Thứ Ba, 21 tháng 3, 2023

Phó thác: Ngủ yên trong trái tim Chúa

Thật HƯ ĐỐN khi dành cả đêm để lo lắng, thay vì ngủ bên Trái Tim Chúa Giêsu! . . .

Nếu bóng đêm làm đứa trẻ sợ hãi, nếu nó phàn nàn vì không nhìn thấy Người đến bồng ẵm mình, thì hãy để nó nhắm mắt lại, hãy để nó sẵn sàng làm việc hy sinh Người đang đòi hỏi nơi nó, và rồi hãy để nó chờ cho giấc ngủ đến… Khi đứa trẻ giữ mình bình yên theo cách này, màn đêm mà bé ấy không còn nhìn chằm vào sẽ không thể làm bé sợ hãi, và sự bình tĩnh, nếu không phải là niềm vui, sẽ sớm tái sinh trong trái tim nhỏ bé của đứa trẻ. . . . -- Sơ Marie của Thánh Giuse

Có quá đáng không khi đứa trẻ nghe lời yêu cầu là nó hãy nhắm mắt lại? . . . không chống lại tiếng xầm xì của đêm đem?... Không, không là quá đáng, và đứa trẻ nhỏ sẽ học phó thác bản thân, nó sẽ tin rằng Chúa Giêsu đang bồng ẵm nó, nó sẽ bằng lòng với việc không nhìn thấy Người và bỏ lại sau lưng nỗi sợ hãi vớ vẫn rằng nó là đứa trẻ bất hiếu (một nỗi sợ hãi không thích hợp cho đứa trẻ nhỏ).
-- Người sứ giả (Thánh Têrêsa Hài đồng)

 

Sơ Marie của Thánh Giuse tâm sự với Thánh Thérèse về nỗi sợ bóng tối của sơ. Sự hiểu biết của chúng ta về câu trả lời của Thánh Têrêsa sẽ là nông cạn nếu chúng ta cho rằng nỗi sợ hãi của Sơ Marie chỉ là sợ thiếu ánh sáng thể chất. Có một bóng tối của đời sống tâm linh mà lời cầu nguyện đích thực phải đối mặt. Thánh Têrêsa đang hướng dẫn các linh hồn hãy sống cuộc đời của họ như là một hiến lễ thiêng liêng trọn vẹn cho tình yêu đầy lòng thương xót của Chúa. Loại hy sinh này đòi hỏi chúng ta phải đi vào một lối cầu nguyện mà chúng ta không hiểu rõ. Nó vượt xa mọi thứ chúng ta quen thuộc – và vượt xa cả chúng ta. Nỗi sợ bóng tối ở đây là một thực tại tâm linh hơn là thể chất và trong lời giải thích ngắn ngủi này, tôi cố gắng làm rõ kinh nghiệm sâu sắc của Sơ Marie.

 

Tình yêu đầy lòng thương xót của Thiên Chúa là một mầu nhiệm bao la che phủ toàn bộ sự hiện hữu của chúng ta theo những cách không bao giờ mất đi sự mới mẻ và xa lạ. Học cách chấp nhận những cách Chúa bày tỏ sự hiện diện của Ngài chúng ta không quen thuộc mà là điều cần thiết nếu chúng ta muốn được trưởng thành trong tình yêu với Chúa. Nếu không có sự tăng trưởng này, chúng ta sẽ bị giới hạn trong việc dâng mình cho Chúa theo những cách quen thuộc và thoải mái đối với chúng ta – những cách mà lúc đầu mang lại sự tiến triển, sự gần gũi với Chúa, nhưng cuối cùng có thể trở thành những sự chúng ta bám víu vào, những sự làm suy yếu mối tương quan với Chúa. Món quà đích thực và trọn vẹn hơn mà Kinh Dâng Hiến (Act of Oblation) của Thánh Têrêsa chỉ ra, thách thức chúng ta vượt qua khỏi những giới hạn đó.

Lối cầu nguyện để tìm kiếm sự hiện diện có sức sự an ủi và chữa trị của Chúa trong cuộc sống chúng ta không thể đạt đến mục tiêu này. Mục đích của cầu nguyện không chỉ là có được những gì chúng ta nghĩ mình cần. Thay vào đó, tột đỉnh của cầu nguyện là kết hợp làm một với Chúa trong tình yêu. Sự kết hợp này thì không giống bất cứ điều gì chúng ta từng trải qua hoặc có thể tưởng tượng. Để đạt được sự kết hợp trọn vẹn với Thiên Chúa mà chúng ta chưa biết, đòi hỏi chúng ta phải gánh chịu mọi thứ ân sủng xa lạ trong việc cầu nguyện – những hoạt động ẩn kín của Thiên Chúa nhằm thanh tẩy và củng cố bản chất con người của ta để lòng thương xót dịu dàng của Chúa không gặp cản trở để thu hút ta.

Sự tin tưởng triệt để vào tình yêu của Chúa và lòng dũng cảm đón nhận công việc mầu nhiệm của Ngài là điều cần thiết cho sự trưởng thành tâm linh. Khi cuộc trò chuyện của chúng ta với Chúa không tạo ra cảm giác an ủi về sự hiện diện của Ngài hoặc những cảm nghĩ mà chúng ta mong đợi, thì chúng ta rất dễ bị ảnh hưởng bởi đủ loại lo lắng, chia trí và thay đổi tâm trạng. Điều này là vì những hình thức cầu nguyện chưa trưởng thành, những hình thức tìm kiếm ơn an ủi và quen thuộc, chúng ta đặt giới hạn cho việc Chúa gặp gỡ ta. Khi chúng ta đặt giới hạn như vậy, Thiên Chúa không thể thực hiện sự thanh tẩy trọn vẹn hơn của trái tim ta mà Ngài hằng mong ước. Chỉ khi chúng ta chìm đắm trong lời cầu nguyện sâu sắc hơn, nơi Chúa nói với chúng ta theo những cách mà chúng ta không hiểu thì chúng ta mới bắt đầu nhận ra những cách quái dị mà chúng ta đã dùng để giới hạn Chúa. Chúng ta bị sốc vì sự thất tin của mình và tự hỏi tại sao Chúa tiếp tục trung thành với chúng ta. Đây là nỗi sợ hãi thực sự mà Sơ Marie of St. Joseph phải đối mặt và lý do tại sao Thánh Têrêsa khuyên sơ như vậy.

Điều này không có nghĩa là những cảm xúc thiêng liêng hoặc những hiểu biết đem đến sự an ủi là không hữu ích khi chúng ta bắt đầu cầu nguyện. Chúa thường ban cho chúng ta những điều này để khuyến khích chúng ta đi sâu hơn. Đồng thời, những ân sủng này chỉ là hình bóng của một lời cầu nguyện thuần khiết và hiệu quả hơn nhiều. Đôi khi, lúc Chúa tin rằng chúng ta đã sẵn sàng, thì Ngài cất đi cái bóng này và che phủ chúng ta bằng chính sự hiện diện của Ngài. Thérèse gọi lời cầu nguyện này là “ngủ yên trong Trái Tim Chúa Giêsu.” Ngủ trong Trái Tim Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta đừng sợ bóng tối đi kèm với hình thức cầu nguyện này. Thánh Gioan Thánh Giá gọi việc phủ bóng này là “đêm tối của linh hồn / đêm tăm tối” hay “sự chiêm niệm tăm tối”. Trong loại cầu nguyện này, quyền năng thánh hóa / biến đổi của Chúa có sự tự do để tiến vào nơi sâu thẳm trái tim ta và mở rộng khả năng yêu thương và khả năng bị đau đớn bởi sự đau khổ của người khác. Càng dễ bị tổn thương trước cảnh ngộ của người khác và trước những ước muốn của Chúa, thì chúng ta càng ít bị tổn thương trước nhiều hình thức tự dằn vặt bản thân hoặc những trạng thái cảm xúc hay thay đổi khi cầu nguyện.

Thánh Têrêsa nhận ra rằng Chúa đã bắt đầu dẫn Sơ Marie of St. Joseph vào lời cầu nguyện có sức biến đổi này. Để bước vào giai đoạn cầu nguyện này, người ta phải không cố gắng tránh hoặc vượt qua bóng tối. Thay vào đó, giống như Đức Maria được Đấng Tối Cao che phủ, người ta chỉ đơn giản đồng ý với công việc mầu nhiệm mà Thiên Chúa đang thực hiện. Khi đây là sự ưng thuận trọn vẹn, Thánh Têrêsa gọi nó là “phó thác.” –Trích từ Living the Mystery of Merciful Love: 30 Days with Therese of Lisieux

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Blog Archive

Blog Archive