Thứ Hai, 3 tháng 1, 2022

Làm sao chúng ta biết một ý nghĩ đến từ Chúa, từ chúng ta, hay là từ ma quỷ?

Lời từ video:

Xin chào. Tôi là Cha Gregory Pine và đây là Pints with Aquinas / Uống beer với Thánh Tôma Aquina. Tôi nghĩ đây là lần thứ tám tôi quay video này. Đây là số lần cao nhất tôi từng bỏ ra cho bất cứ video nào trong đời. Tôi không biết điều đó có nghĩa gì, nhưng chúng ta sẽ làm được điều này.

Hôm nay chúng ta sẽ nói về việc phân biệt thần khí. Sẵn sàng chưa. Chúng ta hãy bắt đầu. Câu hỏi cho video này đến từ JoJo. Anh ấy hỏi, Làm sao chúng ta biết một ý nghĩ đến từ Chúa, từ chúng ta, hay là từ ma quỷ? Câu hỏi này có liên quan đến tiêu đề tôi đã nói lúc bắt đầu của buổi nói chuyện này.

Tiêu đề này chúng ta thường gọi là phân định thần khí. Phần lớn sự hiểu biết về phân định của thế ký 21 này là nhờ vào Thánh I-nhã ; ngài đã viết về Linh thao và đã trao cho những thế hệ Kitô hữu sau đó những tiêu chuẩn để chúng ta có thể qua những câu hỏi mà tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi loại này.

Trong thế kỷ 21 này, một trong những người trình bày truyền thống của Thánh I-nhã rõ ràng nhất là Cha Timothy Gallagher. Cha đã viết một số sách, có podcast về chủ để này và đây là những tài liệu rất là hữu ích cho bạn. Tôi sẽ nói về tiêu đề này từ một truyền thống khác, nhưng những gì tôi nói không nhất thiết sẽ mâu thuẫn với [Thánh I-nhã]. Thật ra tôi không đặc biệt quen thuộc với những điều của I-nhã, nhưng tôi chỉ muốn đưa ra những điểm bổ sung. Vì thế, tôi sẽ nói về truyền thống của Thánh Tôma Aquina và đề cập đến mội vài điểm từ ngài, không qua tên của nguồn nhưng qua linh hứng.

Khi nói về phân định thần khí, trước hết chúng ta phải thừa nhận những cản trở.

Thật không dễ để chúng ta biết một cảm hứng nào đó từ đâu đến, hoặc là từ Chúa, từ chúng ta, hay từ ma quỷ vì những nguyên nhân đưa đến ý tưởng đó thì phức tạp. Cha Gregory ơi, cái gì làm nó phức tạp? Thưa 1) Chúng ta là loài người và Trước hết, chúng ta là con người.

Chúng ta là con người, đó là bản chất của chúng ta, và bản chất là nguyên tắc cấu tạo, không chỉ là nhân dạng, làm chúng ta trở nên là mình. Nhưng nó cũng là cách chúng ta hoạt động: nó làm chúng ta hành động để đến đích, hoặc được phát triển hoặc là hạnh phúc, tùy cách bạn muốn diễn tả. Vì thế, chúng ta không phải là Chúa, chúng ta không phải là thiên thần, mà cũng không phải là thú vật hay thực vật, hay đá, v.v ... chúng ta là con người.

Điều đó có nghĩa là nếu chúng ta muốn trở nên hoàn hảo, ước muốn ấy bao gồm việc nhận định thần khí thì chúng ta sẽ làm điều này theo cách của con người. Do đó, chúng ta sẽ phải thực hiện nó từng bước, chúng ta sẽ phải làm việc nhận định này lần lượt, dựa trên suy luận này để đi đến suy luận kia, theo con đường khám phá, và cách mà chúng ta bình thường cảm nghiệm điều đó, là chúng ta có được kiến thức về những sự vô hình, những thứ phi vật chất bằng kiến thức về những thứ hữu hình hoặc những thứ vật chất.

Vì vậy nếu muốn biết bản chất của cây cối, điều đó thường đòi hỏi tôi có nhiều trải nghiệm về các loại cây khác nhau và sau đó tôi phân loại các trải nghiệm đó và rút ra từ những trải nghiệm, các khái niệm về cây và sau đó tôi tập hợp những khái niệm có thể hiểu được về cây cối cây cối là gì ở Mỹ, Thụy Sĩ, hoặc bất cứ nơi nào tôi sẽ đi đến để làm thử nghiệm v.v. Nhưng thông thường chúng ta tiến hành từ những gì chúng ta nhìn thấy để đi đến những gì không nhìn thấy.

Khi chúng ta nói về việc phân biệt các thần khí, bạn có thể thấy đó sẽ là điều phức tạp vì bạn không thể nhìn thấy thần khí, đúng không? Bạn không thể nhìn thấy những cảm hứng. Vậy làm sao chúng ta có thể biết nguồn gốc của nó? Qua những dấu hiệu chúng để lại. Nhưng những dấu hiệu đó có vẻ gián tiếp nên chúng ta cần phải ý thức về điều này, từ lúc ban đầu.

Điểm thứ hai: Tội. Ước gì chúng ta đã không phạm tội nhưng chúng ta đã phạm tội. Thánh Augustinô gọi [tôi nguyên tổ] là tội hồng phúc và tạ ơn Chúa là chúng ta lãnh nhận được ân thưởng như vậy, tôi không biết diễn tả cách nào theo cách ý thức được sự tinh tế của thần học… nhưng tội, đã đem Đấng Cứu độ đển cho chúng ta ; chúng ta nhờ đó được lãnh nhận Chúa Kitô; tạ ơn Chúa.

Nhưng khi chỉ suy xét về tội: Chúng ta được dựng nên trong ân sủng và khi chúng ta qua tội tổ tông, đánh mất ân sủng đó, tội ấy bằng cách nào đó, như thể… nó không làm biến chất bản chất của chúng ta, nhưng chúng ta chỉ có mình để dựa vào.

Vì thế, chúng ta gánh chịu những vết thương như: về trí óc, có vết thương của sự thiếu hiểu biết ; trong ý chí của chúng ta, có vết thương của sự ác ý ; và trong những ham muốn của chúng ta, có vết thương của yếu đuối và của nhục dục. Điều này có nghĩa là khi chúng ta đối mặt với thực tại theo cách không thánh thiện hoặc phản ảnh những thứ đúng theo như thực tế chính là vì chúng ta luôn mang vào thực tại đó bản chất đã bị tổn thương của mình.

Vậy cho nên chúng ta luôn hành động từ sự thiếu hiểu biết, hành động từ ác ý, hoặc hành động từ sự yếu đuối hoặc thiên về những sự xấu. Có phải chúng ta đang nói bản chất con người hoàn toàn sa đọa, không thể làm được sự gì tốt lành? Không, không, không. Nhưng chúng ta nói rằng chúng ta rất bị giới hạn bởi tội lỗi của chúng ta, ngay từ lúc ban đầu. Ít nhất, chúng ta cần biết điều này.

Với những hạn chế này, chúng ta sẽ làm gì, hoặc sẽ làm cách nào để nhận định thần khí? Này, chúng ta sẽ làm nó theo cách của loài người. Điều này thì không thể thoát được. Nhưng chúng ta sẽ tìm để được chữa lành và phát triển vượt khỏi những giới hạn của tội mà chúng ta vừa nêu ra. Do đó cách thông thường, cách tốt nhất là có sự hiểu biết về những gì đang xảy ra trong cuộc sống của bạn, hoặc điều gì Chúa đang gọi bạn, hoặc những động cơ không trong sạch nào có tiềm năng xen lẫn vào và cần được nhận ra, hoặc cách bạn có thể nhận ra tiếng nói của sự dữ để tránh xa nó và bao phủ bản thân trong sự bảo vệ của Chúa, một phần là phát triển đời sống nhân đức vì nhờ nhân đức bản chất con người chúng ta được chữa lành, và rồi chúng ta có thể tăng trưởng vượt ra khỏi hàng rào của giới hạn con người.

Một trong những nhân đức đặc biệt hỗ trợ sự phân định của chúng ta nhiều nhất trong sự bình thường của cuộc sống là khôn ngoan. Khôn ngoan là lý trí suy luận đúng đắn về những việc phải làm. Và thường là khi chúng ta phải phân biệt giữa những thần khí khác nhau, phân biệt giữa những tiếng mời gọi khác nhau, chúng ta cố gắng phân định điều chúng ta cần phải làm và chúng ta cố gắng xem xét lời khuyên của thần khí nào chúng ta nên nghe theo: Chúa, chúng ta hay ma quỷ. Vì thế chúng ta phải tìm cách để lớn lên trong nhân đức khôn ngoan, thận trọng, nhờ đó chúng ta ngày càng được tinh luyện hơn, ngày càng có khả năng, ngày càng sẵn sàng để hành động một cách tốt lành khi phải phân biệt và chọn giữa những quyết định khác nhau.

Một cách mà Thánh Tôma mô tả nhân đức khôn ngoan thận trọng là bằng cách phân nó ra thành những phần nhỏ. Chẳng hạn thánh nhân sẽ nói người khôn ngoan có một loại ký ức về những trải nghiệm trong quá khứ của họ. Nếu bạn muốn có những quyết định tốt, bạn sẽ phải nhìn lại những quyết định mà bạn đã đưa ra trong quá khứ. Và nghĩ về chúng theo cách phân định thần khí.

Xem nào, lời mời gọi này nghe rất giống sự thúc đẩy mà tôi đã nghe trước đây và khi đi theo thúc đẩy đó, việc gì đã xảy ra? Vì thế, bạn tham khảo trí nhớ của mình. Tiếp đến là nhân đức ngoan ngoãn. Thánh Tôma nói rằng khi chúng ta ngoan ngoãn chúng ta sẽ nghe theo lời khuyên của những người khôn ngoan hơn chúng ta, những người đã có cùng những trải nghiệm ấy và đã đạt được nhiều lợi ích từ chúng. Do đó, vẫn là suy nghĩ về việc phân định thần khí, chúng ta có thể đem những gì mình đang gặp phải đến với một người bạn đáng tin tưởng, đến với cha giải tội, đến với người linh hướng, đến với người bạn nghĩ đã có dày kinh nghiệm, hiểu biết về đời sống thiêng liêng và bạn hỏi ý kiến của họ để có thêm sự rõ ràng, hoặc là bạn không biết sự gì đang xảy ra với bạn và bạn đi tìm sự giúp đỡ. Trí nhớ và sự ngoan ngoãn.
Thánh Tôma sau đó tiếp tục mô tả những thứ khác nhau của điều ngài gọi là những phần không thể thiếu của đức khôn ngoan, gộp lại với nhau làm thành nhân đứckhôn ngoan, nhưng chúng ta có thể đi nhanh qua phần chính giữa. Thánh nhân nói về tính sắc sảo/khôn khéo, sự hiểu biết và suy luận, khả năng nhìn xa rộng. Có lẽ chúng ta sẽ chỉ nói về hai nhân đức còn lại: thận trọng và cảnh tỉnh để không liều lĩnh.

Khi bạn thực hiện một hành động khôn ngoan, bạn cần phải cảnh giác về những tình huống khác nhau có thể phát sinh, làm bạn trật đường. Vì thế bạn phải dự đoán những cách mà một hành động có thể làm biến chất hoặc có khả năng làm suy yếu bạn và tìm cách để vượt qua. Những điều đó chúng ta suy luận về tiêu đề nhận định thần khí. Bạn sẽ điều chỉnh dựa trên cách hành động ấy phát triển, hành động mà bạn cảm nhận là bạn đã được linh hứng.

Dó đó, bạn thực hiện một việc vì bạn cảm thấy điều này là từ Chúa đến. Chẳng hạn như bạn nghĩ Chúa gọi bạn đi tu nhưng khi bạn bắt đầu tìm hiểu, có thể bạn đã tìm hiểu năm tháng và bạn bị bồi hồi lo lắng, tất cả những gì bạn có thể nghĩ đến là bạn sẽ bị sầu não chừng nào Bất cứ niềm vui thiêng liêng nào cũng hoàn toàn biến mất.

Thận trọng, cảnh tỉnh, tình huống mới. Chúng ta cần bao gồm cả những thực tại này: có lẽ hãy cứ kiên trì, hay tôi có thể đang bị trật đường. Nhưng thực tại là bạn không đang được chúc phúc, không ở trong sự chúc lành nên bạn cần nhạy cảm về thực tại đó hoặc ít nhất để nó tác động đến bạn. Và một nguồn nhỏ khác đến từ việc xem xét nhân đức khôn ngoan / thận trọng là sự hỗ trợ của nhân đức đó đến từ ân sủng thích hợp của Chúa Thánh Thần được gọi là ơn biết lo liệu.

Qua ơn này, chúng ta thật sự nhận từ Chúa, hoặc chúng ta như thể lãnh nhận lợi ích từ món quà lý trí Chúa ban. Chúng ta thực sự có thể tham dự vào lý trí của Chúa trong sự việc này. Bạn sẽ thắc mắc, Chờ chút, không phải Cha đang làm ngắn đi quá trình sao. Ơn biết lo liệu là nhân đức mà chúng ta đón nhận làm bản tính của mình nên nó là nhân đức theo nghĩa thói quen (tốt) nhưng nó đặc biệt ở chỗ nó không giống nhân đức vì nhân đức là một nguyên tắc cho hành động của chúng ta. Ân sủng của Chúa Thánh Thần là nguyên tắc Chúa hoạt động. Ơn đó làm chúng ta dễ tiếp thu, làm chúng ta mở lòng, làm chúng ta theo cách nào đó chỉ là người mở tay lãnh nhận món quà linh hứng của Chúa. Nhờ đó chúng ta có thể thực sự trưởng thành trong thói quen, ngày càng sẵn sàng đón nhận linh hứng của Chúa, hơi thở của Chúa trên ta hoặc bản năng của Chúa như Thánh Tôma diễn tả. Qua đó chúng ta ngày càng trở nên "trùng hợp" hoặc ngày càng trở nên nhạy cảm với tiếng của Chúa và vì thế, chúng ta dễ dàng nhận ra tiếng Chúa hơn.

Rồi khi xem xét sự việc trong tình huống hằng ngày như chúng ta đã nói đến ở trên, chúng ta là giống người, chúng ta sẽ trải nghiệm việc này theo cách con người. Chúng ta thường đi đến kiến thức về những gì không nhìn thấy từ những gì được nhìn thấy. Vì vậy bạn sẽ phải chọn từ một vài lựa chọn khác nhau và sau đó ghi lại các dấu hiệu xuất hiện khi bạn "hành động theo linh hứng” đó.

Chúng ta có thể nghĩ về cách Thánh Gioan Tông đồ miêu tả trong thư thứ nhất của ngài. Nếu một người nói, tôi yêu mến Chúa nhưng ghét anh em mình, người ấy không yêu mến Chúa. Nếu tôi yêu mến Chúa, tôi sẽ yêu mến anh em tôi. Ngược lại, nếu tôi không yêu mến anh em mình thì tôi không yêu mến. Chúng ta cũng có thể đi theo lôgic đó. Khi chúng ta thấy một hành động nào đó khô cằn, không sinh hoa trái, làm cho chúng ta trở nên cô đơn, buồn sầu, bồn chồn, nó gây ra mọi thứ buồn sầu tinh thần, điều đó chứng tỏ nó không đến từ Chúa. Dù rằng có những lúc khó khăn mà ngay cả những linh hứng Chúa gởi đến cũng khó khăn, nhưng về lâu dài, chúng ta thấy chúng sinh hoa quả, đặc biệt là hoa quả của Chúa Thánh Thần như được mô tả trong thư Thánh Phaolô gửi cộng đoàn ở Ga-lát.

Vì thế, nơi nào Chúa đang hoạt động, chúng ta có thể quan sát trên đường dài, nếu chúng ta kiên trì, chúng ta sẽ có được sự bình an, kiên nhẫn, đức ái, sự trung tín, những thứ mà Thánh Phaolô đưa ra trong thư của Ngài. Đây chỉ là những điểm nhỏ mà tôi sẽ thêm vào câu hỏi làm sao biết ý tưởng đó là từ Chúa, đó là chúng ta là con người và vì thế chúng ta cần thực hiện việc tìm hiểu ý Chúa theo cách của con người. Và vì chúng ta là kẻ tội lỗi nên chúng ta cần phải kiên nhẫn với quá trình chữa lành. Sự chữa lành sẽ kéo dài trong suốt cuộc đời của chúng ta. Với những hoàn cảnh đó, chúng ta sẽ tìm cách để quyết định, sống với sự khôn ngoan, thận trọng, tìm lợi ích từ những hướng dẫn của Chúa, và ghi nhớ những dấu hiệu đã tác động trên chúng ta để chúng ta điều chỉnh cách sống của mình trong những lần tới của bất kỳ hoạt động nào chúng ta thực hiện.

Tôi hy vọng điều đó hữu ích cho bạn. Xin Chúa chúc lành.

Bạn có thể cũng muốn xem lại video của Cha Mike, Chúa muốn tôi làm gì?

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét