Chúng ta nên nhớ lại bối cảnh của bài đọc. Sau mười bệnh dịch và Lễ Vượt Qua, vài tuần trước, dân Israel đã rời Ai Cập, băng qua Biển Đỏ, và bây giờ tiến vào đảo Sinai, một sa mạc núi đá rộng lớn. Amalek là một quốc gia của những người du mục kiểm soát phần đông bắc của bán Sinai và phần nam của Negeb (nam sa mạc của Giuđêa). Người Amalekite không hài lòng khi dân Israel di chuyển qua vùng ngoại ô lãnh thổ của họ, và họ đã cử các đội do thám để theo dõi họ. Theo sách Đệ Nhịt Luật 25:18, những kẻ cướp phá Amalekite sẽ giết những người yếu nhất trong số những người Israel bị tụt lại phía sau trại chính — đó là những người ốm yếu, người già, những gia đình nghèo có nhiều trẻ em, v.v. Người Amalekites là một biểu hiện cổ xưa của văn hóa cái chết.
Trên đường đến Núi Sinai, dân Israel bị tấn công bởi phần lớn lực lượng Amalekite, và họ buộc phải phản hồi, mặc dù thực tế rằng họ không phải là quân nhân mà là cựu nô lệ, và nếu có vũ khí thì có rất ít vũ khí thích hợp. Đó là một tình huống vô cùng nguy hiểm có thể kết thúc với việc dân Israel bị tiêu diệt hoàn toàn ở giữa một sa mạc hoang vu.
Chàng trai trẻ Giô-suê lãnh đạo những lực lượng mà dân Israel có thể tập hợp được trong khi Mô-sêlên đỉnh núi cầu nguyện với Thiên Chúa. Ý của bản văn này là một ví dụ điển hình về sự bổ sung của cầu nguyện và hành động, của ora (cầu nguyện) et labra (làm việc). Dân Israel chiến đấu và cầu nguyện: cả hai đều cần thiết vì đức tin và việc làm hợp tác với nhau.
Thật kỳ lạ là việc cầu nguyện của Mô-sêlại quá là cần thiết như vậy! Sao Chúa không chỉ ban chiến thắng cần gì đến việc cầu nguyện? Dĩ nhiên là Chúa có thể ban chiến thắng! Tuy nhiên, đây là điều bí ẩn về ý muốn của Chúa: Chúa muốn sự tham gia của chúng ta khi Chúa thực hiện các kế hoạch của Ngài. Ngài đã định là Ngài sẽ ban chiến thắng cho dân Israel qua lời cầu bầu của Mô-sê. Cầu nguyện là sự hợp tác với thánh ý của Chúa cho chúng ta.
Không có cuộc chiến tranh nào là “thế tục” trong Cựu Ước. Mỗi trận chiến đều là một cuộc xung đột cả về vật chất lẫn tâm linh bởi vì các đội quân đối lập luôn kêu gọi các vị thần tương ứng của họ. Xung đột của các quốc gia là xung đột của các thần thánh của họ, và thần thánh nào mạnh hơn sẽ chiến thắng. Ở đây cũng vậy: có một trận chiến tâm linh đang diễn ra ở đây giữa Thiên Chúa của Israel và các thần của người Amalekites, cũng như trong sách Xuất hành trước đó, Chúa đã chiến đấu với các vị thần của Ai Cập qua mười bệnh dịch, đánh bại thần sông Nile, thần mùa màng, thần chăn nuôi, thần mặt trời, v.v… Trong một cuộc xung đột tâm linh, cầu nguyện là điều quan trọng. Thiên Chúa chọn sử dụng nó làm phương tiện để ban chiến thắng. Điều này gợi lại những xung đột tâm linh trong thời gian công khai của Chúa Giê-su. Khi các môn đồ không thể đuổi được quỷ, Chúa nói với họ, “Giống quỷ ấy, chỉ có cầu nguyện mới trừ được thôi” (Mác-cô 9:29,).
Đức giáo hoàng Benedict XVI nêu ra rằng Môsê với cả hai cánh tay giơ lên khi cầu nguyện, là tư thế giống như tư thế của Chúa Kitô trên cây thập tự. Vì vậy, chúng ta có thể thấy Mô-sê ở đây là một mẫu của Chúa Kitô, mẫu của lời cầu nguyện vĩ đại dâng lên Chúa Cha: đó là Sự Thương Khó và Đóng đinh, lời cầu nguyện cao quý đã dứt khoát đánh bại kẻ thù của dân Chúa. Chúng ta tham gia vào Lời cầu nguyện vĩ đại đó của Chúa Kitô trên Thập giá trong mỗi Thánh lễ.
Là Giáo hội lữ thứ, chúng ta đang ở trong một vị trí rất giống với dân Israel trên hành trình đến núi Sinai. Chúng ta đã rời khỏi Ai Cập (nghĩa là nô lệ của tội) bằng cách vượt biển đỏ (qua bí tích Rửa tội), bây giờ chúng ta là những người tự do, chúng ta lại thấy mình đang ở trong một trận chiến.
Người ta đôi khi ngạc nhiên khi khám phá ra rằng đời sống Kitô hữu là một trận chiến. Có lẽ họ cho rằng mọi việc sẽ dễ dàng hơn sau khi được rửa tội hoặc khi có mối tương quan gần gũi với Chúa. Nhưng thật sự là kẻ nô lệ không cần phải chiến đấu. Ở Ai Cập, dân Israel không có quân đội; họ chỉ làm nô lệ vâng lời các chủ nhân Ai Cập của họ. Đó biểu tưởng cho cuộc sống của tội lỗi: nó không thực sự là một cuộc chiến. Bạn không chống lại sự cám dỗ; bạn chỉ cần tuân theo nó. Kẻ nô lệ không cần chiến đấu mà là kẻ tự do, thuộc nước tự do có quân binh. Trong đời sống tâm linh cũng vậy. Khi chúng ta bỏ lại những cơn nghiện của mình, sau khi trải qua sự hoán cải, chúng ta bước vào cuộc sống tự do này nhưng phát hiện ra rằng tự do đòi hỏi phải đấu tranh, rằng tự do không thể được duy trì nếu không chiến đấu.
Điều gì mang lại cho chúng ta sức mạnh cho cuộc chiến này? Cầu nguyện. Đó là căn nguyên thật có sự của chiến thắng của chúng ta. Nhưng chúng ta phải kiên trì cầu nguyện liên lỉ cho đến khi giành được chiến thắng cuối cùng: thiên đàng.
Chuyển ngữ từ The Word of the Lord: Reflections on the Sunday Mass Readings for Year C của Dr. John Bergsma
0 nhận xét:
Đăng nhận xét