Vì vua Salômôn đã bỏ đường lối của Chúa, thờ các thần ngoại bang (qua vô số vợ ngoại bang của ông), nhà Đavít bị phân chia làm hai vương quốc. Sự phân chia này không xảy ra thời Salômôn vì Thiên Chúa vị nể Đavít, cha ông, đã trì hoãn những hậu quả do chính Salômôn gây ra cho tới đời của con ông, Rehoboam (đánh thuế nặng để dựng đền thờ thần ngoại bang). Trong thời vua Rehoboam, 12 chi tộc Israel bị phân tán thành 10 chi tộc ở miền bắc và 2 chi tộc ở miền nam bao gồm Giêrusalem và Đền thờ.
Từ lúc vương quyền bị chia đôi này, khi đọc Kinh Thánh Cựu Ước bạn sẽ nghe về vua Israel, bạn sẽ phải biết đây là vùng miền bắc và nhà Đavít, vua của Giuđa chỉ còn 2 chi tộc ở miền nam bao gồm Giêrusalem và Đền thờ. Các tiên tri của Israel bao gồm Hôsê và Amốt, một người chăn chiên thuộc vùng Giuđa (Am 7:12-15).
Đây là một đoạn từ ngôn sứ Isaia giúp chúng ta thấy một chút về lịch sử của dân Do thái:
“Thời vua A-khát trị vì Giu-đa, vua Israel là Pe-các, hùng mạnh hơn lại còn toa rập với vua của Aram đi tấn công Giu-đa: “Ta hãy lên đánh Giu-đa, làm cho nó khiếp sợ ta, và đặt con ông Táp-ên làm vua ở đó.”
Đức Chúa là Chúa Thượng phán thế này: Chuyện đó sẽ không xảy ra, sẽ không có… Sáu mươi lăm năm nữa Ép-ra-im sẽ tan tành, không còn là một dân.… Nếu các ngươi không vững tin, thì các ngươi sẽ không đứng vững” (Isaia 7:1-9).
Trong thời này, Israel giàu có và có quân lực mạnh hơn Giuđa lại còn cùng vua Aram để tấn công đất Giuđa bé nhỏ.
“Đức Chúa là Chúa Thượng phán thế này: Chuyện đó sẽ không xảy ra, sẽ không có”: Sự việc là vua Israel, tức vua của mười chi tộc phía bắc, không muốn thờ phượng ở Đền thờ Giêrusalem (kẻo dân trở về với nhà vua Đavít lần nữa, đã tự xây đền thờ, đặt tượng các thần ngoại bang và thờ lạy các thần) và họ đã bị Assyria chiếm lãnh năm 722 BC. Chính sách của Assyria khi chiếm lãnh thổ địa mới là lưu đày dân bản thổ đi khắp nơi trong đế quốc của họ và đưa dân khác vào sống nơi đó. Mười chi tộc đó tản mác khắp nơi trên mặt đất, và không thể nào được tu họp lại nữa.
Hai chi tộc miền nam bị lưu đày sang Babylon khoảng 120 năm sau đó, từ 598 đến 587 BC, tức là 70 năm. Họ được Vua Ky-rô cho phép trở về để xây dựng lại Đền thờ của Chúa.
Áp dụng cho bản thân:
Trong cuộc sống, chúng ta luôn chứng kiến những chuyện tương tự như vua của Giuđa, kẻ thù mạnh mẽ. Còn ta thì bé nhỏ, rất bé nhỏ. Quá bé nhỏ để cuộc sống như thể chiếc thuyền nhỏ trên biển cả mênh mông, chống cự với những lớp sóng dồn dập để sống còn.
Nhưng đó không phải là thế giới quan Chúa muốn cho chúng ta. Chúa có mục đích cho cuộc sống và mọi sự xảy đến là để bản thân có đủ hết mọi tình huống và trở nên dày dặn, một cuộc sống đầy kinh nghiệm.. Chúa như một huấn luyện viên tài tình, sẽ đưa đến đủ những khó khăn trong cuộc sống chúng ta để chúng ta có cơ hội trưởng thành. Khi bạn sẵn sàng để đón nhận sự huấn luyện, bạn sẽ coi mọi sự là cơ hội. Khi sống để trưởng thành trong đức tin không là mục đích đời bạn, những khó khăn trong cuộc sống đúng thật chỉ là những khó khăn vô nghĩa.
Xin Chúa cùng đồng hành với chúng con qua cuộc sống vì không có Chúa, cuộc sống quả là khó khăn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét