Thứ Hai, 8 tháng 4, 2024

Ba nhân chứng: Nước, Máu và Thần Khí

Chính Đức Giêsu Kitô là Đấng đã đến, nhờ nước và máu ; không phải chỉ trong nước mà thôi, nhưng trong nước và trong máu. Chính Thần Khí là chứng nhân, và Thần Khí là sự thật. 7 Có ba chứng nhân: 8 Thần Khí, nước và máu. Cả ba cùng làm chứng một điều.-- 1 Gioan 5:6-8

Việc John đề cập đến “ba nhân chứng” (nước, máu và Thánh Thần) xen vào phần này như một tia sét bất thình lình đến. Tại sao Gioan dường như bước ra khỏi các chủ đề chính của mình để đề cập đến ba nhân chứng? Bối cảnh rộng lớn hơn của các câu 1–12 giúp chúng ta tìm cách giải thích: Trong phần này, Gioan quan tâm đến đức tin vào Chúa Giêsu Kitô chính là Con Thiên Chúa. Ba nhân chứng có mục đích củng cố và xác nhận niềm tin của chúng ta vào Chúa Giêsu.

Thánh Gioan mở đầu bằng lời tuyên bố về Chúa Giêsu: Chính Đức Giêsu Kitô là Đấng đã đến, nhờ nước và máu. Rồi ngay lập tức Ngài  nói thêm, không phải chỉ trong nước mà thôi, nhưng trong nước và trong máu.11 Thánh Gioan có ý gì khi nói “nước và máu,” và tại sao ngài lại nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu đã đến không chỉ bằng nước mà còn bằng máu? Bản thân thánh Gioan không đưa ra lời giải thích nào trong bản văn. Ngài nghĩ rằng những độc giả ban đầu của ngài sẽ hiểu “nhờ nước và máu” nghĩa là gì. Phần chúng ta, chúng ta phải nhìn lại Phúc âm của thánh Gioan để tìm ý nghĩa của ngài.

Nước và máu được nối kết với nhau chỉ một lần trong Tin Mừng, khi ngọn giáo của tên lính đâm vào cạnh sườn Chúa Kitô: “Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra. Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin” (Gioan 19:34–35). Ở đây “máu và nước” theo một nghĩa nào đó ám chỉ cái chết của Đức Kitô và hoa quả của cái chết đó, nhưng chúng ta vẫn còn câu hỏi: “Chính xác thì nước và máu có ý nghĩa gì?”

Trước hết, máu và nước chảy ra xác nhận cái chết thực sự về thể xác của Chúa Giêsu. Thân xác Ngài bị giáo đâm xuyên qua, máu và nước chảy ra. Nhưng rõ ràng, tác giả Phúc âm nhìn thấy nhiều hơn là chỉ là sự biểu hiện cái chết về thể xác của Chúa Giêsu. Máu và nước biểu thị một điều gì đó quan trọng về cái chết của Chúa Giêsu và ý nghĩa của nó đối với chúng ta.

Điều thú vị là thứ tự của hai từ này bị đảo ngược trong thư thứ nhất của thánh Gioan. Trong Phúc Âm, tác giả Phúc Âm nói rằng ngài thấy “máu và nước” chảy ra từ cạnh sườn Đức Kitô, và đây có lẽ là thứ tự mà ngài thấy chúng xuất hiện. Thư của Gioan nói về "nước và máu." Tại sao lại có sự thay đổi thứ tự này? Có thể vì Gioan đang thu hút sự chú ý đến thứ tự rửa tội và cái chết của chính Chúa Kitô.12 Chúa Giêsu đã đến bằng nước qua phép rửa của Người, là Con Thiên Chúa nhập thể, theo kế hoạch của Chúa Cha (xem Gioan 1:32–34), Ngài đến bằng máu qua việc bị đóng đinh, dâng chính mình làm của lễ hy sinh lên Thiên Chúa Cha vì tội lỗi chúng ta (xin xem 1 Gioan 1:7). Hai sự kiện này lần lượt đánh dấu sự khai mạc và kết thúc sứ vụ trần thế của Chúa Giêsu. Chúa Giê-su không chỉ được Thiên Chúa Cha  xức dầu để phục vụ qua nước của phép rửa; Ngài cũng đổ máu và chết vì tội lỗi chúng ta để chúng ta được chia sẻ sự sống Thiên Chúa của Người.13

Nhưng “nước và máu” cũng chỉ ra những tác động của công việc của Chúa Kitô trong Giáo hội. Nước đổ ra từ cạnh sườn Ngài tượng trưng cho nước rửa tội và ân sủng của Thánh Thần,14 và máu đổ ra tượng trưng cho ân sủng là Mình và Máu trong Bí tích Thánh Thể.15 Nói cách khác, “nước và máu” đồng thời chỉ về công trình cứu độ của Chúa Kitô và việc chúng ta tiếp nhận công trình đó qua các bí tích rửa tội và Thánh Thể.

Sau đó, Gioan nói thêm, “Chúa Thánh Thần là Đấng làm chứng, và Chúa Thánh Thần là sự thật.” Trong Phúc âm Gioan, Chúa Thánh Thần làm chứng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa khi Ngài chịu phép rửa, bằng cách ngự xuống trên Đức Giêsu và ở lại với Ngài (Gioan 1:32 –33) Thánh Thần cũng là Đấng làm chứng cho Chúa Giêsu với các môn đệ: “Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy” (Gioan 15:26). Ngài là “Thần khí của sự thật” sẽ hướng dẫn các môn đồ đến sự thật toàn vẹn (Gioan 16:13). Trong bối cảnh này, lời chứng của Chúa Thánh Thần “bao gồm hành động qua đó sự thật của phép rửa và cái chết cuả Chúa Giêsu được đưa vào cuộc sống trong Giáo hội qua các bí tích Rửa tội và Thánh Thể.”16 Chúa Thánh Thần “làm chứng” cho chúng ta về Chúa Kitô bằng cách biểu lộ quyền năng cứu chuộc của công trình Ngài trong cuộc sống của chúng ta.

[5:7–8] Có ba chứng nhân : Thần Khí, nước và máu.

Gioan tóm tắt phần này bằng cách chỉ ra lời chứng thống nhất của ba nhân chứng: “Có ba chứng nhân : Thần Khí, nước và máu. Cả ba cùng làm chứng một điều.” Dưới luật Môsê, cần có hai hoặc ba nhân chứng để xác lập sự thật của một vấn đề (Đnl 19:15; xem Gioan 8:17). Đối với Gioan, đức tin của chúng ta nơi Chúa Giêsu dựa trên ba nhân chứng cùng làm chứng về một điều: Thần Khí, nước và máu. Chúa Giêsu chịu phép rửa bằng nước có nghĩa là Người đã đến trong xác thịt vì chúng ta, Người đã hiến máu mình trên thập giá để chúng ta được tha tội và có được sự sống mới trong Người, và Người đã sai Thánh Thần đến để làm chứng về Người và để làm chứng trong chúng ta về căn tính thực sự của Ngài là Con Thiên Chúa.17 Chia sẻ ân sủng Chúa Thánh Thần, được tái sinh nhờ nước rửa tội và tham dự vào Mình và Máu Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta được trao ban cho ba lời chứng của chính Thiên Chúa về Chúa Giêsu rằng Người là Con Thiên Chúa, được xức dầu bằng Thánh Thần, Đấng đã đến trong xác thịt và chết để cứu rỗi chúng ta.

Suy ngẫm và áp dụng (1 Gioan 5:6–8)

 Làm thế nào chúng ta có thể áp dụng những gì Thánh Gioan nói về ba nhân chứng vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta? Trong cuốn sách Chúa Giêsu thành Nazareth, ĐTC Bênêđíctô XVI xác định việc tham dự đầy đủ các bí tích là một ứng dụng quan trọng của bản văn này. ĐTC nhận xét rằng “trong việc đổ máu và nước đi đôi với nhau này, các Giáo phụ đã nhìn thấy hình ảnh của hai bí tích cơ bản – Thánh Thể và Rửa tội – phát xuất từ cạnh sườn bị đâm của Chúa”. Tại sao, ĐTC Bênêđíctô hỏi, Gioan lại nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu đến không chỉ bằng nước mà còn bằng máu? “Chúng ta có thể nhận ra rằng thánh Gioan đang ám chỉ xu hướng đặt hết mọi nhấn mạnh vào phép rửa của Chúa Giêsu và  gạt Thập Giá sang một bên." Bằng cách này, Đức Bênêđictô muốn nói về "một nỗ lực nhằm tạo ra một Kitô giáo gồm những suy nghĩ và ý tưởng, tách biệt khỏi thực tế xác thịt" và khỏi thực tế của các bí tích.18 Như Chúa Giêsu đã hiến dâng Mình và Máu Người trên thập giá, chúng ta cũng được mời gọi tham dự vào Mình và Máu Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể với niềm tin tràn đầy.

Thánh Gioan cũng lưu ý chúng ta đến chứng tá của Thánh Thần: “Chính Thần Khí là chứng nhân, và Thần Khí là sự thật” (c. 6). Nhờ Chúa Thánh Thần, chúng ta biết Chúa Giêsu và có thể tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Chúa (1 Cr 12 :3) Nhờ sự chứng tá của Chúa Thánh Thần, chúng ta biết rằng chúng ta là con cái yêu dấu của Thiên Chúa (Rm 8:14-17). Thân xác chúng ta đã trở thành đền thờ của Chúa Thánh Thần (1 Cor 6:19), và Ngài hoạt động trong chúng ta để làm cho chúng ta ngày càng giống chính Chúa Giêsu (2 Cr 3,18). Dĩ nhiên, không có sự đối lập nào giữa chứng tá của Chúa Thánh Thần và chứng tá của “nước và máu” qua đời sống bí tích. Những chứng ta này là “một” và “đồng ý với nhau”. Cuộc sống của chúng ta trong Thánh Thần phải bao gồm một đời sống bí tích trọn vẹn, và đời sống bí tích của chúng ta phải hoàn toàn sống động trong Thánh Thần.

Notes

13. The second-century heretical teacher †Cerinthus was reputed to teach that the Spirit descended upon Christ at his baptism but then fled from him before his passion and death; he denied that God’s anointed Son actually shed his blood for our sins (see Irenaeus, Against Heresies 1.26.1–2). By insisting that Jesus came “through water and blood,” John is refuting anyone who teaches that Jesus did not really shed his blood for the forgiveness of sins.
14. “Water” is linked to baptism and the gift of the Spirit in John 1:26, 31, 33; 3:5, 23; 4:7–15; 7:38.
15. “Blood” is linked to Christ’s body and blood in the Eucharist in John 6:53–56.
16. Martin, “1 John,” 1832.
17. Some commentators link the gift of the Spirit to the sacrament of confirmation (chrismation in the Eastern Church) and see in the three witnesses a reference to the three sacraments of initiation: baptism, confirmation, and the Eucharist.
18. Joseph Ratzinger (Pope Benedict XVI), Jesus of Nazareth, part 2, Holy Week: From the Entrance into Jerusalem to the Resurrection (San Francisco: Ignatius Press, 2011), 225–26.

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Blog Archive

Blog Archive