Thứ Hai, 22 tháng 5, 2023

Bí tích Rửa tội làm chúng ta trở nên con cái đích thực của Thiên Chúa

Trích từ Chương 7: Giao Ước Thánh Thể của Những điều căn bản về Kinh Thánh cho người Công giáo

... Sự kiện dân chúng ở Lễ Ngũ Tuần đã nhận được “một quả tim mới... một quả tim bằng thịt” có thể được hiểu nhờ sự kiện họ “đau đớn trong lòng”. Quả tim bằng đá không dễ gì đau đớn được. Tuy nhiên, quả tim bằng thịt có thể bị tổn thương, có thể xúc động.

“Thần Khí mới” của Ê-dê-ki-en là Thánh Thần, được ban cùng với nước của phép rửa, mà nó thanh tẩy mọi “ô uể”, nói cách khác, là tội lỗi. Đây cũng là điều mà Giê-rê-mi-a đã nói: “Ta sẽ tha thứ tội ác cho chúng và không còn nhớ đến lỗi lầm của chúng nữa” (Gr 31,34).

Đây là cách mà đám đông đáp trả:

“Vậy những ai đã đón nhận lời ông đều chịu phép rửa và hôm ấy đã có thêm khoảng ba ngàn người theo đạo. Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lẻ bé bệnh và cầu nguyện không ngừng" (Cv 2,41-42)

Đám đông đáp lại bằng cách lãnh nhận các bị tích: phép rửa (câu 41) và Thánh Thế (cáu 42). Câu 42 thật sự là một sự mô tả về Thánh lễ thời sơ khai. Chúng ta tiếp tục thực hiện bốn hành động này được liệt kê trong mỗi Thánh lễ. "chuyện cần nghe các Tông Đồ giảng dạy” là Phụng vụ Lời Chúa, ở đó chúng ta lắng nghe các bản văn Kinh Thánh được giải thích dưới ánh sáng giáo huấn của các Tông Đồ. “Hiệp Thông Với Nhau" được diễn tả bằng việc chúc nhau bình an và sự quyền góp (chuyền nhau giỏ thu tiền quyên góp), điều này cho thấy sự hiệp nhất trong tình yêu và sự hiệp nhất trong những phương diện khác của chúng ta. “Tham Dự Lễ Bé Bành" là thuật ngữ ban đầu của Thánh Lu-ca dùng cho chính Phụng vụ Thanh Thế Và “cầu nguyện không ngừng” là các lời nguyện phụng vụ lắp đầy Thánh lễ từ đầu đến cuối.

Các bí tích là phương thế mà Thánh Thần được ban cho chúng ta. Nếu chúng ta xem lại bài giảng của Thành Phê-rô, thị chúng ta sẽ thấy ngài đang nói những điều tương tự dưới đây.

“Chính Đức Giê-su đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chung Thiên Chúa Cha đã ra tay uy quyền nàng Người lên, trao cho Người Thành Thần đã hứa, để Người đó xuống, đó là điều anh em đang thấy đang nghe.” (CV 2,32-33)

Đám đông đã không thể chứng kiến Đức Giê-su được tôn lên ngai vua, nhưng họ có thể nhận thấy các hiệu quả, bao gồm sự tuôn đổ Thần Khí, có thể nhìn thấy dưới hình lưỡi lửa, và có thể nghe thấy nơi cơn gió rất mạnh và các thứ tiếng khác nhau của các tông đồ.

Hình ảnh thiêng liêng mà Thánh Phêrô mô tả là thứ gì đó giống thế này:

Chúa Cha đang ban Thần Khí cho Đức Giê-su Ki-tô là Chúa Con, là Đấng đang tuôn đổ Thần Khí trên các tông đồ.

Đức Giê-su đang hoàn tất điều được biểu tượng hóa trên thập giá, là nơi mà chúng ta đã nhìn thấy dòng máu và nước chảy ra từ cạnh sườn Người. Chúng ta đã nói đó là một biểu tượng của dòng sông sự sống, là Thánh Thần, đang tuôn chảy từ Người, trong hình thức của các bí tích: phép rửa (nước), và Thánh Thể (máu).

Giờ đây tại Lễ Ngũ Tuần, biểu tượng trở thành hiện thực. Đức Giê-su đang tuôn đổ Thánh Thần trên các Tông Đồ, là những người rao giảng cho dân chúng. Dân chúng tin nhận. Họ lãnh nhận các bí tích, mà chúng cũng thông ban Thánh Thần cho chúng ta. Họ uống lấy từ dòng sông sự sống đang tuôn chảy từ cạnh sườn Đức Ki-tô.

Phép rửa là sự tái sinh thiêng liêng. Nó là phương thể làm chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa. “Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa. Họ được sinh ra, không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa” (Ga 1,12-13). Bạn sẽ nghe các nhà chính trị và những người của công chúng nói: “Tất cả chúng ta là con Thiên Chúa”. Điều đó nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng không đúng lắm. Chúng ta nên nói thế này: “Tất cả chúng ta có thể là con Thiên Chúa”. Mỗi con người đều có tiềm năng để trở thành con của Thiên Chúa. Nhưng tiềm năng này không trở thành sự thật trừ khi bạn chịu phép rửa. Đó là giáo huấn của các Tông đồ. Nếu có phương thế nào đó khác để trở thành con Thiên Chúa, thì Đức Giê-su đã không cần phải chịu đau khổ, chết, và sống lại từ cõi chết.

Với ơn huệ của Thánh Thần, chúng ta đi một vòng tròn trọn vẹn trong lịch sử cứu độ. Địa vị được làm con Thiên Chúa [divine filiation] mà A-đam vui hưởng trong Vườn Địa Đàng - mối tương quan con thảo với Thiên Chúa – được ban trở lại cho toàn thể nhân loại. Thánh Phao-lô nói:

“Nhưng khi thời gian tới hỏi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người phụ nữ, và dưới Lề Luật, để cứu chuộc những ai sống dưới Lê Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử. Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con minh đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: Áp-ba, Cha ơi! Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa” (Gl 4,4-7)

Điều này đã ban trở lại cho từng người trong chúng là sự “tỏa sáng” của A-đam:

Khuôn mặt của chúng ta phát ra tia sáng vì chúng ta là “con Thiên Chúa”. Và đó là điều độc nhất vô nhị chỉ riêng Ki-tô giáo mới có. Các tôn giáo khác không hề đòi biến bạn thành con Thiên Chúa. Trong Hồi giáo, Thiên Chúa không có con cái, chỉ có các tôi tớ – các nô lệ, quả thật như thế. Điều tốt nhất mà bạn có thể hy vọng là trở thành một nô lệ tốt. Trong Phật giáo, Thiên Chúa có thể hoặc không tồn tại; điều đó thật sự không thành vấn đề vì mục đích của bạn là làm mất đi ảo tưởng về cái ngã của mình, chứ không phải trở thành con Thiên Chúa. Trong Ấn giáo, Thiên Chúa không phải là Người Cha yêu thương; Thiên Chúa tuyệt nhiên là một Sức Mạnh Tối Cao phi ngôi vị [impersonal Force] có thể mang lấy những hình dạng khác nhau. Trong hầu hết các hình thức của Do-thái giáo, Thiên Chúa như một người Cha – nhưng chỉ cho người Do-thái.

Và trong chủ nghĩa vô tín, bạn chỉ là sự ngẫu nhiên khác trong một vũ trụ đầy ngẫu nhiên. Các tôn giáo khác nhau không phải là những con đường dẫn lên cùng một ngọn núi. Họ đang trèo lên những ngọn núi khác nhau:

Nói về các ngọn núi... giờ đây chúng ta đã thực hiện được một hành trình hoàn hảo về bảy giao ước và các đấng trung gian của lịch sử cứu độ:

Share:

Thứ Ba, 16 tháng 5, 2023

Lời của Chúa, Phúc âm

Lời Chúa khi được lắng nghe cách liên lỉ và lặp đi lặp lại trong ngày là nguồn linh hứng và vũ khí giúp chúng ta vượt qua những hoài nghi, lo lắng, những suy nghĩ lẩn quẩn, những cơn trầm cảm, ý tưởng tự tử, tức giận, bối rối và tất cả những rối loạn mà ma quỷ có thể gây nên trong tâm trí. Thật vậy, cuộc tấn công của sự dữ bắt đầu bằng cách thâm nhập vào cốt lõi của ý chí và tự do của con người – tâm trí và lý trí – ảnh hưởng và tấn công chúng cho đến khi sự dữ có thể đi vào linh hồn và sau đó dẫn đưa linh hồn đến những sự dữ.

Thông thường những người đến gặp linh mục trừ quỷ thích cầu nguyện, đi lễ vào ngày Chúa nhật và đôi khi cả trong tuần, nhưng họ phàn nàn về việc bị thức giấc đột ngột vào ban đêm, những giấc mơ dày vò và những suy nghĩ ám ảnh lặp đi lặp lại, nghi ngờ về Chúa và niềm tin của họ vào Ngài. Chúng ta cần phải nhấn mạnh rằng những người này không tham gia hoặc hỗ trợ các nghi thức huyền bí, ngay cả không coi thường những thứ này. Tuy nhiên, thông thường họ thiếu sự nối kết với Lời Chúa, nghĩa là với Chúa Giêsu Kitô, trung tâm và nền tảng của đời sống Kitô hữu, Chúa Giêsu Kitô, Lời của Chúa.

Trong Tin Mừng Luca, sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa và được Thần Khí Chúa dẫn vào hoang địa, Người đã bị Satan cám dỗ. Trong trường hợp đó, Chúa đã không chiến thắng ma quỷ qua cầu nguyện. Ba lần Đức Giêsu trích dẫn Kinh Thánh để chống lại những cám dỗ và bác bỏ những lời dối trá của kẻ thù. Đức Giêsu khẳng định: “Có lời chép rằng. . .” (Luca 4:1–13). Lời Chúa là khí cụ của chân lý chống lại sự dối trá và khiêu khích của kẻ thù của Đức Giêsu.

Chúa Giêsu, khi xuống thế làm người, đã trở thành một người giống như chúng ta để chỉ cho chúng ta cách xua đuổi kẻ thù. Ngài giữ khoảng cách với Satan, trích dẫn nguồn của sự khôn ngoan và sáng suốt: Lời Chúa. Và Người dạy chúng ta rằng, để thanh thản chịu đựng cuộc sống trần thế, chúng ta cần luôn ghi nhớ lời Người, để trong mọi nghịch cảnh, Lời Chúa đến với tâm trí chúng ta và được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, chúng ta mới có thể biết lựa chọn điều chân, thiện, mỹ. Điều cơ bản là Tin Mừng phải được in sâu vào tâm trí chúng ta, ngự trị trong ý chí và sự tự do của chúng ta, ước muốn của chúng ta. Satan biết rằng nếu hắn thành công trong việc làm bối rối sự tự do đó bằng cách gạt sự tự do sang một bên (qua việc làm ta sợ hãi, qua sự khống chế) và tách lìa nó khỏi thánh ý của Chúa khi ta  phạm tội, thì hắn cũng có thể làm bại hoại và hủy hoại linh hồn của con người. Lời Chúa được lắng nghe và sống mỗi ngày trong những lựa chọn cụ thể trở thành sự bảo vệ chúng ta khỏi cạm bẫy của ma quỷ.

Trích từ An Exorcist Explains How to Heal the Possessed: And Help Souls Suffering Spiritual Crises

Share:

Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2023

Chúa nhật thứ VI Mùa Phục sinh: Tình yêu và Giới luật

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an (14:15-21)

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em. Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em. Chẳng bao lâu nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần anh em, anh em sẽ được thấy Thầy, vì Thầy sống và anh em cũng sẽ được sống. Ngày đó, anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em. Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.”

 


Một trong những chủ đề của Tin Mừng hôm nay chúng ta có thể chú ý vào là sự hiệp nhất giữa Tình Yêu và Lề Luật. Đôi khi Kitô giáo được trình bày như thể Chúa Giêsu đến để giải phóng chúng ta khỏi các đạo đức luân lý (của luật cũ) theo nghĩa miễn là chúng ta tin vào Chúa Giêsu, chúng ta được giải phóng khỏi mọi hạn chế về hành vi miễn là chúng ta “yêu” Chúa.

Đây là một sai lầm kinh điển mà những người được gọi là Kitô hữu “phóng khoáng hơn” thường mắc phải, và sai lầm chính, là không nhận ra rằng luật pháp của Chúa dẫn đưa chúng ta đến hành vi yêu thương. Giữa tình yêu và giới luật không hề có sự mâu thuẫn. Ví dụ, Mười Điều Răn hướng dẫn chúng ta cách yêu mến Thiên Chúa (ba Điều Răn đầu tiên) và cách yêu thương người khác (bảy điều tiếp theo). Khi chúng ta yêu thương người khác, hiển nhiên chúng ta sẽ không giết hại, cướp bóc hay lừa dối họ. Vì vậy, Chúa Giêsu nói: “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy” (Gioan 14:15). Thật là nản khi những Kitô hữu không coi trọng những điều răn của Chúa mà vẫn tuyên bố là mình yêu mến Chúa. Đó là một trường hợp tự lừa dối mình. Chúng ta thể hiện tình yêu thương qua hành vi hơn là qua lời nói.

Tình yêu cũng được kết nối với Chúa Thánh Thần. Thánh Phaolô nói trong Rôma 5:5: “Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta”. Chính Chúa Thánh Thần giúp chúng ta yêu mến Thiên Chúa và tuân giữ các giới răn của Ngài.

Hơn nữa, Chúa Thánh Thần liên kết và kết hợp chúng ta với Chúa Cha và Chúa Con, giúp chúng ta cảm nghiệm được sự hiệp thông với Thiên Chúa. “Ngày đó, anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em.” (Gioan 14:20). Sự cư ngụ này của Ba Ngôi Thiên Chúa trong ta và ta trong Thiên Chúa chỉ có thể có được nhờ Thần Khí của Chúa được đổ tràn trên chúng ta, kết hợp chúng ta với những người khác nữa. Sự thông công của chúng ta với Thiên Chúa không thể xảy ra cho đến khi chúng ta có sự thông công với Chúa Thánh Linh bởi vì chỉ nhờ Chúa Thánh Linh mà điều này được thực hiện.

Tình yêu, sự hiệp thông, sự vâng phục, sự ngự trị của Thiên Chúa trong ta – tất cả những điều này xảy ra nhờ hồng ân của Chúa Thánh Thần. Khi chúng ta bước vào những ngày cuối cùng của Lễ Hiện Xuống, đặc biệt là từ Thứ Năm tới đây (Lễ Thăng Thiên), chúng ta hãy nỗ lực hơn nữa để dành thời gian cho việc cầu nguyện trong cuộc sống hàng ngày, và tha thiết xin Chúa làm mới lại hồng ân là Chúa Thánh Thần mà Ngài hứa người đến trong chúng ta ngày Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống sắp tới. – Dr. John Bergsma

Share:

Thứ Bảy, 6 tháng 5, 2023

Sầu khổ nội tâm -- Thánh Phanxicô de Sales

Đoạn viết này là của Thánh Phanxicô de Sales trích từ Khởi Đầu Đời Sống Đạo Đức. Thánh nhân không viết cho tu sĩ mà là cho tất cả những người sống ngoài đời. Thoáng đọc qua, người ta có thể có cảm giác khắc khổ. Nhưng cho những người muốn phụng sự Chúa và đang gặp khó khăn, đoạn này đem lại phấn khích để chúng ta có thể tiếp tục sống cho Chúa giữa những khó khăn và biết Chúa không hề bỏ rơi ta. Và cũng rất quan trọng để biết rằng đường lối Chúa rất khác với đường lối của trần gian, chúng ta không thể tự xét đoán mình nhưng để Lời Chúa xét đoán ta.

Hãy xem sự sầu khổ khủng khiếp mà Chúa chúng ta phải chịu trong Vườn Cây Dầu. Người Con yêu dấu này đã cầu xin sự an ủi từ Cha nhân lành của mình và biết rằng đó không là thánh ý của Cha mình để ban cho Ngài sự an ủi. Vì thế, Ngài không nghĩ đến mong muốn đó nữa và không bồn chồn, lo lắng. Trái lại, Ngài đã dũng cảm thực hiện công việc cứu chuộc chúng ta. Bạn nên làm như Ngài đã làm. Nếu Chúa Cha không ban cho bạn lời an ủi, đừng ước mong nó nữa, đừng suy nghĩ về nó nữa mà hãy can đảm dấn thân vào phần công cuộc cứu độ trên thập giá của bạn như thể bạn sẽ không bao giờ sẽ xuống khỏi thập giá nữa, như thể bạn sẽ không bao giờ tìm thấy cuộc sống bình an và thanh thản nữa.

Bạn mong muốn điều gì? Chúng ta phải gặp và nói chuyện với Chúa giữa sấm chớp (Xuất hành 19:16). Chúng ta phải gặp Ngài giữa bụi rậm của lửa và gai, và để làm được điều này, sự thật là chúng ta phải cởi giày  (Xuất hành 3:5) và hy sinh rất nhiều ước muốn và tình cảm. Thế nhưng Thiên Chúa tốt lành sẽ không gọi bạn đi trên con đường bạn đang đi mà lại không ban sức mạnh cho bạn; chính Ngài là Đấng sẽ hoàn tất công việc này (Phi-líp-phê 1:6). Ngay cả khi Ngài cần nhiều thời gian để hoàn thành nó, hãy kiên nhẫn: sự việc đòi hỏi điều đó. Tóm lại, vì lòng tôn kính Chúa, hãy hoàn toàn phục tùng thánh ý Chúa và đừng tin rằng bạn có thể phụng sự Ngài tốt hơn bằng cách khác. Vì chúng ta không bao giờ phụng sự Ngài cách tốt lành trừ khi chúng ta phụng sự Ngài theo như ý Ngài muốn.

Thánh ý của Chúa là bạn phụng sự Ngài dù nó đem lại sự hứng thú hay không, hay nó lại đem đến phản cảm và sự bối rối tinh thần. Việc phục vụ này không đem lại cho bạn chút toại nguyện nào, nhưng làm Chúa hài lòng. Nó không đi theo sự ưa thích của bạn nhưng theo sự ưa thích của Chúa. Hãy tưởng tượng rằng bạn sẽ không bao giờ được giải thoát khỏi đau khổ của mình: bạn sẽ làm gì đây? Bạn sẽ nói với Chúa: “Con thuộc về Ngài” (xem Thánh vịnh 119:94). Nếu những sầu khổ của con hợp với ý của Ngài, hãy để chúng tăng lên cả về số lượng và thời gian. Hãy làm điều tương tự lúc này. Hãy quen với ý tưởng rằng công việc của bạn sẽ tồn tại mãi mãi. Bạn sẽ thấy rằng khi bạn ngừng nghĩ về sự giải cứu của mình, Chúa sẽ giải cứu bạn.
-- Thánh Phanxicô de Sales

Share:

Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2023

Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an (14:1-12)

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Anh em đừng xao xuyến ! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở ; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi.”

Ông Tô-ma nói với Đức Giê-su : “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường ?” Đức Giê-su đáp : “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy. Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người.”

Ông Phi-líp-phê nói : “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện.” Đức Giê-su trả lời : “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói : ‘Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha’? Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình. Anh em hãy tin Thầy : Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy ; bằng không thì hãy tin vì công việc Thầy làm. Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha.”

-----------

Một số thuật ngữ về đền thờ được sử dụng trong đoạn Phúc âm này. “Nhà Cha Thầy” được dùng để chỉ Đền thờ trong các phần khác của Phúc âm (Lu-ca 2:49; Gioan 2:16). Đền thờ là tòa nhà lớn nhất ở Israel và có đầy những nhà kho, tiền sảnh và các khoảng không gian khác, do đó: trong đó có “nhiều chỗ ở”. Cuối cùng, trong Do Thái giáo từ “nơi chốn” (topos tiếng Hy Lạp, maqôm tiếng Do Thái) có một ý nghĩa đặc biệt. Nó thường có nghĩa là “nơi thánh”, tức là “cung thánh” (xem Gioan 11:48 tiếng Hy Lạp; xem Sáng Thế 28:17). Tất cả những điều này nói về Chúa Giêsu sẽ ra đi để chuẩn bị một Đền thờ cho các Tông đồ cư ngụ.

Đền Thờ Chúa Giêsu chuẩn bị này là gì? Theo một nghĩa nào đó, đó là Giáo hội, ở những nơi khác được xác định là Đền thờ của Thiên Chúa. Các môn đệ sẽ sống và ở trong Giáo hội, Nhiệm thể của Chúa Kitô, và ở đó họ sẽ cảm nghiệm được sự hiệp thông với Chúa Cha, Chúa Con và với nhau. Những lời của Chúa Giêsu cũng có thể áp dụng cho thiên đàng, nơi đó không gì khác hơn là Giáo hội khải hoàn.

Các môn đệ muốn biết “con đường” để đi đến Đền thờ này và Chúa Giêsu nói với họ: “Thầy là Đường, là sự Thật và là sự Sống. Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy.” Có phải Chúa Giêsu hơi ngạo mạn khi tuyên bố rằng chỉ mình Ngài, trong tất cả các bậc thầy tôn giáo vĩ đại trong lịch sử nhân loại, là “con đường duy nhất dẫn đến Chúa Cha”?

Thật là không. Không một nhân vật tôn giáo lớn nào khác trong lịch sử nhân loại đã dạy rằng Đức Chúa Trời là Cha. Mohammed phủ nhận Thiên Chúa là Cha, và Đức Phật không dạy giáo lý cụ thể nào về Thượng Đế. (Đức Phật tên là Siddhartha Gautama; “Buddha” là một danh hiệu có nghĩa là “Người đã giác ngộ.”) Trên thực tế,  Đức Phật là một người theo thuyết bất khả tri, và một số hình thức Phật giáo vẫn còn là theo thuyết bất khả tri. Do đó, cả Mohammed và Đức Phật đều không tuyên bố mình là con đường dẫn đến “Chúa Cha”. Họ tuyên bố sẽ chỉ cho bạn con đường đến với Allah hoặc đến Niết bàn. Những người sáng lập tôn giáo ít được biết đến trong lịch sử loài người (Zoroaster, Guru Nanak) cũng không hề tuyên bố họ sẽ chỉ đường đến với Chúa Cha.

Chỉ có Chúa Giêsu tuyên bố Thiên Chúa là Cha. Chúa Giêsu và giáo huấn của Ngài là “con đường duy nhất dẫn Chúa Cha”, con đường duy nhất dẫn loài người đến với Chúa Cha.

Sau khi nhấn mạnh đến sự hợp nhất của chính mình với Chúa Cha (“Ai đã thấy tôi là đã thấy Cha”), Chúa Giêsu hứa “ai tin vào tôi sẽ làm những việc tôi làm, và sẽ làm những việc lớn lao hơn nữa”. Chúa nói gì vậy? Có phải tất cả những ai tin vào Chúa Giêsu sẽ làm cho kẻ chết sống lại và thực hiện những phép lạ thậm chí còn vĩ đại hơn chính Chúa Giêsu đã làm không? Việc ấy sao mà có thể được?

Tôi tin chắc rằng các bí tích ít nhất là một phần giải pháp cho điều mà Chúa Giêsu muốn nói: “những công việc lớn lao hơn” sẽ được thực hiện bởi các tông đồ. Các “dấu chỉ” kỳ diệu trong Phúc âm Gioan đã được thuật lại theo cách mà chúng ta có thể thấy chúng giống với các bí tích của Giáo hội: đặc biệt trong dấu lạ biến Nước thành rượu (Gioan 2) và nuôi năm ngàn người ăn (Gioan 6) đối với Bí tích Thánh Thể; Chữa lành người mù bẩm sinh (John 9) đối với Bí tích Rửa tội. Tất cả những dấu lạ Chúa Giêsu thực hiện đều có một mối liên hệ nào đó với các bí tích.

Xuyên suốt Phúc âm của thánh sử Gioan, Chúa Giêsu cảnh báo mọi người đừng quá ấn tượng với những phép lạ vật chất mà hãy hướng đến những thực tại tâm linh sâu sắc hơn (ví dụ, Gioan 4:48; 20:29). Nhìn từ góc độ tâm linh, những hiệu quả nội tâm của các bí tích – chẳng hạn như sự tha thứ tội lỗi – là những phép lạ vĩ đại hơn nhiều so với những biến đổi thể chất những dấu chỉ Chúa Giêsu làm nên. Một số nhà thần học vĩ đại nhất của Giáo hội đã nhấn mạnh rằng sự sống lại của Lazarô thì không là gì so với quyền năng của tòa giải tội:

Nhưng ngay cả việc làm cho người chết sống lại, phép lạ mà qua đó, một xác chết sống lại với sự sống tự nhiên của nó, hầu như không là gì so với sự sống lại của một linh hồn, vốn đã chết về phần linh hồn trong tội lỗi và nay đã được sống lại với sự sống siêu nhiên của ân sủng.[1]

Tương tự như vậy, Thánh Augustinô dạy:

Sự công chính hóa của những kẻ tội lỗi  là một điều vĩ đại hơn cả việc tạo dựng trời và đất, thậm chí còn vĩ đại hơn cả việc tạo dựng các thiên thhần.[2]

“Những việc lớn lao hơn” mà các Tông đồ sẽ thực hiện sau khi Chúa về trời bao gồm việc ban phát các bí tích, các bí tích có sức tha thứ tội (Gioan 20:22–23).

Tóm lại: tất cả các bài đọc đều hướng về Bí tích Thánh Thể. Bí Tích Thánh Thể là Thân Thể Chúa Kitô, là Nơi Cư Ngụ và Đền Thờ đích thực của Thiên Chúa. Nói rộng ra, chúng ta, những người tham dự Bí Tích Thánh Thể, cũng được tháp nhập vào Đền Thờ của Thiên Chúa. Những người trong chức thánh, những người mang đến cho chúng ta Bí tích Thánh Thể và các bí tích khác, là chìa khóa cho cấu trúc của Đền thờ này. Các Bí tích này là “những công việc vĩ đại hơn” mà các Tông đồ sẽ thực hiện nhân danh Chúa Giêsu, đưa chúng ta đến với Chúa Cha để chúng ta có thể cùng ở với Ngài và với Chúa Con. -- Dr. John Bergsma

[1] Garrigou-Lagrange, The Three Conversions, 15.
[2] St. Augustine, The City of God, Book IV, chapter 9.

Share:

Quá bận rộn để cầu nguyện

Thời gian dành cho việc cầu nguyện của bạn nên được đo bằng khối lượng công việc của bạn, và vì Chúa của chúng ta đã đặt bạn vào lối sống mà bạn thường xuyên bị phân tâm, nên bạn phải tập thói quen đọc những lời cầu nguyện ngắn gọn, nhưng bạn phải cũng làm cho chúng trở nên thói quen đến mức bạn sẽ không bao giờ bỏ qua chúng trừ những dịp hiếm hoi nhất.

Buổi sáng, khi thức dậy, bạn nên quì gối trước Chúa để tôn kính Chúa, làm Dấu Thánh Giá và xin Ngài chúc lành cho cả ngày; khoảng thời gian bạn cần để thực hiện điều này là khoảng đọc một hoặc hai Kinh Lạy Cha.

Nếu bạn đi dự Thánh lễ, bạn chỉ cần lắng nghe một cách sốt sắng và chăm chú là đủ. Vào buổi tối, trước bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn, bạn có thể dễ dàng tìm thấy thời gian để cầu nguyện sốt sắng vài lời, đặt mình trước Chúa cầu nguyện khoảng thời gian để đọc một kinh Lạy Cha - vì khó có thể có một dịp nào đó trói buộc bạn đến mức bạn không thể bỏ ra một chút thời gian như vậy.

Vào buổi tối, trước khi đi ngủ, bạn có thể, trong khi làm những việc khác và bất kể bạn ở đâu, xem xét lại những gì bạn đã làm trong ngày, cách đại cương, rồi khi đi ngủ, hãy quỳ xuống và xin Chúa tha thứ cho những lỗi lầm bạn đã phạm, và xin Ngài gìn giữ bạn và chúc lành cho bạn. Điều này bạn có thể làm trong thời gian ngắn, trong khoảng thời gian của Kinh Kính Mừng.

Trên hết, trong ngày, bạn nên hướng lòng mình về với Chúa và nói với Ngài vài lời ngắn gọn bày tỏ lòng trung tín và lòng yêu mến.
--Thánh Phanxicô de Sales

Share:

Thứ Năm, 4 tháng 5, 2023

Hãy mở ra, mở rộng ra cách cửa dành cho Chúa Kitô

Có phải chúng ta hết thảy đều sợ hãi, ít là một vài điều gì đó sao? Nếu chúng ta cho phép Chúa Kitô bước vào đời ta một cách toàn vẹn, nếu ta toàn tâm toàn ý mở lòng mình ra cho Người, không lẽ chúng ta không sợ Người sẽ lấy mất thứ gì đó thuộc về ta sao? Có phải chúng ta sợ phải từ bỏ một điều gì đó quan trọng, điều gì đó độc đáo, điều gì đó khiến cho cuộc đời ta tươi đẹp? Rồi chúng ta sẽ phải bị yếu kém đi và không còn tự do nữa?... Không phải vậy. Nếu ta để Chúa Kitô bước vào đời ta, ta chẳng mất gì cả, chẳng mất gì cả đâu, thật sự ta chẳng đánh mất bất cứ thứ gì làm cho đời ta thêm đẹp, tự do và vĩ đại. Không! Chính là nhờ tình thân ái với Chúa Kitô mà cánh cửa sự sống mới được mở tung. Chỉ trong tình thân ái này mà tiềm năng của sự hiện hữu của loài người chúng ta mới được bộc lộ cách chân chính. Chỉ trong tình bằng hữu này ta mới có thể trải nghiệm vẻ đẹp đẽ và sự giải phóng. Và vì thế, ngay ngày hôm nay, bằng toàn thể sức mạnh và sự xác tín, dựa trên nền tảng của kinh nghiệm đời sống cá nhân phong phú của tôi, hỡi các bạn trẻ, tôi muốn nói với các bạn rằng: đừng sợ Chúa Kitô! Người chẳng lấy mất bất cứ gì khỏi bạn đâu, nhưng Người trao ban cho bạn mọi sự. Khi chúng ta trao ban bản thân cho Người, chúng ta được nhận về gấp trăm. Phải, hãy mở ra, mở rộng ra cách cửa dành cho Chúa Kitô – và bạn sẽ tìm thấy sự sống. Amen.
--Thánh GH Gioan Phaolô II

Share:

Một cuộc trao đổi kỳ diệu trong Thánh lễ

Thánh nữ Catarina đau buồn vì sự nặng nề của trái tim mình, ngài cảm thấy như thể bị một tảng đá nặng trong trái tim. Mặc dù là một người có lòng đạo đức sâu sắc, thánh nữ cảm thấy trái tim mình lạnh lùng và chai đá, bị khốn khổ bởi sự cám dỗ liên tục và luôn có cảm giác về sự không xứng đáng của mình. Những khắc khoải để tìm được sự giải thoát khỏi gánh nặng này, thánh nữ hướng về Chúa tha thiết cầu nguyện, nài van Chúa ban cho mình một trái tim mới: “Lạy Chúa, xin tạo cho con một trái tim trong sạch. Xin thay đổi trái tim chai đá lạnh lùng, luôn bị tấn công bởi những cám dỗ và thiếu vắng tình yêu của con. Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho con một trái tim mới”.

Đang khi cầu nguyện, thánh nữ nhận được một thị kiến mà đã thay đổi hướng đi của cuộc đời ngài. Chúa Giêsu hiện ra với Catarina, chạm vào bên trái của thánh nữ và lấy đi trái tim của ngài. Thị kiến quá rõ ràng đó làm thánh nữ sau đó run rẩy, tin chắc rằng trái tim của ngài đã bị lấy mất.

Thánh Catarina tìm gặp cha giải tội của mình, thánh Raymond of Capua, và kể lại kinh nghiệm của mình. Cha lắng nghe với vẻ hoài nghi, khẳng định rằng không ai có thể sống mà không có trái tim. Catarina không chút do dự trả lời: "Không có gì là không thể đối với Chúa."

Một thời gian ngắn sau, Chúa Giêsu lại hiện ra với Catarina, cầm trong tay Trái tim của chính Ngài. Cũng như cuộc gặp gỡ trước đó, Chúa mở phía trái của thánh nữ, nhưng lần này, Ngài đặt trái tim của chính mình vào trong thánh nữ. Chúa Giêsu nói: “Ta đã lấy trái tim mà con đã dâng cho ta. Giờ đây, Ta trao cho con Trái tim của Ta để con có thể sống với trái tim nó mãi mãi”.

Kể từ thời điểm đó, cuộc đời của Catarian vĩnh viễn thay đổi. Trái tim chai đá lạnh lẽo của ngài đã được thay thế bằng hơi ấm và tình yêu của Thánh Tâm Chúa Giêsu. Tin về trải nghiệm kỳ diệu của thánh nữ được lan truyền, và câu chuyện của ngài đã trở thành một biểu tượng của đức tin và sức mạnh biến đổi của Bí tích Thánh Thể. Mỗi Thánh lễ trở thành một lời nhắc nhở về sự trao đổi trái tim giữa Catarina và Chúa Giêsu.
Khi linh mục mời cộng đoàn “Hãy nâng tâm hồn lên”, các tín hữu đồng thanh đáp: “Chúng con nâng tâm hồn lên tới Chúa”. Trong cuộc trao đổi thiêng liêng này, họ đã dâng trái tim của mình cho Chúa Giêsu, giống như Catarina đã làm.

Nơi Bí tích Thánh Thể, các tín hữu đã lãnh nhận Mình và Máu Chúa Kitô, tham dự vào cuộc trao đổi trái tim kỳ diệu giống như Thánh Catarina đã trải qua. Chúa Giêsu đón nhận trái tim lạnh lùng, chai đá của ta, để ban cho ta Trái tim của Người.

Câu chuyện của thánh nữ Catarian minh họa sức mạnh phi thường của lời cầu nguyện và tình yêu vô biên mà Chúa Giêsu trao ban. Bằng cách phó thác trái tim mình cho Chúa, thánh nữ đã được ban cho món quà là Thánh Tâm của chính Người, và cuộc đời của thánh nữ đã được thay đổi. Việc trao đổi trái tim diễn ra trong Thánh lễ là một lời nhắc nhở sống động về tình yêu có sức biến đổi của Chúa Giêsu và sức mạnh mà tình yêu ấy ban cho tất cả những ai mở lòng đón nhận.

Share:

Blog Archive

Blog Archive