Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2022

Thuốc giải độc cho sự kiêu ngạo

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca. (Luca 18:9-14)

Khi ấy, Đức Giê-su kể dụ ngôn sau đây với một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác: “Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pha-ri-sêu, còn người kia làm nghề thu thuế. 11 Người Pha-ri-sêu đứng thẳng, nguyện thầm rằng: ‘Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác : tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con.’ Còn người thu thuế thì đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng : ‘Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.’ Tôi nói cho các ông biết : người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi ; còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống ; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.”

--------

Chúa Giê-su kể chuyện ngụ ngôn này cách khá hài hước. Người Pharisêu kiêu hãnh “cầu nguyện đến với chính mình”. Ông chủ yếu nói về bản thân trong lời cầu nguyện;  ông đang tự khen ngợi bản thân và thậm chí đang cầu nguyện với chính mình! Người Pha-ri-sêu đã nhầm lẫn ông với Thiên Chúa. Đó là bản chất của sự kiêu căng.

Người thu thuế chỉ đơn giản kêu xin Chúa thương xót và nhận lời ông cầu xin. Lưu ý: điều này không có nghĩa là người thu thuế là một “người tốt”. Nhiều người thu thuế là những người bất công, lạm dụng và lợi dụng những người khác trong xã hội, kể cả người nghèo. Dụ ngôn của Chúa Giêsu gây sốc cho những người đương thời vì hầu hết người Do Thái đều có lý do để phẫn nộ trước cách những người thu thuế Do Thái cộng tác với chế độ La Mã. Họ là những kẻ ăn bám xã hội, là thảm họa của  xã hội, tương tự như cách chúng ta nhìn những kẻ buôn bán ma túy ngày nay. Hãy tưởng tượng: “Một tên trùm ma túy đi lên cầu nguyện, ‘Ôi Chúa ơi, xin thương xót con, một kẻ tội lỗi. ’” Điều chúng ta nghĩ về người này cũng tương tự với những người Do Thái trong thời Chúa Giêsu.

Ý của Chúa Giê-su không phải là cộng tác với chế độ áp bức và lừa gạt người nghèo là tốt, cũng không phải ăn chay là xấu;  tham lam, bất lương, và ngoại tình là tốt. Quan điểm của Chúa Giê-su là kiêu ngạo là gốc rễ của mọi tội lỗi khác, và nếu chúng ta đã đạt được tất cả các nhân đức nhưng vẫn giữ lòng kiêu căng trong bản thân, thì chúng ta như một người thậm chí còn chưa bắt đầu đời sống thiêng liêng. Đời sống thiêng liêng bắt đầu với sự thừa nhận tội lỗi và nhu cầu của chúng ta. Sau đó, nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần, chúng ta nên tăng triền trong sự thánh thiện, không bao giờ quên rằng “Công trạng các việc lành của chúng ta là hồng ân do lòng nhân hậu của Thiên Chúa.” (GLCG §2009). Điều này làm tôi nhớ đến một trong những câu trích dẫn yêu thích của tôi trong Sách Giáo lý Công giáo.

Các thánh luôn có một nhận thức sống động rằng công đức của họ là ân sủng thuần khiết.

“Sau cuộc lưu đày trần thế, con hy vọng được vui hưởng nhan Chúa nơi quê thật trên trời. Con không muốn thu thập công trạng để được lên thiên đàng, con làm việc chỉ vì tình yêu Chúa mà thôi....Cuối cuộc đời này, con đến trình diện trước mặt Chúa với đôi bàn tay không, vì, lạy Chúa, con không xin Chúa đếm các việc con làm. Mọi điều công chính của chúng con đều mang tì vết trước nhan Chúa. Con chỉ ao ước mặc lấy sự công chính của Chúa và đón nhận từ tình yêu Chúa phần gia nghiệp đời đời là chính Chúa (FT. Tê- rê-sa Hài Đồng Giê-su, tận hiến cho tình yêu nhân từ)”

Thuốc giải độc cho sự kiêu ngạo là hoàn toàn phó thác vào lòng thương xót của Chúa và tin tưởng hoàn toàn vào ân sủng mà sẽ ban sức mạnh để chúng ta từ bỏ tội lỗi và sống bác ái.
-- Dr. John Bergsma, The Word of the Lord: Reflections on the Sunday Mass Readings for Year C

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Blog Archive

Blog Archive