Việc Chúa làm cho La-da-rô sống lại nếu ra hai khía cạnh về quyền năng của Chúa Giêsu đối với cái chết. Ngài cho chúng ta thấy vào Chúa nhật Phục sinh Ngài sẽ sống lại từ cõi chết, và nó cũng chỉ ra sự phục sinh của chính chúng ta vào ngày sau hết khi Ngài sẽ bạn cho chúng ta sự sống. Tôi sẽ kết thúc với câu trích dẫn tuyệt vời này từ Andrew of Crete. Ngài là một Giáo phụ của Giáo hội Đông phương, và ngài đã giảng về việc La-da-rô sống lại. Bài giảng cơ bản được viết dưới dạng một bài hát trong đó Chúa Giêsu đang nói chuyện với Lazarus, một bài suy niệm về lời của Chúa Giêsu, “Hãy ra khỏi đó!” Chúa Giêsu ra lệnh cho La-da-rô hãy ra khỏi mồ. Đây là bài giảng của Andrew of Crete đã nói:
La-da-rô, Hãy ra đây!... Là một người bạn, tôi gọi anh; Là Thiên Chúa, Ta đang ra lệnh cho anh ... Hãy ra khỏi đó! ... Hãy để mùi hôi thối của cơ thể chứng minh sự phục sinh. Hãy cởi khăn liệm để họ nhận ra người đã chôn trong mồ. Hãy ra khỏi đó!... Hãy ra khỏi ngôi mộ. Hãy dạy cho mọi người biết mọi tạo vật sẽ trở nên sống động như thế nào trong khoảnh khắc khi tiếng kèn công bố sự sống lại của kẻ chết.
Điều giáo phụ Anrê muốn nói ở đây là, khi suy ngẫm về những lời của Chúa Giêsu, chúng ta nên đặt mình vào vị trí của Ladarô vì một ngày nào đó chúng ta cũng sẽ chết. Và cơ thể của chúng ta sẽ phân hủy; hầu hết chúng ta sẽ ở trong mộ lâu hơn bốn ngày, nhưng sự phân hủy của cơ thể chúng ta, trải nghiệm về cái chết, trải nghiệm về ngôi mộ đó, không phải là rào cản sự sống. Đó không phải là rào cản giữa ta tình bạn của Chúa Kitô vì vào ngày cuối cùng, Chúa Kitô sẽ gọi chúng ta ra khỏi mồ mả với tư cách là người Bạn của chúng ta nếu chúng ta sống trong tình bạn với Người. Và Ngài sẽ ra lệnh cho chúng ta với tư cách là Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên trời và đất, ra khỏi ngôi mộ và trải nghiệm sự sống lại của kẻ chết, sự sáng tạo mới và cuộc sống của thế giới vĩnh cửu. --Dr. Brant Pitre
-----------
"Việc Chúa làm Ladarô sống lại, cũng như những đoạn Tin mừng từ Gioan trong các Chúa nhật trước của Mùa Chay (chương 4 và 9) chỉ về Bí tích Rửa tội. Thánh Phaolô nói: “Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới.” (Rôma 6:4). Rô-ma 6:1–14 là phần tiếp theo và áp dụng rất thích hợp với thông điệp trong Gioan chương 11:
Vậy phải nói sao? Chúng ta cứ ở mãi trong tội lỗi, để ân sủng càng lan tràn ư? Không phải thế! Chúng ta là những kẻ đã chết đối với tội lỗi, thì làm sao còn sống mãi trong tội được. Anh em không biết rằng: khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Ki-tô Giê-su, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới.
Thật vậy, vì chúng ta đã nên một với Đức Ki-tô nhờ được chết như Người đã chết, thì chúng ta cũng sẽ nên một với Người, nhờ được sống lại như Người đã sống lại. Chúng ta biết rằng: con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào thập giá với Đức Ki-tô, như vậy, con người do tội lỗi thống trị đã bị huỷ diệt, để chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa. Quả thế, ai đã chết, thì thoát khỏi quyền của tội lỗi.
Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Ki-tô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người: đó là niềm tin của chúng ta. Thật vậy, chúng ta biết rằng: một khi Đức Ki-tô đã sống lại từ cõi chết, thì không bao giờ Người chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người. Người đã chết, là chết đối với tội lỗi, và một lần là đủ. Nay Người sống, là sống cho Thiên Chúa. Anh em cũng vậy, hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi, nhưng nay lại sống cho Thiên Chúa, trong Đức Ki-tô Giê-su.
Vậy tội lỗi đừng có thống trị thân xác phải chết của anh em nữa, khiến anh em phải nghe theo những dục vọng của thân xác. Anh em đừng dùng chi thể của anh em như khí cụ để làm điều bất chính, phục vụ cho tội lỗi nữa. Trái lại, anh em là những người sống đã từ cõi chết trở về, anh em hãy hiến toàn thân cho Thiên Chúa, và dùng chi thể của anh em như khí cụ để làm điều công chính, phục vụ Thiên Chúa. Tội lỗi sẽ không còn quyền chi đối với anh em nữa, vì anh em không còn lệ thuộc vào Lề Luật, nhưng lệ thuộc vào ân sủng.
Mối liên hệ mà chúng ta nhìn thấy giữa tội lỗi và sự chết trong đoạn thư này của Thánh Phaolô có một mối liên hệ nổi bật với câu chuyện về La-da-rô: khi Chúa Giê-su truyền lệnh cởi khăn và vải ra cho La-da-rô rồi “để … đi,” Ngài sử dụng động từ tiếng Hy Lạp luô – ở chỗ khác được dùng là thoát khỏi quyền lực của Satan (Lu-ca 13:16; 1 Gioan 3:8), thoát khỏi quyền lực của tội lỗi (Khải huyền 1:5) và sự chết (Công vụ 2:24)—và aphiêmi, thường có nghĩa là “việc tội đã được tha thứ” trong các sách Phúc âm. Như vậy, sự sống lại này cũng là sự “thoát khỏi” và “xóa bỏ” tội lỗi, sự chết và Sa-tan, một hình bóng nữa của Bí tích Rửa tội.
Cha Réginald Garrigou-Lagrange, O.P., đã viết, “Ngay cả việc làm cho người chết sống lại, phép lạ mà nhờ đó một xác chết được hồi sinh với cuộc sống tự nhiên, hầu như chẳng là gì so với sự phục sinh của một linh hồn đã chết về mặt thiêng liêng trong tội lỗi và giờ đây đã được nâng lên đến đời sống siêu nhiên của ân sủng.”
Và Thánh Augustine đã nói, “Sự công chính hóa của kẻ không thuộc về Chúa là một điều vĩ đại hơn cả việc tạo ra trời và đất, vĩ đại hơn cả việc tạo ra các thiên thần.”
Sống lại từ cõi chết đó thật là vĩ đại dường bao! -- Dr. John Bergsma
0 nhận xét:
Đăng nhận xét