Chúa Giêsu lên trời trong đám mây. Đám mây có ý nghĩa gì? Chúa Giêsu lên trời có nghĩa là gì
“Nói xong, Người được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa” (CV 1, 9).
Thánh Gioan Kim Khẩu là Giám mục của Constantinople, trong cuối thế ký thứ bốn, đầu thế kỷ thứ năm nói, “Nếu chúng ta nhìn vào Cựu Ước, chúng ta thấy đi thấy lại Đấng ngự trên đám mây là Thiên Chúa.” Vì thế đám mây biểu hiện tính Thiên Chúa của Đức Giêsu. Ngài không chỉ là Đấng Mêsia, Ngài là Thiên Chúa.” Ví dụ: Thánh vịnh 104 nói “Chúa ngự giá xe mây, Ngài lướt bay cánh gió.” Isaia 19:1 tương tự cũng nói, “ĐỨC CHÚA ngự trên đám mây bay”. Thiên thần không cưỡi mây bay, chỉ Thiên Chúa ngự xuống trong mây vinh quang và Ngài bây giờ về trời trong đám mây là dấu hiệu tính Thiên Chúa của Ngài.
Việc Chúa Giêsu lên trời cho ý nghĩa gì? Nếu bạn nhìn cẩn thận vào Kinh Thánh, bạn sẽ thấy trời có hai ý nghĩa và đây là một trong những lý do làm người ta bối rối.
Trời đơn giản chỉ về bầu trời. Nói cách khác, bầu trời hữu hình. Theo nghĩa này, Chúa Giêsu lên trời trước mặt các tông đồ quyện trong đám mây. Cùng một lúc, trong Cựu Ước và Tân Ước, từ trời cũng được dùng để chỉ về cõi vô hình nơi Chúa ngự. Dân Do thái thực sự nói về nơi này là tầng trời thứ ba. Bầu trời hữu hình được coi là tầng trời thứ nhất; sau đó là bầu trời ban đêm nơi các vì sao, họ gọi đó tầng trời thứ hai; và tầng trời thứ ba là cõi vô hình vượt xa các vì sao, vượt xa khỏi vũ trụ, đó là nơi Chúa ngự.
Vì thế khi các tông đồ nhìn thấy Chúa lên trời, điều đó không là Chúa Giêsu đi qua các tầng bình lưu, sau đó vượt qua trăng, qua Sao Diêm Vương ra ngoài vũ trụ đâu đó mà đây là một biểu hiện hữu hình của việc Chúa lên trời và đi vào cõi thiên đàng về với Chúa Cha. Kinh Tin Kính không chỉ nói Chúa lên trời nhưng là Ngài “ngự bên hữu Chúa Cha.” Ngài đi vào ngai vinh quang của Thiên Chúa, cõi vô hình của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
--------
Đáp ca là từ Thánh vịnh 47, thánh vịnh này là về Thiên Chúa lên ngai vàng của Ngài. Có những thánh vịnh lên ngôi đón mừng việc lên ngôi của vua của Israel, hoặc là Đavít, hoặc là Salômôn nhưng Thánh vịnh này hỉ hoan việc Chúa lên ngôi:
Vỗ tay đi nào, muôn dân hỡi !
Mừng Thiên Chúa, hãy cất tiếng hò reo!
Vì Đức Chúa là Đấng Tối Cao, Đấng khả uý,
là Vua Cả thống trị khắp địa cầu.
Đây không có nghĩa là Chúa có một ngôi vua làm từ đá quý trên thiên đàng. Hình ảnh Chúa ngồi trên ngai biểu tượng việc Ngài là Vua cai trị trên mọi kẻ thù của Ngài. Vì khi vua đứng lên, đó là biểu tượng việc vua đi ra chiến trường. Ông sẽ rời ngai, đi ra trận chiến đánh lại kẻ thù. Một khi ông vượt thắng kẻ thù, ông về lên ngôi của mình và ngồi trên ngai vua, hiển hách cai trị mọi sự trong lãnh thổ của mình.
Chúa Giêsu không chỉ ra khỏi thế giới này, Ngài đi vào cõi của Thiên Chúa và ngự bên hữu Chúa Cha, nghĩa là Ngài ngự trị cách vinh thắng như một vị Vua của trần thế, Vua toàn thể vũ trụ. Nên Lễ Chúa Lên Trời cũng là ngày mừng kính Đức Giêsu Kitô dù là đã chịu đóng đinh, Ngài thực sự là Vua vũ trụ. Trên cây thánh giá, Ngài không có dáng vè của một vị vua, nhưng khi sống lại từ cõi chết và lên trời, Ngài cho chúng ta thấy Ngài là Chúa các chúa, Vua các vua. Qua cây thập tự, Ngài đã đánh bại mọi kẻ thù. “Con người đã bị thua kém các thiên thần trong một thời gian ngắn, thì chúng ta lại thấy được Thiên Chúa ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên, bởi vì đã cam chịu tử hình” (Do thái 2:9). Ngài là Chúa của các thiên thần, Satan bị Ngài đánh bại tơi bời. Tất cả đều được đặt dưới chân Ngài mặc dù bây giờ trên thiên đàng, Ngài cũng là người thật. Vì thế, Chúa Giêsu không chỉ cai trị vì Ngài là Thiên Chúa; là con người, Ngài thống trị mọi loài, Ngài là Vua của vũ trụ. -- Từ Dr. Brant Pitre
0 nhận xét:
Đăng nhận xét