Con người không phát minh ra các bí tích; Thiên Chúa đã thiết lập các bí tích ấy. Giáo hội không phát minh ra các bí tích; Chúa Kitô đã làm vậy. Giáo Hội đã đón nhận các bí tích từ các Tông đồ chính Chúa Kitô tuyển chọn, và các Tông đồ đã đón nhận những bí tích này từ Chúa Kitô.
Khi thiết lập các bí tích, Chúa Kitô sử dụng những phương tiện tự nhiên, từ vật thể hữu hình như nước, rượu và bánh để thực hiện công việc siêu nhiên, thiêng liêng, vô hình của Người: nước trong Bí tích Rửa tội, Dầu Thánh trong Bí tích Thêm sức, bánh và rượu trong bí tích Thánh Thể, lời tha tội trong bí tích Hòa giải và lời tuyên thệ trong bí tích Hôn phối, việc đặt tay trong bí tích Truyền chức thánh, và Dầu Bệnh nhân trong Bí tích Xức dầu bệnh nhân.
Sự sống của Thiên Chúa, sự sống vô hình, thiêng liêng, vĩnh cửu, siêu nhiên của Ngài là lương thực cho linh hồn chúng ta; và các chất thể hữu hình của bí tích thì như những dịch vụ giao đồ ăn. Nhưng Thiên Chúa chỉ giải cứu ta khi ta cầu xin Ngài. Các bí tích không hoạt động như máy bán hàng tự động. Chúng ta phải tin vào các bí tích và nóng lòng khao khát, xin được lãnh nhận bí tích. Dẫu vậy, đức tin của chúng ta không khiến cho các bí tích có tác dụng; chỉ Thiên Chúa mới làm được điều ấy. Đức tin của chúng ta mở cửa tâm hồn để cho thức ăn đi vào. Chính Thiên Chúa là thức ăn cho tâm hồn chúng ta.
...
Nếu chúng ta là người Công giáo, chúng ta không cần phải băn khoăn, lo lắng về việc liệu tội lỗi của chúng ta có thực sự được tha thứ hay không, bởi vì các linh mục trong Giáo hội Công giáo thực sự có thẩm quyền để ban ơn tha tội của Chúa Kitô trong bí tích Hòa giải. Uy quyền đến từ Đức Kitô – đó là lý do tại sao uy quyền đó thì tuyệt đối và được bảo đảm. Đó là quyền tha thứ của chính Chúa Kitô mà chúng ta lãnh nhận trong bí tích Hòa giải, cũng như khi lãnh nhận bí tích Thánh Thể, chúng ta lãnh nhận chính Thân Thể của Chúa Kitô. Nó không chỉ là một biểu tượng, một lời nói suông, hay một sự đảm bảo; nó là thực tại.
Tha thứ không chỉ là một thái độ chủ quan mà còn là một thực tế khách quan, giống như việc tha một món nợ. Đức Kitô đã trả món nợ trên thập tự giá, và điều đó có nghĩa là chúng ta không trả món nợ đó. Chúng ta được miễn. Ngài đã tháo những nút thắt trói buộc tâm hồn chúng ta, những nút thắt của sợi dây thật như những sợi dây đang trói buộc bạn vào ghế. Ngài thực sự giải phóng bạn.
Bạn bước vào tòa giải tội linh hồn đầy dấu dơ bẩn, bước ra sạch sẽ. Nó giống như một cơn mưa rào. Bí tích ấy thực sự hiệu quả bởi vì chính Chúa thực hiện công việc của mình, công việc chỉ Ngài làm được. Đó là mục đích Ngài đến thế gian: để cất đi tội lỗi của bạn; Ngài là “Con Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian” (Ga 1:29). Trong đoạn Phúc âm của thánh Gioan 20:19–23, Chúa Giêsu trao quyền tha tội cho các Tông đồ và những người kế vị các ngài, các linh mục và giám mục đã được lãnh chức thánh, trong một chuỗi truyền xuống liên tục kéo dài cho đến tận thế (gọi là tông truyền).
Chúa Kitô đã để lại cho Giáo hội bảy bí tích để trao ban ân sủng của Ngài cho chúng ta trong những khía cạnh khác nhau của cuộc sống, cho những căn phòng khác nhau trong ngôi nhà của chúng ta.
- Bí tích Rửa tội/Thanh tẩy thì giống như một chiếc giường, một phòng sinh nở.
- Bí tích Thêm sức thì như một phòng tập thể dục.
- Bí tích Hòa giải như một phòng tắm, một phòng vệ sinh.
- Bí tích Thánh Thể giống như một phòng ăn, một bữa tiệc.
- Bí tích Hôn nhân và Truyền chức thánh thì như phòng đón nhận (khách).
- Và Thánh Thể như của ăn đàng, hay “Những nghi thức cuối cùng”, thì lần nữa lại như chiếc giường, chiếc giường chết của chúng ta, để tiếp thêm sức mạnh cho cuộc hành trình cuối cùng.
Như Thánh Phaolô đã viết: “Thiên Chúa của tôi sẽ thoả mãn mọi nhu cầu của anh em một cách tuyệt vời, theo sự giàu sang của Người trong Đức Kitô Giêsu.” (Phi-líp 4:19).
Chuyển ngữ từ Food for the Soul: Reflections on the Mass Readings (Cycle B) by Peter Kreeft
0 nhận xét:
Đăng nhận xét