Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca (21,25-28.34-36)
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét. Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển. Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến. Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc.
“Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo Ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em, vì Ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất. Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người.”
------
Chúa Giêsu nói với chúng ta về sự kết thúc của lịch sử loài người và sự tái lâm vinh quang của Người. Nhiều dấu hiệu của thế giới tự nhiên mà Chúa Giêsu đề cập đến liên quan đến ngày tận thế thực sự đã xảy ra và được ứng nghiệm tạm thời trong các sự kiện xung quanh sự hủy diệt thành Giêrusalem vào năm 70 sau Công nguyên, đánh dấu sự chuyển biến vĩnh viễn, từ một “thế giới” (thời kỳ Giao ước Cũ) sang một “thế giới” khác (thời kỳ Giao ước Mới). Tuy nhiên, chuyển động địa chấn này cũng là dấu hiệu và sự báo trước về biến động sẽ diễn ra vào thời điểm tận thế, khi chúng ta chuyển từ thời kỳ Giao ước Mới (lời Chúa không bao giờ cũ là vậy. Vừa là chỉ về quá khứ, vừa là sẽ xảy ra trong tương lai), nơi nước Chúa được biểu hiện dưới những mầu nhiệm được nhận thức bằng đức tin, sang thời kỳ ứng nghiệm, khi mọi thứ sẽ được nhìn thấy trong thực tế của chúng, và nước Chúa sẽ được biểu hiện không phải bằng đức tin mà bằng thị giác.
Mối nguy hiểm lớn đối với những tín hữu tin theo Chúa Giêsu là chúng ta bị lạc hướng trong khi chờ đợi Chúa tái lâm và không sống trong sự tiết độ hoặc sự kiên trì. Sống không tiết độ là trở nên “sao lãng và say sưa”, nghĩa là chỉ bắt đầu tìm kiếm những thú vui và sự thoải mái về thể xác trong cuộc sống tạm thời này. Sự thất bại của lòng kiên cường là đầu hàng trước “những lo lắng của cuộc sống hằng ngày”. Cuộc đấu tranh của người Kitô hữu là không đầu hàng trước nỗi sợ hãi hay thú vui trong khi chúng ta chờ đợi Chúa chúng ta sẽ trở lại đưa chúng ta về nhà Cha mình.
“Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người” (Luca 21:36)
Lời của Chúa Giêsu ở đây nhắc nhở chúng ta về dụ ngôn về người gieo giống và hạt giống, trong đó có bốn hạng người: những người “trên đường”, những người không bao giờ nhận được hạt giống, đón nhận lời Chúa; những người là hạt giống rơi trên đất nông cạn không thể chịu đựng những tai họa; những người là hạt giống rơi trên đất đầy gai gốc, những người đầu hàng trước “những nỗi lo lắng của thế gian này” và “ưa thích sự giàu có” (Mt 13:22); và cuối cùng, những người là hạt giống rơi trên đất tốt, những người sinh hoa trái. Nhưng bạn cần biết rằng cùng một bẫy kép, bẫy những người đang trên con đường sinh hoa trái: sợ hãi (lo lắng) và thú vui (thích thú).
Chúa Giêsu cảnh báo rằng tai họa sẽ xảy ra trước khi “Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến”. Ở đây Chúa Giêsu nhắc đến viễn cảnh về thời kỳ cuối cùng trong Daniel 7. “Con Người” là người nhận được vương quốc là toàn thể trái đất. Đọc Kinh thánh một cách tổng hợp, chúng ta nhận ra “Con Người” này giống với “Con vua Đavít” vì Con vua Đavít đã được hứa ban cho một vương quốc phổ quát (xem Thánh vịnh 2:6–12; 89:25–27). Chúa Giêsu vừa là Con Người vừa là “mầm non của Đa-vít” được hứa trong bài đọc một hôm nay.
Những người Kitô hữu trong những nước của Thế giới thứ nhất có lẽ không thực sự coi trọng thực tế rằng cuộc sống của người Kitô là một cuộc đấu tranh đòi hỏi sự nỗ lực và hy sinh. Ở một số nơi của Thế giới thứ nhất, Kitô giáo là một phần của hiện tượng văn hóa thoải mái, và thái độ lạc quan là hầu như mọi người đều lên thiên đường miễn là bạn không làm bất cứ điều gì “thực sự tồi tệ”, như giết người hàng loạt hay điều gì đó tồi tệ
Chúa Giêsu không mô tả con đường cứu rỗi bằng những thuật ngữ như thế này. Ngài luôn nói rằng con đường vào thiên đàng thật là khó khăn và ngụ ý hoặc tuyên bố rằng nhiều người sẽ cố gắng và không thể vào được “nước trời” (ví dụ, hãy xem Lu-ca 13:24 và Mát-thêu 7:14). Chúng ta có thể chọn tin vào Chúa Giêsu hoặc tin các tiên tri lạc quan đương thời về bản chất của con đường lên thiên đàng. Tôi khuyên bạn nên coi trọng lời Chúa Giêsu vì có lẽ Ngài có nhiều kinh nghiệm cá nhân hơn về thực tế đang được thảo luận so với các nhà thần học và trí thức hiện đại.
Lời Chúa Giê-su nói với chúng ta là “hãy luôn cảnh giác”. Đó là lối sống chú tâm, sống mỗi ngày như thể đó có thể là ngày cuối cùng của chúng ta, biết rằng Chúa Giêsu có thể đến với tất cả chúng ta (tận thế), hoặc chỉ với một người trong chúng ta (cái chết cá nhân), vào giờ mà chúng ta không ngờ tới. Cảnh giác có nghĩa là lối sống cầu nguyện, tiết độ trong các thú vui thể xác (bao gồm cả các hành động hãm mình), kiên cường (can đảm khi đối mặt với sự ngược đãi, bách hại) và yêu thương (hiến dâng bản thân). Đây là “những con đường của Chúa”, Chúa là chỉ dạy chúng ta. Ngài ban cho chúng ta Thánh Linh của Ngài để giúp chúng ta có thể sống theo cách siêu phàm này. -- Dr. John Bergsma, The Word of the Lord: Reflections on the Sunday Mass Readings for Year C
0 nhận xét:
Đăng nhận xét