Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2024

Ép-pha-ta: hãy mở ra -- Chúa Nhật thứ XXIII Mùa Thường niên, năm B

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô (7:31-37)

Khi ấy, Đức Giê-su bỏ vùng Tia, đi qua ngả Xi-đôn, đến biển hồ Ga-li-lê vào miền Thập Tỉnh. Người ta đem một người vừa điếc vừa ngọng đến với Đức Giê-su, và xin Người đặt tay trên anh. Người kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào lỗ tai anh, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh. Rồi Người ngước mắt lên trời, thở dài và nói : Ép-pha-tha, nghĩa là : hãy mở ra ! Lập tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng. Đức Giê-su cấm họ không được kể chuyện đó với ai cả. Nhưng Người càng cấm, họ càng đồn ra. Họ hết sức kinh ngạc, và nóiL “Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả: ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được.”

------------

Sự chữa lành này liên quan đến một số hình ảnh "sáng tạo mới". Người điếc này sống trong một vũ trụ không âm thanh, chỉ là “một phần của việc tạo dựng”. Chúa Giêsu đặt tay trên anh và nhổ nước miếng vào anh ta. Điều này gợi lại suy nghĩ về việc tạo dựng của người Do Thái vào thời đó. Họ nói về hình ảnh Thiên Chúa tự tay tạo nên con người đầu tiên, sau khi nhổ nước miếng vào bụi đất, làm nó trở thành đất sét có thể đúc thành hình được. Chúa Giêsu cũng thể hiện quyền năng sáng tạo. Với thời gian, chính Ngài sẽ được tuyên xưng là Đấng Tạo Hóa, nhưng mang lấy thân xác con người.

Tại sao Chúa Giêsu bảo người được chữa khỏi đừng nói cho ai biết?... Chúa Giêsu thực sự không muốn tin tức về các phép lạ của Ngài lan truyền khắp nơi, bởi vì nó thu hút đám đông tò mò và nó cản trở quyền tự do đi lại của Ngài (xem Mc 1:45) và làm xao lãng việc giảng dạy của Ngài, vốn là chủ yếu hơn là phép lạ trong sứ mệnh của Ngài.

Như đã đề cập ở trên, có lý do chính đáng để nghĩ rằng những lời tiên tri về sự chữa lành trong sách ngôn sứ Isaia mang tính biểu tượng về sự chữa lành tâm linh ngay cả trong nghĩa đầu tiên của lời tiên tri. Vậy tại sao Chúa Giêsu lại thực hiện việc chữa lành thể xác? Tôi nghĩ là vì chúng ta đần độn đến nỗi nếu không có những dấu hiệu thể lý thì chúng ta sẽ không bao giờ nhận ra được Ngài (xem Gioan 4:48).

“Người điếc” trong Tin Mừng này ám chỉ về chúng ta, những người bị câm về mặt thiêng liêng đến mức chúng ta có mặt trong Thánh Lễ sáng Chúa Nhật nhưng không nhớ bài Phúc Âm đã nghe là gì trên con đường về nhà. Khi Tin Mừng nói “người câm nói được”, người câm đó là chúng ta, những người câm lặng đến mức không thể nghĩ ra điều gì để nói với hàng xóm hoặc đồng nghiệp của mình để thúc đẩy họ hướng tới đức tin vào Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô và Giáo hội, mặc dù chúng ta có thể đã là Kitô hữu trong suốt đời mình.

Tin Mừng là Chúa Giêsu có thể chữa lành người điếc và câm. Vì vậy, chúng ta hãy xin Chúa Giêsu tháo gỡ những thứ bít tai và bịt miệng thiêng liêng của chúng ta, để chúng ta có thể hiểu lời Kinh thánh công bố trong Thánh lễ và rao giảng Tin Mừng một cách hiệu quả cho những người xung quanh. -- Dr. John Bergsma, The Word of the Lord: Reflections on the Sunday Mass Readings for Year B

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Blog Archive

Blog Archive