Thứ Ba, 27 tháng 9, 2022

Thế nào là phó thác trong việc lo lắng cho người thân yêu

Sau chương nói về cách thánh Têrêsa đã sửa lỗi cho người chị em của mình là chúng ta cần chậm rãi, để tình yêu Chúa đi trước và yêu người ấy trong trái tim của mình, bài viết tiếp tục:

Trước hết, gương mẫu của thánh Têrêsa thì rất thuyết phục  rằng tinh thần phó thác trong việc giáo dục không liên quan gì đến việc “không làm gì cả” hoặc tính dễ dãi của sự gì cũng được.  Nhưng nó là về việc sống trong Chúa, bao gồm cả nhiệm vụ giáo dục và sửa sai. Mặt khác, chúng ta thường đi quá nhanh. Chúng ta nhìn thấy, chúng ta đánh giá, xét đoán, và ngay lập tức hành động. Chúng ta cần suy nghĩ về việc bao gồm Chúa Thánh Thần trong quá trình nhìn thấy, phán xét và hành động này. “Chúa Thánh Thần, Ngài nghĩ gì về điều này? Con có cần phải can thiệp, và can thiệp cách nào? ” Điều cần thiết là phải kêu cầu Chúa Thánh Linh và trên hết mọi sự là luôn sẵn sàng để Ngài soi dẫn chúng ta. Rất thường xuyên, trong cùng một động tác, chúng ta đặt ra những câu hỏi và câu trả lời theo cách không cho Thánh Linh thời gian để bày tỏ ý của Ngài.

---------

Lo lắng cho những người chúng ta yêu thương - con cái, vợ chồng, cha mẹ, v.v…, là điều hoàn toàn bình thường. Sự lo lắng biểu lộ một tình yêu có sự quan tâm. Nhưng nếu chúng ta dám nhìn sâu hơn, rất có thể một chút tình yêu kiểm soát và một khó khăn nào đó trong việc phó thác những người thân yêu cho Chúa, ẩn sau những lo lắng chính đáng này.

Thật không may nếu chúng ta quên đi sứ vụ của sự thật (sửa lỗi cho ai đó trong đoạn trên) với biện luận là chúng ta phải học cách yêu thương đùm bọc: “nới rộng lều ngươi đang ở” (x. Isaia 54:2).

Chúng ta hãy lắng nghe những lời của thánh nữ Têrêsa, lời đem lại tâm hồn thanh thản cho tất cả những ai đang lo lắng cho người thân của mình. Trong những tháng cuối đời, Têrêsa kể lại những kỷ niệm gặp Céline (khi vào dòng lấy tên Sơ Geneviève), chị của Têrêsa, trong phòng khách của nhà dòng:

 Khi Sơ Geneviève thường đến thăm em, em không thể nói hết những gì em muốn trong thời gian nửa tiếng. Vì thế, trong tuần, bất cứ khi nào em nghĩ đến hoặc cảm thấy hối tiếc vì đã quên nói với Geneviève điều gì đó, em sẽ cầu xin Chúa cho Geneviève biết và hiểu những gì em đang nghĩ, và trong chuyến thăm tiếp theo, Geneviève sẽ nói chuyện với em, chính xác về điều em đã cầu xin Chúa cho Geneviève biết. Lúc đầu, khi Geneviève  đang thực sự sầu khổ và em không thể an ủi em ấy, em sẽ rời khỏi phòng khách với một trái tim nặng nề, nhưng em sớm hiểu rằng em không thể an ủi bất cứ ai; em sau đó không lo lắng khi Geneviève trở về với cõi lòng còn buồn sầu. Em cầu xin Chúa bù đắp cho sự yếu đuối của em, và em cảm thấy Ngài đã lắng nghe lời cầu nguyện của em. Em cảm nhận được sự giúp đỡ đó khi Geneviève đến thăm em lần kế đến. Kể từ thời điểm đó, bất cứ khi nào em vô tình gây rắc rối cho bất kỳ ai, em sẽ cầu xin Chúa sửa chữa cho em, và sau đó tôi không còn tự dằn vặt bản thân về vấn đề này nữa.

Trích từ Abandonment To God: The Way of Peace of St. Thérèse of Lisieux

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét