Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2024

Chúa Nhật thứ IV Mùa Vọng, năm C: bà Êlizabeth, Kitô hữu đầu tiên

Tin Mừng hôm nay là mầu nhiệm thứ hai của Năm sự vui trong Kinh Mân Côi – Đức Mẹ đi viếng bà thánh Isave. Cuộc Thăm Viếng đã làm nên một trong những bài ca vui mừng nhất từng được hát: Kinh “Magnificat” của Đức Maria… Nhưng trong đoạn Tin Mừng hôm nay, chúng ta không có bài “Magnificat.” Thay vào đó, chúng ta có một phần của lời cầu nguyện được lặp đi lặp lại nhiều nhất trên thế giới – Kinh Kính Mừng.

Kinh Kính Mừng bắt đầu bằng lời chào của thiên sứ với Đức Maria trong sự kiện Truyền Tin: “Kính mừng Maria đầy ơn phước, Đức Chúa Trời ở cùng Bà,” và tiếp nối với lời của bà Êlisabét: “Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu, con lòng bà gồm phúc lạ.” Người Tin Lành không nên nghi ngờ lời kinh này, bởi vì những lời này xuất phát trực tiếp từ Kinh Thánh. Làm sao có thể sai khi lặp lại những gì Kinh Thánh nói, những gì thiên thần của Thiên Chúa đã nói và những gì bà Êlisabét đã nói?

Một câu đố nhỏ cho bạn: Ai là môn đệ trẻ nhất của Chúa Giêsu? Thưa Gioan Tẩy Giả, người đã nhận biết Chúa Giêsu từ trong bụng mẹ, ngay cả trước khi ông, hay Chúa Giêsu được sinh ra.

Câu đố khác: Ai là người đầu tiên tuyên xưng tín điều Kitô giáo? Đáp án: Tín điều Kitô giáo đầu tiên, được lặp lại trong hai đoạn thư của thánh Phaolô, là công thức: “Đức Giêsu Kitô là Chúa” (Rm 10:9; 1 Cr 12:3). Người Kitô hữu không bao giờ gọi César hay bất kỳ con người nào khác là “Chúa.” Thuật ngữ “Chúa” (kyrios trong tiếng Hy Lạp) chỉ dành riêng cho Thiên Chúa.

Đây là tín điều đầu tiên vì đây là điều đầu tiên và đặc biệt nhất trong đức tin của một Kitô hữu: rằng Chúa Giêsu là Đức Chúa, Chúa Giêsu là Thiên Chúa, Chúa Giêsu là Thiên Chúa nhập thể. Vậy ai là người đầu tiên tuyên xưng Ngài là Chúa? Câu trả lời là: bà Êlizabeth. Bà đã nói với Đức maria, người đã mang Chúa Giêsu chưa chào đời đến với Elizabeth, “Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?” Elizabeth là người đầu tiên gọi Chúa Giêsu là “Chúa của tôi". Nếu Kitô hữu là người tuyên xưng “Chúa Giêsu là Chúa", thì Elizabeth là Kitô hữu đầu tiên vì đã tuyên xưng điều đó. Lời của bà cũng là nền tảng Kinh thánh để chúng ta gọi Đức Maria là “Mẹ Thiên Chúa". Vì đó chính xác là điều Elizabeth đã nói về Đức Mẹ.

Đây là một câu hỏi trắc nghiệm Kinh Thánh khác: Làm sao Elizabeth biết rằng người con Đức Maria cưu mang là Thiên Chúa? Làm sao Thiên Chúa có thể là một đứa trẻ trong bụng dạ một người phụ nữ? Làm sao một đứa trẻ trong bụng dạ một người phụ nữ có thể là Thiên Chúa? Đó là một việc gần như không thể tưởng tượng được, đặc biệt là đối với một người Do Thái, người hiểu rõ hơn bất kỳ người ngoại giáo đa thần nào trên khắp thế giới, về sự siêu việt và hoàn hảo của Thiên Chúa duy nhất này. Làm sao Elizabeth lại là nhà thần học Kitô giáo đầu tiên? Làm sao bà tìm ra thần học nhập thể? Kinh Thánh sẽ cho bạn câu trả lời: Bà không tìm ra. Bà đã được cho biết. Bởi ai? Bởi Thiên Chúa. Elizabeth “được đầy tràn Chúa Thánh Thần."

Câu hỏi tiếp: Tại sao bà Êlisabét nói, “Em có phúc hơn mọi người nữ”?  Đức Maria là người có nhiều ân phước nhất từng sống, dù là nam hay nữ; Mẹ là người duy nhất được Chúa chúc phúc để Mẹ được thụ thai trong lòng mẹ mình, thánh Anna, mà không mắc tội nguyên tổ. Đó là ý nghĩa của danh hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Nhưng Elizabeth có thể đã nói, “Em có phúc giữa tất cả những con người thuộc cả hai giới đã từng sống.” Tại sao lại giới hạn lớp này chỉ dành cho phụ nữ? Và câu trả lời thì hiển nhiên: Mẹ có phước để là một người phụ nữ -- bản năng phụ nữ của Mẹ được chúc phúc  – vì Mẹ là mẹ của Chúa. Không có người đàn ông nào là cha của Chúa, nhưng người phụ nữ này là Mẹ của Chúa! Đàn ông có thể làm nhiều việc mà phụ nữ có thể làm và phụ nữ có thể làm nhiều việc mà đàn ông có thể làm, nhưng có một điều mà không người đàn ông nào có thể làm được là trở thành một người mẹ. Chỉ có phụ nữ mới có thể trở thành một người mẹ. Đó đã là một đặc ân cao cả mà tất cả phụ nữ có được so với tất cả đàn ông. Và giờ đây Chúa đã ban thêm một đặc ân nữa cho Đức Maria: thêm vào thiên chức làm mẹ của một thụ tạo là thiên chức làm Mẹ Thiên Chúa. Trong số những con người được ưu ái này, Đức Maria là người được ưu ái nhất. Đây là chủ nghĩa nữ quyền cấp tiến nhất từng được hình dung, sự tôn vinh cao nhất của nữ giới trong lịch sử tư tưởng nhân loại.

Một câu hỏi nữa: Làm thế nào mà John the Baptist nhận ra Chúa Giêsu từ trong bụng mẹ mình ngay cả trước khi ông hoặc Chúa Giêsu được sinh ra? Điều này có là điều có thể không? Vâng, một đứa trẻ chưa chào đời có thể nhận ra âm thanh và phản ứng với chúng, đặc biệt là với nhạc cổ điển. Có một số bằng chứng khoa học cho thấy những đứa trẻ đã quen nghe nhạc cổ điển trước khi chào đời sẽ bình tĩnh và vui vẻ hơn những đứa trẻ không quen. Vì vậy, nếu một đứa trẻ có thể nhận ra và phản ứng với Mozart, thì đứa trẻ đó càng có thể nhận ra và phản ứng với người đã phát minh và truyền cảm hứng cho Mozart, với Ngôi Lời, với Chúa Giêsu, với Thiên Chúa nhập thể.

Khoa học dạy chúng ta rằng có nhiều điều đang diễn ra ở khắp mọi nơi trong vũ trụ hơn chúng ta từng nghĩ trước đây; rằng, như Hamlet đã nói với Horatio, “có nhiều thứ trên trời và dưới đất hơn những gì anh mơ ước trong triết lý của mình". Và hai ví dụ về điều đó ở đây là những gì đang diễn ra trong tử cung của hai người phụ nữ này.
Gio-an Tẩy Giả không thể nghe tiếng Chúa Giê-su, Ngài chưa thể phát ra bất kỳ âm thanh nào khi còn trong bụng mẹ. Các thai nhi có thể nghe, nhưng không thể nói. Nhưng hãy nhìn lại đoạn văn: “Khi Ê-li-sa-bét nghe lời chào của Ma-ri-a, hài nhi nhảy mừng trong lòng bà.” Đó là giọng nói của Ma-ri-a mà Gio-an đã nghe. Đó là bản nhạc ngọt ngào hơn cả Mozart. Và sau đó, bản nhạc ấy tiếp tục vang lên trong bài ca “Magnificat.” Gio-an đã nghe được bản nhạc ấy.

Bạn thấy đấy, Đức Ma-ri-a đã làm điều tương tự mà Gio-an Tẩy Giả sẽ làm khi ông chào đời: chuẩn bị đường cho Chúa Giê-su, chỉ về phía Chúa Giê-su, rao giảng về Chúa Giê-su, tan biến trong Chúa Giê-su, lùi lại và để Ngài xuất hiện. Người vĩ đại nhất trong tất cả các nhà tiên tri (Chúa Giê-su đã gọi Gioan Tẩy Giả như vậy) và người phụ nữ vĩ đại nhất trong tất cả (thiên thần của Chúa đã gọi Đức Maria như vậy) đều làm cùng một điều: “Ngài phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại,” như Gioan đã nói (Gioan 3:30). Chính sự khiêm nhường của họ làm cho họ trở nên vĩ đại. Đó là chủ đề chính của bài “Magnificat": rằng Thiên Chúa nâng cao những người khiêm nhường và hạ thấp những kẻ kiêu căng.

Đó là điều mà Đức Ma-ri-a luôn làm, và vẫn đang làm từ trên thiên đàng. Mẹ không có niềm vui nào lớn hơn việc đáp lại lời khẩn cầu của chúng ta trong kinh Lạy Nữ Vương: “Xin cho chúng con thấy Chúa Giê-su, Con lòng Mẹ, gồm phước lạ.”

Những người theo đạo Tin lành đã không nhận ra điểm đó: rằng vai trò của Mary trong cuộc sống của chúng ta hoàn toàn trái ngược với những gì họ sợ, một người cạnh tranh với Chúa Giêsu, một trở ngại cho sự trọn vẹn tôn thờ Chúa Giêsu, một thần tượng. Toàn bộ cuộc đời và toàn bộ tình yêu của Mẹ chỉ là hướng về Giêsu. Đức Maria là một vị thánh trên các vị thánh –không phải để được đặt trên bệ cao vời vượt xa người thế, mà làmà để được noi theo trong cuộc sống của chúng ta ngay tại đây trên mặt đất. Mẹ là những gì chúng ta được tạo ra để trở thành. Khi những người Tin lành lấy Chúa Kitô làm trung tâm, Đức Maria cũng là hình mẫu hoàn hảo cho họ nữa. đừng kết hôn cho đến khi bạn hiểu rõ điều đó.) -- Dr. Peter Kreeft, Food for the Soul: Reflections on the Mass Readings (Cycle C)

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Tiêu đề

Blog Archive

Labels

Blog Archive