Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2024

Ân sủng của Ta đã đủ cho con

Thánh Phao-lô bày tỏ lý do tại sao đôi khi Chúa cho phép “những điều không may mắn” xảy đến trong đời sống chúng ta – bệnh tật, thất nghiệp, nghèo khó, thất bại, v.v. – mặc dù chúng ta cầu xin Chúa cất nó đi. Thiên Chúa cho phép những điều không may mắn xảy đến để dạy chúng ta cách sống lệ thuộc vào Ngài, để sự sống của Ngài sống trong chúng ta. Nếu không, việc bằng lòng với những gì chúng ta có thể làm với sức mạnh tự nhiên của mình, chúng ta không bao giờ học được cách sống đời sống siêu nhiên.

Không phải tất cả những gì chúng ta cầu xin đều được đáp lời theo lòng ta mong muốn, thậm chí ngay cả những lời cầu nguyện của các vị thánh vĩ đại, như chính thánh Phao-lô Tông đồ. Ngài cầu xin và Chúa nói không. Đó là một lời nhắc nhở lành mạnh khi chúng ta nghĩ rằng những lời cầu nguyện của chúng ta không được ai lắng nghe, hoặc không được đáp lại vì chúng ta chưa đủ thánh thiện.

Sự “yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo” mà Thánh Phaolô đề cập đến là một bản tóm tắt ngắn gọn về những lời nguyền rủa của Giao ước cũ (xem Lê-vi 26; Đnl 28:15–28) mà Giu-đa cuối cùng đã phải trải qua bởi vì họ không nghe lời các tiên tri như tiên tri Êdêkien (xem Bài đọc một của Chúa nhật thứ XIV Mùa Thường niên, năm B). Vậy tại sao Phao-lô vẫn phải chịu “sự nguyền rủa của giao ước” mặc dù ngài đang sống trong Giao ước Mới? Cuộc sống trong Giao Ước Mới không nhất thiết là sẽ thoát khỏi hoặc loại bỏ những rắc rối do tội lỗi gây ra trên thế giới này, nhưng ân sủng của Chúa trong Giao Ước Mới thay đổi hoàn toàn ý nghĩa và tác dụng của chúng đối với những ai đang sống trong Chúa Kitô. Những gian khổ này không còn là hình phạt nữa; chúng là cơ hội để chúng ta sống một cuộc sống hoàn toàn khác, để “quyền năng của Chúa Kitô ngự trong chúng ta” và chúng ta được thực sự trở nên thân mật với Chúa hơn. -- Dr. John Bergsma, Word of The Lord, Year B

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Blog Archive

Blog Archive