✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu (Mt 24:37-44)
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Thời ông Nô-ê thế nào, thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. Vì trong những ngày trước nạn hồng thuỷ, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nô-ê vào tàu. Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thuỷ ập tới cuốn đi hết thảy. Ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. Bấy giờ, hai người đàn ông đang làm ruộng, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại; hai người đàn bà đang kéo cối xay, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại.
“Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em sẽ đến. Anh em hãy biết điều này : nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông phải canh thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu. Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.”
Từ Dr. John Bergsma
Các chủ đề của Tin Mừng hôm nay rất giống với chủ đề của Thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai. Chúng ta nhờ đó thấy được lòng trung thành của Thánh Phaolô đối với Tin Mừng đã được rao giảng (không biến đổi nó).
Chúa Giêsu dùng trận lụt thời Nô-ê như một biểu tượng của ngày cánh chung. “Thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng,” tất cả những hình ảnh của dục lạc. Khi ngày tận thế đến, hầu hết thế giới sẽ bị phân tâm bởi việc tìm kiếm lạc thú trong cuộc đời này.
Những lời tuyên bố này của Chúa về “một người được đem đi, một người bị bỏ lại” và sự xuất hiện của “kẻ trộm khi đêm đến” đã làm nảy sinh “tín điều” của thời hiện đại về “rapture / việc được đem đi,” một khái niệm về sự tái lâm của Đức Kitô, khi mà những người tin vào Chúa đột nhiên được “đưa lên” khỏi trái đất và những người không tin sẽ bị bỏ lại đàng sau và sẽ phải trải qua một đại nạn trước khi tận thế. Đây không là một tín điều trong truyền thống của Kitô giáo. “Rapture / việc được đem đi” được đưa ra bởi John Nelson Darby, một mục sư Plymouth Brethren vào những năm 1800. Carl Olson đã xuất bản “Will Catholics Be Left Behind: A Critique of the Rapture and Today's Prophecy Preachers / Liệu người Công giáo sẽ bị bỏ lại đằng sau”, phê bình rất chính xác về thuyết lý này.
Bài đọc I và Thánh Vịnh trình bày đời sống Kitô hữu như một cuộc “hành hương” đến Sion. Bài đọc hai và Tin Mừng trình bày đời sống Kitô hữu là một cuộc sống đòi hỏi có sự “tỉnh thức” và từ bỏ những đam mê nhục dục ở đời này. Hai hình ảnh có thể được kết hợp làm một cách sống. Trong một cuộc hành hương, người ta không bị lôi cuốn theo việc tìm kiếm lạc thú. Ban ngày bạn phải đi bộ nhiều giờ trên camino / đường và ngủ ở nơi bạn có thể—đôi khi ở những nơi khắc khổ—vào ban đêm. Và nếu bạn tạo nên thói quen dừng chân và “hưởng vui chơi”, bạn sẽ không thể nào đạt đến đích. Các bài đọc trong Thánh lễ này kêu gọi chúng ta lần nữa dấn thân sống cuộc đời hiện tại như một cuộc hành hương về núi Sion trên trời.
_____________
Từ Dr. Brant Pitre
Vậy Chúa Giêsu đang nói về điều gì? Đoạn Phúc âm này nói về điều gì? Điều đầu tiên tôi muốn nói ở đây, và điều này rất quan trọng, là nhấn mạnh rằng mặc dù một số Kitô hữu (Tin Lành) cho rằng Chúa Giêsu đang nói về việc những kẻ tin Chúa chân thành được bí mật “rapture / đem đi khỏi” trái đất. Nếu họ thực sự tin vào Chúa Giêsu, họ sẽ biến mất một cách bí ẩn và những người khác sẽ bị “bỏ lại đằng sau”. Nhưng đó không phải là điều mà Chúa Giê-su đang nói đến. Điều mà Chúa Giêsu đề cập đến trong đoạn Phúc âm này là về việc Chúa đến thứ hai trong ngày tận thế. Chúa Giêsu đang nói về phán xét cuối cùng, không phải việc được bí mật đem đi của những người thực sự tin vào Chúa.
Để tôi đưa ra cho bạn một vài lý do tại sao Ngài đang nói về cuộc phán xét cuối cùng, bạn có thể thấy điều đó bằng cách xem xét bối cảnh.
1. Mặc dù sách bài đọc Phúc âm không có câu này, nhưng câu ngay trước dòng đầu tiên “Thời ông Nô-e thế nào,” là câu nổi tiếng mà Chúa Giê-su nói “về ngày và giờ đó thì không ai biết được.” Và câu đó nói vềVà câu đó đề cập đến thời điểm trời và đất sẽ qua đi, không ai biết khi nào điều đó sẽ xảy ra, kể cả các thiên thời điểm mà trời đất sẽ qua đi, ngày và giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời, chỉ một mình Chúa Cha biết mà thôi. Vì vậy, sự liên quan đến ngày giờ đó là ngày cánh chung, ngày phán xét cuối cùng. Đó là điểm đầu tiên, bối cảnh nói về sự phán xét cuối cùng.
2. Việc Chúa Giê-su ám chỉ thời Nô-ê cho bạn thấy rằng đây là sự phán xét của vũ trụ, sự phán xét của toàn thế giới. Bởi vì vào thời Nô-ê, nếu bạn quay trở lại sách Sáng thế chương 6-9 đọc, những gì Sáng thế mô tả là một trận lụt toàn cầu, nơi tất cả những kẻ ác trên toàn thế giới đều bị diệt vong trước sự phán xét của Chúa, và chỉ một số ít người, tám người, được cứu thoát khỏi sự phán xét của Chúa. Vì vậy, Chúa Giêsu đang đưa ra một sự so sánh. Cũng như trong thời Nô-ê, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, và không chuẩn bị cho cuộc đại hồng thủy, cuộc phán xét toàn cầu, thì khi Con Người quang lâm, nhiều người sẽ vẫn mải mê với những thứ của thế gian này, và họ sẽ không có sự sẵn sàng cho cuộc phán xét cuối cùng. Họ sẽ không sẵn sàng cho parousia, từ Hy Lạp về việc Con Người đến, khi Người sẽ phán xét trần gian. Giống như Chúa phán xét cả thế giới vào thời điểm lũ lụt.
3. Điều này thực sự quan trọng. Nếu bạn để ý, bạn có thể thấy rằng khi Chúa Giê-su nói một người được đem đi và một người bị bỏ lại, cho dù một người đàn ông được đem đi và một người đàn ông bị bỏ lại, hay một người đàn bà được đem đi và một người đàn bà bị bỏ lại (một lần nữa nếu bạn nghĩ về hình ảnh của lũ lụt làm nền cho những gì Ngài đang nói), điều gì đã xảy ra ở đây? Gia đình của Nô-ê đã được đem đí. Nói cách khác, họ đã được cứu khỏi sự phán xét của trận lụt, và những người bị bỏ lại; họ không bị bỏ lại để sống trên thế gian và có thời gian để ăn năn hay điều gì đó tương tự, họ bị lọt ra khỏi ơn cứu rỗi và trận lụt cuốn trôi đi, họ bị diệt vong trong sự phán xét của Chúa. Điều chủ yếu Chúa Giêsu muốn nói đến ở đây là sự phân chia giữa người công chính và kẻ ác sẽ diễn ra vào ngày phán xét cuối cùng.
Nếu bạn muốn một so sánh tương tự với điều này, bạn có thể xem chương tiếp theo trong sách Mát-thêu, dụ ngôn về chiên và dê trong Phúc âm Mát-thêu chương 25, nơi Chúa Giê-xu phân rẽ người công chính khỏi kẻ gian ác. Ngài phân biệt chiên với dê, và người công chính đi vào vương quốc vĩnh cửu của Chúa Cha, trong khi những con dê đi vào lửa hủy diệt vĩnh cửu đã chuẩn bị sẵn cho ma quỷ và các thiên sứ của hắn. Vì vậy, đây là sự phân tách của ngày phán xét cuối cùng, nó không phải là về việc người tín hữu trung tín được đem đi cách bí ẩn. Thật vậy, chính Chúa Giêsu đưa ra dụ ngôn này, Chúa nói ngày Con Người quang lâm cũng vậy. Đây là ngày Chúa đến lần thứ hai chứ không là sự những người tín hữu chân thực được đem đi lên thiên đàng trong bí mật. Từ “rapture / được đem đi” đó không bao giờ được dùng đến.
4. Tất cả điều này rất rõ ràng nếu bạn nhìn vào phần kết của bài Phúc âm hôm nay, bởi vì đâu là điểm nhấn mạnh chính? Nó là bản chất bất ngờ của sự phán xét. Nói cách khác, bạn không biết chính xác khi nào Con Người sẽ đến vào ngày tận thế. Ngài sử dụng một vài hình ảnh khác nhau cho việc này. Ngài nói, hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em sẽ đến. Vì vậy Ngài nói hãy tỉnh thức, như thức canh chờ Con Người đến. Nhưng Ngài cũng dùng dụ ngôn kẻ trộm trong đêm. Vì vậy Ngài nói nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông phải canh thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu. Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến. Và câu cuối cùng liên kết nó với câu trước đó trong Mát-thêu 24:35-6, Trời đất sẽ qua đi vào ngày giờ không ai biết cả.
Vì vậy, toàn bộ bối cảnh của đoạn văn này không là về việc được đem đi lên trời trong bí mật mà là về cuộc phán xét cuối cùng. Đó là về cuộc chờ đợi [Chúa đến] lần thứ hai. Đó là về parousia / sự xuất hiện của Chúa Kitô vào ngày tận thế. Đây là một phân tích ngắn thôi. Nếu bạn muốn biết thêm, tôi đã có một lớp học Kinh Thánh và về rapture / được đem đi với tiêu đề “Jesus and the End Times: A Catholic View of the Lats Days”. Trong đó, tôi đi qua những vấn đề khác của quan điểm “được đem đi.” Tôi chỉ muốn loại ý đó ra ở đây để bạn thấy rằng Giáo hội bắt đầu năm phụng vụ với Tin Mừng Mát-thêu, bắt đầu Chúa nhật đầu tiên của Mùa Vọng, không phải với một đoạn nói về việc được đem đi, về rapture. Giáo hội bắt đầu Chúa nhật thứ I của Mùa Vọng, với một đoạn Phúc âm nói về chờ đợi cuối cùng, về sự tái lâm của Chúa Kitô vào ngày tận thế, điều này cho chúng ta chút manh mối về những gì sắp diễn ra trong Mùa Vọng. Nó nói về việc chúng ta chuẩn bị, không chỉ mừng Lễ Giáng Sinh, khi Chúa đến lần đầu tiên, mà còn là chuẩn bị cho chúng ta cho Chúa đến lần cuối cùng, sự giáng lâm cuối cùng của Chúa Kitô vào ngày tận thế.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét