Thứ Sáu, 2 tháng 7, 2021

Bài giảng của ĐTC Phanxicô cho Chúa Nhật thứ XIV Mùa Thường Niên, năm B

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an. (Gioan 20:24-29)

Có một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giê-su đến. Các môn đệ khác nói với ông : “Chúng tôi đã được thấy Chúa !” Ông Tô-ma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.” Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói : “Bình an cho anh em.” Rồi Người bảo ông Tô-ma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” Ông Tô-ma thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” Đức Giê-su bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin !”

 


 

Đức Giêsu đảo lộn mọi giá trị và thúc giục chúng ta xem xét lại cuộc sống cá nhân và cộng đoàn

Trang Phúc Âm hôm nay (Mc 6, 1-6) giới thiệu Đức Giêsu trở về thành Nazareth, và vào ngày Sabattum, Người bắt đầu giảng dạy trong hội đường. Từ khi Người ra đi, và từ khi Người bắt đầu rao giảng trong các thị trấn và trong các làng lân cận cho đến nay, thì Người không bao giờ lại đặt chân về quê cha đất tổ của Người nữa. Do đó, cả thành ai nấy cũng đều hiện diện để lắng nghe người con của quê hương rao giảng, mà danh tiếng là một vị thầy khôn ngoan và là một người chữa bệnh quyền năng giờ đây đã được lan truyền khắp cả miền Galiea, và qua cả bên kia miền Galilea nữa. Nhưng điều đã có thể là một thành công vang dội thì nay đã biến thành một sự loại trừ khủng khiếp, đến độ Đức Giêsu không thể nào thực hiện được nơi đây một điều kỳ diệu nào cả, ngoại trừ một vài vụ chữa lành (x. c. 5).

Thánh Sử Marcô đã tái tạo lại ngày năng động này một cách thật chi tiết: trước tiên, dân thành Nazareth lắng nghe và lòng đầy thán phục, đoạn họ phân vân tự nhủ: “điều này có thể từ đâu mà đến được nhỉ?”, sự khôn ngoan này từ đâu mà đến thế?; và cuối cùng, họ cảm thấy công phẫn, khi nhận ra trong Người chỉ là một anh chàng thợ mộc làm sườn nhà, và là người con trai của bà Maria mà họ đã từng chứng kiến lớn lên (c.C. 2-3). Chính vì thế, Đức Giêsu kết luận bằng một câu nói nay đã trở thành câu tục ngữ: “Một tiên tri chỉ bị khinh dể trong quê hương làng xóm của mình mà thôi” (c. 4).

Chúng ta tự hỏi: làm thế nào mà những người đồng hương với Đức Giêsu lại đi từ sự thán phục sang sự cứng lòng tin cho được chứ? Họ so sánh nguồn gốc thật tầm thường của Đức Giêsu với những khả năng của Người hiện nay: đây là một người thợ mộc làm sườn nhà, người này chẳng học hành gì cả, thế nhưng lại rao giảng thật tuyệt vời hơn cả những kỷ lục, và lại làm phép lạ nữa chứ. Và thay vì mở lòng đón nhận thực tế, họ lại đâm ra công phẫn. Theo những người dân thành Nazareth này, thì Thiên Chúa quá ư vĩ đại nên không thể nào hạ mình nói qua một con người quá ư tầm thường như thế được!

Đó là điều kỳ chướng của mầu nhiệm Nhập Thể: biến cố quá ư làm cho người ta bối rối của một vị Thiên Chúa làm người có thịt có xương, của một vị Thiên Chúa suy nghĩ với tâm trí của một con người, của một vị Thiên Chúa làm việc và hành động với đôi bàn tay của một con người, của một vị Thiên Chúa yêu thương với một con tim của một con người, của một vị Thiên Chúa có những nỗi khó khăn, của một vị Thiên Chúa ăn và ngủ như một người trong số chúng ta. Con Thiên Chúa đảo lộn bất cứ sơ đồ nào của con người: không phải các môn đệ đã rửa chân cho Chúa, nhưng chính Chúa lại rửa chân cho các môn đệ của mình (Ga 13, 1-20). Đây là một lý do gây nên điều kỳ chướng và cứng lòng tin, không phải chỉ ở vào thời đại đó, mà còn ở vào mỗi thời đại, và ngay cả vào ngày hôm nay của chúng ta nữa.

Việc Đức Giêsu đảo lộn khuyến khích các môn đệ của ngày hôm qua và của ngày hôm nay thực hiện một cuộc thẩm tra về mặt cá nhân và cộng đoàn. Vì chưng, ngay cả ngày hôm nay nữa, có thể là chúng ta đang nuôi những thành kiến ngăn cản chúng ta nắm bắt được thực tế. Nhưng Chúa mời gọi chúng ta có một thái độ biết lắng nghe một cách khiêm nhường và ngoan ngoãn chờ đợi, là vì ơn Chúa thường đến với chúng ta bằng nhiều cách thật đáng ngạc nhiên, và những cách thức đó không hề tương ứng với những mong mỏi đợi chờ của chúng ta.

Chẳng hạn, chúng ta hãy cùng nhau nghĩ đến Mẹ Têrêsa thành Calcutta. Một người nữ tu bé nhỏ - có lẽ người ta đã không hề cho Mẹ một xu nhỏ - Mẹ đã rong ruổi khắp các con phố đi tìm những người đang hấp hối, để họ được chết một cách xứng đáng. Bằng lời cầu nguyện và bằng việc làm của Mẹ, người nữ tu bé nhỏ này đã làm nên những điều kỳ diệu! Sự bé nhỏ của một người phụ nữ đã cách mạng hoá công việc bác ái của Giáo Hội. Đó là một tấm gương cho ngày hôm nay.

Thiên Chúa không hề thuận theo những thành kiến. Chúng ta phải cố gắng mở rộng con tim và tâm trí của chúng ta, để đón nhận thực tế thần linh đến gặp gỡ chúng ta. Ở đây chúng ta muốn nói đến việc chúng ta phải có đức tin: việc thiếu đức tin là một trở ngại không cho chúng ta nhận được ơn Chúa. Nhiều người đã được rửa tội sống như thể không có Đức Kitô vậy: người ta lập lại những cử chỉ và những dấu chỉ đức tin mà không hề có được một sự dính kết thực sự nào với con người Đức Giêsu và với Phúc Âm của Người cả. Mỗi Kitô hữu - tất cả chúng ta, mỗi người trong chúng ta đều được mời gọi đào sâu sự thuộc về mang tính cơ bản này, khi chúng ta tìm cách làm chứng cho việc mình thuộc về Đức Kitô, qua một thái độ sống cố kết thật chặt chẽ, cuộc sống mà sợi dây dẫn vẫn sẽ luôn luôn là tình bác ái.

Chúng ta hãy cầu xin Chúa, nhờ lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, làm cho con tim cứng cỏi của chúng ta cũng như sự thiên cận của tâm trí chúng ta được trở nên mềm mỏng, để chúng ta luôn mở rộng tâm hồn đón nhận ơn Chúa, đón nhận chân lý của Chúa, và đón nhận sứ mệnh của lòng tốt lành và nhân hậu của Chúa được dành cho tất cả mọi người, không loại trừ một ai cả. 

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét