Thứ Tư, 9 tháng 3, 2022

Khi tội là tội trọng và cách để không còn bị ám ảnh bởi tội nữa

Lời từ video:

Khi nào tội là tội trọng
Cách để không còn bị ám ảnh bởi tội nữa

----------

 

Hello. Tôi là Cha Gregory Pine và tôi thuộc dòng Đa minh của Tỉnh dòng Thánh Giuse. Đây là Kênh Pints with Aquinas. Trong video này chúng ta sẽ nói một chút về tội trọng, đặc biệt là từ khía cạnh làm sao bạn biết bạn đã phạm tội trọng. 

Có lẽ điều này thì khó để xác định vì có những điểm không rõ ràng; Có hiện hữu một đường dây mà tôi không nên bước qua? Làm sao tôi có thể xét đoán cách đúng đắn những điều về đạo đức luân lý? Những câu hỏi này đều là tuyệt vời nhưng tôi không biết chúng ta sẽ trả lời tất cả trong video ngắn này. Tuy nhiên, ít nhất chúng tôi có thể cung cấp cho bạn một số nguyên tắc để sống đời sống đạo đức của bạn cách xuất sắc hơn, dẫn tới một đời sống thánh thiện hơn. Đó là điều chúng ta muốn làm nên hãy bắt đầu. 

Câu hỏi đưa đến video này được trình bày như thế này: Nhiều lần luồng tư tưởng của tôi hướng về tình dục và tôi không biết khi nào nó là tội năng khi tôi trong tiềm thức nghĩ đến những tư tưởng này. Cha có lời khuyên nào không? [người hỏi dùng sai một chữ]. Luồng tư tưởng bị dính kẹt về những điều tình dục và tôi không biết nếu tôi đã phạm tội trọng? Một câu hỏi tuyệt vời. 

Có lẽ một số người không gặp khó khăn với cám dỗ cụ thể này. Có lẽ cho họ, nó là sự tức giận; có lẽ cho họ, nó giống như một kiểu lo lắng thái quá về bất cứ điều gì, nhưng ở điểm nào đó bạn cần tự đặt cho mình câu hỏi: cái đó có phải là tội không, và nếu là tội thì nó có phải là tội nghiêm trọng không?

Khi chúng ta tìm cách phân loại, bạn biết để một tội là tội trọng, nó cần có 3 yếu tố: Trước hết, đó phải là một lỗi nặng, nghĩa là nó là một vấn đề nặng và thường là lỗi phạm đến một trong những Mười điều răn. 

Trong giao ước cũ, nếu phạm phải một trong Mười điều răn này thì sẽ phải chịu hình phạt là cái chết. Vì thế những lỗi phạm này đưa đến hậu quả tai hại, là những lỗi phạm đưa đến sự chết. 

Trong Giao ước mới, chúng ta đã được lãnh nhận Chúa Thánh Thần và các ân sủng của Ngài, chúng ta nghĩ về tội như một điều tai hại hoặc điều đem đến sự chết nhưng theo một nghĩa khác. 

Trước đó, trong Cựu ước, bạn sẽ chết vì sẽ mất đi sự sống tự nhiên, bây giờ bạn bị diệt vong và đánh mất sự sống siêu nhiên. Nghĩa là tội trọng thực sự lấy mất đi khỏi bạn đời sống ân sủng. Đó là yếu tố thứ nhất: lỗi nặng

Về những việc nhỏ hơn chẳng hạn như tôi quên tắt điện sau khi mẹ tôi đã ba lần nhắc nhở tôi nhớ tắt điện để không phí năng lượng vì gia đình đang cố gắng giảm tiền điện. Nên đó là một sự việc rất rất nhỏ vì bạn quên đi lời của mẹ, bạn không vâng lời… 

Nhưng nếu bạn nghĩ mẹ tôi cứ liên tục cằn nhằn về việc tôi nên tắt điện, nên tôi sẽ làm cho xe mẹ tôi nổ tung từng mảnh. Đó là một vấn đề nặng hơn... Ví dụ đó hữu ích về những vấn đề to lớn. 

Kế đến, bạn phải có sự hiểu biết về hành động của mình. Nó không thể là về một việc mà bạn hoàn toàn không hiểu biết gì, hoặc một việc bạn không có chút hiểu biết theo cách không đáng bị khiển trách, và không thể là một việc bạn làm trong lúc mộng du. Những điều trên bạn có thể hiểu. Nói chung, nó là một việc bạn có sự hiểu biết, bạn hiểu về hành động bạn làm, bạn hiểu nó cách nào đó là một hành động tội lỗi; ít nhất, nó không đi ngược lại giáo luật như bạn biết lúc này. 

Điểm thứ ba là là bạn đồng ý, bằng lòng với điều đó, bạn ưng thuận đi theo điều đó.

Ở đây, nó không là một hành vi mà bạn bị ép buộc, như thể ai đó thao túng, điều khiển bạn như con robot, ra lệnh: “Hãy phạm tội trọng.” Còn bạn thì phản ứng, “Không.” Kiều đó không đủ điều kiện để là tội trọng. 

Nó cũng không là tội trọng khi mà bạn đang quá sợ hãi, đến nỗi bạn như mất trí khiến bạn chạy trốn hoặc làm điều gì đó hoàn toàn khác với tính cách của bạn, tình huống đó cũng không đủ điều kiện để được gọi là ưng thuận. 

Vì thế: phạm một lỗi nặng, với đầy đủ ý thức và cố tình. Chúng ta muốn xác định trong đời sống nội tâm của mình khi nào thì một điều là lỗi nặng, khi nào là lúc chúng ta có đầy đủ ý thức và khi nào là chúng ta ưng thuận đi theo hướng tội. 

Ở đây, tôi nghĩ sẽ hữu ích nếu chúng ta suy nghĩ một hành động tiến hành như thế nào về mặt luân lý. 

Thông thường, chúng ta nghĩ một lối hành động nào đó có thể là điều ta chọn lựa; rồi ở một mức độ nào đó, bạn muốn hành động đó. Chẳng hạn như bạn nghĩ thật ngầu để có thể bay lượn trên không và bạn có ý định tôi sẽ tậu cho mình bộ đồ bay, và sau đó là hàng tá các lựa chọn mà bạn thấy phù hợp nhất. Ok, tôi có thể có một bộ đồ nhảy như mấy chú sóc ấy, hoặc tôi có thể mua cho mình một chiếc tàu lượn… Rồi bạn có thể ưng chọn một trong những lựa chọn đó: tôi thực sự thích bộ đồ nhảy như mấy con sóc. Sau đó, bạn lập ra kế hoạch để thực hiện điều mình muốn, như: tôi sẽ leo lên đỉnh vách đá El Capitan với bộ đồ bay của mình, rồi tôi nhảy xuống, mà tôi cũng đã xem mấy cái video kiểu như vậy rồi, chả có gì nguy hiểm xảy ra đâu. Chắc hẳn tuyệt lắm ấy. Rồi bạn thực hiện kế hoạch đó: tôi đang rơi xuống… tôi cố gắng để giữ hai cánh tay dang ra, nhưng quả là khó khăn. Đến giai đoạn cuối cùng, bạn như thể có được cảm nghiệm dễ dàng trong việc bay… tôi thích bay như thế này. À, ở đây những gì tôi dùng không áp dụng được vì hình như tôi đang hướng về nơi rất nguy hiểm… 

Vì thế, chúng ta nói về hoạt động của tâm trí dù ví dụ tôi đưa ra mô tả về hoạt động tổng hợp của tâm trí và thể lý. Khi chúng ta nói về hoạt động của tâm trí, chúng ta quan sát và thấy được những giai đoạn tiến triển nhất định và một ý tưởng bất thình lình đến với tâm trí chúng ta, hoặc gõ cửa lòng của ta.

Trong quá trình, chúng ta cách nào đó cho một ý tưởng đi vào do không ý thức, kiểu: ồ, nó là như vậy, ồ thật thú vị. Rồi có một khoảnh khắc chúng ta sẽ nắm lấy ý tưởng đó, chúng ta có ý chọn nó. Qua cách đó chúng ta mở cửa tâm hồn cho ý tưởng ấy đi vào. Rồi từ đó, chúng ta sử dụng ý tưởng hoặc nghĩ tưởng về nó cách có ý thức hoặc thao túng ý tưởng và đưa ra kế hoạch để thực hiện nó. Tôi nghĩ những bước đó là cách chúng ta suy tưởng ra phương thế, chúng ta chấp nhận những phương thế, rồi chúng ta chọn những phương thế đó. Sau đó, bạn có thể thấy mình đang bận rộn thực thi kế hoạch đưa ra trong tâm trí và cuối cùng vui thích với những kết quả của kế hoạch đó. 

Ở mỗi giai đoạn, chúng ta chứng tỏ mình dấn thân trọn vẹn vào kế hoạch đó. Vì thế có sự dấn thân trong tư tưởng, có sự dấn thân yêu thích kế hoạch đó. Cho nên, đó là điều chúng ta biết, là điều chúng ta chọn. Ở mỗi giai đoạn chúng ta chứng tỏ mình tận tâm với kế hoạch đó hơn, chúng ta chứng tỏ hành động đó đánh dấu, như thể mô tả về bản thân nhiều hơn. 

Tôi nghĩ không dễ để xác định khi nào là lúc bạn đã bước ra khỏi đường giới hạn bằng việc xem xét những hành vi nội tâm tinh tế. Tôi nghĩ rằng một dấu hiệu chắc chắn bạn đã phạm tội trọng là những điều chúng ta đã nói đến: một lỗi phạm nặng, điều bạn có đủ suy nghĩ cặn kẽ. Bạn phạm một tội trọng khi bạn vui thích làm nó. Vì đó là một bằng chứng cho thấy bạn đã kết thúc hành động đó hoặc bằng chứng là bạn đã theo đuổi một sự việc cho đến khi bạn đạt được đích của nó. 

Nếu bạn quay trở lại những giai đoạn đó, tôi nghĩ có lẽ phần giữa, khi bạn thấy mình đang tìm cách vận dụng ý tưởng đó, suy nghĩ về nó cách có ý thức hơn, bạn đang ở ngay bên đường vạch ra giới hạn. 

Thật không có cách nào mà chúng ta có thể xác định cách chính xác, chẳng hạn như nếu bạn nghĩ về nó 4 hoặc 5 giây, bạn không phạm tội trọng; nhiều hơn 5 giây, bạn đã phạm tội trọng. Thật là khó không chỉ về việc xác định [tội trọng] theo cách đó nhưng còn là vì hành động chúng ta đang xem xét có thể nghiêm trọng nhưng không quá nghiêm trọng. Chúng ta phải nhìn vào tình huống và xem  mức độ khó khăn nào đã đưa đến hành động đó. Vì lý do đó, mỗi điều kiện đòi hỏi sự cân nhắc thích hợp. Vậy chúng ta phải làm gì đây? 

Phản ứng của một số người đòi hỏi rõ ràng về mặt luân lý thì như kiểu xác định… kiểu như đánh giá từng trường hợp dựa trên những yếu tố riêng của nó... Lập ra một danh sách, nếu đặt trong trường hợp này thì sẽ không có tội, còn trong trường hợp khác thì lại có tội. Trong thời điểm và nơi chốn này thì có tội, còn trong thời điểm nơi chốn khác lại không; nếu bấy nhiêu giây thì… bạn hiểu ý tôi muốn nói. Nhưng tôi nghĩ điều đó thực sự không có hiệu quả cho chúng ta. Tôi nghĩ làm như vậy thì thực sự không hữu ích. 

Tôi nghĩ việc hữu ích hơn là hiểu những nguyên tắc. Vì vậy để hiểu tội trọng là gì, hiểu cách phân biệt tội trọng và tội nhẹ, có một ý thức cơ bản về các giai đoạn của hành động đạo đức, suy nghĩ về các nhân đức, những sự mà sẽ huấn luyện chúng ta theo đuổi sự tốt lành và tránh xa sự dữ. Rồi tìm cách phát triển đời sống đạo đức của chúng ta theo hướng đó. 

Bí tích Giải tội là nơi chúng ta cần biết những tội trọng mình đã phạm, là nơi tuyệt vời để qua đó chúng ta đón nhận ân sủng của Chúa và đón nhận động lực để luôn tiến trên con đường hoán cải. Nhưng bí tích Giải tội không đòi hỏi chúng ta phải có kiến thức hoàn hảo, chính xác về mỗi lần chúng ta phạm tội trọng. Bạn có thể vào tòa giải tội và nói con không biết tội này nặng hay nhẹ, nhưng đây là bối cảnh và bạn phạm bao nhiêu lần. Như thế là đủ. 

Ân sủng Chúa sẽ chữa lành vết thương tội để lại, hồi phục bạn về trạng thái trong trắng, hồi phục ơn được nhận làm con cái của Chúa và giúp bạn tăng trưởng hướng về sự tốt lành mà bạn đang phấn đấu để có được. Nên tôi sẽ nói đừng quá lo lắng về việc xem xét những sắc thái tinh tế của tội, hoặc lỗi lầm đạo đức. Thay vì vậy, hãy chọn việc thấm nhuần/ hiểu thấu những nguyên tắc mà sẽ trang bị để bạn sống đời sống đạo đức luân lý của mình theo cách mẫu mực, cách xuất sắc, cách bạn không còn cần cân nhắc tội nặng nhẹ nữa. 

Như vậy có phải là chúng ta trở nên cẩu thả trong đời sống đạo đức của mình, và nói, có lẽ cái đó không sao, cái này không gì phải lo… Không, thưa không. Tôi không khuyến khích lối sống đó, tôi không khuyến khích chủ nghĩa lỏng lẻo. Đồng thời tôi cũng không khuyến khích sự cứng nhắc. 

Điều tôi đang khuyến khích là một kiểu sống trân trọng, khôn ngoan, không cứ để tội lỗi ám ảnh, tội không là trọng tâm của cuộc sống nhưng là chú tâm vào Chúa, Đấng có khả năng lấy khỏi cuộc sống chúng ta những tình huống tội lỗi đó và hướng tâm trí chúng ta đến những sự trên trời, những sự đáng được chú ý hơn rất nhiều. 

Vâng, trong đời sống đạo đức luân lý, sống sao để tội không có chỗ để xuất hiện đem lại nhiều kết quả hơn là nghĩ về cách để loại trừ tội lỗi. Vì nếu chúng ta cố gắng nhổ gốc rễ của tội, chúng ta sẽ bị kiệt sức. Nhưng nếu cuộc sống chúng ta không có chỗ cho tội, đó là nếu chúng ta nuôi dưỡng mối quan hệ với Chúa, để mối quan hệ ấy ngày càng chiếm hết cuộc sống của chúng ta, ngày càng xác định con người chúng ta hơn, tôi nghĩ sau nhiều năm tháng, bạn bỗng nhận ra những thứ trước đây làm chúng ta bận tâm, không còn là gì nữa vì Chúa đã đưa chúng ta vượt ra khỏi nó, vì Chúa đã nắm lấy tay chúng ta và dẫn đưa chúng ta ngày càng đi sâu vào đời sống Thiên Chúa, sự sống mà Ngài hết sức ao ước chia sẻ với chúng ta. Vì thế, cách đó không là coi thường câu hỏi, mà là đặt nó vào một bối cảnh mà nó sẽ giúp chúng ta đạt nhiều lợi ích hơn, xem xét nó cách có hiệu quả nhất. Thưa các bạn, đó là tất cả những gì tôi có ý định nói trong video này.

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét