Bài trích sách ngôn sứ Ê-dê-ki-en (2, 2-5)
Bấy giờ, thần khí đã nhập vào tôi đúng như lời Đức Chúa phán với tôi, và làm cho chân tôi đứng vững; tôi đã nghe tiếng Người phán với tôi. Người phán với tôi: “Hỡi con người, chính Ta sai ngươi đến với con cái Ít-ra-en, đến với dân phản nghịch đang nổi loạn chống lại Ta ; chúng cũng như cha ông đã nổi lên chống lại Ta mãi cho đến ngày nay. Những đứa con mặt dày mày dạn, lòng chai dạ đá, chính Ta sai ngươi đến với chúng : ‘Đức Chúa là Chúa Thượng phán thế này.’ Còn chúng, vốn là nòi phản loạn, chúng có thể nghe hoặc không nghe, nhưng chúng phải biết rằng có một ngôn sứ đang ở giữa chúng.”
-------
Tại sao thông điệp cứng rắn này của ngôn sứ Ê-dê-ki-en gửi đến dân Israel xưa lại có liên quan đến chúng ta ngày nay?
Bởi vì như tất cả các Giáo phụ, các vị thánh, các giáo hoàng, các tín điều và giáo lý đều nói với chúng ta, Israel là phiên bản đầu tiên của Thiên Chúa về Giáo hội. Giáo hội Chúa Kitô, Giáo hội Công giáo, là Israel mới. Vì vậy, Chúa đang nói với chúng ta điều mà Chúa đã phán qua các tiên tri của Ngài với dân Israel trong Cựu Ước về Ngài là ai và chúng ta là ai—hai điều quan trọng nhất mà chúng ta phải biết, bởi vì đó là hai thực tế duy nhất mà chúng ta không bao giờ có thể thoát khỏi dù là một giây, tại lúc này hoặc trong nơi vĩnh cửu.
Câu trả lời mấu chốt cho câu hỏi thứ hai chúng ta là ai: chúng ta là dân Israel mới, dân tộc được Chúa chọn từ trên khắp thế giới; tất cả đều là những tội nhân, những kẻ phản nghịch, giống như tổ tiên của chúng ta. Chúng ta “mặt dày mày dạn, lòng chai dạ đá” vì khuôn mặt bộc lộ tấm lòng của chúng ta. Chúng ta là những kẻ ngu dại, bởi vì khi không vâng theo ý muốn khôn ngoan và đầy yêu thương của Cha chúng ta trên trời, Đấng chỉ muốn điều tốt cho chính chúng ta, chúng ta không chỉ chống lại Thiên Chúa mà còn chống lại lợi ích của chính mình, hạnh phúc của chính mình, lợi ích tốt nhất của chính mình.
Và chúng ta biết điều này bằng kinh nghiệm cũng như bằng đức tin; chúng ta biết rằng về lâu dài, tội lỗi luôn làm chúng ta bất hạnh và sự thánh thiện làm chúng ta hạnh phúc; sự ích kỷ làm cho chúng ta bất hạnh và tình yêu vị tha làm cho chúng ta hạnh phúc; rằng việc cố gắng biến Chúa thành điều chúng ta mong muốn sẽ khiến chúng ta vừa ngu ngốc vừa bất hạnh, và việc trở thành điều Chúa muốn chúng ta trở thành và làm điều Chúa muốn chúng ta làm khiến chúng ta vừa khôn ngoan vừa hạnh phúc—hạnh phúc sâu sắc, lâu dài- hạnh phúc cách sâu sắc, thực sự hạnh phúc. Thế nhưng chúng ta vẫn phạm tội. Chúng ta là những kẻ ngốc. Chúng ta là những kẻ khờ dại. Chúng ta điên rồ.
Đó là điểm mấu chốt về chúng ta là ai. Điểm mấu chốt về Thiên Chúa là ai thì sao? Thiên Chúa là tình yêu. Cha chúng ta trên trời rất yêu thương những đứa con bị tổn thương não nặng của Ngài. Chúng ta là những tội nhân điên loạn, nhưng Thiên Chúa là người yêu cuồng dại. Chúng ta rất tệ, nhưng Chúa thì tốt vô cùng. Tội lỗi của chúng ta vượt quá lý trí và sự công lý, nhưng tình yêu của Thiên Chúa cũng vậy. Đó là hy vọng duy nhất của chúng ta: không phải công lý mà là tình yêu, không phải tình yêu yếu đuối của chúng ta mà là tình yêu mạnh mẽ của Thiên Chúa, tình yêu ấy không bao giờ, không bao giờ bỏ cuộc. Đó là lý do tại sao Ngài liên tục gửi các ngôn sứ như Ê-dê-ki-en đến để báo cho chúng ta cả tin xấu về chính chúng ta lẫn tin tốt về chính Ngài. Chúng ta cần cả hai, đơn giản vì cả hai đều đúng.
Tin xấu không hoàn toàn xấu nhưng tin tốt thì lại hoàn toàn tốt. Chúng ta có mặt tốt cũng như mặt xấu, nhưng Chúa không có mặt xấu. Luôn có một chút điều xấu ở những người tốt nhất trong chúng ta, và những người tốt lành nhất trong chúng ta là những người kiên quyết là trong họ có cái xấu. Các vị thánh luôn nói họ là tội nhân. Họ có sai không? Sự thánh thiện có làm bạn ngu ngốc không? Hay chính tội lỗi đã khiến bạn trở nên ngu ngốc, ngu ngốc đến mức không còn nghĩ đến tội lỗi nữa?
Khi tình yêu gặp tội lỗi, nó trở thành lòng thương xót, sự tha thứ và hòa giải: không phải Thiên Chúa [tức giận và cần] hòa giải với chúng ta, với tội lỗi của chúng ta, mà là chúng ta cần hòa giải mình với Thiên Chúa, bằng việc ăn năn và xưng tội. Tội lỗi của chúng ta nặng nề và xấu xa gấp mười lần chúng ta nghĩ (ít nhất là 10 lần), nhưng lòng thương xót của Chúa thì bao la gấp mười nghìn tỷ lần và tốt lành hơn là chúng ta có thể tưởng tượng được. Thế nhưng lòng thương xót và sự tha thứ là một món quà, và món quà thì không chỉ là phải được trao tặng như không, ân sủng Chúa luôn là vậy, mà còn phải được đón nhận một cách tự do. Đó là lý do tại sao có một tội mà không thể được tha thứ: không ăn năn, không xưng tội, không cầu xin sự tha thứ.
Nhiều người không nghĩ rằng tin xấu là cần thiết cho bất cứ ai. Nhiều người cho rằng điều đó không cần thiết cho bản thân họ mà chỉ cần thiết cho người khác, dù người khác đó là ai. Một số người nghĩ rằng tội lỗi duy nhất là tin rằng có một thứ gọi là tội lỗi. Họ gọi các vị thánh là “người phán xét kẻ khác”. (Họ cho rằng việc phán xét (chỉ trích) những người thánh thiện không thể được gọi là xét đoán, nhưng phê bình về tội lỗi là xét đoán. Vì thế thay vì ghét tội và yêu tội nhân, họ lại yêu tội và ghét những tội nhân thánh thiện, những người ghét tội.)
Nếu chúng ta không tin vào tin xấu thì chúng ta không thể quý trọng tin mừng. Thiên Chúa ban cho chúng ta một trái tim mới; Chúa ban cho chúng ta một cuộc phẫu thuật ghép tim, nhưng đó chỉ là tin vui cho những người biết mình mắc bệnh tim. Nếu bạn không tin vào kết quả chụp X-quang của Chúa, sự chẩn đoán của Chúa, bạn sẽ không cầu xin Chúa để Ngài phẫu thuật miễn phí cho bạn. Chúa là bác sĩ phẫu thuật tim vĩ đại, và các nhà tiên tri là kỹ thuật viên chụp X-quang cho Ngài.
Nhiều người ngày nay, thậm chí nhiều người tự cho mình là người Công giáo, không còn tin vào những tin xấu nữa, mặc dù tất cả các ngôn sứ của Chúa đều giảng về nó, bởi vì hầu như tất cả các ngôn sứ hiện đại của chúng ta đều giảng điều ngược lại: rằng “Tôi ổn, bạn ổn”. ”; rằng tất cả những gì chúng ta cần là biết tự trọng hơn. Không ai có lòng tự trọng hơn ma quỷ. Tôi tự hỏi Hitler sẽ phản ứng thế nào khi một nhà tâm lý học nói với ông rằng ông cần có thêm lòng tự trọng. Tôi nghĩ Hitler sẽ rất sẵn lòng đồng ý.
Có cái tốt và có cái xấu. Có cái chết và có sự phục sinh; có tội lỗi và có sự cứu rỗi; có bệnh và có chữa lành; có nỗi buồn và có niềm vui; có tin xấu và có tin tốt. Và tin tốt là tin cuối cùng, tin sau cùng hết, điểm mấu chốt. Nhưng cách duy nhất để có được tin tốt là bắt đầu với tin xấu. --Dr. Peter Kreeft, Food for the Soul: Reflections on the Mass Readings (Cycle B)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét