Thứ Năm, 7 tháng 9, 2023

Tha thứ như Chúa Giêsu đã tha thứ

Lời từ video

Hello. Tôi là Cha Gregory Pine. Tôi là một tu sĩ Đa Minh thuộc tỉnh dòng Thánh Giuse, cho kênh Pints with Aquinas.

Trong video này, tôi muốn nói về sự tha thứ. Tha thứ là một trong những món quà lớn nhất, quá sức tưởng tượng mà chúng ta được trao ban. Nó tha thứ tội lỗi của chúng ta, hòa giải chúng ta với Thiên Chúa, bắt đầu trong chúng ta sự sống của thiên đàng.

Nhưng đó cũng là một món quà mà chúng ta có thể trao ban theo mức độ mà chúng ta được làm trở thành công cụ của ơn tha thứ của Thiên Chúa.

Điều chúng ta khám phá ra là khi tha thứ, chúng ta tăng triển trong đời sống tâm linh vì nó giúp chúng ta chữa lành và phát triển ra khỏi những giới hạn hiện tại của mình. Nó giúp chúng ta trở thành những vị thánh như Chúa mong muốn.

Sự không tha thứ hoặc oán giận hoặc sự tức giận và buồn bã đi kèm theo nó, có thể là một trở ngại, một cản trở lớn cho sự tăng tiến trong đời sống tâm linh. Cho nên thật đáng đối phó với khó khăn này một cách can đảm và quyết liệt vì đây là điều tất cả chúng ta cần làm.

Tôi chỉ muốn đề cập đến ba điểm chính. Đầu tiên là hiện tượng không tha thứ. Tại sao chúng ta bị cám dỗ để không tha thứ đến như vậy, và sau đó là những ghi khắc trong tâm hồn khi sự không tha thứ ở lại trong đó. Thứ ba, chỉ là một mô tả đơn giản về cách tha thứ và rồi các bước thực tế bạn có thể thực hiện để phê chuẩn lựa chọn đó.

Trước hết, hiện tượng không tha thứ: đôi khi bạn mô tả một thực tại, thật khó để tìm lý lẽ cho việc tại sao bạn cảm nghiệm nó như vậy, hoặc tại sao bạn nghĩ về nó, hoặc tại sao bạn trải nghiệm nó theo cách bạn đã có.

Đôi khi trong trò chuyện giữa Kitô hữu với nhau, người ta sẽ kiểu, “Thôi tha đi mà”; hoặc “bạn chỉ cần tha cho người ấy thôi”. Còn bạn thì, “Tôi cảm thấy việc này cực kỳ khó khăn”. Tại sao lại như vậy?

Phần tôi, tôi nghĩ không có gì đáng ngạc nhiên để nói tha thứ là điều khó khăn. Vì đó là một phản ứng đối với tội lỗi. Ai đó đã phạm tội, xúc phạm đến chúng ta. Ta có cảm giác về tội nơi việc đó, có lỗi lầm gì nơi đó, có một sự gì xúc phạm với việc đó và nó như thể tấn công chúng ta, xâm nhập vào cốt lõi con người chúng ta, khiến chúng ta cảm thấy dễ bị tổn thương, khiến chúng ta cảm thấy yếu đuối và bị tổn thương.

Nó là thứ làm chúng ta bất an, làm mất ổn định bản dạng và sứ mệnh của chúng ta trong đời sống với Chúa. Đặc biệt nếu chúng ta cảm nhận điều đó một cách sâu sắc, hoặc nếu chúng ta đặc biệt nhạy cảm về điều đó.

Khi sự việc xảy ra như vậy, chúng ta cảm thấy bị tổn thương, khi chúng ta bị làm yếu đi, chúng ta có xu hướng khép kín, từ chối người khác ra khỏi sự hiệp thông giữa con người với nhau và không để cho mình tiếp xúc với kiểu đối xử đó một lần nữa. Bạn nghĩ đây là điều gây nên tổn thương nặng.

Chịu ảnh hưởng của một tội phạm có thể là một chấn thương. Nếu bạn đã tin tưởng ai đó và họ đã phản bội lòng tin đó. Hoặc nếu bạn đã xin cầu ai đó đón nhận bạn và họ lại từ chối bạn, hoặc bạn mở rộng lòng mình cho tổn thương, và người đó nắm bắt cơ hội và lợi dụng nó khiến bạn bị tổn thương. Đó là một điều hung bạo. Vì vậy tôi nghĩ chúng ta không nên coi đó là chuyện vặt vãnh hay giải thích nó là vì bạn không tha thứ bởi vì nó đem lại cảm giác giải thích đó không tương ứng với trải nghiệm bạn phải chịu. Cảm giác đó thì khó khăn.

Bạn sẽ có cảm giác buồn bã và tức giận; điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Bạn cảm thấy oán giận, thậm chí là thù hận. Một lần nữa, không có gì đáng ngạc nhiên và bạn không cần phải cảm thấy xấu hổ trước phản ứng của chính mình.

Hoặc bạn sẽ có những ý nghĩ để minh oan, hay bất cứ điều gì khác. Một lần nữa không có gì đáng ngạc nhiên. Tha thứ thì cực kỳ khó khăn, cực kỳ gay gắt nên chúng ta cần đối xử với nó với sự tôn trọng. Chúng ta đang bước đi trên đất thánh thiêng theo nghĩa đây là nơi chúng ta sẽ bị tan vỡ, cay đắng nhưng cũng là nơi chúng ta chờ đợi để được cứu rỗi với một hiệu quả đặc biệt, nên nó thật đáng giá.

Vậy thì có những điều khác nhau ghi khắc trong ta khi ta cảm nghiệm sự không tha thứ; có một thứ ghi nhớ thuộc thể lý. Chúng ta thường không nghĩ về nó nhưng chúng ta giữ đau thương lại trong thân thể chúng ta. Kiểu như bạn biết theo bản năng nếu ai đó sắp lao tới và tát bạn thì bạn sẽ tránh né. Vì bạn nghĩ nó sẽ đến. Ngay cả khi bạn tin tưởng cá nhân đó, phản ứng đó là bản năng.

Có lần tôi bị lạc khi bộ đường dài trong rừng, có rất nhiều tuyết. Tôi không có giày đi tuyết và tôi đã phải cắm chân sâu vào tuyết. Tôi đã phải nhập viện vì tôi bị tê cóng. Khi tôi đang ngủ quên trên giường bệnh, tôi cứ giật mình tỉnh giấc, vì tôi có những ký ức này trong giấc mơ về việc cắm chân sâu vào tuyết. Khi chúng ta chịu ảnh hưởng của tội, chúng ta có thể có một ký ức tương tự về chấn thương, về nỗi đau, thậm chí có thể có một phản ứng thể lý và sẽ cần thời gian để điều đó có thể phai mờ đi.

Tiếp đến là chiều kích cảm xúc. Bạn biết cảm xúc là phần chúng ta chia sẻ với động vật. Rõ ràng là nó có một mức độ mới hoặc một khía cạnh mới trong con người có lý trí của chúng ta, mời gọi chúng ta lên một mức độ cao hơn nhưng chúng vẫn còn rất là mãnh liệt. Và chúng có thể cực kỳ om sòm, nghĩa là chúng có thể nói rất nhiều. Đó là lý do chúng ta nói máu tôi sôi lên, hoặc trái tim tôi lạnh ngắt. Chúng ta dùng nhiều thứ để diễn tả những phản ứng thể lý cho những thứ trải nghiệm này.

Cảm xúc không phải là thứ chúng ta có toàn quyền kiểm soát. Chúng ta có thể uốn nắn chúng, hướng nó đi theo đời sống đức hạnh, nhưng đôi khi chúng vẫn sẽ khẳng định sự hiện diện của chúng cách ngang ngược.

Mặt kế tiếp là những ghi nhớ trong tâm lý. Chúng ta biết rằng có những con đường thần kinh được củng cố trong tâm trí chúng ta. Về việc tha thứ, điều đó có thể là có lợi hoặc gây bất lợi cho việc tha thứ. Chẳng hạn như chúng ta có thể khám phá là có một cái lợi tâm lý khi không tha thứ. Ta có thể phát hiện ra là trạng thế nạn nhân của mình thực sự là một con bài giúp ta mặc cả trước những công chúng. Chúng ta có thể bày tỏ ta đã bị tổn thương thế nào, những vết đau ta có và sử dụng nó như một thứ quyền lực. Chúng ta có thể gắn nối với nó cách nào đó, rồi chúng ta suy nghĩ theo cách này, lý lẽ theo cách này và nó trở nên ngày càng khó khăn hơn để gỡ mình ra khỏi tình huống đó.

Nhưng khi đề cập đến những điều này bạn có thể nghĩ, “Chao ơi, tôi có bao nhiêu sức điều khiển đâu.” Không là cả lố. Bạn có chút điều khiển và bạn có thể làm việc với những chuyên gia thành thạo trong những tiêu đề này để giúp bạn giải quyết qua một số vấn đề đó.

Bây giờ tôi sẽ nói đến ghi nhớ cao sâu kế tiếp, ghi nhớ cao sâu trên hết tất cả. Đây là chiều kích tâm linh cho hết thảy những sự này, chiều kích ảnh hưởng đến những chọn lựa.

Về chiều kích này, bạn có khả năng vì Thiên Chúa dựng nên bạn với sự tự do để lựa chọn. Vì Ngài đã đặt tương lai trong bàn tay bạn, vì Ngài trao phó nó cho bạn, vì Ngài muốn biết bạn sẽ làm gì với nó, vì Ngài biết bạn có khả năng để làm gì với nó.

Và một trong số những điều tốt đẹp nhất mà bạn có thể làm là tha thứ. Vì thế, chúng ta sẽ tập trung vào chiều kích tâm linh, không theo nghĩa là tôi có sự kiểm soát nó, hoặc tôi có thể vận dùng nó. Nhưng đây là nơi Chúa đã ban cho tôi phẩm giá của một con người được tạo dựng theo hình ảnh của Chúa: để tha thứ cho người khác như là một cách để truyền thông ơn tha thứ của Chúa, một cách để chúng ta trở nên giống Chúa.

Về mặt này, chúng ta có mức độ điều khiển nào đó nhờ ân sủng Chúa. Và với sự lựa chọn đó, những chiều kích thấp hơn như tâm lý, cảm xúc và thể lý sẽ đi theo, theo như ý Chúa, theo như lòng thương xót của Chúa.

Vậy trong phần cuối này, chúng ta hãy mô tả chút nào đó về sự tha thứ. Tha thứ là gì?

Nó không phải là một thể thao tâm trí như thế là một phép thuật để tha thứ nào đó bạn chưa biết đến. Vì bạn không thể hiểu tha thứ là gì.

Thật ra, tha thứ là lựa chọn để yêu, nơi mà trước đây là thù ghét, ác cảm hoặc trốn tránh hoặc đau đớn hoặc tổn thương và yếu đuối hoặc điều gì khác.

 Tha thứ là lựa chọn của tình yêu, đó là sự lựa chọn để tái tạo lại một loại hiệp thông. Điều đó không có nghĩa là bạn cần phải khôi phục lại mối quan hệ như cũ. Giả sử bạn có một mối quan hệ lãng mạn với một người đã làm tổn thương bạn rất nặng nề, về mặt tình dục, bạn không cần phải sống chung với người đó nữa, bạn không cần phải bắt đầu hẹn hò lại, hoặc trở lại với nhau. Bạn có thể giữ khoảng cách và điều đó hoàn toàn phù hợp với sự khôn ngoan của một người biết thích ứng với môi trường. Nhưng bạn phải tha thứ cho người đó.

Điều đó có nghĩa là bạn phải tìm cách tái lập một loại hiệp thông nào đó, ngay cả khi sự hiệp thông đó có khoảng cách so với trước đây, nhưng vẫn là một sự hiệp thông chân thực. Bởi vì chúng ta cần và có thể có sự hiệp thông với tất cả những ai ở trong Chúa, hoặc những ai có khả năng để đặt niềm tin vào Chúa. Nghĩa là: ít nhất bạn cần mong muốn điều tốt lành cho cá nhân đó, tức là họ yêu thương và phụng sự Chúa ở đời này và vui hưởng sự sống đời sau với Ngài. Bạn muốn chọn điều đó cho họ. Ngay cả khi bạn không bao giờ gặp lại người đó nữa, bạn cần mong muốn ít nhất kiểu hiệp thông đó, một hiệp thông thực sự, một hiệp thông sâu sắc, không phải là thứ hiệp thông vô nghĩa.

Tha thứ là sự lựa chọn cho tình yêu khi trước đây là sự thù hận hay điều gì khác. Đó là một sự lựa chọn; có nghĩa là đó là một hành động tự do, bạn đã cân nhắc về nó; bạn quyết tâm làm điều đó, rồi bạn thi hành nó. Nhưng sau đó bạn phải giữ vững điều bạn chọn.

Tôi nghĩ đây là phần mà nhiều người không để ý tới. Vì họ nghĩ sự lựa chọn là sự kiện chỉ diễn ra một lần, như thể có một công tắc trong tâm trí bạn giữa việc không tha thứ và tha thứ, bạn bật tắt công tắc đó mỗi lần bạn thay đổi tình thế. Nhưng nó không như bạn nghĩ. Công tắc chúng ta đang nói đây, xét cho cùng, hướng về không tha thứ. Có sự gì nặng nề trong đó, một trọng lực, một thứ chuyển động theo quán tính, nó sẽ luôn đi theo hướng chấn thương tâm lý, chấn thương tình cảm và thể chất, cũng như ký ức về chúng.

Vì vậy nếu chúng ta chọn sự tha thứ, chúng ta cần chọn nó hôm nay, ngày mai, ngày mốt và tuần sau, tháng tới và năm sau. Lòng thương xót Chúa được làm mới lại mỗi buổi sáng, được đổi mới như sương sa mỗi sáng. Vì vậy sự lựa chọn tha thứ của chúng ta phải được đổi mới, và được xác nhận mỗi buổi sáng.

Bạn có thể kết hợp nó với việc dâng mình mỗi buổi sáng và đơn giản nói với Chúa: Lạy Chúa Giêsu Kitô, con dâng lên Chúa ngày hôm nay, tất cả những vui buồn, tất cả những thành công và thất bại. Con dâng lên Chúa ngày của con để nó là lời ca tụng lên tới Chúa. Con chọn Chúa, con chọn tha thứ, con chọn tìm kiếm khuôn mặt của Chúa trong trong các bí tích, trong đời sống đức tin và tất cả những điều mà Chúa đã sắp đặt trên con đường cuộc sống của con. Tôi làm nó trở nên dài dòng nhưng bạn hiểu rồi.

Bạn phải chọn sự tha thứ. Vì nếu không chúng ta sẽ trôi theo quán tính, lùi trở về với tình trạng trước mà không thể tránh khỏi bởi vì đó là điều mà tội nguyên tổ sẽ làm. Nó có cách hủy hoại đời sống của chúng ta, hủy hoại ơn hoán cải của chúng ta.

Chúng ta cần tiếp tục khẳng định nhờ ân sủng của Chúa rằng chúng ta đang đón nhận ơn tha thứ của Chúa. Khi đón nhận ơn tha thứ của Chúa, chúng ta đang chọn cách duy trì nó, bây giờ, tại đây, bằng cách trao nó đến những người đã xúc phạm chúng ta.

Đây là một chiến đấu tâm linh, luôn phải thực tập, đòi hỏi một nỗ lực to lớn. Nhưng đó là một nỗ lực mà Chúa sẽ hoàn thành nơi bạn và qua bạn bằng quyền năng, ân sủng của Ngài. Do đó, có sự lựa chọn tâm linh mà chúng ta có thể tập trung vào, chúng ta có thể kiểm soát được phần nào.

Bây giờ bạn sẽ làm gì với những chiều kích tâm lý, cảm xúc và thể chất? Một lần nữa: không là bao nhiêu. Bạn có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia, bạn có thể nhận được lời khuyên hữu ích, tư vấn tốt lành và những thứ khác để giúp giải quyết vấn đề đó. Nhưng nó không nhất thiết sẽ đột ngột trở nên dễ dàng, hoặc như thể nhờ phép thuật. Những chữa lành của các chiều kích đó có thể lần lượt xảy đến và trong thời gian đó chúng có thể là khập khiễng đi theo; chúng cần thời gian.

Nếu bạn cảm thấy sự không chịu thả lỏng mặt tâm lý, hoặc sự xáo trộn về cảm xúc, hoặc thậm chí là tổn thương về thể xác trồi lên lại, đó không có nghĩa là bạn CHƯA tha thứ. Nhưng là dấu hiệu cho thấy ký ức về điều đó vẫn còn tồn tại trong cơ thể, trong cảm xúc và trong tâm trí bạn.

Vì bạn đã chọn sự chữa lành và tăng trưởng, chọn sự hoán cải liên tục, bạn đã chọn Chúa vì cá nhân này và cho chính bạn, và sự hiệp thông vì đức tin bạn nói là nó có thể, bạn hy vọng điều đó là có thể, bạn yêu thích khả năng là nó có thể xảy ra. Nên khi những điều đó nổi lên, đừng bối rối, đừng nghĩ, “Ồ, tất cả là vô hiệu”; “Ồ, tôi không thể vượt qua việc này”.

Bạn có thể tha thứ. Và điều đó có thể là mỗi sáng thức dậy, bạn cầu xin Chúa cho nhiều tháng trời. Nhưng nó thật đáng giá vì bạn có thể bất ngờ phát hiện ra mình đã có một bước đột phá. Rằng Chúa ban một ân sủng mở đường để chữa lành một khía cạnh nào đó trong cuộc sống của bạn, vốn trước đây đang hỗn loạn, tan rã.

Sự tiến bộ bạn có được sẽ không là một sự tiến bộ rõ ràng và có thể đo lường được, như thể bạn có thể vẽ đồ thị hoặc lập biểu đồ cho nó, nhìn thấy nó tăng gấp năm, gấp bảy. Nó thường là theo kiểu sinh học. Chỉ có Chúa mới nhìn thấy sự tiến triển nhưng chúng tôi vẫn tin rằng điều đó là có thể, vì nó là điều có thể. Nhờ đó chúng ta có thể hy vọng, chúng ta có thể yêu thương nhờ nó và trong nó.

Đây là những lời cầu nguyện cụ thể chúng ta có thể xin Chúa. Xin ơn biết tha thứ, và cũng hãy xin Chúa thanh tẩy trí nhớ, trí nhớ của thể xác, trí nhớ của cảm xúc, trí nhớ tâm lý của bạn. Hãy cầu Chúa ơn thực sự tha thứ và không giữ lại những ký ức trong quá khứ, hầu có thể dùng chúng trong tương lai và dùng chúng như loại vũ khí tâm linh để chống lại người khác. Đó không phải là chủ tiêu. Chủ tiêu là thật lòng tha thứ, xây dựng lại mối quan hệ theo cách công bằng, phù hợp, dựa trên những hoàn cảnh tổn thương trong quá khứ, nhưng vẫn là thật theo một hình thức nào đó, ngay cả chỉ những điểm mà tôi đã mô tả trước đó.

Tôi sẽ nói nếu những ký ức đó tiếp tục tái diễn, hãy cầu nguyện, chỉ phó thác chúng cho Chúa, và đừng cố gắng làm quá nhiều với chúng. Vì chúng ta không có khả năng. Chúng ta cậy dựa vào Chúa, Đấng sẽ làm với chúng những gì Ngài muốn. Tôi nghĩ nếu bạn có những người tốt bạn có thể trò chuyện: bạn bè gia đình, chuyên gia, thậm chí có thể là chính người đó, người đã xúc phạm bạn, nếu bạn nghĩ điều đó là có thể ở giai đoạn này. Bày tỏ sự việc với người khác thì đáng giá vì nó hữu ích cho ta. Nếu bạn không thể tiếp cận người đã làm tổn thương bạn, thì việc này có thể không là cho hôm nay, mà có thể là trong tương lai.

Hãy cầu xin ân sủng, đôi mắt để thấy, tấm lòng để đón nhận cơ hội đó, và nắm bắt nó khi Chúa muốn bạn làm.

Điều tiếp theo tôi sẽ nói là bóp chết ý trả thù ngay khi nó xuất hiện. Đôi khi bạn sẽ thấy mình nảy ra ý tưởng trả thù, minh oan, hoặc về những gì bạn sẽ nói lần tới, hoặc làm thế nào người đó sẽ bị chứng minh là sai cho mọi người biết, và rồi mọi người sẽ đứng về phía bạn, và làm thế nào để không ai bạn biết, đứng về phía người đó. Điều đó thì không lành mạnh. Bạn phải dập tắt ý tưởng đó ngay khi nó xuất hiện.

Khi bạn thấy mình đang nghiêng theo hướng đó, theo đuổi suy nghĩ đó, hãy kỷ luật tư tưởng đó.

Tôi muốn đưa ra một điều khác trong trường hợp đó: Hãy bao phủ chính mình bằng Máu thánh Chúa. Vì sự không tha thứ là nơi trú ngụ của ma quỷ. Ảnh hưởng của ma quỷ trên sự không tha thứ và oán giận là rất đáng kể. Vì vậy chúng ta cần sự chữa lành cho những tội lỗi và tật xấu, đặc biệt là tội không tha thứ, chỉ việc không tha thứ có thể là tội rồi. Chúng ta cần được chữa lành khỏi tội lỗi và thói xấu, và trong quá trình chữa lành, chúng ta sẽ trục xuất được ảnh hưởng của ma quỷ.

Chúng ta cần ý thức là chúng ta không chiến đấu với phàm nhân nhưng là với những quyền lực thần thiêng, và cầu xin Máu Thánh Chúa Giêsu bao phủ ta: Lạy Chúa Giêsu Kitô, con bao phủ mình trong Máu Thánh Chúa. Con trói và gửi đến chân Thánh giá thần khí không tha thứ để Chúa ứng xử với nó theo ý Chúa. Lạy Chúa Giêsu Kitô, con bao phủ mình trong Máu Thánh Chúa. Con trói và gửi đến chân Thánh giá thần khí không tha thứ để Chúa ứng xử với nó theo ý Chúa.

Vài điều khác tôi muốn nói là đôi khi chúng ta sẽ phải chờ đợi Chúa. Chúng ta sẽ phải kiên nhẫn chờ thời gian của Chúa, vì thời gian của Chúa thì tuyệt hảo; chúng ta phải tin Chúa đang lớn lên trong ta, Chúa đang làm chúng ta trưởng thành. Cách nào đó, Chúa đang thanh luyện và chữa lành để ta đạt đến bậc thánh thiện hơn, tình yêu cao hơn, mức độ hoàn hảo cao hơn.

Vì Chúa muốn sự thân mật với chúng ta, một sự thân mật cao siêu và hoàn hảo. Chúa sử dụng sự không tha thứ này, sử dụng tội lỗi mà đã xảy đến với chúng ta, như một phương tiện. Chúa không muốn tội, nhưng Ngài cho phép nó xảy ra vì Ngài có thể biến đổi nó thành điều tốt lành, để làm cho cuộc đời bạn, câu chuyện của bạn, thành một điều gì đó kịch tính hơn và có kết cấu hơn. Chúng ta không muốn hời hợt về giải thích đó nhưng cũng phải nhận ra đó là điều có thể.

Tôi cũng muốn nói chúng ta có thể cầu nguyện để có được những nhân đức thích hợp, nhân đức yêu thương, bác ái, lòng thương xót, khoan dung, nhân đức hiền lành. Nhân đức khoan dung làm ôn hòa ước muốn đánh phạt, hiền lành tiết độ đức hạnh. Đó là tất cả những điều mà chúng ta có thể cầu nguyện và đọc hiểu thêm về chúng. Chúa Giêsu nói Ngài là Đấng hiền lành và khiêm nhường trong lòng, vì vậy nếu chúng ta muốn đi theo Ngài và trở nên đồng dạng với Ngài, đó sẽ là theo con đường. Và điều chúng ta tìm thấy là Chúa sẽ ban cho những đột phá, ban cho những tiến bộ vào thời điểm thuận lợi và nhờ sự quan phòng tốt lành của Ngài.

Chúng ta có thể tin tưởng vào điều đó vì đó là sự thật, điều đó thật có xảy ra.

Đó những gì tôi muốn nói về tha thứ. Đây là Kênh Pints With Aquinas.

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Blog Archive

Blog Archive