗi đã làm cạn kiệt nước hằng sống, thì đây là tuần của thời gian thuận tiện, tuần của ân sủng để sắp xếp việc đi xưng tội, một bí tích mà các Giáo phụ và các Tiến sĩ Hội thánh coi là việc làm bí tích Rửa tội được mới lại. -- Dr. John Bergsma

Share:

Thứ Hai, 6 tháng 3, 2023

Cuộc phỏng vấn với Đức Ông Stephen Rossetti -- nhà tâm lý học và linh mục trừ quỷ

Những điểm quan trọng trong video:

Khi tôi sợ
Đời sống đức tin bảo vệ chúng ta
Đọc Kinh nào thì hữu hiệu? Nhưng cầu nguyện không là đọc một lời thần chú
Sự nguy hiểm của việc thực hành những pháp thuật
Giá trị của đau khổ
Cách để thoát khỏi vòng lẩn quẩn trong bóng tối

Lời từ video:

Họ dại dột mời một nhà báo vào buổi trừ quỷ, điều không được phép làm. Vatican nói rất rõ ràng về điều này: Đừng làm điều đó. Cô trở về văn phòng chuẩn bị viết lại vụ việc. Địa ngục bùng nổ theo đúng nghĩa đen. Hết thảy những điều khủng khiếp đã xảy ra với cô và xung quanh cô bởi vì cô không có sự chuẩn bị sẵn sàng và lẽ ra cô ấy không nên ở trong căn phòng đó.

H: Chào mừng mọi người đến với chương trình The Dad's Doomsday Guide. Hôm nay chúng tôi rất vui vì sự có mặt của Đức ông Stephen Rossetti. Msgr Rossetti là một linh mục trừ quỷ, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công giáo Hoa Kỳ, và một nhà tâm lý học được cấp phép. Quyển sách mới nhất của Cha: Nhật Ký trừ quỷ của một người Mỹ; tôi xin giới thiệu bất kỳ ai quan tâm đến chủ đề này hoặc đang tìm hiểu sâu hơn nên chọn nó. Đó là một cuốn sách rất hay. Kính chào Đức Ông. Xin cám ơn Đức Ông đã đến với chương trình.

M: Chào Scott, rất vui được tham gia cùng anh.

H: Tôi cũng đã đọc thấy là Đức ông tốt nghiệp Học viện Không quân, và đã từng là một sĩ quan tình báo của Lực lượng Không quân, điều đó có đúng không?

M: Đúng vậy. Tôi đã tốt nghiệp Học viện Không quân Hoa Kỳ năm 1973 và sau đó đã làm việc trong Lực lượng Không quân sáu năm, sau đó tôi vào Chủng viện. Đức ông có thể cho tôi biết sơ qua Cha đã chuyển từ Lực lượng Không quân để đến với vị trí này? Thực ra thì có một số lượng lớn ơn gọi linh mục, tu sĩ được nảy mầm trong quân đội. Không có gì lạ cả. Đó chỉ là sự trao đổi bộ đồng phục thôi. Bạn đã quen với lối sống kỷ luật và phục vụ, thì thay vì phục vụ đất nước, bạn phục vụ Thiên Chúa. Vì vậy có rất nhiều điểm tương đồng, và một số linh mục thánh thiện nhất xuất thân từ quân đội. Quân đội là một nơi tốt để được chuẩn bị cách nào đó. Một linh mục cao tuổi có nói: học phục vụ trong quân đội thì giống như học trong chủng viện nhưng không học về Chúa; tất nhiên chúng tôi tin vào Chúa. Sự nghiêm ngặt và luôn trong tinh thần huấn luyện thì tương tự ở cả hai nơi.

H: Khi tôi đọc qua cuốn sách của Cha, một trong những điều đầu tiên Cha đề cập đến là khi còn là một chủng sinh là Cha đã bị ma quỷ tấn công. Điều đó kiểu như giới thiệu Cha đến lĩnh vực này. Về lĩnh vực này, có phải là vì có ai đó tìm đến Cha để trở thành linh mục trừ quỷ? Hay là do Cha tự nghiên cứu không? Nguyên nhân nào đưa đến công việc này?

M: Trước hết, để trở thành một linh mục trừ tà, phải là do Đức Giám mục tuyển chọn. Tất nhiên bạn không thể là một người trừ tà của Giáo hội mà không phải là một linh mục, thường sẽ là một linh mục lớn tuổi. Đức giám mục sẽ trao ban quyền trừ quỷ của ngài cho vị linh mục ấy. Tôi đã làm sứ vụ được khoảng 15 năm rồi.

Tôi được chọn là vì là giáo phận gọi tôi vì họ có một trường hợp họ nghi ngờ là quỷ nhập. Là một nhà tâm lý học được cấp phép, họ muốn tôi thực hiện việc đánh giá để có kết luận: người này bị vết thương tâm lý hoặc là một vấn đề về mặt tâm linh. Tôi đã thực hiện đánh giá và kết luận trông không phải là bị vấn đề tâm lý. Tôi nghĩ cần phải gọi một nhà trừ quỷ. Giáo phận đã yêu cầu ba linh mục khác nhau thực hiện việc trừ tà nhưng tất cả họ đều nói không. Lúc đó tôi đang ngồi đó với Giám mục phụ tá, ngài nói, “Chúng ta phải làm gì bây giờ?” Tôi nói, “Có gì đâu? Đức Giám mục có thể ủy thác cho tôi. Có khó khăn lắm đâu?” Thật là câu nói khờ khạo.

Dù sao đi nữa, nó đã là nhiều năm trước và tôi đã làm sứ vụ trừ quỷ kể từ đó. Vì không ai muốn đụng đến nó.

H: Về việc bị quỷ nhập, Cha có thấy là trong Giáo hội có những người không tin? Hay là do họ rụt rè hoặc sợ hãi về phải dính líu đến những việc như thế? Cha nhìn thấy sự cách biệt ở đâu?

M: Vâng, hết những sự anh đề cập. Đặc biệt là thế hệ của tôi, người ta ít tin về điều đó hoặc không mấy quan tâm đến hững điều đó. Nhưng trong giới giáo sĩ trẻ, các linh mục trẻ và những người trẻ tuổi nói chung, thế hệ này dễ chấp nhận sự hiện diện của ma quỷ trong thế giới vì nhiều lý do. Tôi nghĩ thế hệ của tôi, họ hoặc không tin, hoặc họ sợ điều đó hoặc không thực sự hiểu và không được huấn luyện về hoạt động của ma quỷ. Vì vậy những gì chúng ta đang chứng kiến lúc này là ý thức hơn về việc đào tạo và thành thật mà nói, sự thiếu khả năng trong việc đối mặt với vấn đề này.

H: Theo như tôi biết là có rất nhiều báo cáo từ vài năm trước, có lẽ Cha biết rõ hơn về việc này, đề cập việc Rôma bắt đầu đào tạo thêm những nhà trừ quỷ và thay đổi các nghi thức. Có phải đó là vì có nhiều trường hợp quỷ nhập hơn trong xã hội hôm nay?

M: Đó là câu hỏi đáng được để ý. Có phải trong thời đại này Satan lộng hành hơn trước đây? Trước hết, ma quỷ đã luôn là năng động. Nếu bạn nói chuyện với người ta, ngay cả sau Vatican II, khi xã hội không đề cập nhiều đến nó, nhưng khi nói chuyện riêng cá nhân bạn sẽ nghe nếu ai đó có vấn đề. Ma quỷ không bao giờ vắng mặt. Hắn không bao giờ nghỉ ngơi. Tôi nghĩ ngày nay người ta dễ dàng nói về nó hơn. Có phải tình huống của chúng ta đang bị ma quỷ quấy nhiễu nhiều hơn? Rất khó để có được câu trả lời.

Nhưng tôi sẽ nói khi việc thực hành đức tin, đức tin Kitô giáo, đức tin Công giáo của chúng ta bị yếu đi, và ngày càng có nhiều người làm những thứ mà chúng ta gọi là những điều huyền bí: Trò pháp thuật và bảng cầu cơ Ouija, và tất cả những thứ như vậy. Nếu bạn càng làm thứ đó và bạn càng ít thực hành đức tin của mình, bạn sẽ càng gặp nhiều vấn đề hơn.

Ngay bây giờ ở Mỹ chẳng hạn, ngày càng có nhiều người thực hành pháp thuật hơn. Thời tôi còn niên thiếu, không ai làm việc này, thậm chí không ai nói đến nó. Ngày nay, thì thật dễ để nói: Tôi là thực tập pháp thuật, hoặc các lá bài tarot, tất cả các thể loại của nó. Khi người ta làm những thứ đó, thì người ta đang mở cửa linh hồn cho các vấn đề.

H: Tôi để ý trong cuốn sách, Cha có nói đến những người mà tôi có thể không dùng đúng thuật ngữ, những những người được ân sủng đặc biệt, có thể nhìn thấy ma quỷ và thiên thần. Khi Cha nói về những khả năng khác thường, rất nhiều điều đó là nhờ việc thực hành pháp thuật, những điều huyền bí, và quỷ có thể cho người ta món quà đặc biệt nào đó để lôi bạn vào sâu hơn những gì chúng nó đang muốn họ làm.

M: Tôi sẽ không gọi đó là quà. Đó thật sự là một sự nguyền rủa người ta lãnh nhận từ nó.

H: Vâng. Làm sao mà chúng ta phân biệt giữa một người có đặc ân, được ơn sủng của Chúa? Khi một người bắt đầu nhận ra họ bây giờ có khả năng khác thường, làm sao họ biết được đây là ma quỷ đang muốn quyến rũ tôi hay đó thực sự là đặc ân Chúa ban?

M: Đó là câu hỏi rất hay Scott. Bởi vì như anh biết, tôi có một trang blog hàng tuần tên là “Nhật ký của nhà trừ quỷ” với 42000 người đăng ký, chúng tôi có một lượng lớn người theo dõi. Tôi có chia sẻ kinh nghiệm trên trang blog. Tuần này có một trường hợp tôi đang gặp.

Rất thông thường, ai đó sẽ đến với tôi và nói: Thưa Cha, tôi nhận thức được ma quỷ khi nó hiện diện… và những thứ tương tự. Liệu tôi có bị quỷ ám không hay đó là cảm giác tâm linh của riêng tôi? Đây là một việc cần được phân định.

Một số người bị quỷ ám, nhận ra được những người bị quỷ ám khác. Nhưng một số người có ơn đặc biệt. Ví dụ như thánh Catherine of Siena, vị thánh thần bí nổi tiếng, một thánh nữ nổi tiếng, là một nhà trừ quỷ rất mạnh mẽ. Vì sự thánh thiện của ngài, thánh nữ thấy được ma quỷ và ngài xua đuổi chúng. Padre Pio, một nhà thần bí vĩ đại khác. Vì vậy không có gì lạ khi các nhà thần bí và các thánh nổi tiếng nhìn thấy ma quỷ và nhờ quyền năng của Chúa Kitô trong họ, xua đuổi quỷ.

H: Có bao nhiêu người trong nhóm Cha có ân sủng đặc biệt đó?

M: Chúng tôi không phân biệt cách đó. Nhưng nhóm chúng tôi có nhiều người với các đặc sủng khác nhau. Chúng tôi sàng lọc họ rất cẩn thận. Vì nhiều người nói, ồ, tôi có thể nhìn thấy ma quỷ nhưng tôi nghĩ họ không ổn, hoặc chỉ là sự gì đó trong não của họ. Có rất nhiều nghĩ họ thấy quỷ nhưng thực ra chỉ là do họ nghĩ ra. Nhưng chúng tôi sàng lọc họ. Chúng tôi thực sự có những người có đặc ân riêng. Chúng tôi sàng lọc họ cẩn thận và đào tạo họ, và họ là một phần quan trọng của sứ vụ.

 Bởi vì một trong những vấn đề là khi có người đến nói với bạn và nói: “Tôi bị quỷ nhập” nhưng họ có bị quỷ nhập không? Hầu hết là không. Nó chỉ là trong đầu họ tưởng tượng mà thôi. Một vài người thì đúng là bị quỷ ám. Và những người có linh cảm trong nhóm có thể giúp chúng tôi phân định được.

H: Đặc ân đó là điều hiếm thấy, đúng không? Không là việc người ta thường thấy?

M: Tôi nghĩ có những mức độ là hiếm có. Một số thực sự nhìn thấy ma quỷ. Tôi biết rất rất ít con số những người này. Nhưng những người có thể cảm nhận được sự hiện diện của ma quỷ thì nhiều hơn. Thực ra, các thần học giải thích là trước khi Ađam và Evà sa ngã, trước khi tội tổ tông xảy ra, chúng ta ở tình trạng ân sủng của lúc ban đầu. Tất cả chúng ta đều có thể trò chuyện các thiên thần. Tất cả chúng ta đều có ân sủng siêu nhiên đó bởi vì đó là một phần của bản tính loài người, những kẻ có linh hồn, có đời sống tâm linh.

Nhưng sau tội tổ tông, những khả năng siêu nhiên của chúng ta đã bị hủy hoại. Khả năng siêu nhiên bị làm bị bại liệt; chúng ta đánh mất hầu hết những ân sủng đó. Nhưng một số người vẫn có được dấu tích đó truyền lại. Chúng tôi tìm kiếm những người có dấu tích của khả năng tâm linh ban đầu này. Vì vậy tôi nghĩ rằng thực sự có nhiều người có hơn là người ta nghĩ.

H: Thật thú vị. Chúng ta hay thấy hình ảnh thiên thần có cánh hoặc là ma quỷ thì xấu xí. Những người có khả năng đặc biệt đó, miêu tả những gì họ thấy như thế nào? Họ miêu tả thiên thần và ma quỷ ra sao?

M: Trước hết, ma quỷ vốn là những thiên thần sa ngã, không có thân xác. Họ là loài thuần linh nên không có thân xác. Thiên thần thì xinh đẹp vì họ được ở trong nhan thánh Chúa; nhưng ma quỷ thì độc ác vô cùng, xấu xí vô cùng. Như một nhà thần bí nói những bức hình ma quỷ mà các bạn thấy trên truyền hình không giống thật. Nó chỉ là truyện tranh so với sự khủng khiếp của ma quỷ.

Thánh Faustina, một nữ tu Ba Lan nổi tiếng, và là nhà thần bí nói rằng một trong những bảy đau khổ của địa ngục là việc nhìn thấy Satan. Thánh nữ nói nếu người ta thực sự đã trực tiếp nhìn thấy quỷ dữ, người ta thà chịu đựng mọi đau khổ của thế giới mãi mãi còn hơn là thoáng nhìn thấy sự kinh khủng của Satan. Chúng ta đánh giá thấp sự kinh khủng của tội lỗi và sự dữ. Nó là một điều vô cùng khủng khiếp.

H: Đọc hết các vụ trừ quỷ trong sách của Cha... một số người sẽ tin, một số thì không. Thậm chí Cha có viết ngay từ đầu sách, đây là những điều đã xảy ra, không có gì phóng đại cả, người ta có thể tin hay không tùy họ. Tuy nhiên, có một vài trường hợp khiến tôi chú ý. Một trường hợp mà Cha gọi anh ấy là Jason trong cuốn sách. Cha có đi lại trường hợp của anh này vài lần trong nhật ký. Trường hợp của anh ấy thực sự có vẻ khá sốc, tất cả những thứ đã xảy ra với anh ấy. Cha có thể mô tả trường hợp đó một chút? Anh ta ra sao, bây giờ thế nào?

M: Tôi đã cải trang các trường hợp, thay đổi giới tính và những thứ để người ta không thể nhận diện ra đó là ai, và rất nhiều người trong số họ l tổng hợp của những trường hợp... Chúng tôi có nhiều vụ giống giống nhau.

Một điều đáng chú ý và chúng khẳng định mục vụ của chúng tôi là một số sự việc cứ lặp đi lặp lại. Người ta không quen biết nhau và họ làm những thứ giống nhau vì cùng là một thứ quỷ nhập vào họ. Hoặc là khi chúng tôi ngồi xuống với các nhà trừ tà khác, rõ ràng chúng tôi chưa từng nói chuyện với nhau trước đó. Chúng tôi so sánh các ghi chú với nhau và thấy rằng kinh nghiệm của chúng tôi rất giống nhau.

 Tôi muốn nói rằng những trường hợp mà các bạn đọc trong cuốn sách “Nhật ký một nhà trừ tà người Mỹ” là rất có thật. Như tôi đã nói tôi đã không thay đổi, không phóng đại sự gì cả. Nó là một cuốn nhật ký. Tôi chia sẻ kinh nghiệm của riêng tôi, chỉ vậy thôi. Tôi biết một số người không tin nhưng vấn đề là bạn có thực sự tin vào những sự thật về Chúa và về ma quỷ không? Và thật khó để có thể tin rằng có một cá thể độc ác đến mức độ đó. Nhưng Satan là kẻ rất độc ác và không thể coi thường nó.

H: Một trong những điều Cha đã nói và tôi đã từng nghe điều này từ một nhà trừ quỷ khác mà chúng tôi phỏng vấn là, nếu các linh mục hoặc nhà trừ tà tham gia vào trận chiến đó mà không trước hết chỉnh đốn đời sống, hoặc thanh tẩy bản thân mình bằng việc xưng tội. Cha có thấy những trường hợp nào như vậy chưa dù là Cha cần bảo vệ phần riêng tư của người ta, khi một linh mục làm việc trừ quỷ nhưng chưa chuẩn bị tâm hồn và bị ma quỷ tấn công. Thường thì sự gì sẽ xảy ra?

M: Không chút nghi ngờ là họ sẽ bị tấn công. Không chỉ linh mục mà cả giáo dân nữa. Đó là lý do tại sao chúng tôi rất cẩn thận về ai sẽ có mặt trong phòng. Ví dụ, có một trường hợp, không phải của chúng tôi, mà là của một nhà trừ tà khác. Họ mời một nhà báo vào buổi trừ quỷ, thật khờ khạo vì điều đó không được phép làm. Vatican nói rất rõ ràng về điều này: Đừng làm điều đó. Nhà báo nữ tham gia buổi trừ tà, là một người trong nhóm trừ quỷ. Cô trở về văn phòng và chuẩn bị viết lại vụ việc. Địa ngục nổ tung theo đúng nghĩa đen. Hết thảy những điều khủng khiếp đã xảy ra với cô và xung quanh cô vì cô ta không có sự chuẩn bị sẵn sàng và lẽ ra cô ấy không nên ở trong căn phòng đó.

Hiện tại chúng ta có một trường hợp trong đó một người bị quỷ ám nặng và nhiều người đã đến bên cô, tìm cách giúp đỡ khi quỷ biểu lộ sự hiện diện của nó. Và chính họ bị tấn công vì họ không có sự chuẩn bị để ở trong sự hiện diện của sự ác kinh khủng của ma quỷ. Dĩ nhiên chúng ta tín thác vào Chúa Giêsu, chúng ta sống một cuộc đời thánh thiện nhưng nếu bạn không như thế, thì bạn không có được tấm khiên bảo vệ che chắn đó. Đó là lý do tôi nói nếu họ có vấn đề hoặc họ sợ hãi, hãy sống đời đức tin.

Đối với người Công giáo, tôi sẽ bảo họ đi xưng tội, đi lễ, rước lễ và sống đời thánh thiện. Chúa Giêsu sẽ bảo vệ bạn. Nhưng nếu bạn không sống như vậy thì đừng quá ngạc nhiên về những điều này xảy đến với bạn.

H: Đâu là giới hạn của những gì có thể xảy đến với một người? Tôi biết Cha đã nói quỷ không thể giết chúng ta, nhưng Cha cũng gặp trường hợp những người bị thúc đẩy dẫn đến việc tự tử, có những người bị hành hạ, cào cấu. Vậy đâu là giới hạn cho những chuyện đó?

M: Hôm qua, tôi có nói chuyện với một thanh niên mà tôi đang gặp gỡ, anh ta bị cào. Những vết cào đó rõ ràng là vết cào cấu của ma quỷ.... trên người anh ta có 3 vết cào. Nếu vết cào là do quỷ làm nên thì sẽ là ba vết cào và chúng chỉ xuất hiện vào những thời điểm lạ lùng. Trên thân thể anh ta có vết như dùng lửa đóng ấn những hình tam giác nhỏ. Có những người mang vết bỏng hình cây thánh giá đảo ngược.

Ma quỷ đang tìm cách làm chúng ta sợ hãi. Chúa sẽ không để ma quỷ giết bạn cách trực tiếp. Nó không thể làm điều đó. nó không được phép, việc đó chưa bao giờ xảy đến với chúng tôi. Nó có thể tìm cách thúc bạn tự tử. Tôi tin có những người tự tử bởi quỷ dữ đã rỉ tai và thôi thúc họ. Nhưng cuối cùng, quyết định vẫn là của riêng người ấy.

Ma quỷ bị kìm hãm rất nặng nề. Thiên Chúa cho phép chúng cám dỗ chúng ta, và đôi khi ai đó bị nó nhập, nó thực sự là hành hạ người ấy. Nhưng tôi chưa bao giờ thấy nó thực sự làm thương tật bất cứ ai, không có vết thương vĩnh viễn. Ma quỷ sẽ luôn nói, “Tao sẽ làm cho ngươi lên cơn đau tim”. Không, nó không được phép làm. “Tao sẽ làm hại mày, mày sẽ bị ung thư”. Nó nghĩ nó có thể làm điều đó nhưng nó không được phép.

Hết những trường hợp của chúng tôi, người ta gặp phải những thứ bệnh giả. Nhưng Chúa đặt giới hạn rõ ràng về những sự Ngài cho phép nó làm.

H: Đối với Cha, có trường hợp cụ thể nào làm Cha rất bối rối không? Tôi biết khi người ta có một đức tin mạnh mẽ, tin vào Chúa Giêsu, ma quỷ không thể làm hại bạn. Nhưng có sự gì Cha không thể quên sau nhiều năm, gặp nhiều trường hợp?

M: Rất nhiều thứ tôi không thể quên. Tôi không muốn dùng từ “unnerved / bàng hoàng” vì khi chúng nói chuyện với những nhà trừ quỷ khác, tôi có cảm giác nó không như tôi bước vào một căn phòng, nhìn thấy sự việc rồi bàng hoàng, “Chúa ơi, điều này thật quá sức con.” Yeah, người ta cảm thấy bàng hoàng về sự hiện diện của ác quỷ. Chẳng hạn như khi người ta kể chuyện và nói, “Cha ơi, tấm hình tự nó bay ra khỏi tường. Chúng con phải làm gì đây?” Tôi trả lời, “Vậy thì treo nó lên lại”. Lý do là vì ma quỷ tìm cách để thao túng chúng ta bằng cách làm ta sợ hãi.

Khi có sự sợ hãi, quyền hành của ma quỷ trở nên mạnh mẽ hơn. Chúng tôi không đuổi được quỷ ra khỏi vài người vì họ quá sức sợ Satan. Chúng ta phải tin tưởng vào Chúa Giêsu. Đối với Chúa Giêsu, nó chỉ là cát bụi. So sánh với Chúa, nó chẳng là gì cả nhưng nó tìm cách làm người ta sợ hãi. Nó là một tên côn đồ, tìm cách làm người ta sợ. Vì thế, có một đức tin vững chắc là điều quan trọng. Đừng cho phép Satan làm bạn quá bất an.

Có một vị thánh nổi tiếng, tôi nghĩ là thánh Gioan Vianney hoặc thánh Catarina, (Gioan Vianey). Một đêm khi đang ngủ và chiếc giường bắt đầu rung động, thánh ấy nhìn lên và thấy con quỷ, ngài nói, “Thế là chỉ có mày à?” và lăn qua ngủ tiếp. Đó là phản ứng đúng đắn. Vị thánh trả lời, “Thật à, lại chỉ là mày. Đó là điều hay ho nhất mày có thể làm? Lắc rung giường, quẳng cây thánh giá chỗ này, chỗ kia, đó là việc của đứa trẻ 9 tuổi.” Đơn giản, ma quỷ hành động như một đám trẻ chín tuổi. Nó đang tìm cách chống cự bạn và tung ra những trò hề mọn mà chúng tôi gọi là trò hề của ma quỷ.

H: Cá nhân Cha đã bao giờ bị tấn công chưa?

M: Tất nhiên. Nếu bạn là một nhà trừ tà và bạn trừ những trường hợp nặng, bạn tất nhiên đi vào cuộc chiến. Nhưng Chúa gìn giữ chúng tôi. Thi hành mục vụ này thực sự là một ân sủng lớn lao. Chúa ban cho những người trừ quỷ ân sủng lớn lao. Chúa là Đấng rộng lượng, Ngài sẽ không để bạn a) bị choáng ngợp hoặc b) Ngài sẽ để lòng quảng đại của bạn vượt sự quảng đại của Ngài. Nếu bạn bước vào cuộc chiến, Chúa sẽ rất là quảng đại. Nếu bạn trao cho Ngài một xu, Chúa sẽ trả lại cho bạn một nghìn đô la. Mỗi lần bạn trao cho Chúa một đồng kẻng, Chúa sẽ tuôn đổ trên bạn ân sủng tràn trề. Chúng ta không thể vượt qua Chúa về mặt quảng đại, bao dung.

H: Có bao giờ có ai đó bị quỷ nhập và không ai nghĩ là vậy? Vì tôi biết nhiều người dường như không có phản ứng gì khi họ nhìn thấy các vật thánh hoặc họ vẫn đi đến nhà thờ. Có việc ai đó có vấn đề và vì không tham dự việc thờ phượng vì thế bạn không bao giờ phải đối mặt với việc ma quỷ bộc lộ?

M: Tôi nghĩ là có. Chẳng hạn như khi một người bước vào gặp tôi và nói họ đang gặp vấn đề. Tôi sẽ có 2 câu hỏi trong não của mình trước. Tại sao là bạn và tại sao lại là lúc này? Nói cách khác, làm sao mà bạn có những con quỷ này? Và câu thứ hai là tại sao lại là lúc này?

Người ta có thể có sự hiện diện của ma quỷ nơi họ và không biết điều đó. Nhưng khi họ muốn trở thành Công giáo, và tham gia các lớp học Nghi thức Khai tâm để được rửa tội, hoặc họ sẽ vào chủng viện để trở thành linh mục, hoặc gia nhập tu viện để làm nữ tu, và lũ quỷ không thích điều đó. Đột nhiên nó phản ứng, “Không, không. Mày thuộc về tao. Mày không thể làm linh mục, không thể làm nữ tu, không thể trở thành người Công giáo.” Ma quỷ trở nên hung hăng và người ta sẽ nhận ra những con quỷ đó. Chúng giận dữ. Chúng có thể ở đó thinh lặng bao lâu bạn sống cuộc sống trần tục thoải mái vô sự hoặc một cuộc sống tồi tệ. Ma quỷ sẽ khá vui thích.

H: Về những thực hành huyền bí, pháp thuật này nọ, nó có vẻ gia tăng. Những ma thuật và người gọi họ là thực hành pháp thuật tốt lành, và những thứ tương tự. Tôi phải thú nhận: Tôi đã sử dụng một bảng cầu cơ... Thực ra nó không hẳn là bảng cầu cơ. Nó như thể là một viên phấn lật ngược lại… tôi đã làm điều đó với một số người bạn cách đây một thời gian. Trước khi chúng tôi đi vào chủ đề đó, tôi bắt đầu nhận ra điều đó thật là một việc làm thiếu khôn ngoan. Tôi biết mọi người có ngón tay trên viên phấn đó. Vật đó bắt đầu di chuyển theo một cách quái lạ, làm nên một vòng tròn. Cứ vậy vẽ vòng tròn và ngày càng trở nên hung hãn hơn. Và người dẫn đầu nói: Ồ đó là người này muốn tìm cách tiếp cận với bạn. Sau sự kiện đó, tôi nghĩ với bản thân, tôi sẽ không bao giờ làm điều đó một lần nữa. Có phải có một yếu tố tiềm thức nào đang hoạt động như thể đó là một hiện tượng của một trò chơi không?

M: Đa số người ta nghĩ rằng bảng cầu cơ là một trò chơi bạn mua ở cửa hàng và không có gì siêu nhiên về nó.

H: Cha nghĩ gì về nó từ những gì Cha đã thấy?

M: Anh có quen thuộc với bộ phim The Exorcist?

H: Có.

M: Mọi người đều biết đến nó. Nó dựa trên một trường hợp có thật và người ta có thể mua những ghi chú về việc trừ quỷ mà linh mục Dòng Tên đã thực hiện. Nếu không lầm, nó có tên là Nhật ký trừ tà, tương tự như tựa đề của cuốn sách của tôi.

Nói chung, câu chuyện dựa trên một trường hợp có thật về một cậu bé 12 tuổi. Trong thực tế nó là một cậu bé chứ không phải là một bé gái. Nó bị quỷ nhập, thực sự bị quỷ nhập. Khi đọc các ghi chú, người ta có thể thấy điều đó. Tôi chắc chắn đứa trẻ bị quỷ nhập. Đứa bé trai bị quỷ nhập đó đã chơi bảng cầu hồn trong nhiều tháng.

Khi người ta sử dụng bảng Ouija một hoặc hai lần, không ai biết điều gì sẽ xảy ra. Nhưng khi người ta tiếp tục làm điều đó, họ tiếp tục mời những thế lực tâm linh họ không biết đến. Rút cục là người ta cứ tiếp tục đưa ra lời mời cho Satan, và có ngày nó sẽ nhận lời mời đó. Chắc chắn là có những hiện tượng tâm lý khi chơi bảng cầu hồn. Nhưng những điều tâm linh có thể xảy ra. Chúng tôi có những trường hợp với bảng cầu hồn và nó trở nên rất là dữ dằn.

H: Bảng cầu hồn có đứng đầu danh sách về những thứ bị quỷ nhập không? Không nói đến trường hợp chỉ dùng nó một hai lần.

M: Tất cả mọi thứ như: Charlie Charlie, bài tarot, nói chung, những thứ huyền bí này, hay thậm chí là Reiki nữa.

Khi bạn mời các thế lực tâm linh vô danh. Bạn thậm chí nói, tôi muốn mời thần khí của trái đất. Không có gì gọi là thần khí của trái đất. Bạn sẽ gặp ai? Hoặc tôi mời những năng lực Druid cổ đại. Tôi luôn nghe người ta kể điều này; hoặc sức mạnh của nữ tính và phù thủy. Nói chung là khi mời bất kỳ thứ năng lực, thần khí tâm linh không tên nào, bạn sẽ không biết bạn đang mời cái thứ gì.

Nếu bạn không kêu xin đến Chúa, thì bạn sẽ không chắc chắn mình sẽ gặp cái gì. Và đôi khi bạn sẽ rất khổ cực về thứ thần khí mà bạn sẽ gặp. Những việc làm như thế này, chúng tôi gọi là cầu thần. Đơn giản, đó là một lời mời, một lời mời mở mà một trong hai thần khí sẽ chấp nhận lời mời đó: Chúa hay ma quỷ.

H: Trong cuốn sách, Cha có đưa ra một vài tên của một số con quỷ cấp cao hơn. Và thật đáng chú ý khi nghe về phẩm trật cao thấp mà Cha đã nói đến, và cả về việc chúng hành hạ lẫn nhau. Tôi nhớ trong cuốn sách Cha đã nói Cha gặp Satan một hoặc hai lần trong mục vụ trừ quỷ. Đương đầu với Satan thì khác với những con quỷ khác thế nào?

M: Các thiên thần sống theo phẩm trật, một hệ thống phân cấp rất nghiêm ngặt. Các thiên thần trên thiên đàng có phẩm trật nhưng tất cả đều đoàn kết trong tình yêu thương. Nó không giống như một tổ chức quân sự khắt khe, mặc dù trong hình ảnh, họ cầm gươm giáo nhưng đó là gươm giáo và thần khí của Chúa Kitô, sự thật của Chúa Giêsu.

Lũ quỷ vẫn giữ hệ thống phân cấp của chúng khi chúng phạm tội vì đó là cách chúng nó được tạo dựng. Luxiphe là kẻ đứng đầu trong phẩm trật đó. Sau đó là những trung úy của nó: Beelzebub, Lilith, Ba’al và tất cả những trung úy của nó ở trong địa ngục. Rất nhiều trung úy của Satan. Rồi đi xuống bậc thang đó là những con quỷ nhỏ hơn và nhưng con yếu kém hơn bạn không bao giờ nghe đến.

Có vô số quỷ, có lẽ là hảng tỷ, có thể hơn hàng nghìn tỷ, không ai biết con số của các thiên thần sa ngã. Chúng vẫn giữ cấp bậc của mình. Khi chúng tôi đối mặt với một người bị quỷ nhập,thường sẽ có một con quỷ lãnh đạo. Thường là một con quỷ điêu luyện hoặc cao cấp dẫn đầu đàn. Thật không may nếu con quỷ đó có cấp bậc cao như Beelzebub hoặc Ba'al, cuộc chiến để xua đuổi chúng sẽ gay gắt hơn. Để đuổi một trong những trung úy lớn của địa ngục thì khó khăn hơn. Không là khó khăn cho Chúa Giêsu, nhưng sẽ là một cuộc chiến.

H: Con đường dai dẳng để trừ những quỷ đó có vẻ khó khăn, đặc biệt là cho những người đang bị quỷ đó nhập vì phải đuổi nhiều quỷ. Cha có nhận ra khuôn mẫu khi những con quỷ cấp bậc cao có mặt. Việc đó có liên quan đến việc người đó làm hay không?

M: Yeah, tội càng nặng, tội dẫn đến việc bị nhập càng nặng, bạn sẽ có những con quỷ có quyền hành hơn.

Tôi đã thấy rằng, một số người bị quỷ nhập không vì lỗi của họ. Chúng tôi đã thấy những người đến với chúng tôi, cha mẹ của họ thi hành pháp thuật… hoặc tham gia nhóm Santeria, hoặc những thứ đó, hoặc Voodoo… Con cái lớn lên trong gia đình này, khi họ đến tuổi trưởng thành, họ khước từ việc đó. Nhưng vì cha mẹ, gia đình nhúng tay vào, bản thân họ cũng bị ma quỷ bám vào. Họ đến, chúng tôi cầu nguyện trên họ và thường là quỷ sẽ bị đuổi nhanh hơn vì họ không là kẻ đáng bị khiển trách, họ không tự chọn nó.

Nhưng khi một người tìm liên lạc với thế giới bên kia để bói toán, để biết trước tương lai chẳng hạn. Một ví dụ: Chúng tôi có một phụ nữ làm những việc pháp thuật trong khoảng 10 năm. Để đuổi những con quỷ đó sẽ cần nhiều thời gian. Cô ấy đã thực hành pháp thuật và nhưng thần khí bói toán đó cắm sâu, cắm sâu hơn nữa. Đuổi chúng ta sẽ mất vài năm và sẽ là một cuộc chiến gay gắt.

H: Tôi thấy trên mạng khi chúng tôi đăng một số clip từ phim The Exorcist, một số người phản ứng: Không, trừ quỷ không mất nhiều năm. Nó là việc nhanh chóng. Người ta chỉ cần cầu xin Chúa Giêsu, và nó sẽ biến mất. Tôi không biết quan niệm đó là do thiếu hiểu biết hoặc là có lý do nào khác?

M: Yeah, đó là sự thiếu hiểu biết. Chúng tôi làm mục vụ này ngày này qua ngày khác. Đôi khi quỷ bị đuổi cách nhanh chóng. Nhưng tôi ước gì nó luôn là dễ dàng như vậy.

Việc trừ quỷ có thể là vài buổi cầu nguyện, chúng tôi có một trường hợp cần năm năm. Cô ấy bây giờ đã lành mạnh. Cô xuất thân từ một gia đình làm việc phá thai. Đó là một tội ác khủng khiếp bất kể người ta nghĩ như thế nào về nó. Cô đã không làm điều đó mà là gia đình cô ấy. Cô bị quỷ nhập rất nặng và cần 5 năm để đuổi được nó.

H: Có đúng không để nói dáng của thiên thần... vì Cha nói thiên thần không có cơ thể. Thật lạ lùng là chúng ta tự động nghĩ thiên thần có cơ thể. Nhưng có đúng không khi nói rằng họ mang dáng vẻ đó để được chấp nhận, hoặc để chúng ta không sợ họ. Trong trường hợp ma quỷ, nó muốn chúng ta sợ hãi. Nhưng trong trường hợp thiên thần, họ sẽ lấy dạng mà chúng ta cảm thấy hấp dẫn?

M: Thường khi các nhà thần bí nói về những thị kiến của họ về thiên thần và ác quỷ, họ nói các thiên thần có dáng vẻ rất xinh đẹp. Đôi khi họ không có cánh, nhưng đôi khi họ xuất hiện với đôi cánh. Họ thực sự không có cánh; cánh là biểu tượng của sự nhanh nhẹn và tốc độ của thiên thần. Đúng vậy, thiên thần xuất hiện dưới hình thức mà con người có thể hiểu được. Ma quỷ tất nhiên luôn luôn dị dạng xấu xí vô cùng, đen đủi, đen hơn cả đen và thường giống như những con thú dị dạng, những con thú trần trụi, dị dạng.

H: Việc dùng mắt như con rắn và con ngươi như một đường thẳng để diễn tả quỷ, tôi nghĩ nó đưa đến khía cạnh tâm lý của vấn đề. Cha dùng cách nào để phân biệt giữa bệnh tâm thần và việc do quỷ?

M: Từ DID (chứng rối loạn đa nhân cách) hiện đang được đề cập đến rất nhiều. Tôi chắc chắn là những triệu chứng đó không luôn xảy ra với bất cứ loại bệnh tâm lý nào? Là một nhà tâm lý học được cấp phép, hiểu biết về các bệnh tâm lý rất hữu ích cho tôi vì tôi biết sự khác biệt giữa bệnh tâm thần, chứng rối loạn đa nhân cách, một thứ rối loạn tâm thần và bị quỷ nhập. Có rất nhiều người bị tâm thần phân liệt hoang tưởng, thật không may họ nghĩ họ bị quỷ nhập. Họ nghe tiếng nói trong đầu bảo họ làm những điều xấu xa, nói những điều xấu xa nhưng họ không bị quy nhập. Nó chỉ là một bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng.

DID, chứng rối loạn đa nhân cách rất khác với một trường hợp bị quỷ nhập thật. Làm việc lâu với bệnh này và bạn sẽ nhận ra sự khác biệt. Chúng tất nhiên không giống nhau.

H: Có phải là vì Cha không thấy những vết cào xước mà Cha đã đề cập, giọng nói thay đổi? Làm sao Cha biết sự khác biệt? Làm sao để biết chúng ta không ở trong phạm vi bệnh tâm thần nữa?

M: Sự phân biệt ở đây là nhiều cấp độ tương tác với người đó. Phần tôi, tôi biết khi vấn đề là mặt tâm thần, nó không tạo ra cũng một cảm giác, nó không có cái vẻ của người bị quỷ ám nếu người ấy mắc chứng rối loạn đa nhân cách. Có rất nhiều người đến với tôi mắc chứng rối loạn tâm thần, nhưng không là bị quỷ nhập. Tôi đọc một lời cầu nguyện chữa lành ngắn, bảo họ đi gặp bác sĩ tâm lý của họ và uống thuốc. Tôi cảm thấy tội cho họ vì những căn bệnh đó là những căn bệnh khủng khiếp nhưng không phải từ quỷ mà ra.

H: Khi tôi mới gửi email cho Cha, tôi có đề cập là tôi muốn nói với Cha một chút về sự đau khổ và niềm tin vào Chúa, cũng như việc cha tôi đã qua đời như thế nào, những khó khăn và sự tức giận của tôi vì việc đó. Đối với Cha, một người tin vào Chúa như Cha làm cách nào để hòa hợp hai điều đó lại với nhau: việc yêu mến Chúa và đau khổ? Tôi không nói đến đau khổ do những lựa chọn cá nhân đưa đến, đặt bạn trong tình huống khó khăn. Tôi nói về những việc như thảm họa thiên tai, trẻ em mắc bệnh nan y. Cha làm sao để đem ý nghĩa đến cho điều này và cho những người như tôi, đang phải gặp khó khăn với nó?

M: Vâng, đó có lẽ là thử thách số một của đức tin. Người ta nghĩ có quá nhiều sự dữ trong thế giới. Tại sao Chúa cho phép điều này xảy ra? Không cần nghi ngờ đây là một thách thức cá nhân cho tất cả chúng ta trong đức tin.

Tất nhiên trong Kitô giáo, chúng ta có những hướng dẫn cơ bản. Chúng ta biết Chúa là tốt lành, Chúa không tạo nên sự dữ. Đó là câu chuyện về Ađam và Evà. Chúa dựng nên chúng ta tốt lành và Chúa không tạo dựng sự dữ. Luxiphe được dựng nên rất tốt lành, nó khước từ Chúa và chọn điều ác. Ađam và Evà đã chọn từ bỏ Chúa và phạm tội. Chúa tôn trọng những lựa chọn của chúng ta, và những hậu quả của những lựa chọn đó. Chúa ban cho chúng ta ý chí tự do. Bởi vì thành thật mà nói, bạn không thể thực sự yêu nếu không có ý chí tự do. Không có ý chí tự do, chúng ta l.à một thứ nô lệ. Như bạn biết con chuột nhảy Mông cổ không thể yêu cách bạn có thể yêu.

Con người có ý chí tự do nhưng cùng với ý chí tự do đó là sự tự do tuyệt vời và trách nhiệm lớn lao. Và sự dữ của thế giới này mà tất cả chúng ta đang phải gánh chịu, là kết quả của việc con người phạm tội và các thiên thần sa ngã. Bạn có thể nghĩ tại sao Chúa không làm gì về nó? Chúa đã làm. Chúa đã đối ứng với nó. Ngài gửi Chúa Giêsu và cái chết của Chúa Giêsu, cái chết và sự phục sinh của Ngài đã cứu chúng ta. Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ không đau khổ nữa không? Không. Chúa có hiểu gì về đau khổ không? Có, Ngài đã gánh chịu đau khổ. Bất cứ đau khổ nào chúng ta gánh chịu với niềm tin, Chúa Giêsu sẽ qua đau khổ đó đem ân sủng và ơn thánh hóa cho chính chúng ta.

Tại sao Chúa lại cho phép ma quỷ đánh đập, hành hạ Padre Pio? Padre Pio là một vị thánh vĩ đại. Và chẳng hạn như thánh Gioan Vianey, quỷ thường hành hạ ngài vào ban đêm. Ma quỷ rất dai dẳng hành hạ ngài và ngài gọi chúng là The Griffin / thú dữ. Ngài nói thú dữ đánh đập tôi tối hôm qua, tôi biết sẽ có những người phạm tội nặng, mắc tội trọng lâu ngày đến để xưng tội, họ sẽ có được những ân sủng trọng đại nhờ những đau đớn khiêm tốn của tôi, khi được kết hợp những đau khổ của Chúa Giêsu trên thập tự giá, có sức cứu rỗi. Chúa Giêsu đã lấy một điều dữ và biến nó thành lý do cho ân sủng và đó là điều làm cho lũ quỷ hết sức tức giận. Đơn giản là càng gây ra nhiều sự ác độc, chúng nó thực sự càng làm cho sự khôn ngoan, vinh quang của Chúa và Nước Chúa được rạng rỡ hơn.

H: Cám ơn Cha. Người ta sẽ làm gì nếu họ sợ?

M: Sợ hãi là điều tự nhiên. Nếu vào 3 giờ sáng bạn nghe tiếng thùm, ảnh bay ra khỏi tường. Bạn thức dậy xem, thì bị đẩy xuống cầu thang như tôi đã bị, bạn có thể có chút sợ hãi. Đơn giản chỉ đọc một lời cầu nguyện ngắn. Tôi ngủ với tràng hạt trong tay. Tôi cầu xin Đức Mẹ bảo vệ tôi và Mẹ đáp lời. Khi chúng ta có chút sợ hãi, vì là con người dĩ nhiên chúng ta sẽ sợ, chúng ta chỉ cần dâng lên Chúa một lời cầu nguyện, xin Chúa Giêsu bảo vệ chúng ta.

H: Có kinh riêng biệt nào Cha thấy hữu ích nhất trong những tình huống đó không?

M: Người ta hỏi tôi rất nhiều lần, Thưa Cha con đang có tình huống này và con muốn lời cầu nguyện đem lại hiệu ứng. Tôi hiểu ý của họ và chúng ta có những lời kinh riêng biệt nhưng chúng ta phải cẩn thận không coi lời cầu nguyện như thể một thần chú.

Nếu tôi đọc đúng lời cầu nguyện thì vấn đề của tôi sẽ được giải quyết. Không. Tôi chỉ cần nhìn lên Chúa Giêsu và nói, “Chúa ơi, con cần được Chúa giúp đỡ.” Và tôi sẽ cầu nguyện với trái tim của mình.

Chúng ta có thể dùng những kinh thuộc lòng, những lời kinh này thật tốt lành: Kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng, Kinh Thánh Micae. Nhưng cầu nguyện là việc của trái tim: Chúa ơi, xin giúp, cứu giúp con.

H: Trước khi kết thúc, điều hữu hiệu nhất một người có thể làm, người có thể đang gặp khó khăn với đức tin, người chưa từ bỏ đức tin của mình, nhưng họ bị đè nặng bởi sầu khổ, những khó khăn trong cuộc sống, làm sao để không rơi vào vòng luẩn quẩn của tuyệt vọng và cảm giác trống rỗng? Cha có thể đưa ra một cách để họ tiếp tục cố gắng và đi ra khỏi bóng tối đó? Người ta có thể làm gì?

M: Thứ nhất: Việc cầu nguyện hằng ngày là điều chủ yếu và sống một cuộc sống tốt lành. Hãy ngừng phạm tội vì khi bạn phạm tội, bạn tự trói buộc mình vào vương quốc bóng tối.

Điểm thứ hai, cho người Công giáo, hãy tham dự Thánh lễ và xưng tội, rước lễ. Nói cách khác, bạn cần làm mình được mạnh mẽ. Làm những việc mà sẽ làm mạnh mẽ đức tin của bạn. Tôi có lời kinh này và tôi đọc nó khi tối đến: “Lạy Chúa, con chọn việc tin vào Chúa, chọn để cậy trông vào Chúa, chọn để yêu Chúa.”

Bạn có thể không cảm thấy điều gì lúc này nhưng tin yêu là sự lựa chọn, chúng không phải là cảm xúc. Đó là một sai lầm mà người Mỹ hay mắc phải. Họ quá trọng cảm xúc trong khi cảm xúc đến rồi đi, nay còn mai mất. Không, không. Tôi chọn để tin Chúa, tôi chọn để cậy trông vào Chúa và tôi chọn yêu Chúa.

H: Thật tốt. Cuối cùng là về những người đã quá cố. Khi có ai đó đã qua đời và người ta tìm kiếm những dấu hiệu hoặc sự gì đó xảy ra trong nhà. Đó là điều có thể không? Hay nó là do ma quỷ? Làm sao để biết điều khác biệt? Qua cảm giác an toàn hoặc cảm thấy bị đe dọa?

M: Giáo hội không nói điều gì về những linh hồn không phải là quỷ dữ; dĩ nhiên Giáo hội tin có quỷ. Câu hỏi là người thân yêu đã qua đời có thể liên lạc với chúng ta không? Đương nhiên nếu Chúa cho phép họ! Các thánh đã có các linh hồn trong luyện ngục đến với họ... Cho nên nếu Chúa cho phép, thì họ có thể liên lạc với chúng ta.

Vấn đề là nhiều người nói người chết liên lạc với họ nhưng điều họ thấy thực sự là quỷ dữ nên chúng ta phải cẩn thận. Nhiều hiện tượng ma thực sự không phải là người chết mà là do quỷ làm nên. Tuy nhiên, người thân yêu đã qua đời của tôi có thể liên lạc với tôi không? Nếu Chúa cho phép. Chúng ta có những người đi đến mediums /giao tiếp linh hồn và các thứ? Hoàn toàn là không! Vì bạn mở cửa linh hồn cho những thần khí nguy hại.

Nhưng tôi biết nhiều người tin là họ đã nhận một dấu hiệu nhỏ nào đó từ người thân yêu đã qua đời. Cá nhân tôi tin là đôi khi Chúa cho phép việc ấy xảy ra.

H: Vậy nếu giao tiếp linh hồn đó ngày càng trở nên hung hăng, trở nên tồi tệ hơn, hoặc ở lại quá lâu thì đó là dấu để bạn biết bạn nên đi tìm đến sự giúp đỡ từ Giáo hội?

M: Yeah, khi những thứ này trở nên hung hăng, tiêu cực, hoặc khác thường, nó có lẽ là do quỷ mà ra. Thường là nó bắt đầu với cách cư xử quan tâm. Tôi thực sự là một con ma tử tế; tôi là Ma Casper, con ma thân thiện. Con ma rất dễ thương, chúng tôi gọi nó là Marvin. Marin là linh hồn thân thiện với gia đình, một linh hồn khá tử tế được vài tháng và Marvin có một mối tương quan với gia đình. Đột nhiên Marvin bắt đầu trở nên ác hiểm. Rồi người ta mới nhận ra Marvin có lẽ không là một linh hồn mà là con quỷ.

H: Chúng nó có tập trung vào trẻ em không? Những thần khí dữ đó có giả vờ làm bạn với trẻ em như thể bạn tưởng tượng của đứa bé. Cha mẹ có nên lo lắng để hỏi người bạn đó là ai?

M: Miễn là cha mẹ có một đường dây giao tiếp cởi mở với con cái của mình. Bạn muốn con cái mình kể cho bạn những gì đang diễn ra trong cuộc sống của chúng. Đó sẽ là chìa khóa. Là nhà tâm lý học, tôi muốn thấy có sự trao đổi, giao tiếp trong gia đình. Khi những đứa trẻ bắt đầu có những trải nghiệm huyền bí này thì bạn nên biết, lưu ý và phân biệt.

H: Câu hỏi cuối cùng cho Cha là vì Cha đã một thời là tình báo của Lực lượng Không quân. Về UFO, Cha nghĩ gì về tất cả những điều này đang xảy ra, ý kiến của Cha là gì? Ngay cả Thượng viện chú ý đến nó hơn. Giáo hội nghĩ gì về UFO?

M: Mẹ tôi tin vào UFO. Tôi không tin. Nhưng mẹ tôi tin. Giáo hội sẵn sàng để xem sự việc thì sẽ như thế nào. Tôi không nhớ ĐTC nào nhưng ngài nói, “Bạn có thể tin vào người ngoài hành tinh nếu bạn muốn. Và nếu có người ngoài hành tinh, chúng ta sẽ giảng dạy họ về Chúa Giêsu, nói về Chúa Giêsu cho họ và về ơn cứu rỗi. Có thể là có sự sống trên các hành tinh khác? Tôi không biết. Giáo hội chưa nói có hay không. Bạn có thể tin hay không tùy bạn. Cá nhân tôi, tôi không tin. Mẹ tôi tin. Bạn có thể đứng về phía mẹ tôi hay bạn có thể đứng về phía tôi.

H: Tuyệt vời. Cám ơn Cha rất nhiều vì đã tham gia buổi nói chuyện này. Cám ơn Cha đã dành thời gian nếu có ai đó muốn tìm hiểu thêm về Cha hoặc bản tin hoặc blog của bạn, họ có thể đến đâu?

M: www.catholic exorcism.org. CatholicExorcism.org. Chúng tôi có một trang web, chúng tôi có một ứng dụng. Chúng tôi có những buổi cầu nguyện giải cứu trực tuyến hàng tháng. Mỗi tháng một lần, chúng tôi cầu nguyện trên hết thảy mọi người. Thường có người đăng ký. Lần trước chúng tôi có 9000 người đăng ký. Đây là một buổi cầu nguyện rất phổ biến. Chúa thật quảng đại và đã xua đuổi ma quỷ. Tôi đề nghị nếu bạn muốn được cầu nguyện chữa lành, hãy tham gia với chúng tôi trong buổi Cầu nguyện Giải cứu trực tuyến của chúng tôi tại CatholicExorcism.org.

H: Đây là cuốn sách Diary of an American Exorcist - Nhật ký của nhà trừ quỷ người Mỹ. Cám ơn Cha rất nhiều.

Share:

Blog Archive

Blog Archive