Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2023

Hoả ngục là lửa hay sự cô đơn?

Hình khổ hoả ngục không phải ở thể lý. Cũng như thiên đàng không phải là phần thưởng lạc thú thể lý dành cho sự thành công trong đời sống tâm linh, thì hoả ngục cũng không phải là hình phạt thể lý cho sự thất bại trong đời sống tâm linh. Thứ nhất, hoả ngục không là thể lý, không là sự gì đó từ bên ngoài; thứ hai, nó không là về số lượng, một hình phạt thêm vào; thứ ba, thất bại không dẫn tới hoả ngục: bởi những người thất bại vẫn có thể về thiên đàng, nhờ vào cánh cổng ân sủng của sự thống hối.

Hình ảnh hoả ngục trong Thánh Kinh không nên hiểu theo nghĩa đen, bởi nó còn là một thứ gì đó hơn cả hình ảnh. Nhưng ta phải nghiêm túc khi nói về hoả ngục, bởi nó hướng về một thứ gì đó còn khủng khiếp hơn cả hình ảnh mà nó diễn tả.

Hoả ngục là trạng thái tinh thần. Không sự gì trên trái đất có tiềm năng tốt hay xấu, vui sướng hay đau khổ, vui vẻ hay kinh hoàng như tâm trí. Không như thiên đàng, hỏa ngục chỉ là một trạng thái của tâm trí. Thật vậy, … mọi trạng thái của tâm trí, khi bị cô lập một mình, mọi hành vi tự khép mình trong hang động tâm trí của một thụ tạo, thì cuối cùng sẽ dẫn tới hoả ngục. Nhưng thiên đàng không phải là trạng thái tinh thần. Thiên đàng chính nó là một thực tại. Tất cả những gì chân thực cách viên mãn là thiên đàng.

Trong thực tế, kẻ bị trầm luân ở cùng một nơi với người được cứu-trong thực tại. Nhưng họ chán ghét điều ấy, và đó là hỏa ngục của họ. Người được cứu thì yêu mến thực tại đó, và nó là thiên đàng của họ. Điều này giống như hai người ngồi cạnh bên nhau trong buổi hoà nhạc opera hay một show nhạc rock: một thứ là thiên đàng cho người này và là hoả ngục cho người kia. Dostoyevski đã nói “Tất cả chúng ta đều ở trong thiên đàng, chỉ là chúng ta không thấy nó mà thôi”.

Chúng ta không bị quẳng vào hoả ngục vì một lực bên ngoài nào đó, nó phát triển từ bên trong, như một căn bệnh ung thư thiêng liêng vậy. Nó xuất hiện từ sự tự do và ăn mòn sự tự do ấy, giống như ung thư ăn mòn người bệnh vậy.

 Hoả ngục không phải là “cơn thịnh nộ của Thiên Chúa”. Tình yêu của Thiên Chúa là một sự thật khách quan; còn “cơn thịnh nộ của Chúa” lại là sự phản chiếu cơn thịnh nộ của loài người dành cho Thiên Chúa, như cách mà bà Julian nhìn thấy  – đó là một sự lầm lẫn tai hại khi ta lầm tình yêu của Chúa thành trận lôi đình. Thiên Chúa thật sự nói với thụ tạo của Người rằng “Ta biết con và Ta yêu mến con", nhưng chúng ta lại nghe thành “Ta không biết ngươi, xéo đi cho khuất mắt Ta.” Điều này giống như cơn giận dữ của đứa con khi nó hiểu lầm tình thương của cha mẹ thành lời đe doạ. Chúng phản chiếu sự căm ghét của chúng lên tình thương của cha mẹ và trải nghiệm tình thương đó như kẻ thù  – đó là: bản tính ích kỉ như một kẻ thù của niềm vui.

Sự tồn tại và bản chất của hoả ngục là một thứ gì đó khác với sự trừng phạt thể lý (sự trừng phạt trong lửa và diêm sinh), được xác định bởi những kẻ được cho là chết về mặt y khoa và được cứu tỉnh lại. Những “kẻ đi qua cái chết” này, đặc biệt là kẻ tự vẫn, thường thấy bản thân trong một nơi vô cùng giống với “grey town/thị trấn xám”  trong tác phẩm Great Divorce/ Cuộc đại li hôn của C.S. Lewis (hiển nhiên là những người đó chưa hề đọc): đó là một nơi ảm đạm mà tại đó tất cả các vấn đề của trái đất mà chúng tìm cách né tránh thì lại được gia tăng cách kịch liệt –  tất nhiên rồi, bởi vốn dĩ những vấn đề của chúng ta không bao giờ nằm ngoài chúng ta, nhưng ở bên trong chúng ta. Và chúng ta không bao giờ có thể trốn tránh chính mình.

Chuyển ngữ từ Everything You Ever Wanted To Know About Heaven của Peter Kreeft

Share:

1 nhận xét:

Blog Archive

Blog Archive