Mác-ta đến gặp Chúa Giêsu và nói: “Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý tới sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay!” Chúa Giê-su trả lời Mác-ta, “Mác-ta! Mác-ta ơi! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất, và sẽ không bị lấy đi.”
Việc gì thực sự xảy ra trong câu chuyện này? Tôi nghĩ hầu hết mọi người và hầu hết những bài giảng mà tôi đã nghe về đoạn Phúc âm này nói Martha và Maria biểu tượng cho hai khía cạnh của đời sống tâm linh. Đời sống hoạt động được đại diện bởi Martha, người lo việc phục vụ; và Maria là biểu tượng của đời sống chiêm niệm, vì Maria chỉ ngồi đó và lắng nghe Chúa… Đó là cách giải thích rất từ truyền thống rất xưa trong Giáo hội. Cách giải thích đó có nguồn từ thế kỷ thứ 3 A.D. với các tác phẩm của Origen thành Alexandria, nhà chú giải Kinh thánh nhiều nhất trong số các giáo phụ đầu tiên của Giáo hội vào thế kỷ thứ 3 A.D., trước thời của Thánh Jerome. Đó là một cách giải thích rất cổ xưa và tôi sẽ không muốn phủ nhận cách giải thích đó. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta cần chính xác ở đây về sự gì đang thực sự xảy ra bởi vì người ta nói, “Chúa Giêsu quở trách Mác-ta vì đã quá năng động và Ngài tán thành Maria cho thái độ chiêm niệm của chị.” Nhưng nếu chúng ta nhìn vào chính điều Chúa Giêsu nói ở đây, chúng ta sẽ thấy một sự gì nữa đang xảy ra.
Bạn hãy đọc cẩn thận câu này, “Mác-ta thì tất bật lo việc phục vụ.” Và Chúa Giêsu trả lời Mác-ta khi chị yêu cầu Chúa Giêsu bảo Maria giúp chị, hãy để ý lời của Chúa Giêsu: “Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá.” Nếu bạn đọc kỹ lời Phúc âm, bạn sẽ nhận ra rằng cả lời mô tả của Lu-ca và câu trả lời của Chúa Giêsu thực sự nhấn mạnh không chỉ vào việc phục vụ của Martha, mà còn về việc chị bị phân tâm bởi việc phục vụ của mình. Khi bạn nhìn vào Từ tiếng Hy Lạp ở đó, Lu-ca nói rằng chị “băn khoăn lo lắng nhiều chuyện.” Từ tiếng Hy Lạp là perispaō, nghĩa đen là “kéo ra khỏi”. Nếu bạn đã từng bị phân tâm, bạn biết điều đó xảy ra. Có thể bạn có iPhone, hoặc bạn đã nhìn thấy một người trẻ tuổi đang nghe điện thoại và bạn nói “họ đang bị phân tâm”, tại sao vậy? Vì họ đang ở trong một tình huống cụ thể nhưng điện thoại đang kéo họ ra khỏi hiện tại và làm họ bị chia trí bởi một thứ khác. Đó chính là nghĩa của từ perispaō trong tiếng Hy Lạp, có sự gì đó đang kéo bạn ra khỏi điều bạn đang làm, nó làm bạn mất tập trung. Vì vậy, hai lần Mác-ta được mô tả là bị phân tâm và từ thứ hai mà bản văn nhấn mạnh là chị ấy “lo lắng.” Chúa Giê-su nói, “Mác-ta, Mác-ta, Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá.” Trong tiếng Hy Lạp từ “lo lắng” dùng ở đây là merimnaō – “nhớ”. Vì chị Mác-ta có rất nhiều trong tâm trí của mình, chị bị phân tâm, lo lắng, băn khoăn về nhiều điều khác nhau. Nhưng Chúa Giêsu nói với chị, “Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất”. Vì vậy, bất cứ khi nào bạn nhìn vào thuật ngữ này ở đây, bạn thực sự được mời gọi để nhớ đến lời dạy của Chúa Giêsu ở những nơi khác trong Phúc âm khi Ngài bảo Mác-ta đừng lo lắng. Ngài sử dụng cùng một từ xuất hiện trong Lu-ca 12:22 khi Ngài với các môn đệ:
“Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: ‘Vì vậy, Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc’.”
Sau đó, Chúa Giêsu đưa ra ví dụ rất dễ hiểu của mình về “Hãy nhìn hoa huệ mà suy: chúng không kéo sợi, không dệt vải, thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Sa-lô-môn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém tin! Phần anh em, đừng tìm xem mình sẽ ăn gì, uống gì, và đừng bận tâm. Vì tất cả những thứ đó, dân ngoại trên thế gian vẫn tìm kiếm; nhưng Cha của anh em thừa biết anh em cần những thứ đó. Vậy hãy lo tìm Nước của Người, còn các thứ kia, Người sẽ thêm cho.” (Luca 12: 22-31).
Vì vậy, trọng tâm của câu Chúa Giêsu trả lời khi Martha yêu cầu Chúa bảo Maria giúp chị một tay là để sửa dạy Mác-ta về hai điều: Thứ nhất, chị ấy bị phân tâm với công việc phục vụ của mình. Và thứ hai, chị ấy lo lắng về những việc trần thế, chẳng hạn như chuẩn bị bữa ăn cho Chúa Giêsu. và đó là điều mà Chúa Giêsu (có thể nói là) quở trách cô ấy.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét