Thứ Tư, 22 tháng 12, 2021

Bốn bước của Lectio Divina và Thánh Lễ

Với tất cả những hiểu biết này, giờ đây chúng ta có thể chuyển từ Kinh thánh sang lectio divina theo truyền thống Kitô giáo.15 Mặc dù có nhiều phương pháp suy niệm Kinh thánh, ở đây chúng ta sẽ tập trung vào diễn giải “bốn bước” nổi tiếng của lectio divina trong chuyên luận ngắn gọn nhưng rất hay được gọi là The Ladder of Paradise / Cây thang của Thiên đàng.16

Lectio Divina và Thang của Giacóp

Vào cuối thế kỷ 12, một tu sĩ Carthusian/ Dòng Thánh Bruno, tên là Guigo II đã viết điều được nhiều người coi là lời giải thích kinh điển thời Trung cổ về việc suy niệm Kinh thánh.17 Ông sử dụng chiếc thang của Giacóp làm hình ảnh cho bốn bước cơ bản của lectio divina:

 Một ngày nọ, khi tôi đang bận làm việc với đôi tay, tôi bắt đầu nghĩ về thực hành thiêng liêng của mình, và ngay lập tức tất cả bốn giai đoạn trong việc linh thao  nảy ra trong đầu tôi: đọc, suy niệm, câu nguyện và chiêm niệm. Những bước này làm nên một cái thang cho các đan sĩ, cái thang mà sẽ đưa họ từ trái đất lên đến thiên đàng. Cái thang này có ít bậc, nhưng mỗi bước thì rất dài và tuyệt vời, vì phần dưới của nó nằm trên trái đất, nhưng phần trên của nó xuyên qua những đám mây và chạm đến những bí mật trên trời.18

Trong Cây thang của Thiên đàng, bốn bậc thang của lectio divina có khả năng đưa linh hồn lên thiên đàng như thang của Gia-cóp xưa. Bạn có thể hình dung nó như sau:

Từ góc nhìn này, Kinh thánh không chỉ là một cuốn sách thánh cổ hay một hướng dẫn đáng tin cậy về cách sống tốt. Bất cứ khi nào những người theo Chúa Giêsu thực hành lectio divina, thiên đàng được mở ra cho họ và họ nghe tiếng của Thiên Chúa của vũ trụ. Bằng cách này, Kinh thánh tự nó trở thành một nấc thang thực sự dẫn đến thiên đàng.

Việc giải thích về bốn bước

Nhưng mỗi bước trong bốn bước này bao gồm những điều gì? Rất may, Guigo đã định nghĩa chúng (tôi đã liệt kê chúng cho rõ ràng hơn):

(1) Đọc là học hỏi Kinh thánh một cách cẩn thận, tập trung mọi năng lực của mình vào đó. (2) Suy niệm là chăm chỉ áp dụng tâm trí để tìm kiếm với sự trợ giúp của lý trí những sự thật tiềm ẩn trong đó. (3) Cầu nguyện là việc con tim hết lòng hướng về Thiên Chúa  để xua đuổi điều ác và tìm kiếm điều tốt. (4) Chiêm niệm là khi tâm trí cách nào đó được nâng lên đến với Chúa và được giữ ở trạng thái vượt trên chính nó, để nó nếm trải niềm vui của sự ngọt ngào vĩnh cửu.19

Chúng ta hãy dành một chút thời gian để giải thích từng bước:

Bước 1: Đọc: Bước đầu tiên và thiết yếu nhất của lectio divina là “đọc” (lectio theo tiếng La-tinh). Điều này có nghĩa là mở Kinh Thánh ra và đọc các từ trong Kinh Thánh một cách chậm rãi và cẩn thận — không đọc lướt hoặc vội vàng.

Bước 2: Suy niệm: Mặc dù nói chung lectio divina là một hình thức suy niệm, nhưng bước thứ hai - “suy niệm” (tiếng Latinh meditatio) – ám chỉ cụ thể việc suy ngẫm những gì đã đọc. Nó liên quan đến việc sử dụng trí óc để tìm ra sự thật ẩn chứa trong Kinh thánh.

Bước 3: Cầu nguyện: Khi nói đến bước thứ ba - “cầu nguyện” (tiếng La tinh oratio) – lần nữa, nói về một điều gì đó rất cụ thể. Sau khi đọc lời Kinh Thánh và suy nghĩ về chúng, bước tiếp theo là nói chuyện với Chúa từ trái tim của mình về chúng. Theo cách này, cầu nguyện biến việc suy ngẫm về Kinh thánh thành cuộc đối thoại giữa linh hồn và Thiên Chúa. Như một nhà văn Kitô giáo thời cổ có nói: “Chúng ta nói chuyện với Chúa khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta lắng nghe Ngài khi chúng ta đọc lời của Chúa.” 20

Bước 4: Chiêm niệm: Bước thứ tư là “chiêm niệm” (tiếng La tinh contemplatio). Chúng ta đã đọc rằng việc chiêm niệm có thể được định nghĩa là một thể loại cầu nguyện đặc biệt, trong đó “đôi mắt” của trái tim gắn chặt vào Chúa trong một “cái nhìn” yêu thương (xem chương 3). Điều chính yếu mà chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là trong ba bước đầu của lectio divina, chúng ta làm việc — bằng việc đọc Kinh thánh, suy nghĩ về nó và nói chuyện với Chúa về điều đó. Tuy nhiên, ở bước thứ tư, chính Chúa hành động: bằng cách “nâng” linh hồn lên với chính mình và cho phép nó nếm trải “vị ngọt ngào” của sự hiện diện của Ngài. Nói cách khác, trong bước thứ tư này, chúng ta không phải làm bất cứ điều gì ngoại trừ đứng yên và “nhìn” vào Chúa, lặng lẽ nghỉ ngơi trong sự hiện diện của Ngài. Đôi khi, trong lectio divina, qua ân sủng của Ngài, Chúa có thể “nâng” linh hồn đang còn ở trên trần gian này “lên khỏi chính nó” để nó được hưởng sự ngọt ngào của sự hiện diện của Ngài trên trời.21

Tóm lại, lectio divina bao gồm bốn bước đơn giản: đọc Kinh thánh, suy nghĩ về những gì chúng ta đã đọc, trò chuyện với Chúa về điều đó và yên lặng nghỉ yên trước sự hiện diện của Ngài.

Bốn bước đi cùng với nhau

Qua những gì chúng ta đã tìm hiểu, bây giờ chúng ta đã rõ tại sao Guigo lại tuyên bố rằng “việc linh thao” của người Kitô hữu nên “xoay quanh” bốn bước của lectio divina.22 Cả bốn bước đều phối hợp với nhau để những lời cầu nguyện của chúng ta không trở nên vô hiệu, tẻ nhạt, hoặc thậm chí nguy hiểm về mặt thiêng liêng. Như vị đan sĩ ấy nói,

Đọc mà không suy niệm là vô ích, suy niệm mà không đọc thì dễ bị lầm lạc, cầu nguyện mà không suy niệm thì tẻ nhạt, và suy niệm mà không cầu nguyện thì không có hiệu quả, cầu nguyện khi sốt sắng thì sẽ có sự chiêm niệm, nhưng để đạt được nó mà không cầu nguyện sẽ là điều hiếm hoi, thậm chí là kỳ diệu.23

Nói cách khác, nếu chúng ta chỉ đọc Kinh Thánh mà không bao giờ nghĩ về chúng, thì những lời cầu nguyện của chúng ta sẽ luôn trở nên khô khan và không có sự sống. Mặt khác, nếu chúng ta dành toàn bộ thời gian để suy nghĩ về những câu hỏi sâu sắc nhưng không bao giờ tìm đến Kinh thánh cho câu trả lời, chúng ta chắc chắn sẽ mắc đủ loại sai lạc. Nếu tất cả những gì chúng ta làm là nói chuyện với Chúa mà không bao giờ dành thời gian để suy nghĩ về những gì Ngài đã nói qua Lời Chúa, thì những lời cầu nguyện của chúng ta có thể sẽ trở thành những cuộc đơn thoại không nóng không lạnh hơn là một cuộc trò chuyện từ trái tim. Cuối cùng, nếu chúng ta dành hết thời gian để suy ngẫm Kinh thánh mà không bao giờ cầu xin Chúa ban cho chúng ta những món quà thiêng liêng mà chúng ta khám phá được trong các trang sách, thì việc suy ngẫm của chúng ta sẽ không bao giờ mang lại hoa quả thiêng liêng.

Nói tóm lại, nếu đời sống cầu nguyện của chúng ta có vẻ cằn cỗi, không nóng không lạnh, hoặc không sinh hoa kết quả, thì chúng ta cần thực hành lectio divina. Nếu suy ngẫm Kinh thánh thực sự là một “nấc thang” dẫn đến thiên đàng và là cuộc gặp gỡ cá nhân với Ngôi Lời làm người, thì đó phải là một phần hàng ngày trong đời sống thiêng liêng của mỗi Kitô hữu.

 Lectio Divina và Phụng vụ

Cuối cùng, tôi muốn kết thúc chương này bằng việc nêu ra sự song song giữa bốn bước lectio divina và phụng vụ.

Từ thời cổ xưa, việc thờ phượng của người Kitô hữu bao gồm bốn phần cơ bản: (1) đọc Kinh thánh, (2) giải thích Kinh thánh trong bài giảng, (3) lời cầu nguyện Thánh Thể, và (4) rước lễ, hiệp thông với Chúa. Hãy xem xét chẳng hạn một trong những mô tả cổ xưa nhất về việc thờ phượng của Kitô giáo sơ khai mà chúng ta có (để rõ ràng hơn, tôi đã liệt kê các bước):

Vào ngày Mặt Trời, như người ta thường gọi, những người tín hữu trong thành phố hay ở nông thôn đều họp lại một nơi.

(1) Tùy thời gian cho phép, người ta đọc bút tích của các tông đồ và sách các ngôn sứ.

(2) Sau khi đọc xong, vị chủ sự lên tiếng nhắn nhủ và khuyến khích mọi người sống theo các giáo huấn và gương lành tốt đẹp này.

(3) Sau đó chúng tôi đứng dậy, dâng lời cầu nguyên lên Thiên Chúa cho chính chúng tôi... và cho mọi người khác trên thế giới, để xứng đáng trở thành những người công chính và trung thành tuân giữ lề luật ngay trong cuộc sống hầu đạt được ơn cứu độ vĩnh cửu.

Sau lời nguyện, chúng tôi hôn và chúc bình an cho nhau.

(4) Tiếp đến, một tín hữu mang bánh và một chén rượu có pha nước đến cho người chủ sự.

Vị chủ sự cầm lấy bánh rượu, nhân danh Chúa Con và Thánh Thần, dâng lời tán tụng và tôn vinh Chúa Cha là Chúa tể càn khôn. Ông đọc một lời tạ ơn dài về việc Thiên Chúa cho chúng ta xứng đáng lãnh nhận các hồng ân.

Khi vị chủ sự kết thúc các lời nguyện và kinh tạ ơn, mọi người hiện diện đều đồng thanh đáp: A-men.

Sau khi vị chủ sự hoàn tất nghi thức tạ ơn và toàn dân thưa A-men, các vị mà chúng tôi gọi là phó tế, phân phát bánh và rượu có pha nước đã "trở thành Thánh Thể" cho mọi người hiện diện hưởng dùng và đem về cho những người vắng mặt.
Thánh Giút-ti-nô, tử đạo (thế kỷ thứ II) 24

Với cấu trúc bốn phần cơ bản này, hãy xem xét những điểm tương đồng sau đây giữa phụng vụ Kitô giáo và lectio divina:

Thật là những tương đồng đáng chú ý! Tuy nhiên, nếu chúng ta dừng lại để suy nghĩ về điều đó, chúng sẽ không gây nên ngạc nhiên. Vì nếu Chúa Giê-su là “bậc thang” đích thực dẫn đến thiên đàng (xin xem Gioan 1:51) và nếu “thức ăn” và “thức uống” mà Ngài ban cho chúng ta thực sự là “bánh hằng sống từ trời xuống” (Gioan 6: 51, 55), thì có nghĩa là hành động tối cao của lectio divina là hành động diễn ra trong phụng vụ. Nhìn dưới ánh sáng này, việc thực hành cầu nguyện suy gẫm Kinh Thánh sẽ dẫn chúng ta một cách tự nhiên đến sự khao khát sâu sắc hơn đối với việc nuôi dưỡng thiêng liêng Chúa Kitô ban tặng trong Bí tích Thánh Thể.

Tóm lại, ngay cả khi chúng ta chưa bao giờ thực hành lectio divina một cách riêng tư, nếu chúng ta đã chăm chú và cầu nguyện tham gia phụng vụ Thánh Thể, thì chúng ta đã bắt đầu leo ​​lên Bậc thang Địa đàng. Thật vậy, nếu cả Chúa Giêsu và Sách Thánh đều thực sự là Lời của Chúa, thì mỗi khi chúng ta đọc và suy gẫm Kinh Thánh, chúng ta đang gặp chính con người của Chúa Giêsu Kitô — cầu thang sống động dẫn đến thiên đàng.

Chuyển ngữ từ Introduction to the Spiritual Life: Walking the Path of Prayer with Jesus by Dr. Brant Pitre

Chú thích

15. See Mariano Magrassi, Praying the Bible: An Introduction to Lectio Divina, trans. Edward Hagman, O.F.M. Cap. (Collegeville, Minn.: Liturgical Press, 1998).
16. The various manuscripts of Guigo’s treatise have multiple titles, such as the “Ladder of Paradise” (Latin Scala Paradisi) and “Ladder of Monks” (Latin Scala Claustralium). Here I will use the former in order to emphasize that the four steps of lectio divina are not just for cloistered monks but can be used by all Christians. For example, see Benedict XVI, Post-Synodal Apostolic Exhortation Verbum Domini (The Word of the Lord), nos. 86–87, who refers to these four as “the basic steps” of lectio divina.
17. Robertson, Lectio Divina, 224, describes Guigo’s Ladder as “a didactic summary of the whole lectio divina tradition.”
18. Guigo II, The Ladder of Paradise, 2.
19. Guigo II, The Ladder of Paradise, 2.
20. Ambrose of Milan, De Officiis, 1.20.88. In Ambrose, De Officiis, ed. Ivor J. Davidson, vol. 1, Introduction, Text and Translation (Oxford: Oxford University Press, 2001), 169.
21. Guigo II, The Ladder of Paradise, 2.
22. Guigo II, The Ladder of Paradise, 14.
23. Guigo II, The Ladder of Paradise, 14.
24. Justin Martyr, 1 Apology, 1.65–67. Cited in CCC no. 1345.
25. See Benedict XVI, Verbum Domini, no. 86: “The privileged place for the prayerful reading of sacred Scripture is the liturgy, and particularly the Eucharist…In some sense the prayerful reading of the Bible, personal and communal, must always be related to the Eucharistic celebration. Just as the adoration of the Eucharist prepares for, accompanies and follows the liturgy of the Eucharist, so too prayerful reading, personal and communal, prepares for, accompanies and deepens what the Church celebrates when she proclaims the word in a liturgical setting. By so closely relating lectio and liturgy, we can better grasp the criteria which should guide this practice in the area of pastoral care and in the spiritual life of the People of God.”

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét