Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2021

Giao Ước Mới: Chúa Nhật thứ V Mùa Chay

The New Covenant: 5th Sunday of Lent của Dr. John Bergsma

Trong Mùa Chay của Năm B này, Giáo hội đưa chúng ta đi qua một cuộc khảo sát qua Cựu Ước về những khoảnh khắc giao ước trọng đại. Chúng ta đã thấy giao ước với Nô-ê, giao ước với Áp-ra-ham, giao ước với Môi-se, sự thất bại trong giao ước của dân Do thái dẫn đến việc bị lưu đày, và cuối cùng, vào tuần thứ năm này, chúng ta chứng kiến lời hứa của Giao ước Mới qua giọng nói của nhà tiên tri Giê-rê-mia. Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu nói về sự đau khổ sắp tới mà Người phải trải qua để thiết lập Giao ước mới đó.

Bài đọc 1 từ Giêrêmia 31:31-34

31 Này sẽ đến những ngày - sấm ngôn của Đức Chúa - Ta sẽ lập với nhà Ít-ra-en và nhà Giu-đa một giao ước mới, 32 không giống như giao ước Ta đã lập với cha ông chúng, ngày Ta cầm tay dẫn họ ra khỏi đất Ai-cập ; chính chúng đã huỷ bỏ giao ước của Ta, mặc dầu Ta là Chúa Tể của chúng - sấm ngôn của Đức Chúa. 33 Nhưng đây là giao ước Ta sẽ lập với nhà Ít-ra-en sau những ngày đó - sấm ngôn của Đức Chúa. Ta sẽ ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng Lề Luật của Ta. Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, còn chúng sẽ là dân của Ta. 34 Chúng sẽ không còn phải dạy bảo nhau, kẻ này nói với người kia : “Hãy học cho biết Đức Chúa”, vì hết thảy chúng, từ người nhỏ đến người lớn, sẽ biết Ta - sấm ngôn của Đức Chúa. Ta sẽ tha thứ tội ác cho chúng và không còn nhớ đến lỗi lầm của chúng nữa.

Đây là một trong những lời tiên tri nổi tiếng và quan trọng nhất trong toàn bộ Cựu Ước. Nó được trích dẫn đầy đủ trong Híp-ri chường 8, và là câu trích dẫn từ Cựu ước trong Tân ước. Đây là đoạn Kinh thánh duy nhất sử dụng chính cụm từ, “Giao ước mới” (Híp-ri berith hadashah).

Lưu ý rằng giao ước mới này là với “Nhà của Israel (10 chi tộc miền bắc bao gồm Samari) và Nhà của Giu-đa (2 chi tộc miền nam với Giêrusalem là Đền thờ),” nói cách khác, cả miền bắc và miền nam, do đó: tất cả mười hai chi phái Israel. Đây là lý do tại sao Chúa Giê-su bổ nhiệm mười hai tông đồ, và tại sao Ngài đi qua Sa-ma-ri (Gioan 4) cũng như Phêrô và Gioan (Công vụ 8), bởi vì người Sa-ma-ri là tàn dư của “Nhà Israel”.

Xin lưu ý rằng giao ước mới này không như giao ước Môi-se, “giao ước [của Ta] mà họ đã phá vỡ” khi thờ phường con Bò Vàng và nhiều lần phản bội sau đó. Tiếng Anh của chúng ta nói rằng, “họ đã phá vỡ giao ước của Ta, và Ta phải ra tay tỏ mình là chủ nhân của họ.” Điều này phản ánh sự phát triển của mối quan hệ giao ước giữa Israel và Đức Chúa Trời trong Ngũ Kinh (5 sách đầu của Cựu Ước). Thoạt đầu, giao ước được thiết lập với những lập pháp rất nhẹ nhàng, tương hỗ và mật thiết (Xuất hành 24: 1-8). Nhưng sau việc phản bội giao ước khi thờ con Bò vàng (Xuất hành 32), nhiều luật khác được thêm vào giao ước (Lê-vi 1-27), và sau những cuộc nổi loạn trong nơi sa mạc, hình thức cuối cùng của giao ước Môi-se (Đệ nhị luật) mang hình thức hiệp ước của chư hầu, một thỏa thuận nghiêm ngặt trong đó một vị vua lớn sẽ áp đặt các ràng buộc pháp lý đối với một người hầu nổi loạn.

Tuy nhiên, Giê-rê-mia 31:32 trong tiếng Híp-ri cho phép một bản dịch khác: “giao ước của Ta mà họ đã phá vỡ, mặc Ta là Vị Lang Quân của họ”. Ý nghĩa này của văn bản cũng đúng. Các ngôn sứ coi giao ước tại Sinai là một hôn ước giữa Thiên Chúa và dân Israel. Mặc dù Ngài đã ký kết giao ước huyết thống với họ (Xuất hành 24: 1-8), họ khinh thường tình nghĩa của Ngài và quay trở lại với các thần tượng của Ai Cập.

Giê-rê-mia có lẽ đã dự định cả hai ý nghĩa cho câu Giê-rê-mia 31:32. Đây là một ví dụ về cái mà chúng ta gọi là đa nghĩa hoặc nhiều nghĩa trong Kinh thánh.
Trong giao ước mới này, Thiên Chúa sẽ “đặt luật pháp của Ta trong họ và ghi vào lòng họ”. Chữ viết trong thế giới cổ đại thường liên quan đến việc cắt trên đất sét hoặc đá. Điều này nhắc chúng ta nhớ đến Công vụ 2:37, nơi sau khi Chúa Thánh Thần được đổ tràn trên những người đã tin, đám đông trong Lễ Ngũ Tuần nghe lời thì cảm thấy lời của Phêrô “cắt vào lòng họ và nói rằng ... chúng tôi  phải làm gì?" Xét cho cùng, Chúa Thánh Thần là luật mới của giao ước mới. Lễ Hiện Xuống là một đại lễ phụng vụ, tưởng niệm việc ban hành luật tại Nuis Sinai. Nhưng tại Sinai, luật pháp là bên ngoài, được viết trên đá. Vào Lễ Ngũ Tuần, luật pháp là bên trong, được ghi vào lòng. Như Thánh Phaolô sau này sẽ nói, “Vì tình yêu thương của Đức Chúa Trời đổ đầy lòng chúng ta bởi Đức Thánh Linh là Đấng đã được ban cho chúng ta.” (Rm 5: 5) và “tình yêu là sự chu toàn luật lệ” (Rm 13:10).
“Ta sẽ là Chúa của họ và họ sẽ là dân của Ta,” được các học giả gọi là công thức của giao ước: lời tuyên bố trực tiếp về mối quan hệ đang được hình thành. Có thể cụm từ này được mô phỏng theo nghi lễ kết hôn của người Israel cổ đại, trong đó có một câu nói của người chồng, “Anh sẽ là chồng của em và em sẽ là vợ của anh.”

Lời tuyên bố rằng “Bạn bè hàng xóm, hoặc anh em họ hàng không cần phải dạy bảo nhau… vì tất cả mọi người sẽ biết Ta,” không chỉ ra rằng sẽ không cần đến chức vụ giáo lý trong Giao ước mới. Thay vào đó, chúng ta nên nhận ra rằng “biết” trong tiếng Do Thái thường đề cập đến kiến ​​thức cá nhân, giống như “kennen” trong tiếng Đức. Vì vậy, A-đam “biết/know (bản văn Việt dùng ăn ở)”. Ê-va vợ ông và bà đã thụ thai (Sáng thế 4: 1). “Tất cả họ sẽ biết Ta,” có nghĩa là kiến ​​thức cá nhân, kinh nghiệm về Thiên Chúa được ban cho mọi thành viên của giao ước mới. Sự hiểu biết cá nhân này có được nhờ các bí tích, qua đó chúng ta thực sự gặp gỡ Thiên Chúa và nhận biết Người nhờ trải nghiệm, ngay cả khi cần phải nghiên cứu đức tin về mặt trí tuệ.
“Vì Ta sẽ tha tội cho họ và không nhớ tội họ nữa” - sự tha tội luôn đi kèm với sự ban Chúa Thánh Linh (xem Gioan 20: 22-23). Nhất thiết phải như vậy, bởi vì Chúa Thánh Linh không tương thích với tội lỗi, và tội trọng đã xua đuổi Chúa Thánh Linh. Mặt khác, Chúa Thánh Linh có thể xua đuổi tội lỗi luân lý. Chúa Thánh Linh và tội xung khắc lẫn nhau.

Đáp ca từ Thánh vịnh 51:3-4, 12-13, 14-15:
Đ.Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng.
3Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con,
mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm.4Xin rửa con sạch hết lỗi lầm
tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy.

Đ.Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng.
12Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng,
đổi mới tinh thần cho con nên chung thuỷ.13Xin đừng nỡ đuổi con không cho gần Nhan Thánh, đừng cất khỏi lòng con thần khí thánh của Ngài.

Đ.Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng.
14Xin ban lại cho con niềm vui vì được Ngài cứu độ,
và lấy tinh thần quảng đại đỡ nâng con ;15đường lối Ngài, con sẽ dạy cho người tội lỗi, ai lạc bước sẽ trở lại cùng Ngài.

Đ.Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng.


Đa-vít dường như đã sống trước trong Giao Ước Mới, bởi vì Chúa Thánh Linh đã được tuôn đổ (rushed) trên ông từ ngày ông được xức dầu trở đi, đến nỗi dường như ông đã có được sự sở hữu vững chắc của Chúa Thánh Linh. Ở đây, Đavít cầu nguyện, “đừng cất khỏi lòng con thần khí thánh của Ngài” —nói cách khác, Đavít không muốn đánh mất Chúa Thánh Linh do tội trọng. Ngài muốn có một tấm lòng trong sạch và tinh thần trung thành mà các ngôn sự nối kết nó với giao ước mới, trong Giêremia 31: 31-34 và Êdêkien 36: 25-29.

Bài đọc 2 từ Híp-ri 5:7-9
7 Thưa anh em, khi còn sống kiếp phàm nhân, Đức Giê-su đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Người đã được nhậm lời, vì có lòng tôn kính. 8 Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục ; 9 và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người.
Đoạn này dường như phản ánh nỗi thống khổ của Chúa chúng ta trong vườn Ghết-sê-ma-nê. “gười đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục” có nghĩa là gì? Con Một Thiên Chúa chẳng lẽ không có kiến ​​thức hoàn hảo sao? Ở đây một lần nữa tôi nghĩ chúng ta cần nói đến kiến ​​thức của trải nghiệm. Dĩ nhiên, Con Thiên Chúa biết thế nào là vâng lời; nhưng bản chất con người và thần tính của Ngài đều chưa trực tiếp trải qua đau khổ đi kèm với sự vâng lời, vì vậy theo nghĩa này Ngài đã “học” (tức là trải nghiệm kết quả của”) sự vâng lời.
Làm thế nào Chúa Giê-su có thể được làm cho “hoàn hảo”? Tôi nghĩ điều này được sử dụng để phản ánh thuật ngữ hiến tế cổ đại, trong đó một con vật “hoàn hảo” là con vật được chấp nhận được và sẵn sàng để đem đi giết. Chúa Giê-su đã được làm cho “hoàn hảo” trên thập tự giá, khi món quà hiến tế của ngài được “hoàn thiện” bằng việc được hiện thực hóa, bằng việc được đưa đến hình thức biểu đạt cao nhất. Khi sự hy sinh bản thân của Chúa Giêsu trở thành một sự hy sinh bản thân “hoàn hảo” mà đỉnh điểm là cái chết của Ngài, sự cứu rỗi đã được ban phát cho tất cả những ai gắn chặt vào Ngài.

Tin Mừng từ Gio-an 12:20-33

20 Khi ấy, trong số những người lên Giê-ru-sa-lem thờ phượng Thiên Chúa, có mấy người Hy-lạp. 21 Họ đến gặp ông Phi-líp-phê, người Bết-xai-đa, miền Ga-li-lê, và xin rằng : “Thưa ông, chúng tôi muốn được gặp ông Giê-su.” 22 Ông Phi-líp-phê đi nói với ông An-rê. Ông An-rê cùng với ông Phi-líp-phê đến thưa với Đức Giê-su. 23 Đức Giê-su trả lời : “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh ! 24 Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình ; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. 25 Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất ; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời. 26 Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy ; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha Thầy sẽ quý trọng người ấy.
27 “Bây giờ, tâm hồn Thầy xao xuyến ! Thầy biết nói gì đây ? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến. 28 Lạy Cha, xin tôn vinh Danh Cha.” Bấy giờ có tiếng từ trời vọng xuống : “Ta đã tôn vinh Danh Ta, Ta sẽ còn tôn vinh nữa !” 29 Dân chúng đứng ở đó nghe vậy liền nói : “Đó là tiếng sấm !” Người khác lại bảo : “Tiếng một thiên thần nói với ông ta đấy !” 30 Đức Giê-su đáp : “Tiếng ấy đã vọng xuống không phải vì tôi, mà vì các người. 31 Giờ đây đang diễn ra cuộc phán xét thế gian này. Giờ đây thủ lãnh thế gian này sắp bị tống ra ngoài! 32 Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi.” 33 Đức Giê-su nói thế để ám chỉ Người sẽ phải chết cách nào.

Chương 12 là chương quan trọng trong Phúc Âm Gioan, nơi mà ba năm sứ vụ của Chúa Giê-su kết thúc và tuần Thương Khó bắt đầu. Chúa Giê-su nói về việc được “tôn vinh” qua thập tự giá. Điều này thật nghịch lý, nhưng hành động vinh quang nhất của Thiên Chúa là thập tự giá, nơi Thiên Chúa thể hiện tình yêu của Ngài đối với các tạo vật của Ngài bằng cách sẵn lòng gánh nhận cái chết. Bất kỳ vị thần nào cũng có thể chế ngự các loài sinh vật, nhưng một vị thần yêu thương chúng đến mức chịu đặt mình dưới sự lạm dụng của chúng mới là một vị Thần thực sự vĩ đại, một vị Thần đáng được tôn thờ.

Chúa Giê-su diễn tả nghịch lý lớn của Tin Mừng: sự tự trao hiến bản thân cho đến chết sẽ dẫn đến sự sống đời đời. Nhưng như Chúa Giê-su đồng ý trao hiến bản thân ấy, thì các môn đồ của Ngài cũng phải làm như vậy. “Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy.”

 Chúa Giê-su cũng nói về thập tự giá như một sự phán xét khi kẻ thống trị thế giới này sẽ bị đuổi ra. Điều này có nghĩa là quyền lực của Sa-tan đã hoàn toàn bị đập tan tại thập tự giá. Đúng vậy, Sa-tan vẫn gây ra những khó khăn to lớn cho chúng ta, nhưng hắn chỉ có thể làm như vậy khi chúng ta đồng ý. Mỗi khi phạm tội, chúng ta đồng ý cho nó hoạt động. Nếu chúng ta khước từ để đồng ý với nó, chúng ta có quyền trên nó nhờ Chúa Thánh Linh. Giáo hội có quyền trên nó và có thể xua đuổi nó thông qua các bí tích và thông qua việc trừ quỷ.

“Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi.” Chúa Giêsu mãi trông chờ đến Bữa tiệc ly và cây thánh giá. Trong Bữa tiệc ly, Người sẽ nâng mình chính Ngài trong tay của Ngài và hiến dâng bản thân dưới hình bánh cho các tông đồ, thiết lập giao ước mới qua bí tích. Tại cây thập tự giá, thân thể của Ngài sẽ được nâng lên, vì Ngài xác nhận món quà dâng hiến bản thân tại lầu trên qua việc trao ban bản thân ngay cả khi việc đó dẫn Ngài đến cái chết. Trên thánh giá, Gioan là chứng nhân, chính mắt ngài nhìn thấy máu và nước chảy từ cạnh sườn Chúa Giêsu (Ga 18:34), đồng thời là dấu chỉ của Chúa Thánh Thần tuôn đổ từ thân xác Người — Thần Khí làm cho chúng ta trở thành con Thiên Chúa và làm tâm hồn chúng ta được tràn ngập với tình yêu - và còn là dấu chỉ của các bí tích (máu, Thánh Thể và nước, Rửa tội), là dòng sông xuyên không gian và thời gian mang đến cho chúng ta món quà của Chúa Thánh Thần.

Phúc Âm thánh Gioan là một Phúc âm nêu bật nghịch lý: Sự sỉ nhục lớn nhất của Chúa Giêsu là sự vinh hiển của Ngài; điều trông giống như chiến thắng của Satan là khi nó bị phán xét và là một cuộc trừ quỷ; Sự từ chối Chúa Giêsu trên thập tự giá sẽ dẫn đến việc Ngài kéo tất cả mọi người lên với chính mình.

Khi chúng ta bước qua những tuần cuối cùng của Mùa Chay, Kinh Thánh kêu gọi chúng ta suy ngẫm sâu sắc hơn về việc chúng ta đón nhận cái chết của chính mình — dưới dạng những “cái chết của bản thân,” những cái chết nho nhỏ  trong những hành vi từ chối bản thân, ý riêng của mình hàng ngày mà chúng ta đã thực hiện trong Mùa Chay. Những hiến dâng, những từ bỏ con người xác thịt này là con đường dẫn đến Giao ước mới và sự sống mới.

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét