Thứ Hai, 22 tháng 5, 2023

Phép rửa làm chúng ta trở nên con cái đích thực của Thiên Chúa

Trích từ Chương 7: Giao Ước Thánh Thể của Những điều căn bản về Kinh Thánh cho người Công giáo

... Sự kiện dân chúng ở Lễ Ngũ Tuần đã nhận được “một quả tim mới... một quả tim bằng thịt” có thể được hiểu nhờ sự kiện họ “đau đớn trong lòng”. Quả tim bằng đá không dễ gì đau đớn được. Tuy nhiên, quả tim bằng thịt có thể bị tổn thương, có thể xúc động.

“Thần Khí mới” của Ê-dê-ki-en là Thánh Thần, được ban cùng với nước của phép rửa, mà nó thanh tẩy mọi “ô uể”, nói cách khác, là tội lỗi. Đây cũng là điều mà Giê-rê-mi-a đã nói: “Ta sẽ tha thứ tội ác cho chúng và không còn nhớ đến lỗi lầm của chúng nữa” (Gr 31,34).

Đây là cách mà đám đông đáp trả:

“Vậy những ai đã đón nhận lời ông đều chịu phép rửa và hôm ấy đã có thêm khoảng ba ngàn người theo đạo. Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lẻ bé bệnh và cầu nguyện không ngừng" (Cv 2,41-42)

Đám đông đáp lại bằng cách lãnh nhận các bị tích: phép rửa (câu 41) và Thánh Thế (cáu 42). Câu 42 thật sự là một sự mô tả về Thánh lễ thời sơ khai. Chúng ta tiếp tục thực hiện bốn hành động này được liệt kê trong mỗi Thánh lễ. "chuyện cần nghe các Tông Đồ giảng dạy” là Phụng vụ Lời Chúa, ở đó chúng ta lắng nghe các bản văn Kinh Thánh được giải thích dưới ánh sáng giáo huấn của các Tông Đồ. “Hiệp Thông Với Nhau" được diễn tả bằng việc chúc nhau bình an và sự quyền góp (chuyền nhau giỏ thu tiền quyên góp), điều này cho thấy sự hiệp nhất trong tình yêu và sự hiệp nhất trong những phương diện khác của chúng ta. “Tham Dự Lễ Bé Bành" là thuật ngữ ban đầu của Thánh Lu-ca dùng cho chính Phụng vụ Thanh Thế Và “cầu nguyện không ngừng” là các lời nguyện phụng vụ lắp đầy Thánh lễ từ đầu đến cuối.

Các bí tích là phương thế mà Thánh Thần được ban cho chúng ta. Nếu chúng ta xem lại bài giảng của Thành Phê-rô, thị chúng ta sẽ thấy ngài đang nói những điều tương tự dưới đây.

“Chính Đức Giê-su đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chung Thiên Chúa Cha đã ra tay uy quyền nàng Người lên, trao cho Người Thành Thần đã hứa, để Người đó xuống, đó là điều anh em đang thấy đang nghe.” (CV 2,32-33)

Đám đông đã không thể chứng kiến Đức Giê-su được tôn lên ngai vua, nhưng họ có thể nhận thấy các hiệu quả, bao gồm sự tuôn đổ Thần Khí, có thể nhìn thấy dưới hình lưỡi lửa, và có thể nghe thấy nơi cơn gió rất mạnh và các thứ tiếng khác nhau của các tông đồ.

Hình ảnh thiêng liêng mà Thánh Phêrô mô tả là thứ gì đó giống thế này:

Chúa Cha đang ban Thần Khí cho Đức Giê-su Ki-tô là Chúa Con, là Đấng đang tuôn đổ Thần Khí trên các tông đồ.

Đức Giê-su đang hoàn tất điều được biểu tượng hóa trên thập giá, là nơi mà chúng ta đã nhìn thấy dòng máu và nước chảy ra từ cạnh sườn Người. Chúng ta đã nói đó là một biểu tượng của dòng sông sự sống, là Thánh Thần, đang tuôn chảy từ Người, trong hình thức của các bí tích: phép rửa (nước), và Thánh Thể (máu).

Giờ đây tại Lễ Ngũ Tuần, biểu tượng trở thành hiện thực. Đức Giê-su đang tuôn đổ Thánh Thần trên các Tông Đồ, là những người rao giảng cho dân chúng. Dân chúng tin nhận. Họ lãnh nhận các bí tích, mà chúng cũng thông ban Thánh Thần cho chúng ta. Họ uống lấy từ dòng sông sự sống đang tuôn chảy từ cạnh sườn Đức Ki-tô.

Phép rửa là sự tái sinh thiêng liêng. Nó là phương thể làm chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa. “Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa. Họ được sinh ra, không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa” (Ga 1,12-13). Bạn sẽ nghe các nhà chính trị và những người của công chúng nói: “Tất cả chúng ta là con Thiên Chúa”. Điều đó nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng không đúng lắm. Chúng ta nên nói thế này: “Tất cả chúng ta có thể là con Thiên Chúa”. Mỗi con người đều có tiềm năng để trở thành con của Thiên Chúa. Nhưng tiềm năng này không trở thành sự thật trừ khi bạn chịu phép rửa. Đó là giáo huấn của các Tông đồ. Nếu có phương thế nào đó khác để trở thành con Thiên Chúa, thì Đức Giê-su đã không cần phải chịu đau khổ, chết, và sống lại từ cõi chết.

Với ơn huệ của Thánh Thần, chúng ta đi một vòng tròn trọn vẹn trong lịch sử cứu độ. Địa vị được làm con Thiên Chúa [divine filiation] mà A-đam vui hưởng trong Vườn Địa Đàng - mối tương quan con thảo với Thiên Chúa – được ban trở lại cho toàn thể nhân loại. Thánh Phao-lô nói:

“Nhưng khi thời gian tới hỏi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người phụ nữ, và dưới Lề Luật, để cứu chuộc những ai sống dưới Lê Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử. Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con minh đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: Áp-ba, Cha ơi! Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa” (Gl 4,4-7)

Điều này đã ban trở lại cho từng người trong chúng là sự “tỏa sáng” của A-đam:

Khuôn mặt của chúng ta phát ra tia sáng vì chúng ta là “con Thiên Chúa”. Và đó là điều độc nhất vô nhị chỉ riêng Ki-tô giáo mới có. Các tôn giáo khác không hề đòi biến bạn thành con Thiên Chúa. Trong Hồi giáo, Thiên Chúa không có con cái, chỉ có các tôi tớ – các nô lệ, quả thật như thế. Điều tốt nhất mà bạn có thể hy vọng là trở thành một nô lệ tốt. Trong Phật giáo, Thiên Chúa có thể hoặc không tồn tại; điều đó thật sự không thành vấn đề vì mục đích của bạn là làm mất đi ảo tưởng về cái ngã của mình, chứ không phải trở thành con Thiên Chúa. Trong Ấn giáo, Thiên Chúa không phải là Người Cha yêu thương; Thiên Chúa tuyệt nhiên là một Sức Mạnh Tối Cao phi ngôi vị [impersonal Force] có thể mang lấy những hình dạng khác nhau. Trong hầu hết các hình thức của Do-thái giáo, Thiên Chúa như một người Cha – nhưng chỉ cho người Do-thái.

Và trong chủ nghĩa vô tín, bạn chỉ là sự ngẫu nhiên khác trong một vũ trụ đầy ngẫu nhiên. Các tôn giáo khác nhau không phải là những con đường dẫn lên cùng một ngọn núi. Họ đang trèo lên những ngọn núi khác nhau:

Nói về các ngọn núi... giờ đây chúng ta đã thực hiện được một hành trình hoàn hảo về bảy giao ước và các đấng trung gian của lịch sử cứu độ:

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Blog Archive

Blog Archive