Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2023

Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa vừa là Mục tử thuộc dòng dõi Đavít

Hình ảnh người chăn chiên của dân Israel bắt nguồn từ quan niệm của người Cận Đông cổ đại về vị vua là người mục tử cai quản quốc gia của mình. Trong lịch sử của Israel, mô-típ vua chăn chiên hầu hết đều gắn liền với Đa-vít, như trong Thánh vịnh 78:

Chúa chọn Đa-vít, người tôi trung,

cất nhắc ông, thuở còn là mục tử,

cho vời đến, lúc đang giữ bầy chiên,

để chăn dắt dân Người là Giacóp,

và Ít-ra-en sản nghiệp của Người.

Êdêkien cũng đã nói trước:

Ta sẽ cứu thoát chiên của Ta để chúng không còn bị cướp phá, Ta sẽ xét xử giữa chiên với chiên.

Ta sẽ cho xuất hiện một mục tử để chăn dắt chúng; nó sẽ chăn dắt chúng, đó là Đa-vít, tôi tớ của Ta: chính nó sẽ chăn dắt chúng; chính nó sẽ là mục tử của chúng.

Khi Chúa Giêsu tuyên bố mình là Mục tử của Israel trong đoạn Phúc âm này (Gioan 10:1-10), Ngài tuyên bố chính Ngài ứng nghiệm lời tiên tri của Êdêkien, rằng một vị vua thuộc dòng dõi Đa-vít sẽ trở về cai trị Israel vào một ngày nào đó. Nhưng Êdêkien không chỉ nói về Đa-vít với tư cách là Mục tử của Israel, mà còn nói chính Thiên Chúa là Mục tử của họ:

Chính Ta sẽ chăn dắt chiên của Ta, chính Ta sẽ cho chúng nằm nghỉ – sấm ngôn của ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng (Êdêkien 34:15).

Có phải là sẽ có hai mục tử, một vị thuộc từ Thiên Chúa và một vị từ dòng dõi vua Đavít? Không. Vì Êdêkien khẳng định: Ta sẽ cho xuất hiện một mục tử để chăn dắt chúng (34:23).

Chúa Giêsu đã giải tỏa mâu thuẫn đó trong Êdêkien 34 nơi chính Ngài, lời tiên tri nổi tiếng về vị mục tử mới của Israel. Êdêkien nói rằng cả Thiên Chúa và Đa-vít sẽ là mục tử của Israel, nhưng sẽ chỉ có một mục tử mà thôi. Hai bản tính trong một người, Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa vừa là Mục tử thuộc dòng dõi Đavít.

Khi Chúa Giêsu tuyên bố “Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp,” rất có thể Ngài đang ám chỉ đến phần lớn những người đã tuyên bố mình là người lãnh đạo của Israel kể từ khi Xít-ki-gia-hu / Zedekiah, con trai trị vì cuối cùng của Đa-vít, bị phế truất vào năm 587 trước Công nguyên (xem 2 Vua 25:7). Nhiều người trong số những nhà lãnh đạo này có những phả hệ đáng nghi ngờ nếu không muốn nói là hoàn toàn bất hợp pháp. Gia tộc Lê-vi của Ma-ca-bê đã tiếp quản vào giữa những năm 100 và tự phong mình làm vua của Y-sơ-ra-ên mặc dù họ không thuộc dòng dõi Đa-vít. Hêrôđê Cả, người chỉ có nửa dòng máu Do Thái, đã cai trị Israel bằng cách thao túng chính trị của chính quyền La Mã và thành lập một triều đại thậm chí còn bất hợp pháp hơn Ma-ca-bê. Trong khi đó, chức tư tế thượng phẩm đã bị tha hóa ít nhất là từ năm 175 trước Công nguyên, khi vị thượng tế Ô-ni-a III bị lật đổ bởi thủ đoạn chính trị và thay thế bởi anh trai của ông, Jason, và sau đó là Mê-nê-la-ô, một người Ben-gia-min (2 Macc 3–4).

Trong cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu, vương quyền và chức thượng tế là do những kẻ giả danh nắm giữ, và nhiều đấng cứu thế giả nổi lên và dẫn đầu những cuộc nổi loạn thất bại. Khoảng trống thiếu vắng những lãnh đạo tôn giáo mà những người đòi quyền lợi và cạnh tranh này để lại khi họ không còn, trường phái Pha-ri-sêu đã nổi lên, nơi đào tạo các học giả về luật Môsê để dạy dỗ thường dân trong các hội trường khắp xứ.

Những người Pha-ri-sêu tuy có thiện chí, họ không thể dựa vào Kinh thánh để nắm lấy bất cứ quyền lực nào. Không một tiên tri nào đã hứa rằng những kinh sư tìm học luật Chúa sẽ xuất hiện để cứu Israel trong những ngày cuối cùng. Tất cả những nhà lãnh đạo giả này, thường có ý định làm giàu cho bản thân bằng việc đàn áp dân Israel, có thể là những người mà Chúa Giê-su nghĩ đến là “những kẻ trộm cướp” đã đến trước Ngài.

Tuy vậy, dân thường nghèo khổ của Israel biết rằng những kẻ giả mạo này là bất hợp pháp và không là sự ứng nghiệm của lời tiên tri nào cả. Trái lại, Chúa Giêsu người Na-da-rét, người thừa kế đích thực của Đavít (Mátthêu 1), đã đến để chăn dắt dân Ngài, như Ê-dê-ki-en đã hứa.

Chúa Giêsu đến không phải để “ăn trộm, giết hại và phá huỷ,” nhưng để chiên “được sống, và sống dồi dào”. Một cách dịch khác có thể là “Ta đến để chiên có sự sống, và có sự sống dư dật, thừa mứa / excessively (từ Dr. John Bergsma dịch từ bản gốc)” (Gioan 10:10). Câu nói này khai thác một chủ đề trong Phúc âm Gioan, chủ đề về sự dư dật mà Chúa Giêsu đến để trao ban cho chúng ta. Chủ đề này được công bố trong chương đầu tiên của Phúc âm, nơi nói về Chúa Giêsu, “Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác.” (Gioan 1:16). Điều đó được thể hiện rõ ràng qua việc Chúa biến nước thành rượu dư đầy tại tiệc cưới Cana (Gioan 2), bánh và cá dư dật trên núi (Gioan 6). Chúa Giêsu đến để chiên của ngài được sống dồi dào, cảm nghiệm sự sung mãn họ chưa từng biết.

Chúng ta thường sống đời sống Kitô hữu của mình với cảm giác bị gò bó, nghĩ là luật của Chúa đặt “giới hạn” trên cuộc sống chúng ta. Đây không là một lối suy nghĩ đúng đắn. Trên thực tế, tội lỗi đặt hạn chế trên cuộc sống chúng ta và dẫn đến tình trạng nô lệ (nghiện), đến các hành vi hoặc thú vui khác nhau và kết quả là cái chết cả về thể xác lẫn linh hồn. Sự sống mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta thì tràn ngập ý nghĩa, niềm vui, tình yêu và sự hiện diện của Chúa trong ta. Đó là một kiểu sống khi so sánh với bất cứ điều gì khác thì dường như là một kiểu chết hơn là sống.

Cuộc sống đích thực bắt đầu với Chúa Giêsu. Một cuộc sống buông thả và đầu hàng trước những ham muốn thể xác của chúng ta thực sự là một kiểu sống chết dần. Có lẽ đó là lý do tại sao những bộ phim về thây ma ngày nay rất phổ biến: mọi người thực sự cảm thấy mình giống như những thây ma, sống một “cuộc sống” trống rỗng mặc dù họ đã chết về mặt tâm linh. Chúng ta hãy cầu nguyện để trong Mùa Phục Sinh này, chúng ta hiểu rõ hơn rằng cuộc sống tội lỗi không đem lại sự sống chút nào, và sự sống trong Chúa Kitô là sự sống vĩnh cửu đang được khởi đầu ngay lúc này. -- Dr. John Bergsma

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét